1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU CÔNG TÁC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ MỸ YÊN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

17 165 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 145,64 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò to lớn của nước đối với đời sốn con người cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động tới

Trang 1

TÌM HIỂU CÔNG TÁC CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ MỸ YÊN- HUYỆN

ĐẠI TỪ- TỈNH THÁI NGUYÊN

Trang 2

I Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km với tổng diện tích tự nhiên là 57.415,7 ha, chiếm 16,26% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Trên địa bàn huyện, nguồn tài nguyên, đất, nước, khoáng sản phong phú và đa dạng, có khu du lịch Hồ Núi Cốc huyền thoại, huyện có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của huyện luôn ở mức độ cao

Nước, không khí và thực phẩm,… là những thứ rất cần thiết cho tồn tại, phát triển của người và các sinh vật trên trái đất Nước là dung môi tốt để hòa tan tất cả các chất ( trừ

mỡ và một ít hợp chất cacbon) Hầu hết các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể có liên quan đến sự trao đổi chất đều cần đến nước Các quá trình biến hóa thức ăn, tổng hợp chất cho tế bào, đều thực hiện trong môi trườn nước, đối với cơ thể sống, thiếu nước là một hiểm họa Nhu cầu sinh lý của con người một ngày cần đến 1.83 lít nước, nhưng cũng có thể lên tới 2,5- 3,5 lít/ người, tùy theo cường độ lao động và tính chất môi trường xung quanh Cung cấp nước đầy đủ và nước sạch là một trong những công tác chủ yếu để tăng cường và bảo vệ sức khỏe của nhân dân Ở nông thôn nước ta, theo báo cáo chiến lược quốc gia về nước và vệ sinh nông thôn thì vào cuối năm 2001, cả nước đã có 46% dân số nông thôn được cung cấp nước sạch Cùng với việc cung cấp nước sạch là vấn đề

vệ sinh môi trường Các chất thải của người và gia súc, các phế thải của ngành tiểu thủ công nghiệp, dư lượng hóa chất trong nông nghiệp đang hàng ngày gây ô nhiễm môi trường

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày của mọi người Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò to lớn của nước đối với đời sốn con người cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động tới nước, những năm gần đây Nhà nước ta đã xây dựng và

tổ chức thực hiện nhiều chương trình, chiến lược về bảo vệ, phát triển tài nguyên nước.Mỹ Yên là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên, nằm trong diện

135 của Chính phủ- vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Việc thi hành pháp luật

về bảo vệ môi trường còn gặp nhiều trở ngại, ý thức tự giác bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư, công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường còn tồn tại nhiều hạn chế.Tất cả đang trở thành những yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải được giải quyết Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng vấn đề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại xã Mỹ Yên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Tìm hiểu công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại xã Mỹ Yên- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên làm đề tài nghiên cứu trong chuyến thực tế vừa rồi

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Trang 3

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, chỉ ra những nguyên nhân còn tồn tại của công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại xã Mỹ Yên – Đại Từ – Thái Nguyên đề xuất một

số biện pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường của xã

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên

Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên

Đề ra một số giải pháp cung cấp nước sạch nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân địa phương

2.2 Nhiệm vụ

Làm rõ một số khái niệm có liên quan đến đề tài

Khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng công tác cung cấp nước sạch và vế sinh môi trường tại xã

Chỉ ra nguyên nhân của thực trạng trên

Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại xã

2.3 Yêu cầu

Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước sạch tại xã Mỹ Yên

Đảm bảo những đề nghị, kiến nghị, để phù hợp, mang tính khả thi đối với thực tế điều kiện kinh tế xã hội địa phương

3 Đối tượng

Công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại xã Mỹ Yên – Đại Từ – Thái Nguyên

Trang 4

II Nội dung

1 Vị trí địa lý

Mỹ Yên là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam Xã nằm ở phía tây của huyện và tựa lưng vào dãy núi Tam Đảo Đỉnh núi cao nhất của dãy núi (1590 m) là nơi giáp ranh giữa ba tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc và Tuyên Quang

Mỹ Yên có ranh giới tiếp giáp với xã Khôi Kỳ ở phía bắc, Bình Thuận ở phía đông bắc, Văn Yên ở phía đông và đông nam Qua dãy Tam Đảo, Mỹ Yên giáp với xã Đạo Trù thuộc huyện Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc Trên địa bàn xã có một số khe suối nhỏ chảy từ các đỉnh núi cao theo phía tây đổ ra hồ Núi Cốc Trên địa bàn xã có dựa án kè chống xói mòn suối Chì song có nhiều khúc mắc Đây là một trong năm xã duy nhất của tỉnh Thái Nguyên có thể nuôi được các loài cá nước lạnh như cá Hồi hay cá Tầm

Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1999-2003, xã Mỹ Yên có diện tích

34,11 km², dân số là 5829 người, mật độ cư trú đạt 171 người/km² Mỹ Yên được chia thành 25 xóm: Kỳ Linh Trong, Kỳ Linh Ngoài, Đồng Khâm, Cao, Chùa, La Yến, Đồng Cháy, Đầm Gành, Đầm Pháng, Trại Cọ, Đồng Cạn, Lò Gạch, Suối Trì, Bắc Hà 1, Bắc Hà

2, Bắc Hà 3, Thuận Yên, Việt Yên, Đồng Phiêng, La Vương, Na Hang, Tân Yên, Na Hồng, La Tre, Làng Lớn

Bản đồ hành chính huyện Đại Từ

Trang 5

2 Khí hậu

Mỹ Yên có lượng mưa lớn (trung bình 1.700-1.800 mm/năm) độ ẩm trung bình 70%-80%, nhiệt độ trong năm từ 22 °C-27 °C, cao nhất trong tháng 6 năm 2013 (32 °C), lạnh nhất trong tháng 1 năm 2014 (6 °C)

3 Hiện trạng cấp nước hiện nay

Nước mặt: Mạng lưới sông ngòi của huyện Đại Từ có 1 sông chính là sông Công Hiện nay nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển công, nông nghiệp toàn huyện Đại Từ chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt từ sông này Chất lượng nước sông Công

ổn định

Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất

Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm tại huyện Đại Từ khá lớn Chất lượng nước ngầm đều nhạt, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho ăn uống sinh hoạt Chất lượng nước nhìn chung có thể

sử dụng vào mục đích sinh hoạt nhưng phải xử lý Mn làm thoáng và lọc cát

Nước ngầm ( hay còn gọi là nước dưới đất) là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngâm nước bên dưới mực nước ngầm

4 Khái niệm nước sạch và tiêu chuẩn nước sạch

4.1 Khái niệm nước sạch

Nước sạch là nước không có màu, mùi vị khác thường gây khó chịu cho người sử dụng, không có chất tan và không tan độc hại cho con người, không có các vi khuẩn gây bệnh

và không gây tác động xấu cho sức khoẻ người sử dụng trước mắt cũng như lâu dài”

4.2 Tiêu chuẩn nước sạch

Nước là một nhu cầu không thể thiếu của con người Trung bình nước chiếm độ 75% trọng lượng của cả cơ thể Nói về nước “sạch”, theo định nghĩa, nước sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ, kim loại và các ions hòa tan với một vi lượng rất nhỏ tuỳ theo độc chất của các chất kể trên Và định mức này đã được Liên Hợp Quốc cũng như các quốc gia trên thế giới chấp nhận tùy theo điều kiện phát triển của từng quốc gia Tuy nhiên, các tiêu chuẩn cho nước uống ở các nơi cũng gần giống nhau

Trang 6

Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 2-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Ions: nồng độ của Fluor trong nước không được quá 2mg/L; Chlor, 250 mg/L; Sulfate,

250 mg/L; Nitrate, 45 mg/L

Về các yếu tố vật lý thì độ dẫn điện (specific conductance) không được vượt quá 900 microhmos Lượng chất rắn hòa tan cũng không được quá 550 mg/L

Nói chung, nước được gọi là sạch và hợp vệ sinh khi đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu trên

và có độ pH trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 (pH trung hòa trong nước là 7,0)

Đối lập với nước sạch là nước bị ô nhiễm:

Khái niệm ô nhiễm nước: là hiện tượng thay đổi về chất lượng nước do trong nước có chứa quá mức các thành phần, vật chất, các chất độc hại và các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh đã làm giảm giá trị sử dụng của nước, ảnh hưởng xấu tới sự tồn tại và phát triển của các sinh vật cũng như tới sức khỏe của con người

4.3 Khái niệm môi trường, phân loại môi trường và ô nhiễm môi trường

4.3.1 Khái niệm môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)

4.3.2 Phân loại môi trường:

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó

là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước…

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác

4.3.3 Khái niệm Ô nhiễm môi trường :

Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật

4.4 Sự cần thiết của công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đối với cuộc sống con người.

Tính đến năm 2012 trên địa bàn cả nước đã có khoảng 80% số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt, khoảng 60% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, nhiều chuồng trại

