Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
55,84 KB
Nội dung
BÀI TẬP PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH: Đề bài: Câu1: Chính sách tiền tệ: Mục tiêu; nội dung; giải pháp hoàn thiện Câu 2: ĐánhgiátácđộngcủaCSTTđốivớisựpháttriểncủanềnkinhtếgiaiđoạnhiệnnay NHÓM 10: 1 – Đinh Thị Tươi 2 – Lê Việt Tú 3 – Đặng Huy Tùng 4 – Lê Thanh Xuân 5 – Hoàng Hải Yến 6 – Hoàng Thị Kim Yến 7 – Hoàng Thị Nguyệt Minh CH21D – Nhóm 10 Page 1 Câu I: Chính sách tiền tệ: Mục tiêu; nội dung; giải pháp hoàn thiện *** I – Khái niệm và mục tiêu Để có thể theo đuổi mục tiêu kinhtế trong từng thời kỳ, Chính phủ luôn thực thi chính sách tài chính với hai chính sách cơ bản và quan trọng là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong đó chính sách tiền tệ luôn được coi là trung tâm. Chính sách tiền tệ là chính sách kinhtế vĩ mô mà trong đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng các công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông nhằm đảm bảo sự ổn định về giá trị tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm. Các công cụ mà Ngân hàng Nhà nước sử dụng để có thể quản lý, điều tiết CSTT bao gồm: tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. Cùng với chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ bằng các công cụ của mình dưới sự điều tiết của NHNN làm thay đổi lượng tiền cung ứng cho nềnkinh tế, từ đó tácđộng đến lãi suất => Đầu tư => Tăng trưởng => Lạm phát…. => Mục tiêu kỳ vọng của Chính phủ đốivớinềnkinhtế trong từng thời kỳ. Thời kỳ 1997 – 2010 theo quy định tại điều 1 - luật Ngân hàng Nhà nước 12/1997 quy định và nêu rõ quan điểm, mục tiêu củaCSTT : “ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy kinhtế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống xã hội.” Có thể thấy CSTT nổi bật trong thời kỳ này là CSTT đa mục tiêu. Cùng với mục tiêu pháttriển đi đôivới ổn định kinhtế tại Nghị quyết Hội nghị TƯ 3 (khóa XI) đã xác định giaiđoạn 2011 – 2015 ưu tiên hàng đầu củakinhtế Việt Nam là kiềm chế lạm phát, ổn định kinhtế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đôivớiđổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nềnkinh tế. Từ đó đưa ra mục tiêu cụ thể củaCSTT trong giaiđoạnnày là: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc giacủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.” (Theo khoản 1 điều 3 Luật số 46/2010/QH12 quy định về luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam quy định). Đây là một sựđổi mới, hoàn thiện theo hướng CSTT đơn mục tiêu, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Như vậy có thể thấy, mục tiêu cơ bản nhất củaCSTT là ổn định giá trị đồng tiền và góp phần thực hiện các mục tiêu kinhtế vĩ mô khác (ổn định lạm phát; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…) bằng các công cụ đặc trưng dưới sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước. Từ mục tiêu cơ bản này sẽ được cụ thể hóa thành các mục tiêu chi tiết khác: tạo công ăn việc làm, CH21D – Nhóm 10 Page 2 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống xã hội….sao cho phù hợp với mục tiêu kinhtế trong từng giaiđoạn khác nhau. II – Nội dung của Chính sách tiền tệCSTT bao gồm 2 nội dung chính 1 – Xây dựng hệ thống các mục tiêu của CSTT. 2 – Sử dụng các công cụ củaCSTT nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Sau đây nhóm xin trình bầy về nội dung cụ thể củaCSTT 1 - Xây dựng hệ thống các mục tiêu củaCSTT Như đã nói tại mục I, mục tiêu củaCSTT là ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát. Từ mục tiêu cơ bản này sẽ cụ thể hóa thành các mục tiêu chi tiết hơn, phù hợp với kế hoạch pháttriểnkinhtế trong từng thời kỳ => NHNN sẽ đưa ra chính sách tiền tệ cụ thể cho từng giai đoạn: - CSTT mở rộng: cung ứng thêm