1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đời sống thị dân trong truyện ngắn một số tác giả nữ việt nam sau 1986 luận văn thạc sĩ ngữ văn

103 613 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát 5 5. Phương pháp nghiên cứu .6 6. Đóng góp của luận văn 6 7. Cấu trúc của luận văn .6 Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử - xã hội và sự trỗi dậy của đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn một số nhà văn nữ Việt Nam sau 1986 .7 1.1. Những cơ sở lịch sử - thẩm mĩ tạo nên nhận thức mới về đời sống thị dânViệt Nam sau 1986 .7 1.1.1. Đặc điểm nền kinh tế thị trường và xu hướng “mở cửa”, “hội nhập thế giới” của Việt Nam sau 1986 7 1.1.2. Sự đổi mới trong đời sống văn hóa, văn học .9 1.2. Đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại 13 1.2.1. Đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 13 1.2.2. Đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975 19 1.2.3. Đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay 20 1.3. Đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn của một số tác giả nữ Việt Nam sau 1986 .24 1.3.1. Truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam sau 1986 - khái lược đặc điểm, diện mạo 24 1.3.2. Nhìn chung về đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn các nhà văn nữ sau 1986 .29 Chương 2: Hình tượng đời sống thị dân trong truyện ngắn một số nhà văn nữ Việt Nam sau 1986 .32 2.1. Sự xô bồ phức tạp của đời sống thị dân trong cơ chế thị trường 32 2.2. Sự đổ vỡ trong các mối quan hệ tình cảm gia đình .37 2.3. Sự tha hóa, biến chất của con người .43 2.3.1. Con người thực dụng, vụ lợi .43 2.3.2. Con người của chủ nghĩa ích kỷ 47 2.3.3. Con người bản năng buông thả .50 2.4. Sự tồn tại và ý nghĩa của những giá trị nhân văn tốt đẹp trong đời sống thị dân hiện đại 53 Chương 3: Nghệ thuật miêu tả đời sống thị dân trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ Việt Nam sau 1986 .60 3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống 60 3.1.1. Những tình huống bi đát 61 3.1.2. Những tình huống hài hước .64 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 67 3.2.1. Kiểu nhân vật bi kịch 69 3.2.2. Kiểu nhân vật biếm họa .74 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, giọng điệu 77 3.3.1. Ngôn từ 77 3.3.2. Giọng điệu .82 KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Từ sau 1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, lịch sử dân tộc đã bước sang trang mới. Theo đó văn học cũng có sự thay đổi hết sức to lớn trong quan niệm đời sống, về con người cũng như trong quan niệm sáng tạo. Những đổi thay tích cực trong bối cảnh đời sống, văn hóa – xã hội ấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cây bút nữ tự thể hiện mình, khẳng định vai trò, vị trí của mình. Truyện ngắn nữ Việt Nam giai đoạn sau 1986 đã có sự đổi mới về mọi mặt từ đề tài, chủ đề, phong cách, giọng điệu… Nhiều cây bút nữ tỏ ra có sức sáng tạo dồi dào không thua kém nam giới. Ta có thể kể đến những tác giả tiêu biểu như: Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đoàn Lê, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Trần Thị Trường, Phan Thị Vàng Anh… 1.2. Đời sống thị dân với muôn mặt biểu hiện mới mẻ, xô bồ và phức tạp của nó là một trong những đề tài được nhiều tác giả nữ quan tâm khai thác. Nhiều cây bút nữ thực sự có những đóng góp nổi bật trên mảng đề tài này. Qua bức tranh đời sống thị dân được mô tả sắc nét trong truyện ngắn của nhiều tác giả nữ, ta không chỉ nhận ra diện mạo của một thời đoạn lịch sử - xã hội đương và đã diễn ra trong thực tế của đất nước mà qua đó còn có thể thấy được những biến chuyển và đổi mới trong những tư tưởng nhân sinh – thẩm mĩ của nhà văn trên một phương diện cụ thể. Như vậy từ một điểm nhìn có tính chuyên biệt này, nó có thể giúp chúng ta hiểu sâu, cụ thể hơn về những đổi thay trong tư duy nghệ thuật của nền văn xuôi đương đại. 1.3. Hiện nay chương trình Ngữ văn trong nhà trường đã có sự có mặt của những tác giả, tác phẩm văn học sau 1986. Việc nghiên cứu đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn một số tác giả nữ Việt Nam sau Đổi mới là một hoạt động mang ý nghĩa thực tiễn. Chúng tôi hi vọng rằng những kết quả 3 nghiên cứu sẽ góp phần giúp việc tìm hiểu và giảng dạy về văn học sau 1986, đặc biệt là truyện ngắn trong nhà trường THPT được tốt hơn, hiệu quả hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại chưa có một công trình nào đề cập trực tiếp đến đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn sau 1986. Rải rác trong các công trình nghiên cứu, phê bình, các luận văn khoa học, có một số ý kiến nhận định về các nhà văn nữđời sống thị dân trong truyện ngắn sau 1986. Sau đây là những ý kiến tiêu biểu. Trong bài Tản mạn về truyện ngắn của những cây bút nữ trẻ (1993), Bùi Việt Thắng khẳng định: “Truyện ngắn hôm nay đang khởi sắc nhờ sự đóng góp không nhỏ của những cây bút nữ trẻ”. Tác giả đã đưa ra những nét khái quát chung nhất về đặc điểm các cây bút nữ này: “làm nên đặc trưng của những cây bút trẻ là cái nhu cầu đến như say mê được tham dự, hòa nhập vào những nỗi đau khổ và hi vọng của con người… “ Nữ tính” của những cây bút trẻ phát lộ rất rõ trong sự quyết liệt đấu tranh giành, giữ tình yêu và sự bình quyền trong tình cảm”. Về nghệ thuật thể hiện thì tác giả bài viết này đã rất tinh ý, nhạy bén khi phát hiện ra đặc điểm chung của các cây bút nữ là lối viết “ phá cách rất tự do, khoáng đạt uyển chuyển và linh hoạt” [45]. Antoli A.Sokolov trong bài viết Văn hóa và văn học Việt Nam trong những năm đầu đổi mới (1986- 1996), đã đánh giá: “Văn xuôi nữ dám trình diện mình, thật sự gây niềm lạc quan, trở thành một hiện tượng thực sự của văn học Việt Nam hiện thời. Đó là những tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo…Văn xuôi nữ này tiếp tục một cách hữu cơ những truyền thống tốt đẹp nhất của văn học hiện thực chủ nghĩa Việt Nam, chú ý đến những con người bình thường, nhỏ bé, cuộc sống, nỗi đau, niềm vui, hy vọng của nó. Ở tác phẩm của mình, chủ yếu là truyện ngắn, các nhà văn nữ trẻ tạo ra “lãnh thổ con người, lãnh thổ tình yêu” trên đó diễn ra cuộc đời con người ấy, 4 trên đó có những ngôi nhà của nó, gia đình của nó… Chính các tác giả này sẽ quy định tương lai văn học Việt Nam và sự phát triển này của nó” [1]. Trong luận văn thạc Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 – 2000 (2008) của Trương Thị Chính đã viết: “Sau năm 1975, đặc biệt sau 1986 hiện thực của văn chương trở thành hiện thực của những trải nghiệm riêng mang tính phức tạp, đa dạng. Trước hiện thực xã hội đang thay đổi chóng mặt, trước tình thế đáng buồn của cuộc sống: cơ chế bất ổn, con người luôn cảm thấy bất an, bất trắc. Cảm hứng phê phán được nhà văn thể hiện đặc biệt trong mảng đề tài về cuộc sống cơ chế thị trường hiện nay”[15]. Như vậy, ở luận văn này đã có chú ý đến đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn sau 1986 tuy nhiên do mức độ phạm vi nghiên cứu của luận văn nên tác giả chỉ nhìn vấn đề một cách chung nhất. Luận văn thạc Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn của các nhà văn nữ từ 1975 đến nay (2009) của Nguyễn Thị Huệ, Đại học Vinh, phần phê phán mặt trái của xã hội hiện đại đã khai thác về xã hội thành thị: “Mỗi truyện ngắn như một mảnh ghép của cuộc sống đã tạo nên một bức tranh hỗn tạp về nơi thành thị với một guồng quay hối hả, gấp gáp. Bon chen là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Hiện tượng tiêu cực xảy ra khắp mọi nơi. Con người muốn sống được, muốn bám trụ ở thành phố, nhất thiết phải thỏa hiệp với những tiêu cực đấy” [27]. Có thể thấy các công trình, bài viết trực tiếp bàn về đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn các tác giả nữ sau 1986 không nhiều. Tuy nhiên, trong một số bài viết bàn về một số tác giả cụ thể, chẳng hạn như: Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh… chúng tôi cũng bắt gặp những ý kiến đánh giá, bàn bạc khá xác đáng về đề tài mà chúng tôi đang quan tâm. Sau đây là một số nhận định cụ thể. 5 Trong bài viết về Phan Thị Vàng Anh của Vương Trí Nhàn trên website: http://vuongdangbi.blogspot.com khi đề cập đến lớp trẻ trong cuộc sống nơi đô thị, tác