1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá tác động của chương trình 135 giai đoạn II tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

95 442 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

ĐạI HọC THáI NGUYÊN TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM lê thị hà Tên đề tài: Đánh giá tác động của chơng trình 135 giai đoạn II tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên khoá luận tốt nghiệp đại học Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển Nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khoá học : 2009 - 2013 Thái Nguyên - 2013 ĐạI HọC THáI NGUYÊN TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM lê thị hà Tên đề tài: Đánh giá tác động của chơng trình 135 giai đoạn II tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên khoá luận tốt nghiệp đại học Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển Nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : 41 - PTNT Khoá học : 2009 - 2013 Giảng viên hớng dẫn : PGS.TS. Dơng Văn Sơn Thái Nguyên - 2013 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong hoàn cảnh một bộ phận khá lớn đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn còn phải đối mặt với nghèo đói và điều kiện sinh hoạt hết sức khó khăn thì nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm rút ngắn khoảng cách và trình độ phát triển giữa các vùng miền được đặt ra một cách cấp thiết. Phát triển kinh tế- xã hội nông thôn miền núi có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ nhằm nâng cao đời sống đồng bào miền núi, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng miền và thực hiện công bằng xã hội mà còn khai thác phát huy thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực to lớn của các vùng miền vào quá trình phát triển chung của đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nền tảng bền vững cho sự phát triển, giữ vững ồn định chính trị và an ninh quốc phòng. Từ khi đổi mới, bộ mặt nông thôn nước ta đã có nhiều khởi sắc. Các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả hơn, tiến bộ kỹ thuật ngày càng được áp dụng mạnh mẽ và rộng khắp trong các ngành sản xuất và các vùng sản xuất làm tăng thu nhập dân cư, đời sống vật chất và văn hóa ngày càng được cải thiện. Thành tựu đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó phần lớn là do chủ trương, chính sách, các chương trình phát triển nông thôn, đặc biệt là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo, gọi tắt là Chương trình 135. Từ những năm 2005 trở về trước, Mỹ Yên là một xã khó khăn của huyện Đại Từ, được hưởng lợi từ Chương trình 135 giai đoạn I của tỉnh Thái Nguyên, nhưng sau 6 năm thực hiện dự án, đời sống của nhân dân còn nghèo 2 khó, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, trình độ dân trí thấp và cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Chính vì vậy Chương trình 135 giai đoạn II tiếp tục được đầu tư cho xã Mỹ Yên bắt đầu từ năm 2006, sau 6 năm thực hiện bộ mặt của xã đã có những đổi thay đáng kể, đời sống của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Để khẳng định rằng Chương trình 135 giai đoạn II đã có những tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế xã hội của xã Mỹ Yên trong những năm qua, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá tác động của chương trình 135 giai đoạn II tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá tác động của chương trình 135 giai đoạn II đến kinh tế- xã hội của xã Mỹ Yên, tìm ra các hạn chế của chương trình trên cơ sở đó tìm giải pháp khắc phục hạn chế đó. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu - Đánh giá kết quả triển khai chương trình 135 giai đoạn II tại địa bàn nghiên cứu - Đánh giá một số tác động của chương trình 135 tới tình hình kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu - Đánh giá một số hạn chế của chương trình 135 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả Chương trình 135. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài có ý nghĩa quan trọng, giúp sinh viên nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện được kỹ năng của mình và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. - Là tài liệu tham khảo cho những độc giả quan tâm đến tác động của chương trình 135 đến tình hình kinh tế xã hội 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Giúp địa phương thấy được thực trạng kinh tế - xã hội trước và sau khi thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, qua đó có thể đánh giá được hiệu quả của chương trình. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo và giúp địa phương đưa ra những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo hiệu quả hơn 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Khái niệm nông thôn Có nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về nông thôn ở dưới góc độ khác nhau. Nhưng khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với thành thị. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, nông thôn được định nghĩa là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông. Thành thị được định nghĩa là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp [1]. Hai định nghĩa nêu trên mới chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị. Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội. Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị. Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn, Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp). Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa, cũng kém hơn đô thị. Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị. Tuy nhiên những di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn thành thị. Từ đó, khái niệm nông thôn có thể được diễn đạt như sau: Nông thôn là vùng đất đai rộng với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát 5 triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp, có thu nhập mức sống thấp hơn đô thị [1]. 2.1.2. Một số vấn đề về phát triển nông thôn 2.1.2.1. Đặc trưng của vùng nông thôn Với khái niệm nêu trên có thể đưa ra những đặc trưng chủ yếu của vùng nông thôn như sau: - Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, cho cộng đồng nông thôn. Mật độ dân cư vùng nông thôn thấp hơn đô thị. - Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị. Nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt, người dân nông thôn thường tìm cách di chuyển vào thành thị. - Nông thôn là vùng có trình độ văn hóa, khoa học và kỹ thuật thấp hơn thành thị và trong chừng mực nào đó mức độ dân chủ, tự do và công bằng xã hội cũng thấp hơn đô thị. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của vùng nông thôn thấp hơn thành thị. - Nông thôn trải trên địa bàn khá rộng, chịu tác động nhiều bởi điều kiện tự nhiên. Đa dạng về quy mô, trình độ phát triển và về các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý. Tính đa dạng đó diễn ra không chỉ giữa nông thôn các nước khác nhau mà ngay cả giữa các vùng nông thôn trong cả nước [1]. 2.1.2.2. Những khó khăn trong phát triển nông thôn ở Việt Nam Phát triển nông thôn ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân sau: - Kinh tế nông thôn vẫn còn mang tính thuần nông. Xét về cơ cấu lao động, cơ cấu nhân khẩu, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản phẩm và sản phẩm hàng hóa, thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt đối, công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỷ trọng nhỏ bé. Nhiều vùng sản xuất vẫn mang tính chất tự cung 6 tự cấp dẫn đến năng suất đất đai, năng suất lao động, thu nhập và đời sống nông thôn còn thấp. Việc tiêu thụ nông sản phẩm trong nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. - Kết cấu hạ tầng trong nông thôn còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao thông, đặc biệt là giao thông miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, gây trở ngại cho việc tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hóa. Mạng lưới thủy lợi tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng không đồng bộ và hoàn chỉnh nên hiệu quả sử dụng còn thấp. Mạng lưới điện nông thôn còn thiếu quy hoạch, thiếu an toàn, tổn thất điện khá nhiều, việc cung ứng điện mới chỉ phục vụ một phần cho đời sống và thủy lợi, phục vụ cho các mặt sản xuất khác còn thấp. Cơ sở chế biến và bảo quản nông sản chưa đáp ứng được được yêu cầu, dẫn đến việc thất thoát nông sản phẩm (cả về chất lượng và số lượng) còn lớn. Cơ sở vật chất và kỹ thuật như máy móc, thiết bị, khoa học và kỹ thuật về hóa học, sinh học còn thấp, lao động trong nông nghiệp chủ yếu là thủ công. Những yếu kém này ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng năng suất lao động trong nông thôn. Thêm vào đó, đất đai nông nghiệp còn manh mún, phân tán nên đã gây trở ngại cho quá trình hình thành sản xuất tập trung chuyên môn hóa và hiện đại hóa. - Tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn còn khá cao gây sức ép khá lớn về việc làm, về ruộng đất, về y tế, giáo dục. Tình trạng thất nghiệp hoàn toàn trong nông thôn là không nhiều, tuy nhiên tình hình thiếu việc làm và chia việc làm trong thời gian nông nhàn là phổ biến. Khó khăn lớn nhất hiện nay là khoảng 1/4 quỹ thời gian ở nông thôn chưa được sử dụng. Thiếu việc làm đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống, trật tự an ninh xã hội, đến việc di dân tự phát ồ ạt vào thành thị. