ChủnghĩanhânvănHồChíMinhtrong“Tuyênngôn Độc lập” 1945 Hoàng Ngọc Vĩnh, Lê Thị Kim Phương, ĐHKH Huế Tư tưởng nhânvănHồChíMinh được hình thành từ hoàn cảnh sống và chiến đấu của bản thân Người và từ sự kế thừa một cách sáng tạo những truyền thống nhânvăn của dân tộc và nhân loại. Đó là sự kết hợp, hòa quyện từ truyền thống giàu lòng nhân ái: gắn bó chặt chẽ với cộng đồng trên tinh thần “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” của dân tộc; từ lòng từ bi của đạo Phật, đạo nhânnghĩa của Nho giáo, tinh thần bác ái của Công giáo; đặc biệt là từ chủnghĩanhân đạo cộng sản. Tư tưởng nhânvănHồChíMinh là toàn bộ suy nghĩ và tình cảm đã chi phối suốt cuộc đời Người, một cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập của dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, cho sự giải phóng nhân loại và giải phóng mỗi con người. Nó thể hiện ở ba nội dung cơ bản: Một là: Sự cảm nhận, thông cảm sâu sắc với mọi niềm đau nỗi khổ của con người nô lệ và con người cùng khổ. Hai là: Quyết tâm hy sinh chiến đấu để giải phóng con người và đem lại hạnh phúc cho con người. Ba là: Tin tưởng tuyệt đối ở khả năng tự giải phóng của con người và không ngừng rèn luyện, phát huy khả năng ấy. Bàn về chủ nghĩa nhânvăn Hồ Chí Minh, Tiến sỹ Hồ Bá Thâm đã viết: “Dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh và xây dựng đã hình thành nên chủnghĩanhânvăn Việt Nam. Và ngày nay đã phát triển lên đỉnh cao mới mà ở đó chủnghĩanhânvănHồChíMinh đã kết tinh cả chủnghĩanhânvăn Việt Nam, chủnghĩanhânvăn Đông Tây và nhân loại xưa nay - có tác dụng định hướng lớn và phát huy cao độ nội lực trong phát triển, hiện đại hóa và hội nhập. Chủnghĩanhânvăn này không chỉ là giá trị về mặt văn hóa mà còn có tầm tinh hoa, tầm triết học, thực sự là như một triết học. Nó cũng là một cơ sở và nội dung chủ yếu của chủnghĩa duy vật nhân văn” 1 . Tư tưởng nhânvănHồChíMinh mở ra một giai đoạn mới của truyền thống nhânvăn Việt Nam. Trong bài viết này, các tác giả chỉ khai thác chủ nghĩa nhânvăn Hồ Chí Minhtrong“Tuyênngôn Độc lập” do Người biên soạn và công bố năm 1945. Kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường bất khuất của dân tộc, “Tuyênngôn Độc lập” 1945 là bản anh hùng ca mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam; Là tác phẩm bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; Là kết quả của tầm nhìn sâu rộng, của bao suy nghĩ trăn trở, và hơn cả là của một tấm lòng luôn luôn hướng về đất nước, về nhân dân của Chủ tịch HồChí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh có lòng yêu thương vô hạn đối với con người, thông cảm sâu sắc với mọi đau khổ của con người, từ đó vạch trần tố cáo tội ác của chủnghĩa thực dân, đế quốc gây ra cho con người. Người yêu thương, cảm thông vô hạn và sâu sắc với mọi đau khổ của đồng bào, trong hành trình bôn ba năm châu bốn biển tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc mang lại hạnh phúc cho đồng bào, Người đồng thời không ngừng vạch trần, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân. Người đã viết “Bản án chế độ thực dân Pháp” trên tinh thần luận tội kẻ thù đã xâm phạm quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân con người và dân tộc, không chỉ ở Việt Nam, Đông Dương mà còn ở cả châu Phi, châu Mỹ Latinh. Tội ác của 1 http://chungta.com.vn/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam Thứ ba, 19/05/2009 chủ nghĩa thực dân được Người vạch trần tố cáo trong tác phẩm này là: Bóc lột bằng "thuế máu" đoạ đày, coi rẻ mạng sống của những người "dân bản xứ" trên các chiến trường Châu Âu trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất để bảo vệ “công lí và tự do”; Tàn bạo, dã man “đầu độc dân bản xứ bằng thuốc phiện, rượu cồn”; Gán vào cho người dân bản xứ bao loại sưu thuế "nặng oằn lưng", công trái, phu phen tạp dịch khốn khổ; Là “chính sách ngu dân” để dễ bề cai trị; Là những luật lệ vô tội vạ, hết sức khắc nghiệt, cho phép các nhà cầm quyền hễ ngứa tay thì phạt vạ, tống tù và thảm sát đẫm máu đối với dân bản xứ . “Bản án chế độ thực dân Pháp” ra đời như một nguồn ánh sáng mới xé tan đám mây đen bao phủ trên đất trời Việt Nam và đất trời các nước thuộc địa khác. Tác phẩm ra đời, đáp ứng cả lý trí và tình cảm của hàng triệu quần chúng cách