1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dấu ấn dinh độc lập

10 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 703,5 KB

Nội dung

 Bài tiểu luận DINH ĐỘC LẬP Họ và tên : HÀN PHAN ANH TÚ Lớp :CDTH12C MSSV :10295411 Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Ðà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia định, Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm Dinh Thống đốc và đặt tên là Dinh NORODOM. Công trình được khởi công ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871 do viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagradìere đặt viên đá đầu tiên. Từ 1871 đến 1887, là Dinh Thống đốc Nam kỳ. Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 1/7/1962. Trong thời gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 2 / 11/ 1963 . Do vậy, ngày khánh thành Dinh 31/10/1966 người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc lập nhưng ông ta không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời gian sống ở Dinh thự này lâu nhất là Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10 / 1967 đến 21/4/1975). Từ đó, Dinh Ðộc lập là cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn, là nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam, là nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng thống Việt Nam cộng hòa NguyễnVăn Thiệu. Bước vào cổng Dinh Độc Lập, cái nhìn đầu tiên của tôi là một công trình kiến trúc rất độc đáo, rồi tham quan một vòng tôi thấy những cổ máy chiến tranh hiện đại thời đó, như là:xe tăng, máy bay chiến đấu Tôi sinh sinh ra trong khi đất nước đã hòa bình, chỉ biết chiến tranh qua sách vỡ, báo chí nên khi biết được ông cha ta đã anh dũng chiến đấu khốc liệt để bảo vệ tổ quốc.Bằng chứng là nơi đây từng trải qua cuộc chiến tranh thât vĩ đại của quân ta.Cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm và điều gì phải đến cũng đã dến. Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30 cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận - Ðại đội trưởng chỉ huy xe 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Cũng chính vào giờ phút này, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Nhân dân 2 miền Nam - Bắc đã xum họp một nhà. Tinh thần và ý chí của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà đã toàn thắng. Tham quan môt vòng bên ngoài, tôi vào bên trong tham quan những hiện vật quý trưng bày và lưu giữ trong Dinh như: phòng ngủ và phòng tiếp khách của Tổng thống Việt Nam cộng hòa thời đó và nhiều vật dụng khác .Sau đó tôi và mọi người được anh chị hướng dẫn viên giới thiệu và nói về những cuộc chiến tranh và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã làm nên những chiến thắng vô cùng oai nghiêm của nhân và quân ta, đặc biệt là Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Đại thắng mùa Xuân 1975 là bước phát triển ở quy mô cao nhất của toàn bộ tiến trình cách mạng ở miền Nam và của cuộc kháng chiến. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thực hiện nhiệm vụ do Hội nghị 21 của Trung ương Đảng đề ra, cả nước dốc sức chuẩn bị lực lượng về mọi mặt. Trong nửa cuối năm 1973 và cả năm 1974, cùng với gấp rút củng cố và phát triển lực lượng tại chỗ trên chiến trường, Đảng chỉ đạo nhiệm vụ tăng cường chi viện của hậu phương miền Bắc. Đến cuối năm 1974, việc chuẩn bị về mọi mặt đã tạo nên sự chuyển biến căn bản trong thế và lực của ta trên chiến trường. Bộ Chính trị hạ quyết tâm động viên sức mạnh của quân dân cả nước hoàn thành giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975, 1976. Bộ Chính trị đi đến quyết định mở cuộc tiến công chiến lước để hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975. Ngày 18_3_1975, Bộ Chính trị và quân uỷ Trung ương đã họp ngày 25-3-1975 và quyết định nhanh nhạy, chớp thời cơ giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975. Cùng ngày 24-4-1975 Bộ Chính trị quyết định chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 17 giờ ngày 26-4-l975 chiến dịch Hồ Chí Minh đỉnh cao nhất của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 bắt đầu và toàn thắng vào lúc 11h30 ngày 30-4-1975 giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở đường lối kháng chiến và phương pháp cách mạng đúng đắn mà Đảng đề ra đã đưa toàn bộ cuộc kháng chiến lần lượt vượt qua những khó khăn thách thức, đánh bại các chiến lược chiến tranh của tên đế quốc hùng mạnh nhất. Tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo chỉ đạo chiến tranh cách mạng đã được thể hiện trong những quyết sánh và thắng lợi liên tiếp trên chiến trường. Không có sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, quyết đoán và táo bạo như thế thì không thể có thắng lợi. Ðảng đã đề ra đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, đã tập hợp đoàn kết rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc trong đã lựa chọn và kết hợp đúng đắn các hình thức tuyên truyền, tổ chức và phương pháp đấu tranh thích hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp, đã xây dựng, phát triển thực lực cách mạng, thúc đẩy phong trào, đồng thời dự kiến và chớp đúng thời cơ hành động. Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề trước dân tộc và lịch sử, Ðảng đã rất coi trọng xây dựng Ðảng về tư tưởng chính trị và tổ chức, rèn luyện phương pháp đấu tranh và cách lãnh đạo. Ðảng chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Đường lối của Đảng hiện nay là tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với các đảng cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả, các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới; góp phần tích cực vào sự hồi phục của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vào việc củng cố phong trào Không liên kết, vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội. Đường lối chính trị của Đảng ta và những thành tựu đổi mới của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhiều đảng cộng sản và công nhân trên thế giới cho rằng, đổi mới của Việt Nam là sự phát triển sáng tạo và đóng góp về lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, các hoạt động đối ngoại của Đảng, của các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta đã góp phần làm cho dư luận thế giới hiểu đúng về Việt Nam, đồng tình và ủng hộ công cuộc đổi mới, tăng cường hậu thuẫn chính trị quốc tế cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Sau khi nghe các anh chị hướng dẩn viên nói xong là hàng loạt câu hỏi được đặt ra và được anh chị giải thích. Lòng tôi cảm thấy đau thương những người anh hùng đã hi sinh mình để bảo vệ tổ quốc và thấy được sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo. Đưa dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới, thời đại mới đầy hứa hẹn, kỷ nguyên và thời đại độc lập dân tộc.Đó chính là vì đại thắng lợi của dân tộc, một chiến công vĩ đại dâng lên Bác Hồ, đồng thời là một chiến công hiển hách dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ đã đưa nhân dân ta đến những chiến công kỳ diệu trong kháng chiến cứu nước và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w