Tiểu luận môn học Kinh tế Môi Trường 2 Bùi Thế Huy – KTPT K19 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng Trang 1 TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG II Giảng viên: TS. Nguyễn Hữu Dũng Học viên: Bùi Thế Huy - Lớp KTPT K19 Tên đề tài: Đánh giámứcsẵnlòngtrả(WTP)chodịchvụnhàvệsinhcôngcộngchấtlượng ở Quận 1, 3, 5 (TPHCM) 1 Giới thiệu 1.1 Vấn đề nghiên cứu TPHCM là 1 thành phố đầu tàu trong phát triển kinh tế của cả nước. Trong nhiều năm liền, TP luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bất kỳ một sự bất ổn nào của kinh tế TPHCM cũng đều có khả năng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của cả nước. Nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng và nâng cao vai trò của mình trong việc đóng góp vào GDP của cả nước, TPHCM đã và đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng những nhóm ngành công nghiệp, dịchvụ có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao trong cơ cấu sản phẩm của mình. Trong đó, du lịch luôn là một trong những ngành dịchvụ luôn được Thành Phố quan tâm đầu tư, tạo mọi điều kiện cho phát triển. Từ khi mở cửa hội nhập kinh tế đến nay, du lịch ở TPHCM đã có những bước tiến triển rất đáng khích lệ. Ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài tìm đến đây với mong muốn được ngắm nhìn một thành phố năng động bậc nhất của Việt Nam, được trải nghiệm cuộc sống với một vùng đất đa bản sắc, đa văn hóa với rất nhiều những điều kỳ thú, những bất ngờ thú vị luôn chờ đón họ. Tuy nhiên, lẫn trong bức tranh du lịch đầy gam màu sáng đó cũng tồn tại một số những gam màu tối mà các vị lãnh đạo, những người làm du lịch rất đáng phải quan tâm. Đó chính là tình trạng chặt chém, chèo kéo du khách khi đi mua hàng, cơ sở hạ tầng kém, sản phẩm du lịch nghèo nàn, môi trường suy kiệt… Trong đó, việc thiếu vắng những nhàvệsinhcôngcộng sạch sẽ, được bố trí hợp lý đã khiến cho một số du khách có ấn tượng không tốt và một số người trong họ đã “một đi không trở lại”. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh của du lịch TPHCM nói riêng và du lịch của Việt Nam nói chung trong mắt bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, người dân sinh sống và làm việc ở TPHCM đôi khi vì nhu cầu đột xuất mà không thể tìm được nhàvệsinhcôngcộng để giải quyết, hoặc giả như có tìm thấy thì Bài tập môn học Kinh tế Môi Trường 2 Bùi Thế Huy – KTPT K19 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng Trang 2 cũng không dám vào vì sự nhếch nhác của nó. Chính quyền thành phố cũng đã có sự quan tâm nhất định đến việc bố trí nhàvệsinhcôngcộng trong khu vực nội thị nhưng dường như các nhàvệsinh này vẫn chưa phát huy được tác dụng vốn được mọi người mong muốn. Vì những lý do trên, cùng với mong muốn tìm ra một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề nhàvệsinhcôngcộng của thành phố, nên đề tài “Đánh giá WTP cho dự án nhàvệsinhcôngcộng ở các quận trung tâm TPHCM” được thực hiện với mong muốn tìm ra một mứcsẵnlòng chi trả trung bình cho một dịchvụnhàvệsinhcôngcộng tốt hơn ở khu vực các quận 1, quận 3, quận 5. Từ đó, có thể có những giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu cụ thể: • Xác định nhóm đối tượng sử dụng nhàvệsinhcôngcộng • Tính mứcsẵnlòng chi trả trung bình cho từng đối tượng 2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM: Contingent Valuation Method) 2.1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) CVM mô phỏng một thị trường giả định, trong đó hành vi của con người được mô hình hóa trong một bảng phỏng vấn. CVM có thể áp dụng