Trang 7

chăn nuôi được cải tạo và xây mới đảm bảo quản lý chất thải, khoảng 100% tổng số trường học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, 100% tổng số trạm xá xã, 40% tổng số chợ ở khu vực nông thôn được cấp nước sinh hoạt và có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn, 28 đồn biên phòng cùng với hơn 8 vạn dân vùng lân cận được cung cấp nước sinh hoạt Kết quả này

đã góp phần quan trọng vào việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện cảnh quan

và vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt và nâng cao sức khỏe cho nhân dân

Cùng với kết quả đó, trên phạm vi cả nước đã cơ bản hoàn thành quy hoạch tổng thể nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo từng vùng, từng tỉnh Nhiều loại hình công nghệ trong cấp nước và vệ sinh môi trường đã được xác định và ứng dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đặc điểm dân cư, tập quán và truyền thống sử dụng nước sinh hoạt của từng địa phương

Tính đến nay, bộ máy quản lý thực hiện công tác cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ Trung ương đến cấp cơ sở đã được hình thành Nhiều văn bản chính sách, tài liệu hướng dẫn về quản lý, công nghệ kỹ thuật…đã được xây dựng và ban hành Nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân về việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường được nâng cao một bước Bên sạnh đó, chương trình đã hình thành được một số

mô hình huuy động vốn đầu tư có hiệu quả, bao gồm các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn từ các thành phần kinh tế, vốn hỗ trợ của quốc tế và vốn đóng góp của nhân dân

4.5 Những khó khăn và thách thức

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng trên đây nhưng thực tế việc cấp nước sạch và

vệ sinh môi trường nông thôn ở nước ta vẫn còn khá nhiều khó khăn và thách thức

Chất lượng nước và chất lượng xây dựng các công trình cấp nước nhìn chung còn thấp, chưa đạt các yêu cầu đặt ra Đến nay vẫn còn 10% dân số nông thôn chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh Trong số 80% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp

vệ sinh Nhiều vùng đang diễn ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do sự xâm nhập mặn,

do chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của nhân dân Bên cạnh đó nhiều khu vực ở các vùng đồng bằng đã phát hiện hàm lượng Asen có trong nước ngầm khá cao

so với tiêu chuẩn cho phép đang là một trong những thách thức lớn đói với công nghệ sử

lý và nguồn lực đầu tư

Tính đồng đều trong việc cấp nước sạch ở các vùng, miền còn nhiều hạn chế Trong khi 3 vùng sing thái đã có số dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt trên 60%, thì 4/7 vùng còn lại chỉ có chưa đến 50% số dân được cấp nước sinh hoạt, nhiều vùng như: miền núi, vùng ven biển, vùng khó khăn về nguồn nước, người dân chỉ được sử dụng bình quân dưới 20 lít nước/người/ngày

Tính bền vững của những thành quả đạt được về cấp nước chưa cao Số lượng và chất lượng nước cung cấp ở nhiều nơi hiện đang bị giảm sút, việc giám sát và kiểm tra chất lượng nước chưa đúng quy định đặc biệt là đối với các công trình cấp nước nhỏ lẻ Quản

lý bền vững công trình cấp nước tập trung sau xây dựng còn yếu, hầu hết do kinh phí chưa đủ đảm bảo duy trì, quản lý, khai thác, tu sửa dẫn đến công trình bị xuống cấp, thậm

Trang 8

chí không tiếp tục hoạt động được Một số công trình do tư nhân hoặc hợp tác xã nước sạch đầu tư và quản lý tuy có khá hơn nhưng cũng chỉ đảm bảo tái sản xuất đơn giản Phương pháp công nghệ sử lý rác thải, chất thải tập trung, đặc biệt là vùng làng nghề đang là vấn đề bức xúc, chưa có giải pháp hữu hiệu Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 1999 – 2005 mới chỉ tập trung việc giải quyết nước sinh hoạt cho người dân mà chưa quan tâm đầy đủ đến việc vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, xử lý rác thải, chất thải chuồng trại chăn nuôi và xử lý chất thải làng nghề do đó đây đang là vấn đề cản trở

sự phát triển của các làng nghề và phát triển chăn nuôi ở nông thôn

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, vấn đề vệ sinh ở nông thôn vẫn chưa được chú trọng như đối với cấp nước Tính đến nay cả nước vẫn còn 50% số hộ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh như nhà tiêu cầu, nhà tiêu đào, nhà tiêu ao cá…hiện là nguy cơ cao gây nhiễn bẩn các nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt của cộng đồng Trong khi đó nhận thức của các cấp chính quyền và người dân vẫn còn lệch lạc, coi trọng vấn đề cấp nước hơn vệ sinh, coi trọng việc xây dựng mới hơn là phát huy hiệu quả những công trình hiện có