mạng ngưỡng vọng và khát khao một chân trời mới, nơi đó đất nước được giải phóng, người dân thoát khỏi kiếp nô lệ, dân tộc không còn bị áp bức bóc lột. Như người đi trong đêm tối tìm thấy ánh sáng dẫn lối, tác phẩm đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của nhiều lớp người tiến bộ đang mơ hồ, đang băn khoăn về một con đưòng giải phóng sáng sủa, tìm đến tương lai với một hướng đi đúng đắn để giải phóng dân tộc. Sau “Bản án chế độ thực dân Pháp” là tác phẩm “Đây công lý ở Đông Dương”, Người đã vạch trần cảnh địa ngục trần gian tối tăm mà thực dân Pháp đang đày đọa dân ta. Người cũng đã dành phần nhiều mở đầu “Tuyênngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để vạch trần tội ác tầy trời của thực dân Pháp ở Việt Nam: Pháp đã hai lần bán rẻ nước ta cho Nhật, “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng . Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để chia rẽ, ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” 2 . Người chỉ rõ nguồn gốc của mọi niềm đau nỗi khổ của con người nô lệ mất nước và con người cùng khổ là chủnghĩa thực dân, đế quốc. Dưới ánh sáng của chủnghĩa Mác-Lênin, Người đã chỉ rõ con đường giải phóng của con người Việt Nam, góp phần chỉ rõ con đường giải phóng của các dân tộc thuộc địa và của nhân dân lao động toàn thế giới. Yêu thương vô hạn đối với con người, nên HồChíMinh coi hòa bình trongđộc lập tự do là nguyện vọng sâu xa, còn chiến tranh chỉ là bắt buộc. Người hết sức bảo vệ con người như bảo vệ sinh mệnh của cách mạng. Khi Người trực tiếp lãnh đạo cuộc Diễn tập giành chính quyền ở Cao-Bắc-Lạng (1943-1944), Người đã hoãn khởi nghĩa giành chính quyền ở Cao-Bắc-Lạng tháng 9 năm 1944 là để tránh tổn thất cho các địa phương khác do thời cơ chưa đến. Người nắm chắc thời cơ mà dự đoán thiên tài “Đồng minh thắng, phát xít thua, Việt Nam 2 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tập 4, trang 1-2. nhất định độclập” 3 . Khi thời cơ chín muồi Người đã “chớp lấy” thời cơ kịp thời nhất mà đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vĩ đại năm 1945. Người tranh thủ khả năng phát triển cách mạng bằng phương pháp hòa bình là để đỡ tốn xương máu cho nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước chính quốc. Người đã làm tất cả những gì có thể làm được để tránh các cuộc chiến tranh. Lịch sử đã chứng minh: Chính chủnghĩa đế quốc thực dân là kẻ gây ra chiến tranh, bắt dân ta phải khuất phục, trở lại kiếp nô lệ. Không có con đường nào khác, dân tộc ta buộc phải tiến hành kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc và phẩm giá của con người. Chính vì thế mà trong“Tuyênngôn Độc lập” 1945, Người tuyên bố: “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp . Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” 4 Người có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm giá, khả năng vươn lên chân, thiện, mỹ của con người, dù nhất thời họ còn thấp bé, lầm lạc. Tấm lòng nhân ái của Người bao dung đối với mọi người. Chính tấm lòng nhân ái bao la, khoan dung cao cả, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người, mà Người đã quy tụ rộng rãi được toàn thể dân tộc, đoàn kết quốc tế rộng rãi. Tội ác tầy trời của thực dân Pháp đến “trời không dung, đất không tha”: “Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng” 5 . Nhưng với binh sỹ Pháp thua trận, Người đã cùng đồng bào ta mở rộng khoan dung: “Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ” 6 . Sau này, với tấm lòng độ lượng như sông sâu, biển rộng, HồChíMinh đã ban bố quốc lệnh cấm giết hại và ngược đãi đối với tù binh và quy định những chính sách khoan hồng đối xử nhân đạo đối với họ. Chính vì vậy, mà Người đã quy tụ quanh mình và phát huy tác dụng của Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại, và cả cựu hoàng Bảo Đại mà bản thân ông ta và triều đình hư vị của ông theo lệnh thực dân Pháp đã từng ký án tử hình vắng mặt Nguyễn Ai Quốc. Người nâng niu trân trọng khuyến khích mặt tốt, mặt thiện trong con người, lấy đó làm biện pháp giúp đỡ những người có thói hư, tật xấu, lầm đường lạc lối. Người viết: “đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời” 7 . 3 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tập 3, trang 211-212. 