tiền, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất… => Chống suy thoái. CSTT mở rộng thường được áp dụng trong ngắn hạn, khi mà áp lực về tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. - CSTT thắt chắt: giảm cung ứng tiền nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sựpháttriển quá nóng củanềnkinhtế …=> Kiềm chế lạm phát. Do lạm phát cao có tácđộng xấu đến các chỉ tiêu kinhtế vĩ mô, trong khi đó nguyên nhân lạm phát lại xuất phát từ tiền tệ. Chính vì vậy ở nhiều nước kiềm chế lạm phát, ổn định gía cả là mục tiêu hàng đầu và dài hạn của chính sách tiền tệ. Và chính sách tácđộng hiệu quả để kiềm chế lạm phát là CSTT thắt chặt. Không chỉ trong dài hạn, ngay cả trong ngắn hạn khi nềnkinhtếpháttriển quá nóng NHNN cũng sẽ sử dụng CSTT thắt chặt. Nói chung, tùy mục tiêu kinhtế trong từng thời kỳ mà NHNN sử dụng CSTT thắt chặt hay mở rộng. Để có thể thực hiện các CSTT này, NHNN sẽ sử dụng và triển khai các công cụ để thi hành CSTT. Đây là nội dung thứ 2 trong CSTT và sẽ được nhóm trình bày trong mục 2 dưới đây. 2 - Sử dụng các công cụ củaCSTT nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Để có thể thực thi CSTT; NHNN sử dụng các công cụ: Nghiệp vụ thị trường mở; Chính sách tái chiết khấu; Dự trữ bắt buộc và một số các công cụ khác. 2.1.1 Chính sách tái chiết khấu: Ngân hàng Nhà nước sử dụng lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu là LS mà NHNN đánh vào các khoản tiền cho NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc CH21D – Nhóm 10 Page 3 bất thường của các Ngân hàng này. Thông qua lãi suất Tái chiết khấu Ngân hàng Nhà nước điều tiết dòng tiền ra của Ngân hàng TM từ đó điều tiết lượng tiền trong lưu thông => Điều tiết cung tiền (MS) trong nềnkinh tế. + Khi lãi suất tái chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì NHTM sẽ tiếp tục cho vay cho đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ Ngân hàng Nhà nước mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào => NHTM giảm lượng tiền dự trữ => Số nhân tiền tăng (m) => Gia tăng cung tiền (MS). + Khi lãi suất tái chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, NHTM không thể để tỷ lệ dự trữ tiền mặt của mình giảm đến mức tối thiểu thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay từ Ngân hàng NN với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng => NHNN buộc các NHTM phải tăng lượng dự trữ tiền mặt => số nhân tiền tệ giảm xuống (m giảm) => Giảm cung tiền (MS giảm). Công cụ lãi suất tái chiết khấu chỉ phát huy tác dụng khi mà các tổ chức tín dụng có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước. Trong năm 2011 khi lạm phát tăng cao, CP đã sử dụng CSTT – công cụ lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn để kiểm soát lạm phát. Cụ thể Lãi suất chiết khấu đã được tăng từ 7%/năm lên 12%/năm trong quý I, lên mức 13%/năm trong quý II và quý III. Còn lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng từ 9%/năm trong quý I lên 15% vào quý IV. Với việc tăng lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, các NHTM rất cẩn trọng trong việc cho vay. Từ đó làm giảm lượng cung tiền trên thị trường => góp phần kiểm soát lạm phát. 2.2.2 Dự trữ bắt buộc Là số tiền mà các NHTM bắt buộc phải duy trì trên một tài khoản gửi ở Ngân hàng Nhà nước. Sự tăng lên hay giảm xuống của dự trữ bắt buộc tácđộng đến cơ chế tạo tiền (m) và lãi suất cho vay của các ngân hàng TM. Từ đó tácđộng lên MS. Ưu điểm: Đây là công cụ có ảnh hưởng rất mạnh đến MS. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của dự trữ bắt buộc (R) sẽ dẫn đến thay đổi đáng kể khối lượng tiền cung ứng. Nhược điểm: Mặc dù có tác dụng mạnh trong việc tácđộng lên MS tuy nhiên khi sử dụng công cụ này có một số nhược điểm như sau: Đốivới các ngân hàng có lượng dự trữ quá thấp, khi NHNN yêu cầu gia tăng lượng dự trữ bắt buộc => các ngân hàng này không xoay xở kịp thời hoặc phải dùng những biện pháp có chi phí cao để có thể huy động được đủ lượng dữ trữ bắt buộc (như tăng lãi suất huy động tiền gửi cao hơn mặt bằng lãi suất chung…) => các NHTM có năng lực yếu kém đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh khoản => tácđộng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thêm vào CH21D – Nhóm 10 Page 4 đó việc thay đổi thường xuyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến cho các NH rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lý thanh khoản, làm gia tăng chi phí => ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. 2.2.3 Nghiệp vụ thị trường mở Để có thể tác động, điều tiết MS; NHNN sử dụng nghiệp vụ thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ theo đó NHNN mua và bán các chứng khoán có giá (chủ yếu là tín phiếu kho bạc) trên thị trường. Có thể nói, nghiệp vụ thị trường mở là công cụ CSTT quan trọng nhất trong số các công cụ củaCSTT vì nghiệp vụ này là nhân tố làm thay đổi lãi suất và tiền cơ sở; tácđộng gián tiếp thông qua lãi suất LNH và tiền cơ sở đến cung tiền và lãi suất thị trường. Ưu điểm: Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành theo chủ ý của NHNN nên NHNN hoàn toàn kiểm soát được khối lượng chứng khoán có giá mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào. Đồng thời đây cũng là công cụ chính xác, linh hoạt, ít tốn kém về thời gian và chi phí. Nhược điểm: Việc thực hiện công cụ này một cách hiệu quả yêu cầu và đòi hỏi một thị trường tài chính thứ cấp và thị trường tiền tệphát triển. Mà đây là vấn đề khá nổi cộm của thị trường tài chính thứ cấp và thị trường tiền tệ ở Việt Nam hiện nay, vì các thị trường này vẫn còn khá mới mẻ và chưa thực sựphát triển. Ngoài các công cụ cơ bản trên, hiệnnay NHNN còn áp dụng một số các công cụ như: - Quản lý về lãi suất của các NHTM: Theo đó NHNN đưa ra khung lãi suất bao gồm lãi suất cơ bản. LSCB là một công cụ để NHNN thực hiệnCSTT trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho VNĐ, do NHNN công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. LSCB được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN; lãi suất huy động đầu vào của các tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung – cầu vốn. Theo luật dân sự VN năm 2005 quy định lãi suất cho vay của các Ngân hàng, TCTD không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Từ đó với việc đưa ra LSCB, NHNN sẽ kiểm soát lãi suất cho vay trên thị trường => Từ đó góp phần điều tiết lượng MS trên thị trường. Lãi suất cơ bản theo quy định của NHNN Việt Nam hiệnnay là 9%/năm. Theo đó lãi suất cho vay tối đa của các TCTD; NHTM là 13,5%/năm. - Ấn định hạn mức tín dụng: Đây là công cụ trực tiếp, mang tính hành chính của NHNN đốivới các tổ chức tín dụng. Theo đó Ấn định hạn mức tín dụng là quy định mức dư nợ tối đa mà NHNN buộc các NHTM; TCTD phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nềnkinh tế. - Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua củađồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. CH21D – Nhóm 10 Page 5 Tỷ giá hối đoái là công cụ, đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tácđộng mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giátácđộng một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá hối đoái không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá hối đoái không làm thay đổi lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nềnkinhtế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho CSTT. 3 - Các giải pháp để hoàn thiện Nội dung của Chính sách tiền tệ Trong quá trình vận hành và ứng dụng CSTT để đáp ứng mục tiêu của từng