Thị trường nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chưa được hình thành rõ ràng, các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vưc tư nhân

Các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trong các trường học, trạm y tế và các cơ sở công cộng khác ở nông tôn mặc dù đã được quan tâm nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế nhiều trường học còn thiếu các công trình cấp nước và vệ sinh hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu, thêm nữa nhiều cơ sở công cộng đang được xây dựng mới nhưng không có hạng mục xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh

5 Khái quát về điều kiện tự nhiên xã Mỹ Yên – Huyện Đại Từ

Mỹ Yên là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên, nằm cách trung tâm huyện 10 km Địa hình chủ yếu là đồi núi, với tổng diện tích tự nhiên là 3400 ha, trong đó đất nông nghiệp trồng lúa là 280 ha, trồng chè là 130 ha, diện tích rừng sản suất là 400

ha, còn lại là rừng vườn của vườn quốc gia Tam Đảo

Về khí hậu: Mỹ Yên mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi phía Bắc, chia làm 2 mùa rõ rệt

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài tới tháng 11 Tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

Nhiệt độ trung bình năm là trên 200C

Độ ẩm không khí dao động từ 80- 85%

Về thủy văn: do điều kiện địa hình đồi núi nên mạng lưới suối nguồn ít, hệ thống kênh mương được xây dựng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp

6 Điều kiện kinh tế- Văn hóa- Xã hội xã Mỹ Yên- Đại Từ

6.1 Sản xuất nông- lâm nghiệp.

Trồng lúa:

Diện tích gieo cấy là 270 ha, năng suất đạt 56 tạ/ ha, với sản lượng là 1512 tấn

Trong đó, lúa lai cấy được 33 ha

Trang 9

Cây ngô:

Ngô đông năm 2010 có 35 ha, năng suất 41 tạ/ ha, đạt sản lượng 143.5 tấn

Ngô xuân với diện tích là 5 ha, năng suất đạt 40 tạ/ ha, sản lượng 20 tấn

Tổng sản lượng lương thực cây có hạt 6 tháng đầu năm đạt 1675,5 tấn

Chăm sóc thâm canh 102 ha chè kinh doanh, năng suất đạt 65 tạ/ ha, với sản lượng là 461.1 tấn

Trồng rừng:

Rừng sản xuất: Đã cấp giống và phân bón cho nhân dân trồng và chăm sóc 36.1 ha tại 5 xóm: Bắc Hà 1, Bắc Hà 2, Bắc Hà 3, Việt Yên và Đồng Cháy

Triển khai mô hình thâm canh keo Tai tượng với diện tích là 25 ha tại 6 xóm: Suối Chì,

Lò Gạch, Đồng Cạn, Trại Cọ, Đầm Pháng, Đầm Gành

Công tác bảo vệ rừng: đã tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành và cơ sở thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng; kiểm tra, giám sát việc khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản trên địa bàn xã

6.2 Văn hóa- xã hội.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo thu được nhiều thành tích quan trọng, hàng năm duy trì 14/

13 cấp học Chất lượng dạy và học cùng với đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao

Về y tế: chỉ đạo trạm y tế xã tăng cường công tác khám chữa bệnh cho nhân dân Trong 6 tháng đầu năm khám bệnh cho 2.855 bệnh nhân Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm Tổ chức tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh mặt hàng thực phẩm trên địa bàn toàn xã với tổng số 100 hộ tham gia

7 Thực trạng cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ

7.1 Công tác cung cấp nước sạch tại xã Mỹ Yên – Đại Từ

7.1.1 Tình hình về việc cung cấp nước sạch tại xã Mỹ Yên.

Là một xã miền núi thuộc diện 135 của Chính phủ về vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên công tác cung cấp nước sạch ở xã Mỹ Yên- Huyện Đại Từ- Tỉnh Thái Nguyên còn nhiều vấn đề cần quan tâm

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Mỹ Yên được UBND tỉnh Thái Nguyên đầu tư xây dựng với tổng kinh phí đầu tư là 3.7 tỉ đồng với quy mô công trình được xây dựng thuộc

hệ thống nước tự chảy Xã Mỹ Yên gồm có 2 công trình nước sạch được xây dựng vào năm 1997 và năm 2003, đó là công trình Cao Chùa và công trình La Tre

Công trình Cao Chùa được xây dựng năm 1997 với tổng kinh phí là 320 triệu đồng, do công tác quản lý lỏng lẻo, ý thức nhân dân chưa cao, nên công trình đã xuống cấp nghiêm trọng Tháng 11/ 2004, trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tỉnh Thái Nguyên