cho cả giá trị sử dụng (ví dụ: đánh giá việc thu gom rác thải, bảo tồn sinh thái), hoặc giá trị phi sử dụng (giá trị tồn tại). CVM là phương pháp đánh giá trực tiếp, do đó, muốn thực hiện phương pháp này ta phải thiết lập nên một thị trường giả định mà theo đó các câu hỏi sẽ được hỏi. Ở đây, thị trường giả định mang ý nghĩa là hoạt động mà chúng ta đang muốn đánh giá, trên thực tế vẫn chưa xảy ra, nhưng chúng ta giả sử nó đã xảy ra rồi để hỏi ý kiến các cá nhân. Do đó, Đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp được dùng để xác định giá trị bằng tiền của những thay đổi (được giả định trước) về hàng hóa dịchvụ môi trường (hay chấtlượng môi trường) thông qua việc sử dụng thước đo mứcsẵnlòngtrả (hoặc mứcsẵnlòng chấp nhận) của mọi người đối với hàng hóa dịchvụ đó. Để xác định mứcsẵnlòngtrả (hoặc mứcsẵnlòng chấp nhận) của cá nhân, CVM mô phỏng một thị trường (thị trường giả Bài tập môn học Kinh tế Môi Trường 2 Bùi Thế Huy – KTPT K19 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng Trang 3 định) và trực tiếp hỏi ý kiến cá nhân để biết được mứcsẵnlòngtrả và mứcsẵnlòng chấp nhận của họ thông qua một bảng hỏi. 2.2 Ưu nhược điểm của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên 2.2.1 Ưu điểm Về mặt lý thuyết, phương pháp này cho kết quả hoàn toàn chính xác vì nó trực tiếp nêu bật lên được ý thích của người sử dụng. 2.2.2 Nhược điểm Do thị trường chỉ là giả định nên số liệu là không thực. Vì chỉ là mô phỏng nên kết quả có thể sai lệch nếu tiến hành không đúng phương pháp và các yêu cầu về kỹ thuật. Sự sai lệch có thể do những nguyên nhân sau: • Phương thức thanh toán: Các phương thức thanh toán khác nhau (thông qua thuế thu nhập, phí quản lý, hóa đơn thanh toán,…) có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Đối với một đối tượng nào đó, có thể chỉ có một hoặc vài phương thức thanh toán thích hợp. • Sai lệch do thông tin: o Người được phỏng vấn phải hiểu rõ vấn đề. Người đi phỏng vấn phải giải thích rõ ràng. Đây là công việc đôi khi gặp phải những khó khăn nhất định. o Cần phải đảm bảo những người được phỏng vấn hiểu rõ vấn đề như nhau. • Sai lệch do chọn sai mứcgiá để hỏi (đối với câu hỏi đóng) • Câu hỏi đóng không buộc người trả lời phải suy nghĩ như câu hỏi mở, có thể trả lời tùy tiện. • Người phỏng vấn đôi khi không thích hỏi lâu, muốn kết thúc sớm nên làm qua loa. Người trả lời cũng vậy. • Sai lệch do câu hỏi không có hiệu lực: do tình huống giả định là không thể có thực. Do vậy phải thiết kế bảng câu hỏi rất cẩn thận. • Sai lệch do người trả lời có động cơ không phù hợp. 2.3 Các bước tiến hành một nghiên cứu Đánh giá ngẫu nhiên Để thực hiện một nghiên cứu Đánh giá ngẫu nhiên, ta phải lần lượt thực hiện các bước sau: • Bước 1: Xác định mức thay đổi vềlượng hoặc chấtlượng cần đánh giá Bài tập môn học Kinh tế Môi Trường 2 Bùi Thế Huy – KTPT K19 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng Trang 4 • Bước 2: Xác định ai sẽ là người thụ hưởng sự thay đổi chấtlượng hay số lượng môi trường mà dự án sẽ đem lại. Bước này vô cùng quan trọng nhằm khoanh vùng đối tượng ảnh hưởng, từ đó giúp cho việc chọn mẫu khảo sát được chính xác hơn. • Bước 3: Chọn cách thu thập dữ liệu (thông qua e-mail, điện thoại, phỏng vấn trực tiếp,…). Mỗi cách thu thập dữ liệu đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào mụcđích và nguồi lực của nhà nghiên cứu mà chọn cách thu thập dữ liệu thích hợp nhất. • Bước 4: Chọn kích thước mẫu. Việc lựa chọn kích thước mẫu nhằm đạt được mức độ chính xác nhất định trong giới hạn ngân sách cho phép. Mitchell