giaiđoạnkinhtế cụ thể, CSTT đã có rất nhiều ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy để hoàn thiện nội dung của CSTT, nhóm 10 đưa ra một số các giải pháp cụ thể như sau: 3.1 Giải pháp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi 3.1.1 Các giải pháp chung - Thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ cần phải được củng cố và pháttriển theo hướng cơ cấu lại hệ thống NH, minh bạch hóa các thông tin, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh sôi động để có thể phát huy có hiệu quả ở mức tối đa của CSTT. - Hoàn thiện hành lang pháp lý về hệ thống ngân hàng, tài chính để có cơ chế thực thi CSTT nói chung và các công cụ CSTT được minh bạch và có hiệu quả. Việc thực thi CSTT 3.1.2 Nâng cao vai trò và trách nhiệm của NHNN - NHNN là đơn vị chủ quản cũng như điều hành vận hành CSTT vì vậy bản thân NHNN cũng phải không ngừng nâng cao năng lực, chuyên môn để có thể có những quyết định và vận hành CSTT một cách hiệu quả. - Ngoài ra cần phải nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cho NHNN sao cho phù hợp với mức độ hội nhập tài chính thế giới và phù hợp với thể chế chính trị tại Việt Nam. HiệnnayCSTT do NHNN thực hiện tuy nhiên để có thể vận hành CS có sự tham giacủa rất nhiều bộ ban ngành vì vậy CSTT còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình đi vào thực tiễn. Theo đó cần sửa đổi, bổ sung luật NHNN theo hướng trao thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho NHNN trong việc xây dựng CSTT, chủ động trong việc xắp xếp cơ cấu tổ chức nhân sự; hiện đại hóa công nghệ trong việc quản lý tổng hợp, thống kê, phân tích, dự báo… trong việc phục vụ điều hành CSTT. Và NHNN phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện trước Quốc Hội hoặc Chính Phủ. 3.1.3 Việc hoạch định CSTT và các công cụ của chính sách cần đặt trong một chỉnh thể thống nhất có sự linh hoạt của thị trường. CH21D – Nhóm 10 Page 6 Để CSTT thực sự có hiệu quả cần phải đặt nó trong tổng thể với các CS kinhtế khác, đặc biệt là chính sách tài khoá. Đây là 2 chính sách cơ bản trong CSTC, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Một ví dụ điển hình là từ năm 2006 – 2008 khi mà dòng vốn nước ngoài ồ ạt chảy vào Việt Nam (năm 2006 VN thực hiệngia nhập WTO). Nếu không kiểm soát tốt dòng vốn chảy vào này sẽ gây ra lạm phát cao. Do đó CSTT thời kỳ này là CSTTvới mục tiêu cụ thể là chống lạm phát. CP đã đưa ra các quy định trong việc kiểm soát lượng vốn chảy vào Việt Nam: đánh thuế hoặc kỹ quỹ đốivơidòng vốn ngắn hạn. Tất nhiên chính sách này sẽ chỉ có hiệu lực trong một thời gian ngắn, phù hợp với tình hình nguồn vốn. Hiện nay, trong bối cảnh nềnkinhtế Việt Nam và thế giới sụt giảm thì việc điều hành CSTT trong quan hệ với chính sách tài chính… nhằm mục tiêu góp phần ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nềnkinhtế trong nước nhưng đồng thời kiểm soát được lạm phát. 3.2 Giải pháp về việc hoàn thiện các công cụ củaCSTT Để CSTT thực sựphát huy tác dụng trong việc điều tiết nềnkinhtế vĩ mô, một trong những giải pháp quan trọng đó chính là hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của các công cụ CSTT làm sao cho các công cụ này có thể hỗ trợ, phối hợp thúc đẩy lẫn nhau, tránh tình trạng triệt tiêu hiệu quả cụ thể của nhau. Cụ thể: - Đốivới công cụ hạn mức tín dụng: Đây không phải là công cụ thường xuyên được sử dụng trong CSTT tuy nhiên NHNN cũng luôn phải theo dõi tổng số dư nợ của các NHTM ở từng giaiđoạn cụ thể. Tránh để trường hợp mức dư nợ quá lớn so với quy mô hoạt độngcủa ngân hàng, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu. - Đốivới công cụ lãi suất: Việc điều chỉnh lãi suất (tiền vay, tiền gửi) cần phải linh hoạt, theo sát thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích người gửi tiền, tổ chức tín dụng và người vay tiền; tạo điều kiện tập trung tối đa các nguồn vốn để tài trợ cho pháttriểnkinh tế. Việc căn cứ điều chỉnh lãi suất một cách phù hợp phải căn cứ vào các nhân tố cơ bản như: sự biến độngcủa quan hệ cung cầu; vốn đầu tư; mức độ lạm phát; diễn biến lãi suất trên thị trường; kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp…. - Đốivới công cụ dự trữ bắt buộc: Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc cần phải chủ động, linh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm kiểm soát tiền tệ. Mặt khác tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả dụng linh hoạt và hiệu quả. CH21D – Nhóm 10 Page 7 Trong điều kiện kiềm chế lạm phát (sử dụng CSTT thắt chặt) như trong năm 2007 – 2008 NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đốivới các tổ chức tín dụng từ 5% lên 10% và lên 11% là phù hợp. Tuy nhiên nếu tỷ lệ dữ trự trên tiếp tục tăng cao sẽ tạo hiệu ứng ngược, các tổ chức tín dụng sẽ gặp khó khăn trong hoạt độngkinh doanh do chủ yếu tích trữ vốn để đáp ứng theo yêu cầu tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNH. Thêm vào đó, khi thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc => nên tăng từ từ để các tổ chức tín dụng có tư tưởng, kế hoạch cho việc chuẩn bị nguồn vốn đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định. Không nên thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá nhanh => Gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các TCTD. - Đốivới nghiệp vụ trên thị trường mở: Như tại mục 3.1 để các công cụ trên thị trường mở sự có hiệu quả thì cần phải xây dựng một thị trường giao dịch đồng bộ về cách thức hoạt động, thống nhất về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Đặc biệt, cùng với xu thế pháttriểnkinhtế như hiệnnay cần mở rộng quy mô hoạt độngcủa thị trường mở bằng cách: kết nạp thêm thành viên tham gia trên thị trường mở; đa dạng hóa hàng hóa giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng; nâng cao vai trò điều tiết hướng dẫn của NHNN trên thị trường. Tạo các điều kiện và thúc đẩy sựpháttriểncủa thị trường liên ngân hàng; thị trường đầu thaùa tín phiếu kho bạc và thúc đẩy sựpháttriểncủa thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng. Sựpháttriểncủa thị trường sẽ là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tácđộngcủa chính sách tiền tệ trong nềnkinh tế. - Đốivới chính sách tỷ giá hối đoái: Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt trên thị trường; phù hợp với lãi suất có sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô. Một số các biện pháp như: kiểm soát xuất nhập khẩu (tăng hoặc giảm thuế xuất nhập khẩu); khuyến khích đầu tư nước ngoài vào VN (có các chính sách ưu đãi với nhà đầu tư nước ngoài; nới lỏng luật đầu tư….); tạo điều kiện quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng; Nâng cao quỹ trữ ngoại tệcủa Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phòng ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ giá. CH21D – Nhóm 10 Page 8 Câu II – ĐánhgiátácđộngcủaCSTTđốivớisựpháttriểncủanềnkinhtếgiaiđoạnhiệnnay *** 2.1 Mục tiêu của CSTT: Từ năm 2008 - 2010 với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế, NHNN đã thực thi CSTT nới lỏng; cùng với các vấn đề nội tại củanềnkinhtế từ trước đó là nguyên nhân chính dẫn tới sựgia tăng lạm phát từ năm 2011. Thêm vào đó, cũng từ năm 2011, nềnkinhtế thế giới lâm vào trạng thái khủng hoảng, giá cả các mặt hàng tăng cao, sản xuất trì trệ và đình đốn. Khủng hoảng kinhtế đã ảnh hưởng và tácđộng to lớn đến nềnkinhtế Việt Nam. Tất cả những nguyên nhân trên đã đưa nềnkinhtế Việt Nam bước vào một giaiđoạn vô cùng khó khăn và đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Như đã nêu tại câu 1, mục tiêu