Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển quang trung
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý 4 1.1.1.Kiểm soát trong quản lý .4 1.1.2.Hệ thống kiểm soát nội bộ 6 1.1.2.1.Khái niệm, bản chất, chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ 6 1.1.2.2.Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ .9 1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tại các ngân hàng thương mại 15 1.2.1. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 15 1.2.1.1. Hoạt động huy động vốn 16 1.2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn 16 1.2.1.3. Hoạt động trung gian .17 1.2.2. Các loại rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại 17 1.3. Hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại .20 1.3.1. Đặc điểm hoạt động huy động vốn: 20 1.3.1.1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động huy động vốn 20 1.3.1.2. Nguồn hình thành nên nguồn vốn của ngân hàng thương mại21 1.3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn .22 1.3.2.1.Môi trường vĩ mô 22 1.3.2.2.Môi trường vi mô 24 1.3.2.3. Nhân tố chủ quan .25 1.3.3.Đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại 26 1.3.3.1.Môi trường kiểm soát 26 1.3.3.2.Hệ thống kế toán .28 1.3.3.3.Các thủ tục kiểm soát 28 1.3.3.4.Kiểm toán nội bộ .30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUANG TRUNG .31 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam và chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung .31 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức .33 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh 35 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 35 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng, bảo lãnh 35 2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác .35 2.2. Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Quang Trung 36 2.2.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn .36 2.2.1.1. Môi trường kiểm soát .37 2.2.1.2. Hệ thống kế toán 46 2.2.1.3. Các thủ tục kiểm soát .48 2.2.1.4. Bộ phận kiểm tra nội bộ .56 2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh .58 2.2.2.1. Những kết quả đạt được .58 2.2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại 63 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUANG TRUNG .67 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung .67 3.1.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 67 3.1.2. Xu thế, triển vọng của thị trường huy động vốn .70 3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung 71 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát: .71 3.2.1.1. Về cơ cấu tổ chức và chính sách nhân sự 71 3.2.1.2. Về công tác kế hoạch .78 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát .79 3.2.2.1. Đối với chính sách lãi suất 79 3.2.2.3. Đối với quy trình đo lường sự hài lòng của khách hàng .83 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ .84 3.3. Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung .88 3.3.1. Kiến nghị với cơ quan chức năng .89 3.3.2. Kiến nghị với Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 90 KẾT LUẬN 93 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 01: Lưu đồ quy trình luân chuyển, kiểm soát và lưu trữ chứng từ Phụ lục 02: Mẫu hợp đồng tiền gửi Phụ lục 03: Giấy đề nghị gửi tiền Phụ lục 04: Quy trình tác nghiệp tiền gửi Phụ lục 05 : Mẫu giấy đề nghị rút tiền gửi Phụ lục 06 : Quy trình rút tiền gửi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn loại tiền 60 Bảng 2.2: Tỷ lệ huy động vốn theo kỳ hạn .60 Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo khách hàng .61 Bảng 2.4: Huy động vốn so với kế hoạch .62 Biểu đồ 2.3 : Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh vốn qua các năm của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quang Trung 62 Bảng 2.5: Tỷ trọng huy động vốn dân cư/Tổng huy động vốn tại một số ngân hàng .64 Bảng 3.1: Mẫu khung lãi suất tối đa ủy quyền phê duyệt đối với .80 các phòng đầu mối .80 Bảng 3.2: Mẫu điều tra thị hiếu của khách hàng đối với chương trình khuyến mại .84 Bảng 3.2: Mục tiêu kiểm toán với công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu và các thủ tục kiểm soát tương ứng trong kiểm tra kiểm soát giao dịch huy động vốn . 87 Biểu đồ 2.1 : Mô hình bộ máy tổ chức nhân sự tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quang Trung .34 Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn qua các năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quang Trung .59 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta hiện nay, hệ thống Ngân hàng thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa thực hiện vai trò trung gian trong quá trình luân chuyển vốn, đồng thời vừa là nhà đầu tư, là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế xã hội. Các ngân hàng thương mại ngày đa dạng hóa các hoạt động nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường, tuy nhiên, một trong những hoạt động cơ bản quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng là hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn huy động là cơ sở cho phát triển hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Hệ thống kiểm soát nội bộ là một bộ phận không thể thiếu trong ngân hàng, đóng vai trò chủ chốt đối với kiểm soát công tác huy động vốn đạt kế hoạch, đạt hiệu quả, phòng ngừa rủi ro lãi suất. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất của Việt Nam - cánh tay đắc lực thực hiện các mục tiêu điều hành nguồn vốn trong nền kinh tế của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trong từng thời kỳ, góp phần quan trọng cho nền kinh tế có sự phát triển ổn định và bền vững. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung là một trong 10 chi nhánh lớn nhất thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tổng nguồn vốn huy động lớn. Tuy nhiên, các quy định về kiểm soát nội bộ của Chi nhánh chưa cụ thể và chặt chẽ cũng như chưa thể hiện được đặc thù của chi nhánh là hướng tới mục tiêu khách hàng dân cư, khách hàng tổ chức có nguồn vốn ổn định. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngân hàng nói chung và nâng cao kiểm soát hoạt động huy động vốn nói riêng đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Quang trung. 2 Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên, qua một thời gian làm việc và tìm hiểu thực tế tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung, tôi đã chọn Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Mục đích nghiên cứu của Đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động vốn tại chi nhánh. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một hoạt động cụ thể là hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích thống kê; khảo sát thực tế, điều tra, phỏng vấn để làm rõ bản chất của kiểm soát nội bộ và quan hệ của nó đối với hoạt động huy động vốn. 4. Đóng góp của luận văn Về ý nghĩa khoa học, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại. Về ý nghĩa thực tế, luận văn đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung, từ đó giúp các nhà quản lý nhìn nhận đúng về hệ thống kiểm soát nội bộ và vận dụng trong thực tiễn. 3 5. Kết cấu luận văn Tên luận văn: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, người đã tận tình hướng dẫn và kịp thời chỉnh sửa các khiếm khuyết trong quá trình nghiên cứu, lời cảm ơn tới các giảng viên trường Đại học kinh tế quốc dân và các anh chị đồng nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung đã nhiệt tình đóng góp các ý kiến và hỗ trợ Tác giả hoàn thành luận văn này. 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý 1.1.1. Kiểm soát trong quản lý Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện định hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định với hiệu quả cao nhất trong nỗ lực hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Quá trình quản lý là một phức hợp bao gồm nhiều hoạt động phức tạp và có thể chia thành bốn giai đoạn chủ yếu: Giai đoạn xây dựng mục tiêu nhằm thu thập, phân tích thông tin (bao gồm thông tin quá khứ và dự báo) về nguồn lực của đơn vị, xác định tra mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể. Các thông tin và mục tiêu đề ra cần được kiểm tra-kiểm soát trước khi đưa ra quyết định xây dựng kế hoạch chương trình Giai đoạn xây dựng kế hoạch chương trình là xây dựng các phương án kinh doanh trên cơ sở cân đối các nguồn lực đã định, trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu, xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá thành các chương trình cụ thể. Giai đoạn tổ chức thực hiện nhằm thực hiện các bước công việc theo kế hoạch, đồng thời thường xuyên kiểm tra-kiểm soát quá trình thực hiện và kết quả của các quá trình để có thể tổng hoà các mối quan hệ, từ đó điều chỉnh các mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động Giai đoạn đánh giá kết quả nhằm kiểm tra hoàn thành kế hoạch trên cơ sở so sánh với thực tiễn với kế hoạch Qua đó, ta thấy kiểm tra, kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà nó được thực hiện ở tât cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Kiểm tra được thực hiện ở tất cả các kết quả của quá trình 5 quản lý và là một chức năng cơ bản của quá trình quản lý, kiểm soát mang tính độc lập hơn kiểm tra, vừa làm vừa tự kiểm tra. Nó tiến hành song song với các hoạt động của quá trình quản lý. Chức năng kiểm tra phụ thuộc vào việc phân cấp quản lý, loại hình hoạt động và hình thức sở hữu. Về phân cấp quản lý, trong hoạt động quản lý thường phân thành quản lý vĩ mô (cấp nhà nước) và quản lý vi mô (cấp cơ sở). Cấp quản lý vĩ mô, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra thông qua hình thức kiểm tra trực tiếp và kiểm tra gián tiếp. Kiểm tra trực tiếp (thông thường Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu), nhà nước thực hiện kiểm tra chương trình, mục tiêu, kế hoạch, nguồn lực, quá trình thực hiện các mục tiêu, tính trung thực của thông tin và tính pháp lý trong việc thực hiện các nghiệp vụ. Nhà nước có thể kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất. Đối với hình thức kiểm tra trực tiếp, kiểm tra thường có ngay kết luận, làm rõ các vụ việc thậm chí có ngay quyết định để điều chỉnh, xử lý gắn với kết luận kiểm tra thì được gọi là thanh tra. Đối với kiểm tra gián tiếp, nhà nước có thể sử dụng kết quả kiểm tra của chuyên gia, các tổ chức kiểm tra độc lập bên ngoài như thanh tra, cơ quan thuế . để thực hiện điều tiết vi mô nền kinh tế thông qua các chính sách quản lý của mình. Ở cấp quản lý vi mô, các đơn vị vừa là khách thể của kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan cấp trên đồng thời tự tiến hành kiểm tra - kiểm soát để phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ trong doanh nghiệp. Về loại hình hoạt động, có thể chia thành hai hoạt động cơ bản: hoạt động kinh doanh và hoạt động sự nghiệp. Với hoạt động kinh doanh, lợi nhuận được xem là mục tiêu và là thước đo chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó kiểm tra hướng tới hiệu quả của việc sử dụng vốn, tài nguyên . Với hoạt động sự nghiệp, các đơn vị này có mục tiêu chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về xã hội, quản lý trên cơ sở tiết kiệm nguồn . đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung. 67. thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung. 88