4 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 3. 5 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 2. 6 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 3. 7 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 12, trang 558. Người có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và tính chủ động sáng tạo của quần chúng nhân dân. Năm 1921, Người viết: “Không! Người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi . Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến” 8 ; “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”; Dân ta tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” 9 . Niềm tin vào sức mạnh của dân ở Người còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ: nếu không có nhân dân thì Chính phủ không có đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường. Đã là người cộng sản thì phải tin nhân dân và niềm tin quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh cho người cộng sản. Chính là niềm tin ấy mà trong“Tuyênngôn Độc lập”, Người hùng hồn tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” 10 . Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương hy sinh cao nhất, đấu tranh để giải phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho con người. Từ 1911-1920, hấp dẫn bởi “tự do, bình đẳng, bác ái” của giai cấp tư sản, Người đã bôn ba năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước ở phương Tây và dừng chân lâu nhất ở Pari của Pháp để trải nghiệm dân chủ tư sản. Năm 1919, nhân danh nhân dân Việt Nam, Người gửi đến Hội nghị Vec-xây, bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” đòi hỏi quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Ở đây, Người đã gắn liền vấn đề độc lập dân tộc với các quyền tự do dân chủ của nhân dân mà đòi thực dân thực hiện bình đẳng về pháp lý cho dân tộc Việt Nam, đồng thời đòi thực dân trao trả quyền tự do tối thiểu cho nhân dân Việt Nam. Chính thực tiễn này đã cho Người câu trả lời: “Đâu đâu trên thế gian này cũng chỉ có hai hạng người, một hạng người áp bức bóc lột và một hạng người bị áp bức bóc lột. Đâu đâu trên thế gian này cũng chỉ có một sự thật là tình ái hữu giữa những người vô sản” 11 . Vì thế, Người đã từ bỏ dân chủ tư sản, đến với dân chủ vô sản không chỉ vì độc lập dân tộc mà chủ yếu vì hạnh phúc của nhân dân. Từ 1920-1930, Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin trước hết là sự hấp dẫn của bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa” của Lênin, bởi ở đó Lênin là người bênh vực cho các dân tộc thuộc địa. Điều này đã được HồChíMinh tâm sự: “dù chưa biết đủ tiếng Pháp để nói hết ý nghĩ của mình, tôi vẫn đập mạnh những lời lẽ chống lại Lênin, chống lại Quốc tế thứ ba. Lý lẽ duy nhất của tôi là: Nếu đồng chí không lên án chủnghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì?” 12 . Từ bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga, phân tích một cách khoa học những thất bại và thành công của Quốc tế I, Quốc tế II và Quốc tế III, mà trong “Đường kách mệnh” 1927, HồChíMinh kết luận: “Xem những việc ấy thì đủ biết rằng An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế” 13 . Trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng” 1930, 8 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.1, tr. 28 9 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.5, tr. 295 10 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 1-4. 11 Xem Sđd, tập 1, 266 “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. 12 HồChíMinh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 10, trang 127. 13 HồChíMinh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 2, trang 287. sau khi phân tích các mâu thuẫn trong nước, Người chỉ thị: “Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa, nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủnghĩa cộng sản” 14 . Người cũng chỉ thị trong “Sách lược vắn tắt của Đảng” rằng: “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp” 15 . Đến với chủnghĩa Mác-Lênin, nêu cao tư tưởng giải phóng con người, khẳng định quyền con người, quyền công dân, Người đã hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Ngày 2.9.1945, ngay sau khi lãnh đạo nhân dân, dân tộc ta làm nên chiến thắng vĩ đại: kết thúc 80 năm thống trị của