củaCSTT là mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát vì vậy Nhóm 10 sẽ đi sâu vào diễn biến kinhtế qua các năm và tácđộngcủaCSTTđốivới mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát. Theo kết quả thống kê, chỉ số lạm phát Việt Nam qua các năm như sau: Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Mục tiêu <8 <8 <10 15 7-8 <7 <10 Thực hiện 6.6 12.6 19.9 6.5 11.8 18.1 7 Nhìn vào biểu trên có thể thấy chỉ số lạm phátcủa Việt Nam tăng cao trong các năm 2008 và 2011. Trong năm 2008, chỉ số lạm phát đã lên đến 19,9%. Nguyên nhân là do sựpháttriển và bùng nổ kinhtế quá mức từ các năm 2006 và 2007. Đặc biệt là giaiđoạn 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO. Để có thể kiềm chế lạm phát trong năm 2008 Chính phủ đã đưa ra CSTT thắt chặt kết hợp với CSTK được thể hiện qua 08 gói giải pháp nhằm hạn chế sựgia tăng của lạm phát. Và kết quả lạm phát trong năm 2009 đã giảm xuống chỉ còn 6,5% và tăng nhẹ lên mức 11,8% trong năm 2010. Tuy nhiên trong năm 2011 đã chứng kiến sự tăng lên một cách nhanh chóng của lạm phát. Nguyên nhân gây nên lạm phát trong năm 2011 có nhiều nguyên nhân: - Nguyên nhân do mở rộng cung tiền quá mức và tăng trưởng tín dụng quá nóng trong các năm trước. Theo Tổng cục thống kê tính trung bình trong giaiđoạn từ năm 2004 – 2010 Cung tiền M2 và tín dụng tăng khoảng 31,17%/năm và 35,17%; như vậy có thể thấy trong giaiđoạnnày tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng là quá cao. Đây là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến các cơ chế chính sách ổn định kinhtế vĩ mô và lạm phát. CH21D – Nhóm 10 Page 9 - Công tác dự báo kinhtế vĩ mô còn chưa chính xác dẫn tới việc ban hành và thi hành các chính sách còn chậm chạp và chưa kịp thời. - Từ sựtácđộngcủa cuộc khủng hoảng kinhtế thế giới năm 2011, giá cả các mặt hàng tăng cao: giá dầu thô; giá nguyên vật liệu… Chứng kiến sựgia tăng liên tục của lạm phát (trong 4 tháng đầu năm 2011 lạm phát đã tăng lên thêm 3,32% do sức ép tỷ giá, giá cả hàng hóa năng lượng và cung tiền), đẩy mức giá lên cao, nềnkinhtế gặp nhiều khó khăn. Đứng trước nguy cơ gia tăng của lạm phát, mục tiêu chính và chủ yếu củanềnkinhtế Việt Nam trong giaiđoạnnày là kiềm chế lạm phát. Mục tiêu này được duy trì từ năm 2011 – hiện tại. 2.2 Các nội dung củaCSTT • Năm 2011 Ngày 24/02/2011 Chính phủ ban hành nghị quyết số 11/NQ – CP về việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế; ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN triển khai thực hiện nghị quyết số 11. Theo nội dung NQ số 11/NQ – CP, Chính phủ đưa ra các biện pháp để điều hành và kiềm chế lạm phát như sau (xét CSTT): Thực hiệnCSTT chặt chẽ và thận trọng: - Thực hiệnCSTT chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa CSTT và CSTK để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%; Ưu tiên vốn tín dụng phục vụ pháttriển SXKD, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm tốc độ cho và tỷ trọng cho vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ CSTT nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát. - Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt (phù hợp với thị trường). Tăng cường quản lý ngoại hối thực hiện các biện pháp để các tổ chức cá nhân, trước là các Tập đoànkinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho Ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, pháttriển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối. - Kiểm soát chặt chẽ hoạt độngkinh doanh vàng. Trên đây là một vài điểm chính và cơ bản củaCSTT thắt chặt. Theo nội dung nghị định, NHNN đã triển khai CSTT và đưa ra các biện pháp hành chính nhanh và mạnh nhằm giảm tỷ lệ lạm phát về mức kế hoạch được giao (kết hợp với CSTK thắt chặt), cụ thể: CH21D – Nhóm 10 Page 10