và Carson (1989) đã chỉ ra rằng các nghiên cứu Đánh giá ngẫu nhiên đòi hỏi phải có kích cỡ mẫu lớn là do có sự biến thiên lớn trong các câu trả lời (WTP). • Bước 5: Thiết kế các thông tin khảo sát. Bước này nhằm cho người trả lời biết họ sẽ phải đánh giá cái gì, nó được cung cấp đến cho họ như thế nào, và cách thức họ sẽ thanh toán ra sao, trong khoảng thời gian như thế nào. • Bước 6: Thiết kế các câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên. Việc lựa chọn các dạng câu hỏi sẽ ảnh hưởng đến các ước lượng phúc lợi sau này. Có 3 dạng câu trả lời phổ biến như sau: Câu trả lời mở, câu hỏi dùng thẻ thanh toán, câu hỏi lựa chọn có/không. • Bước 7: Thiết kế các câu hỏi phụ. Phần này nhằm thu thập càng nhiều thông tin cho phân tích càng tốt, chẳng hạn như: thu nhập, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp. • Bước 8: Khảo sát thử nghiệm nhằm tìm ra các sai sót và sửa chữa nó. Sau đó, tiến hành thực hiện khảo sát thực tế. • Bước 9: Phân tích dữ liệu. • Bước 10: Báo cáo kết quả nghiên cứu. Bài tập môn học Kinh tế Môi Trường 2 Bùi Thế Huy – KTPT K19 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng Trang 5 3 Nghiên cứu thực nghiệm v Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tuần tự theo các bước sau: v Cách thức lấy mẫu: Do khu vực quận 1, 3, 5 là nơi tập trung nhiều du khách nước ngoài đến tham quan, du lịch nên bước đầu nghiên cứu này được thực hiện cho khu vực 3 quận trung tâm thành phố (quận 1, quận 3, quận 5). Đối tượng được nhắm đến là những khách du lịch người nước ngoài đang đi du lịch tại TPHCM (nhóm đối tượng 1) và người dân TPHCM đang đi lại trong khu vực quận 1, 3, 5 (nhóm đối tượng 2). Vì mụcđích của nghiên cứu này là nhằm đánh giámức WTP trung bình của nên mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng ngẫu nhiên bằng cách chọn ngẫu nhiên tại mỗi quận 60 mẫu (30 mẫu cho từng nhóm đối tượng) và thực hiện phỏng vấn đối với từng cá nhân. Tổng cộng, ta sẽ có được 90 mẫu cho nhóm đối tượng 1 và 90 mẫu cho nhóm đối tượng 2. Trong khảo sát này, ta sử dụng cách hỏi WTP dạng thẻ thanh toán (payment card). Khi đã thu thập được dữ liệu, ta tiến hành tính giá trị trung bình WTP theo cách sau: i. Ta có tổng số mẫu là 90 (tính riêng cho từng nhóm đối tượng) ii. Có 11 mức tiền sẵnlòngtrả (WTP). Mỗi mức ký hiệu là Cj, với j=1÷11. iii. Sắp xếp mứcsẵnlòngtrả(WTP) theo thứ tự từ thấp đến cao. iv. Giả sử hj là số lượng mẫu trả lời mức Cj. v. Tổng số lượng mẫu có WTP lớn hơn Cj sẽ là : Phỏng vấn chuyên gia, các nghiên cứu trước Thiết kế bảng câu hỏi Tính WTP cho dữ liệu thu thập được Tiến hành phỏng vấn ∑ += = J jk kj hn 1 Bài tập môn học Kinh tế Môi Trường 2 Bùi Thế Huy – KTPT K19 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng Trang 6 vi. Hàm “sống sót” (survivor function) : vii. WTP trung bình: 4 Hướng phát triển của đề tài Đề tài này chỉ gói gọn trong việc đánh giámứcsẵnlòng chi trả trung bình của từng đối tượng (khách du lịch nước ngoài, người dân trong nước). Do đó, đề tài có thể phát triển theo hướng: • Đánh giá tổng mứcsẵnlòngtrảchodịchvụnhàvệsinhcôngcộng ở quận 1, 3, 5. • Mở rộng cho các khu vực khác. 5 Tài liệu tham khảo 1) Các bài giảng môn Kinh Tế Môi Trường 2 do thầy Nguyễn Hữu Dũng và thầy Phùng Thanh Bình phụ trách. 