giả viết: “Từ những trang viết của Phan Thị Vàng Anh, người ta bắt gặp một lớp trẻ có diện mạo khác, mà nét căn bản là một đời sống tinh thần sâu sắc, tinh tế, được ánh sáng của văn hóa hướng dẫn. Họ là hình ảnh đảo ngược của lớp trẻ thực dụng trên kia vừa nói. Song đây cũng không phải là lớp trẻ bồng bột, non nớt, như người ta quen nghĩ vì thế mà nhiều người cứ thấy lo lo về họ.” [38]. Viết về ngôn ngữ truyện ngắn viết về đề tài cuộc sống thị dân của Nguyễn Thị Thu Huệ trên website: http://vanvn.net, Lê Na có bài Ngôn ngữ độc thoại trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2001), tác giả viết: “Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng ngôn ngữ độc thoại đời thường một cách phổ biến. Việc lựa chọn ngôn ngữ này xuất phát từ tư duy hướng vào đời tư, bám sát hiện thực đời sống. Nguyễn Thị Thu Huệ đã đưa vào tác phẩm của mình tiếng nói của đời sống thường nhật, dung nạp nhiều khẩu ngữ tự nhiên, làm độc giả không mấy khó khăn khi tiếp cận tác phẩm…. Lối nói suồng sã trong truyện ngắn của chị thể hiện rõ trong những dòng độc thoại nội tâm suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người, thể hiện cách nghĩ của nhân vật về thời cuộc, về chính mình. Những dòng độc thoại nội tâm bằng lối nói dân gian khi suồng sã, có lúc bỗ bã đến không ngờ làm cho các nhân vật của chị như gai góc hơn, thực tế hơn, đôi khi là thực dụng về đời với một tâm trạng buồn xa xôi và chua xót” [39]. Lê Hồ Quang trong bài Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, tác giả nhận định: “Lê Minh Khuê không ngần ngại bám sát vào những ngõ ngách của hiện thực thời hậu chiến và mở cửa kinh tế thị trường, nhất là ở những mặt trái, góc khuất của nó, chẳng hạn sự bất bình tĩnh xã hội và tỷ lệ 6 tăng chóng mặt của các tệ nạn trong đời sống; sự ô nhiễm môi trường, nạn nhân mãn ở các đô thị lớn” [41]… Và tác giả viết thêm: truyện ngắn của Lê Minh Khuê “nhận ra sự đổi thay theo hướng xấu đi của con người trong thời hậu chiến, đặc biệt ở đô thị, nơi mà có tác động của kinh tế thị trường hiện lên trước hết và rõ rệt nhất” [41]. Nhìn chung, có thể nhận thấy các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát chủ yếu là những tác phẩm và tác giả cụ thể, mà chưa có cái nhìn bao quát đề tài chúng tôi nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận vănĐời sống thị dân trong truyện ngắn một số tác giả nữ Việt Nam sau 1986. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định hoàn cảnh lịch sử - xã hội và sự trỗi dậy của đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam sau 1986. Tìm hiểu hình tượng đời sống thị dân trong truyện ngắn một số nhà văn nữ Việt Nam sau 1986. Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả đời sống thị dân trong truyện ngắn một số nhà văn nữ sau 1986. 4.2. Phạm vi văn bản khảo sát Với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có điều kiện khảo sát truyện ngắn của tất cả các tác giả nữ sau 1986. Vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát những truyện ngắn của một số tác giả: Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Minh Khuê, Y Ban, Võ Thị Hảo, Trần Thị Trường, Phan Thị Vàng Anh. Đây là những tác giả có nhiều truyện ngắn viết về đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn sau 1986. 7 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng phối kết hợp các phương pháp khác nhau, trong đó có các phương pháp chính: - Phương pháp thống kê - phân loại - Phương pháp phân tích- tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu 6. Đóng góp của luận văn Luận văn chỉ ra những đóng góp về nội dung và nghệ thuật trên đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ Việt Nam sau 1986. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trên ba chương: Chương 1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội và sự trỗi dậy của đề tài đời sống thị dân trong truyện ngắn một số nhà văn nữ Việt Nam sau 1986 Chương 2. Hình tượng đời sống thị dân trong truyện ngắn một số nhà văn nữ Việt Nam sau 1986 Chương 3. Nghệ thuật miêu tả đời sống thị dân trong truyện ngắn của một số nhà văn nữ Việt Nam sau 1986 8 Chương 1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ SỰ TRỖI DẬY CỦA ĐỀ TÀI ĐỜI SỐNG THỊ DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM SAU 1986 1.1. Những cơ sở lịch sử - thẩm mĩ tạo nên nhận thức mới về đời sống thị dânViệt Nam sau 1986 1.1.1. Đặc điểm nền kinh tế thị trường và xu hướng “mở cửa”, “hội nhập thế giới” của Việt Nam sau 1986 Sau hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Nếu trong chiến tranh trọng trách của mỗi người là ý thức giữ gìn và bảo vệ non sông đất nước, hoàn thành sứ mệnh của lịch sử giao phó thì sau năm 1975 cuộc sống hoà bình đã trở lại, bài ca khải hoàn ấy đã mở ra một kỷ nguyên mới, vận hội mới, nhiều tiềm lực mới được phát hiện trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong thời hậu chiến, dưới cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài, chiến tranh biên giới phía Bắc, chính sách cấm vận của các nước thù địch khiến nhân dân cả nước lại phải tiếp tục đương đầu với những cam go thử thách mới, không kém phần khốc liệt. Năm 1986 là mốc son của cả đất nước, đại hội VI của Đảng đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc. Đây là đại hội của thời kỳ đổi mới - thời kỳ mở cửa, mở ra một hướng mới cho lịch sử dân tộc. Thế nhưng sau đổi mới nền kinh tế thị trường đã bộc lộ gay gắt những mặt trái của nó: hiện tượng băng hoại về mặt đạo đức ngày càng nhiều, con người trượt dài trên con đường tha hoá, biến chất vì sự cám dỗ vật chất, không ít gia đình đứng trước nguy cơ tan vỡ hạnh phúc, những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của cha ông cũng đang dần bị phá vỡ, quan hệ người với người trở nên khô cứng, căn bệnh 9 tiền tệ hóa ngày càng lan nhiễm mạnh vào từng ngõ ngách gia đình, chen lẫn vào cuộc sống của cả cộng đồng. Tất cả những biến động lớn về lịch sử xã hội đã kéo theo những sự xáo trộn trong đời sống văn hóa của dân tộc. Sau chiến tranh tất cả đang dần dần hồi sinh, mang lại hơi thở cho từng cá nhân, cho toàn dân tộc. Con người đón nhận cuộc sống mới và được sống là chính mình nhưng cũng chính điều đó đã làm cho cuộc sống trở nên phức tạp và bề bộn hơn. Nhu cầu của cuộc sống liên tục thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu và những tiêu chuẩn ngày càng cao của xã hội. Cơ chế thị trường phát triển, cuốn theo cơn lốc cạnh tranh về mọi mặt của đời sống, mối quan hệ giữa người với người ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, mang mầu sắc toan tính hơn là những giá trị tình cảm. Cuộc sống bon chen, vì đồng tiền manh áo đẩy con người ta vào những bi kịch nhiều khi không tìm được lối thoát. Năm 1986 là mốc quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống văn học nghệ thuật nói riêng. Đây là thời điểm ghi nhận sự đổi mới tư duy trên các lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật. Không khí cởi mở, dân chủ của đời sống văn học tác động mạnh mẽ đến chủ thể sáng tạo, quan niệm mới về nhà văn, đến sự đổi mới trong cái nhìn nghệ thuật về hiện thực và con người, đến sự thay đổi thi pháp thể loại của các thế hệ nhà văn. Ở thời kỳ này, nhu cầu nhận diện đúng khuôn mặt của đời sống được quan tâm và trở nên bức thiết. Giai đoạn văn học sau 1986 có những đổi mới đem đến sự đổi thay trong nhận thức và sáng tác của văn nghệ sĩ. Nghị quyết 05 của Bộ chính trị về công tác văn hóa văn nghệ, cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ vào cuối năm 1987 đã thổi một luồng gió lớn vào đời sống văn học nước nhà. Nghị quyết nhấn mạnh: “Văn học nước ta phải đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm” [13]. Các nhà văn cũng tự xác định “không thể viết như trước nữa” [13]. Nguyễn Trọng khẳng định: “Xu hướng phê phán vạch trần những cái xấu, cái ác, cái hèn hạ, bất lương thiện 10 . đời sống thị dân trong truyện ngắn một số nhà văn nữ Việt Nam sau 1986 Chương 2. Hình tượng đời sống thị dân trong truyện ngắn một số nhà văn nữ Việt Nam. tài đời sống thị dân trong truyện ngắn các nhà văn nữ Việt Nam sau 1986. Tìm hiểu hình tượng đời sống thị dân trong truyện ngắn một số nhà văn nữ Việt Nam

Ngày đăng: 27/12/2013, 20:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Antoli A.Sokolov (2004), “Văn hóa và văn học Việt nam trong những năm đầu đổi mới (1986-1996)”, Vân Trang dịch, http:// www.talawas.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và văn học Việt nam trong nhữngnăm đầu đổi mới (1986-1996)”, Vân Trang dịch
Tác giả: Antoli A.Sokolov
Năm: 2004
2. Huỳnh Phan Anh (1995), “Ghi nhận về thế giới nghệ thuật Phan Thị Vàng Anh”, Văn nghệ Trẻ, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ghi nhận về thế giới nghệ thuật Phan Thị VàngAnh”, "Văn nghệ Trẻ
Tác giả: Huỳnh Phan Anh
Năm: 1995
3. Vũ Tuấn Anh (1995), “ Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Văn học, (4) 4. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học”,Văn học, (40) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới văn học vì sự phát triển”, "Văn học, "(4)4. Đào Tuấn Ảnh (2005), “Quan niệm thực tại và con người trong văn học”,"Văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh (1995), “ Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Văn học, (4) 4. Đào Tuấn Ảnh
Năm: 2005
5. Phan Thị Vàng Anh (1994), Khi người ta trẻ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi người ta trẻ
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1994
6. Phan Thị Vàng Anh (1998), Hội chợ, Nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội chợ
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh
Nhà XB: Nxb trẻ
Năm: 1998
7. Phan Thị Vàng Anh, “Tuyển truyện ngắn ”, Http:// Vn.Thu quan.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển truyện ngắn ”
8. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
9. M. Bakhtine (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh cư dịch), Hà Nội, Trường viết văn Nguyễn Du. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtine
Năm: 1992
10. Y Ban (1998), Truyện ngắn Y Ban chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Y Ban chọn lọc
Tác giả: Y Ban
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
11. Nguyễn Duy Bắc (2009), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển Bách Khoa và viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnhxây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Nhà XB: Nxb Từ điểnBách Khoa và viện Văn hóa
Năm: 2009
12. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng văn trong văn xuôi hiện đại”, Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng văn trong văn xuôi hiện đại”, "Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
14. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975”, Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nét về quan niệm hiện thực trong văn xuôinước ta từ sau 1975”, "Văn học
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2003
15. Trương Thị Chính (2008), Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 – 2000, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng phê phán trong truyện ngắn Việt Namtừ 1986 – 2000
Tác giả: Trương Thị Chính
Năm: 2008
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ 6
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1987
17. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ XX
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
18. Phong Điệp, “Có quyền kỳ vọng vào các cây bút nữ”, http:// phongdiệp.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có quyền kỳ vọng vào các cây bút nữ”
19. Hà Minh Đức chủ biên (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục. Hà Nội
Năm: 1997
20. Hà Minh Đức (biên soạn) (1999), Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nam Cao
Tác giả: Hà Minh Đức (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
21. Hà Minh Đức (2002), “Những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới”, Văn học, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành tựu của văn học thời kỳ đổi mới”,"Văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 2002
22. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1977), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1977

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w