thực dân Pháp, 5 năm đô hộ của phát xít Nhật, hàng nghìn năm của chế độ phong kiến ở Việt Nam, Người đã soạn thảo và trịnh trọng tuyên bố với dân tộc và thế giới bản “Tuyênngôn Độc lập” bất hủ. Để dẫn dắt đến quyền dân tộc, HồChíMinh đã trích lời trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ 1776 và Pháp 1791 nói về quyền con người: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc . “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” 16 . Từ quyền con người, Người đã khái quát thành quyền dân tộc. “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” 17 . Chính vì thế, bản “TuyênngônĐộclập” của Người không chỉ định vị được nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn khẳng định triển vọng cho các dân tộc bị áp bức thoát khỏi ách thuộc địa của các đế quốc. Đó là đóng góp vĩ đại của HồChíMinh đối với các dân tộc thuộc địa trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. “Chủ tịch HồChíMinh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” 18 . Ở HồChíMinh là sự thống nhất của giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng người. Nối tiếp “Tuyênngôn Độc lập”, trọn đời hiến dâng cho dân tộc, cho nhân dân, chủnghĩanhânvăn cách mạng của Người lại tỏa sáng trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Di chúc” HồChíMinh là sự tóm tắt trí tuệ, tư tưởng, tình cảm của Người. Đó là một tấm gương phản chiếu cô đọng tập trung nhất chiều sâu của chủnghĩanhânvănHồChí Minh. “Ở đó Người quan tâm đến mọi số phận của nhân dân, vừa là chủ thể của công cuộc giải phóng đã có nhiều cống hiến xuất sắc, nhưng đồng thời cũng như nạn nhân chịu nhiều đau thương, mất mát do chế độ thực dân và tay sai thống trị và đàn áp dân tộc trong nhiều thập kỷ qua. Người yêu cầu Đảng và cách mạng phải đền đáp và phải có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống cho nhân dân, xây dựng đất nước và môi trường cảnh quan ngày càng 14 HồChíMinh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 3, trang 1. 15 HồChíMinh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 3, trang 3. 16 Xem Tuyên ngônĐộc lập (Hồ ChíMinh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 1). 17 Xem Tuyên ngônĐộc lập (Hồ ChíMinh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, trang 1). 18 Nguyễn Bá Linh, Tư tưởng HồChíMinh về giải phóng dân tộc con đường dẫn đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 223. tươi đẹp; đồng thời xây dựng những thế hệ cách mạng nòng cốt, trẻ tuổi để trở thành lực lượng chủ lực xây dựng thắng lợi xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng có nghĩa là từng bước thực hiện cho được những mục tiêu nhânvăn mà Người và cả dân tộc theo đuổi: Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới . ChủnghĩanhânvănHồChíMinh như một hệ thống tư tưởng thấm nhuần trong tất cả đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và môi trường sinh thái. Nền tảng của chủnghĩanhânvăn ấy lại dựa trên chủnghĩa yêu nước Việt Nam và chủnghĩa cộng sản khoa học. Đó là chủnghĩanhânvăn Việt Nam trong thời đại ngày nay dưới ánh sáng của chủnghĩa Mác- Lênin có sức lay động mọi con tim và khối óc trong lao động và đấu tranh cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của con người, xứng đáng hơn với con người. Đó là cuộc đấu tranh chống nạn áp bức dân tộc, áp bức và bất công xã hội, đấu tranh chống nghèo đói, lạc hậu, dốt nát, đấu tranh chống cường quyền, độc đoán, quan liêu và chủnghĩa cá nhân để hướng tới độc lập tự do, ấm no hạnh phúc cho dân tộc và nhân dân, tức là vươn tới một vương quốc tự do, con người làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân mình. Đó là một sự nghiệp vô cùng vĩ đại, lâu dài, khó khăn nhưng hết sức vinh quang mà nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân chắc chắn sẽ dành được. Chính vì sự nghiệp đó, với tư cách là người suốt đời phấn đấu hy sinh và cùng nhân dân mình thực hiện từng bước mà được thế giới công nhận Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhânvăn hóa của thế giới . Thế giới còn đổi thay nhưng chủnghĩanhânvăn cách mạng HồChíMinh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng chúng ta đi” 19 . 19 Xem http://chungta.com.vn/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam Thứ ba, 19/05/2009