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Nhìn chung số hộ nghèo và trung bình còn chiếm tuyệt đại đa số. Số hộ giàu và khá đã tăng sòng còn chiếm tỷ lệ thấp. Trình độ học vấn của nhân dân tuy có được nâng lên nhưng vẫn 7 còn thấp, tỷ lệ mù chữ vẫn còn cao đặc biệt ở những vùng xa và vùng cao. Mạng lưới y tế còn nhiều bất cập, đặc biệt ở những vùng khó khăn, dẫn đến nhiều bệnh nhân muốn về các đô thị, thành phố chữa bệnh. Tỷ lệ suy dinh dưỡng đặc biệt ở các bà mẹ và trẻ em ở những vùng xa, vùng cao còn chiếm tỷ lệ cao. - An ninh xã hội nông thôn có nhiều tiến bộ, tuy nhiên tình hình dân chủ, công bằng xã hội, kỷ cương pháp luật còn chưa đảm bảo. Tình trạng lấn chiếm đất, tham nhũng, buôn lậu, đầu cơ, cho vay nặng lãi, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc, nghiện hút, chưa được giảm, những truyền thống tốt đẹp trong gia đình, tình làng nghĩa xóm chưa được phát huy đầy đủ. 2.1.2.3. Quan điểm phát triển nông thôn của Đảng và Nhà nước Trong những năm gần đây, trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển nông thôn. Theo đó, một số quan điểm về phát triển nông thôn của Nhà nước ta như sau: * Phát triển nông thôn phải đảm bảo hiệu quả đồng bộ về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường - Hiệu quả kinh tế: đòi hỏi sản xuất ngày càng nhiều nông sản hàng hóa với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động cao, tích lũ và tái sản xuất mở rộng không ngừng. - Hiệu quả xã hội: đòi hỏi đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, lao động có việc làm với thu nhập ngày càng tăng, thực hiện được xóa đói, giảm nghèo, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội, xóa bỏ được các tệ nạn xã hội, phát huy được những truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng nông thôn. - Hiệu quả môi trường: đòi hỏi môi trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện. Đảm bảo cả ba mặt trên thì phát triển nông thôn mới bền vững. Quan điểm này phải chỉ đạo toàn bộ phương hướng, nội dung và giải pháp phát triển nông thôn. Tùy theo từng vùng, từng thời điểm mà xem xét giải quyết các mặt sao cho thích hợp và hiệu quả. Vì vậy cần có những chương trình, 8 chính sách của đảng và Nhà Nước nhằm phát triển cân đối và hài hòa cả ba mặt trên, có như vậy thì nông thôn nước ta mới có thế phát triển bền vững. * Phát triển nông thôn với kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Phát triển nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá đi đôi với mở rộng thị trường nông thôn bao gồm thị trường nông sản phẩm, thị trường đất đai, vốn, vật tư, sức lao động, khoa học công nghệ,… Mở rộng tự do cạnh tranh sẽ tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa trong nông thôn, cũng như giữa nông thôn và thành thị. Người sản xuất có thể mua bán những thứ cần thiết phục vụ sản xuất và tiêu dùng theo giá thị trường mà không bị ép giá. Tham gia thị trường có nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Phát huy đầy đủ mọi tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của các thành phần kinh tế và quan tâm đến lợi ích của các nông hộ, trang trại, hợp tác xã và các tổ kinh tế hợp tác là động lực hết sức quan trọng để phát triển nông thôn. Phải có sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất và đời sống ở nông thôn diễn ra bình thường. Bằng hệ thống quy hoạch, kế hoạch định hướng, dựa vào các công cụ quản lý như kế hoạch tài chính, tín dụng, ngân hàng, thuế, bảo hiểm và các biện pháp hành chính, pháp luật, Nhà nước quản lý điều tiết các quá trình phát triên kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng, hiệu quả [4]. * Phát triển nông thôn toàn diện có tính đến lợi thế so sánh của các vùng khác nhau Phát triển nông thôn toàn diện là một tất yếu khách quan, mỗi vùng, mỗi ngành riêng lẻ không thể tự mình phát triển một cách bình thường mà phải có sự tác động, hỗ trợ của các vùng, các ngành khác mới có hiệu quả. Tuy nhiên, phát triển nông thôn toàn diện phải tính đến lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế của các vùng khác nhau vì mỗi vùng đều có thế mạnh nhất định. Từ đó phải [...]... cứu - Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu - Đánh giá kết quả triển khai Chương trình 135 giai đoạn II tại địa bàn xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên - Đánh giá một số tác động của Chương trình 135 đến phát triển kinh tế xã hội nông thôn tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chương. .. tổng trị giá 3 căn nhà là 60.000.000 đồng Cấp máy móc cho hộ nghèo, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 với tổng trị giá là 302.790 đồng[8] 4.2 Kết quả triển khai chương trình 135 giai đoạn II tại xã Mỹ Yên 4.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện chương trình 135 giai đoạn II tại xã Mỹ Yên Chương trình 135 giai đoạn II được thực hiện tại địa bàn xã Mỹ Yên là một chương trình mục... Chương trình 135) UBND huyện Đại Từ (Ban chỉ đạo Chương trình 135) Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II xã Mỹ Yên Tổ kỹ thuật Kế toán ngân sách Tổ vật tư thiết bị Tổ giám sát Cộng đồng cư dân nông thôn là người hưởng lợi từ Chương trình 135 giai đoạn II + Ủy ban nhân dân xã Mỹ Yên (Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 của xã) bao gồm các cán bộ được chỉ định thực hiện chương trình, ... các chương trình, dự án khác tại địa phương 14 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Là cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ chương trình 135 giai đoạn II tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên - Phạm... dân tỉnh Thái Nguyên (Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh) : chỉ đạo việc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II trong phạm vi tỉnh, xem xét các dự án, lập đề án và trình lên Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan, sau đó giao cho các huyện tiến hành làm chủ dự án và chỉ đạo phê duyệt các dự án trong giai đoạn 2006 - 2010 23 + Uỷ ban nhân dân huyện Đại Từ (Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 của huyện) :... ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn I từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn II từ năm 2001 đến năm 2005 Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997 - 2006 là giai đoạn I, giai đoạn tiếp theo (2006 - 2010) là giai đoạn II [3] Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát... gia tích cực của cộng đồng dân cư vùng dự án, điều đó đã đảm bảo tính bền vững của chương trình sau khi triển khai 4.3 Đánh giá một số tác động của chương trình 135 giai đoạn II đến đời sống của người dân vùng dự án Theo số liệu từ các báo cáo của địa phương kết hợp với phân tích số liệu từ nhóm hộ điều tra đã cho thấy một số tác động chính của Chương trình 135 giai đoạn II đến đời sống của người dân... 88,38 -2 72,05 -1 5,26 III Đất chuyên dung 67,5 1,95 75,41 2,22 7,91 10,5 IV Đất ở 78,23 2,27 84,64 2,54 6,41 7,57 V Đất chưa sử dụng 114,7 3,32 96,26 2,8 -1 8,44 -1 9,16 Loại đất TỔNG DIỆN TÍCH - Đất trồng cây lâu năm II Đất lâm nghiệp (Nguồn: UBND xã Mỹ Yên, 2013) Tình hình biến động đất đai của xã từ khi bắt đầu thực hiện chương trình (2006) cho tới khi kết thúc giai đoạn II của Chương trình 135 năm... UBND tỉnh Thái Nguyên, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Đại Từ và UBND xã Mỹ Yên + Các tài liệu, các báo cáo khoa học đã được công bố + Các văn bản, hồ sơ về thực hiện chương trình 135 của xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ + Các sách, báo và các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng - Thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra, phỏng vấn, quan sát tình hình tại địa... nghiên cứu 4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Mỹ Yên là một xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 11km, có vị trí địa lí như sau: + Phía Đông giáp xã Văn Yên và xã Lục Ba + Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc + Phía Nam giáp xã Văn Yên và tỉnh Vĩnh Phúc + Phía Bắc giáp xã Khôi Kỳ và xã Bình Thuận 4.1.1.2 Địa hình Địa hình của xã thuộc vùng núi nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo, phần . trình 135 giai đoạn II tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên . 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá tác động của chương trình 135 giai đoạn II đến kinh t - xã hội của xã Mỹ Yên, . Chương trình 135 giai đoạn II tại địa bàn xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá một số tác động của Chương trình 135 đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tại xã Mỹ Yên. ĐạI HọC THáI NGUYÊN TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM lê thị hà Tên đề tài: Đánh giá tác động của chơng trình 135 giai đoạn II tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w