đã đầu tư 63 triệu đồng để xây bể tạo áp 20 m3 và sửa chữa các vị trí đường ống bị mất cắp Công trình Cao Chùa đã đi vào hoạt động phục vụ cho 4 xóm gồm: xóm Cao, xóm Chùa, Đồng Cháy, Đồng Khâm, với số hộ hưởng lợi từ công trình Cao Chùa là 120 hộ Công trình La Tre được khới công xây dựng năm 2003 với tổng kinh phí trên 3,7 tỷ đồng, nhằm đáp ứng thêm nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân

Trang 10

Hai công trình cung cấp nước sạch nêu trên thì một công trình đạt công suất trên 150 m3/ ngày đêm đó là công trình Cao Chùa Công trình La Tre đạt trên công suất 800 m3/ ngày đêm Theo lãnh đạo hợp tác xã cho biết khả năng cung ứng nguồn nước như vậy là thừa

so với nhu cầu của người dân

Các công trình đều được xây dựng trên trên địa bàn đồi núi, đồi dốc, đường xá đi lại rất khó khăn, đường ống được trải dài trên địa bàn 21 xóm với tổng chiều dài đường ống trục chính là 32.6 km và 27 km đường ống về các cụm dân cư và các gia đình Trên công trình lắp đặt một số thiết bị có giá trị như: khu bể xử lý, 6 cầu cáp treo, hơn 1.4 km đường ống kẽm được lắp đặt trên mặt đất và 27 van điều tiết nước

7.1.2 Công trình cung cấp nước sạch tại xã Mỹ Yên

Sau khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng ngày 04/06/2003 UBND xã Mỹ Yên đã tiến hành đại hội và thành lập Hợp tác xã với tên khai sinh là hợp tác xã dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường xã Mỹ Yên Nhiệm vụ của hợp tác xã là quản lý vận hành duy tu, sửa chữa công trình, mở mang lắp đạt cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các dân tộc xã Mỹ Yên

Ngoài các chức danh chuyên môn trên các thành viên trong hợp tác xã được phân công kiêm nhiệm thực hiện quản lý khu vực xóm đội, khu vực mình được phân công, hàng tháng trực tiếp thu tiền sử dụng nước của các hộ hưởng lợi công trình về hợp tác xã Trước đây khi chưa có công trình cung cấp nước sạch, đa số người dân sử dụng nước giếng khơi và nước ở khe suối tự chảy không qua thiết bị lọc nước nên tỉ lệ người mắc bệnh ngoài da và phụ khoa cao Người dân phải đi lấy nước xa rất bất tiện và không hợp

vệ sinh Kể từ khi các công trình cung cấp nước sạch đi vào hoạt động, người dân được

sử dụng nước sạch Vì thế tỉ lệ mắc bệnh đã giảm xuống rõ rệt, từ đó bà con có ý thức hơn trong việc bảo vệ công trình nước sạch

7.1.3 Công tác tuyên truyền và duy tu, sửa chữa, bảo vệ công trình.

Công trình cung cấp nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên là một công trình lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, thuộc hệ nước tự chảy với công xuất của cả hai công trình là trên 950m3/ ngày đêm nên việc duy tu, sửa chữa công trình được xác định là công việc thường xuyên của hợp tác xã

Để đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh vì công trình được sử dụng lâu dài và cung cấp đủ nước cho toàn xã, hợp tác xã đã tham mưu với UBND để bảo vệ công trình cần phải cấm các việc làm như: Chặt phá rừng, tắm giặt gây ô nhiễm nước đầu nguồn… và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm Thường xuyên sửa chữa các đường ống bị hở, vỡ ngăn không cho nguồn nước bẩn nhiễm vào đường ống gây mất vệ sinh

Công tác bảo vệ công trình:

Với trách nhiệm của tổ bảo vệ, ban quản lý công trình trong nhiệm kỳ vừa qua đã làm tốt công tác bảo vệ từ đập thu nước, bể xử lý và các tuyến đường ống trục về các cụm dân

cư, nhìn chung các thiết bị trên công trình được đảm bảo nguyên vẹn Tình trạng học sinh đến khu vực đầu nguồn tắm giặt được ngăn chặn

Với trách nhiệm của mình trong 3 năm qua ban quản lý, tổ chức bảo vệ đã thực hiện tốt

kế hoạch của hợp tác xã đề ra đã tiến hành kiểm tra và phục bắt quả tang một vụ tháo 34 đai, 68 ốp ống kẽm lớp 10 tại xóm La Tre, phục bắt quả tang một công dân xóm Làng

Ngày đăng: 01/12/2018, 02:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w