2) Trương Đăng Thụy: “WTP for Conservation of Vietnamese Rhino” 3) Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, 2005: “Household Demand for Improved Water Services in Ho Chi Minh City: A Comparison of Contingent Valuation and Choice Modelling Estimates” 4) Udomsak Seenprachawong, 2002: “An Economic Valuation of Coastal Ecosystems in Phang Nga Bay, Thailand” 5) Kevin J.Boyle, 2003: “Chapter 5: Contingent Valuation in Practice” in “A Primer on Nonmarket Valuation” 6) Triều Dương (2011, 27 Feb). TPHCM: Nhếch nhác nhàvệsinhcông cộng. Được lấy về từ: http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=703&id=244230 7) Thanh Long (2011, 1 Jan). TPHCM: Thiếu nhàvệsinhcông cộng. Được lấy về từ: http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=707&p=&id=215996 8) Đỗ Bá (2009, June 26). TPHCM: Thừa “lô cốt”, thiếu nhàvệsinhcông cộng. Được lấy về từ: http://giadinh.net.vn/20090626083057588p0c1000/tp-hcm-thua-lo- cot-thieu-nha-ve-sinh-cong-cong.htm 9) Quang Khải, Chí Quốc, T.C.Nghĩa (2008, 7 Mar). Xây dựng nếp sống văn minh đô thị: Đỏ mắt tìm nhàvệsinhcông cộng. Được lấy về từ: http://tuoitre.vn/Chinh- tri-Xa-hoi/246118/Do-mat-tim-nha-ve-sinh-cong-cong.html N n CS j j =)( [ ] ∑ = + −= J j jjj CCCSC 0 1 )( Bài tập môn học Kinh tế Môi Trường 2 Bùi Thế Huy – KTPT K19 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng Trang 7 Phụ lục : Bảng phỏng vấn TPHCM là một thành phố lớn và phát triển năng động ở Việt Nam. Song hành cùng sự phát triển đó, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng cho thành phố luôn được mọi người dân và các cấp chính quyền quan tâm. Trong đó, có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề vềchấtlượng lẫn số lượngnhàvệsinhcông cộng. Nhằm mụcđích đánh giá thực trạng của nhàvệsinhcôngcộng hiện nay, chúng tôi rất mong nhận được sự cộng tác của quý ông (bà). Những câu hỏi bên dưới đây chỉ nhằm mụcđích nghiên cứu, không sử dụng cho bất cứ mụcđích nào khác. Ông (bà) hãy cho biết cảm nhận của ông (bà) vềdịchvụnhàvệsinhcôngcộng hiện nay ở các quận trung tâm TPHCM (Q.1, Q.3, Q.5). 1/ Vềchấtlượngdịchvụ □ Rất tốt □ Tốt □ Bình thường □ Không tốt □ Rất không tốt 2/ Về số lượng □ Rất nhiều □ Nhiều □ Vừa đủ □ Ít □ Rất ít 3/ Về bố trí (mức độ dễ tìm) □ Rất dễ □ Dễ □ Bình thường □ Khó □ Rất khó 4/ Nếu như có 1 dự án nhằm triển khai xây dựng, lắp đặt nhàvệsinhcôngcộng hiện đại, chấtlượngdịchvụ tốt (sạch sẽ, thân thiện môi trường,…), dễ tìm (chẳng hạn sẽ có bản đồ phân bố nhàvệsinhcôngcộng tại các trạm xe buýt,…) thì ông (bà) sẽ sẵnlòngtrả bao nhiêu cho mỗi lần sử dụng (VND) □ 0 □ 1000 □ 2000 □ 3000 □ 4000 □ 5000 □ 6000 □ 7000 Bài tập môn học Kinh tế Môi Trường 2 Bùi Thế Huy – KTPT K19 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng Trang 8 □ 8000 □ 9000 □ 10000 5/ Trong trường hợp câu trả lời ở câu 5 là 0đ, ông (bà) hãy cho biết lý do của lựa chọn đó: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… CÂU HỎI THÔNG TIN CÁ NHÂN 6/ Giới tính □ Nam □ Nữ 7/ Xin cho biết tuổi của ông (bà) □ < 20 □ 20 ÷ 30 □ 30 ÷ 40 □ 40 ÷ 50 □ 50 ÷ 60 □ > 60 8/ Xin cho biết học vấn của ông (bà) □ Không tham gia các lớp học chính thức □ Tiểu học □ Trung học □ Trung học chuyên nghiệp / Đào tạo nghề □ Cao Đẳng / Đại học □ Cao học □ Nghiên cứu sinh hoặc cao hơn 9/ Nghề nghiệp: □ Cán bộ công nhân viên nhà nước □ Chuyên gia (ngoài nhà nước) □ Lao động có tay nghề cao □ Lao động phổ thông □ Khác, xin cho biết ………………… 10/ Mức thu nhập hiện tại của ông (bà) (chỉ hỏi đối với người Việt Nam, do đối với người nước ngoài thì thật sự không ý nghĩa lắm) (đvt: triệu VND) □ < 1 □ 1 ÷ 2 □ 2 ÷ 3 □ 3 ÷ 4 □ 4 ÷ 5 □ 5 ÷ 6 □ 6 ÷ 7 Bài tập môn học Kinh tế Môi Trường 2 Bùi Thế Huy – KTPT K19 GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng Trang 9 □ 7 ÷ 8 □ 8 ÷ 9 □ 9 ÷ 10 □ > 10 Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà)