1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá mức sẵn lòng trả để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Trạm Hành và Tà Nung tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

74 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 288,68 KB

Nội dung

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM ContigentValuation Method để phân tích mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cấp nước sinhhoạt tại xã Trạm Hành và Tà Nung.. Đ

Trang 1

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá mức sẵn lòng trả để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạtcho người dân tại xã Trạm Hành và Tà Nung, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng”đượcthực hiện ở thành phố Đà Lạt trong khoảng thời gian từ tháng 07/2014 đến tháng07/2015 Hơn thế nữa, nghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởngđến mức sẵn lòng đóng góp của người dân cho việc cấp nước sinh hoạt ở TrạmHành và Tà Nung

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM (ContigentValuation Method) để phân tích mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cấp nước sinhhoạt tại xã Trạm Hành và Tà Nung Số liệu cho mô hình được thu thập từ kết quả điềutra phỏng vấn 120 hộ dân (60 hộ sống ở Trạm Hành và 60 hộ ở Tà Nung), đây lànhững hộ chưa được cấp nước sinh hoạt theo hệ thống nước máy Kết quả nghiên cứucho thấy ngoại trừ biến giáo dục (GDUC) là không tác động có ý nghĩa thống kê đếnxác suất đồng ý đóng góp tiền của hộ, những biến còn lại như thu nhập (TNHAP),thành viên (TVIEN), an toàn (ATOAN), ảnh hưởng (AHUONG), mức giá đề xuất (P)đều tác động có ý nghĩa thống kê

Ước lượng được tổng mức sẵn lòng trả trung bình của người dân tại hai xãTrạm Hành và Tà Nung là 14,369 tỷ đồng, chiếm 52,2 % tổng chi phí xây dựng vàlắp đặt hệ thống trạm cấp nước tập trung

Trang 2

The thesis “Assessment of the willingness to pay for the water supply of thepeople in Ta Nung and Tram Hanh Commune, Da Lat City, Lam Dong” is carriedout in Dalat city from July 2014 to July 2015 This study aims at analyzing factorsaffecting the willingness to pay for the water supply in Tram Hanh and Ta Nung

The study employs Contigent Valuation Method (CVM) tool to analyze thewillingness to pay of people for the operation of water supply Tram Hanh communeand Ta Nung Data are obtained from interviewing 120 households comprising 60households in Tram Hanh and 60 households in Ta Nung The research results showthat the variable education (GDUC) is not statistically significant and the remainingvariables such as income (TNHAP), family member (TVIEN), safety (ATOAN),affect (AHUONG), price (P) are statistically significant

The average of willingness to pay of people Tram Hanh and Ta Nung isestimated at 14,369 billion VN Dong, which accounting for 52.2 % total cost ofconstruction and installation of piped water supply station

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa

i

Lý lịch cá nhân ii

Lời cam đoan iii

Lời cảm ơn iv

Tóm tắt v

Abstract vi

Mục lục vii

Danh sách các bảng ix

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN 5

1.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 5

1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 10

1.2.1 Tổng quan xã Tà Nung 10

1.2.2 Tổng quan xã Trạm Hành 12

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Cơ sở lý luận 14

2.1.1 Một số khái niệm 14

2.1.2 Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 15

2.1.6 Trạm cấp nước tập trung 16

2.1.7 Khái niệm mức sẵn lòng trả(WTP) 17

2.2 Phương pháp nghiên cứu 24

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 24

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 24

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 25

2.3 Nội dung nghiên cứu 25

Trang 4

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31

3.1 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại Trạm Hành và Tà Nung 31

3.2 Đánh giá nhận thức của người dân 32

3.2.1 Các vấn đề môi trường người dân quan tâm 32

3.2.2 Mức độ quan tâm đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân 33

3.2.3 Đánh giá của người dân về chất lượng nước ngầm hiện nay 33

3.2.4 Khái niệm nước sạch theo nhận thức của người dân 34

3.2.5 Mức độ cần thiết của phương án 35

3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả 36

3.3.1 Độ an toàn của nước giếng so với nước máy do người dân tự đánh giá 36

3.3.2 Các yếu tố để có nguồn nước an toàn cho sinh hoạt 37

3.3.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng nước giếng trong thời gian dài 38

3.3.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ được hỏi 39

3.3.5 Mức sẵn lòng đóng góp của người dân 40

3.4 Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình 43

3.4.1 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình 43

3.4.2 Phân tích các mức xác suất tham gia 46

3.4.3 Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình và tổng mức đóng góp để xây dựng hệ dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại địa phương 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 54

Trang 5

DANH SÁCH CÁC BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Thống kê diện tích các nhóm đất của xã Tà Nung 11

Bảng 2.2 Thống kê diện tích các nhóm đất của xã Trạm Hành 13

Bảng 3.1 Nguồn nước và mục đích sử dụng 31

Bảng 3.2 Các vấn đề người dân quan tâm 32

Bảng 3.3 Mức độ quan tâm chất lượng nước sinh hoạt của người dân 33

Bảng 3.4 Chất lượng nước ngầm hiện nay do người dân tự đánh giá 34

Bảng 3.5 Đặc điểm nguồn nước ngầm do người dân nhận xét 34

Bảng 3.6 Khái niệm nước sạch theo nhận thức của người dân 35

Bảng 3.7 Đánh giá chung của người dân về tính an toàn của các nguồn nước 37

Bảng 3.8 Các yếu tố để có nguồn nước an toàn cho sinh hoạt 38

Bảng 3.9 Ảnh hưởng do người dân đánh giá 38

Bảng 3.10 Trình độ của người được phỏng vấn 39

Bảng 3.11 Nghề nghiệp của người được hỏi 39

Bảng 3.12 Đặc điểm thu nhập – thành viên của người được hỏi 40

Bảng 3.13 Thống kê số người đồng ý và không đồng ý với mức giá đề nghị 40

Bảng 3.14 Lý do người dân đồng ý chi trả 42

Bảng 3.15 Lý do người dân không chi trả 43

Bảng 3.16 Kết quả ước lượng mô hình logit 44

Bảng 3.17 Kiểm định dấu các biến trong mô 44

Bảng 3.18 Kết quả dự đoán của mô hình 45

Bảng 3.19 Ước tính xác suất hộ đồng ý trả tiền để xây dựng hệ thống nước sinh hoạt 47

Bảng 3.20 Giá trị trung bình các biến của mô hình 48

Trang 6

DANH SÁCH CÁC HÌNH

TRANG Hình 2.1 Mô hình đơn giản xử lý nước ngầm 16 Hình 3.1 Mức độ cần thiết của phương án đối với người dân 36 Hình 3.2 Mức độ cần thiết của phương án đối với người dânError! Bookmark not defined.

Trang 7

MỞ ĐẦUĐặt vấn đề

Đối với thành phố Đà Lạt hiện có 10.449,41 ha đất sản xuất nông nghiệp,trong đó có 4.626,6 ha đất canh tác rau hoa các loại Cơ cấu các nhóm cây trồngđược phân bổ với 44,27 % là rau, hoa ôn đới; 48,9 % là cây công nghiệp; 3,94 %cây ăn quả và 2,89 % là các loại cây trồng khác Nền kinh tế của Đà Lạt được xácđịnh phát triển theo cơ cấu Du lịch, Dịch vụ - Công nghiệp, Xây dựng - Nông lâmnghiệp Trong đó tỷ trọng kinh tế Nông - Lâm nghiệp chiếm khoảng 10,5 % Hoạtđộng kinh tế Nông nghiệp thu hút 31,66 % lực lượng lao động xã hội trên địa bàn(khoảng 64.993 người) (Sở NN&PTNT, 2013)

Sản xuất nông nghiệp của thành phố Đà Lạt, chủ yếu là ngành trồng trọt(chiếm 75 - 80 % tỷ trọng ngành nông nghiệp), phát triển theo hướng tăng vụ, tăngnăng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời là trung tâm sản xuất các loại rau hoaquả ôn đới đặc thù của cả nước Hằng năm Đà Lạt cung cấp cho thị trường tiêudùng khoảng 260 ngàn tấn rau các loại và hơn 600 triệu cành hoa Hầu hết ở các địaphương phường, xã của thành phố đều có sản xuất nông nghiệp, tập trung tại cácphường 4, 5, 7, 8, 9, 11, 12 và 4 xã Trong nhiều năm qua, mặc dù kinh tế còn nhiềukhó khăn nhưng Thành phố huy động và tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở hạtầng giao thông nông thôn, cải tạo nâng cấp công trình công cộng, … với tổng vốnđầu tư trên 45 tỷ đồng; huy động nhân dân đầu tư hạ tầng, chỉnh trang nhà cửa, đầu

tư các công trình phục vụ sản xuất và đời sống với tổng mức vốn đầu tư khoảng1.350 tỷ đồng bên cạnh lồng ghép các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững,chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi giống cây trồng, vậtnuôi, chương trình đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật… hỗ trợ củng cố hoạt độngcủa các hợp tác xã, quỹ tín dụng hiện hữu; vận động thành lập mới các mô hình hợp

Trang 8

tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất nông nghiệp tại xã Tà Nung, Trạm Hành để nângcao thu nhập cho người nông dân Từ đó bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác tuyên truyền, vận động

về mục đích, nội dung, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã góp phần từng bướcnâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ đảng viên trong việc xây dựng nôngthôn mới; nhận thức và niềm tin của người dân đối với chủ trương xây dựng nôngthôn mới ngày càng được nâng cao; người dân tích cực tham gia đóng góp côngsức, tiền bạc, đất đai… để xây dựng nông thôn mới tại địa phương

Thành phố Đà Lạt là một trong những địa phương trọng điểm về xây dựngthành công chương trình nông thôn mới về cơ sở vật chất, hạ tầng Góp phần cảithiện đời sống cho nhân dân Tuy nhiên, do điều kiện về vốn đầu tư nên còn 2 xãTrạm Hành và Tà Nung là chưa được xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt Trongkhi đó, trên địa bàn thành phố Đà Lạt có nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường đất,nước, không khí,…đặc biệt là nước ngầm - nguồn nước sinh hoạt hằng ngày củangười dân Nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý, kịp thời thì trong tương laikhông xa mức độ ô nhiễm này sẽ rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũngnhư cuộc sống của người dân nơi đây Vì vậy, cấp nước sạch cho sinh hoạt là vấn

đề rất cần thiết Tuy nhiên, nguồn kinh phí để cấp nước thì còn hạn chế dẫn đếnngười dân nơi đây chưa có nguồn nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.Thế nên việc tìm kiếm nhiều nguồn ngân sách khác nhau để đầu tư xây dựng hệthống nước sạch là cần thiết và cấp thiết

Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương

và trên cơ sở các kiến thức đã được tiếp thu, bản thân tôi chọn đề tài nghiên cứu:

“Đánh giá mức sẵn lòng trả để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân

xã Trạm Hành và Tà Nung tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”

Trang 9

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này gồm 5 phần

Mở đầu trình bày bài lý do, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu cũng như tóm tắtbố cục của luận văn

Chương 1: Tổng quan, phần này trình bày tổng quan tài liệu đã được nghiêncứu trước đây liên quan đến ước lượng mức sẵn lòng trả bằng phương pháp CVM,tổng quan về địa bàn, các đặc điểm kinh tế- xã hội, văn hoá,… cũng như điều kiệntự nhiên, vị trí địa lý của xã Trạm Hành và Tà Nung

Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, tôi trình bày các cơ sở lýluận, một số khái niệm, phương pháp tiến hành nghiên cứu, nội dung nghiên cứu vàtrình bày các biện pháp để thực hiện những nội dung đó Nhận thức của người dân

về vấn đề môi trường trên địa bàn nói chung và chất lượng nước ngầm mà họ đang

Trang 10

sử dụng nói riêng, cũng như mức sẵn lòng trả của họ để có được nguồn nước sạchcho sinh hoạt sẽ được trình bày trong luận văn

Chương 3: Kết quả và thảo luận, tôi trình bày kết quả nghiên cứu về hiệntrạng sử dụng nguồn nước tại xã Trạm Hành và Tà Nung Phân tích mức sẵn lòngtrả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả cho việc xây dựng hệ thống cấpnước sinh hoạt tại hai xã này Từ đó, xác định tổng số tiền người dân sẵn lòng trả sovới mức chi phí thực tế để xây dựng hệ thống cấp nước từ hệ thống nước sách củathành phố nhằm đề xuất giải pháp hỗ trợ của địa phương trong lập dự án đầu tư xâydựng hệ thống cấp nước đưa nước sạch từ thành phố về đến 2 xã giúp người dânsớm tiếp cận được với nguồn nước sạch và đảm bảo an toàn

Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt kết quả nghiên cứu ở chương 3 và đưa ra mộtsố kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu Trình bày sự hạn chế của nghiên cứu và

đề xuất những hướng nghiên cứu sau này

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Johnson và ctg (2006) thực hiện nghiên cứu về “mức sẵn lòng chi trả cho cáchoạt động giải trí và thể thao không chuyên” của người dân tại thành phố Alberta(Canada) Nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên và lý thuyết hành

vi theo kế hoạch (Theory of Planned Behavior) để xác định mức sẵn lòng chi trảcho thể thao và giải trí ở Alberta và các tiêu chuẩn đạo đức cá cược có ảnh hưởngđến mức sẵn lòng chi trả này không Khảo sát sử dụng kết quả điều tra trả lời của

967 người Đối tượng khảo sát được đưa ra hai kịch bản giả thuyết, một liên quanđến thể thao và một liên quan đến nghệ thuật Kịch bản về thể thao cho rằng chínhquyền Alberta dường như đề nghị mở rộng các chương trình giải trí và thể thaokhông chuyên, nhưng cũng đòi hỏi gia tăng thuế thu nhập địa phương Kịch bản vềnghệ thuật cũng được đưa ra tương tự Mỗi kịch bản được khảo sát trên 50 % đốitượng khảo sát của nghiên cứu Mô hình WTP đối với các chương trình giải trí vàthể thao tại Alberta được các tác giả xây dựng:

WTP = f($TAX, SCOPE, FIRST, MALE, RURAL, INCOME, MORAL)với $TAX: mức gia tăng thuế thu nhập hàng năm đối tượng khảo sát bị yêu cầu trả;SCOPE: điểm phần trăm gia tăng khi tham gia, FIRST: biến giả chỉ ra rằng kịch bảngiải trí và thể thao được giới thiệu trước, MALE: giới tính (nam hoặc nữ), RURAL:khu vực sống, INCOME: thu nhập hàng năm các hộ gia đình, MORAL: là biến tỷlệ chỉ sự gia tăng độ ổn định đạo đức khi sử dụng tiền cá cược để gây quĩ chươngtrình giải trí và thể thao Kết quả khảo sát ước tính mức sẵn lòng chi trả ước tínhhàng năm là 18.33$ trên một hộ dân tại Alberta (Canada) cho việc nâng cấp nhỏ cácchương trình giải trí và thể thao không chuyên vượt xa mức sẵn lòng chi trả ước

Trang 12

tính của các hộ gia đình tại Mỹ để tránh gây tổn hại cho các đội tuyển thể thao thamgia giải chuyên nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhận xét các tiêu chuẩn đạođức cá cược không ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân.

Zaiton Samdin (2008) thực hiện nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả giá vé củakhách du lịch khi đến tham quan Công viên quốc gia Taman Negara (TNNP) tạiMalaysia để sử dụng các hàng hóa phi thị trường là vẻ đẹp phong cảnh, rừng nhiệtđới và cuộc sống hoang dã Khảo sát sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiênCVM, thu thập số liệu bằng cách đưa ra bảng câu hỏi phỏng vấn 180 khách du lịchtại công viên Khảo sát sử dụng lấy mẫu phân tầng với các mẫu được đặt trong 2nhóm dựa trên quốc tịch là người Malaysia (gồm có 80 khách) và quốc tế (gồm có

100 khách) Bảng câu hỏi được chia thành 3 phần: đặc điểm của chuyến thăm, đặcđiểm chi trả và đặc điểm xã hội - nhân khẩu học Phần đầu tiên được thiết kế để cóthông tin về các đặc điểm liên kết với TNNP chẳng hạn như các nguồn thông tin vềTNNP và lý do của chuyến thăm Phần thứ hai được thiết kế để xác định đặc điểmcủa việc chi trả và giá trị trung bình của mức sẵn lòng chi trả đối với phí vào cửaTNNP Phần này hỏi đối tượng khảo sát có sẵn lòng chi trả nếu phí vào cửa hiệnnay tăng lên hay không? Câu hỏi được đưa ra để khám phá sự sẵn lòng của kháchhàng để trả phí cao hơn Cách tiếp cận này được gọi là "trò chơi đấu thầu" với 3mức giá khác nhau là thấp, trung bình và cao được chọn phù hợp với cả kháchngười Malaysia và khách quốc tế mang lại cho họ cơ hội phản ứng câu hỏi cho đếnkhi họ có mức sẵn lòng chi trả tối đa Phần cuối cùng của bảng câu hỏi đề cập đếncác thông tin nhân khẩu học của khách tham quan như quốc tịch, tuổi, giới tính, tìnhtrạng hôn nhân, học vấn và thu nhập Kết quả khảo sát thu được: (i) về đặc điểm chitrả: khảo sát cho rằng khách tham quan sẵn lòng cho trả mức phí vào cửa cao hơn

Tỷ lệ đồng ý chi trả của khách giảm dần khi phí vào cửa tăng lên 80.6 % kháchđồng ý trả phí vào cửa ở mức phí thấp (3RM), chỉ có 15 % khách đồng ý mức phívào cửa cao (30RM), 23.9 % khách tham quan trả tiền để vào cửa và sử dụng cácthiết bị giải trí, 11.1 % trả tiền để sử dụng các thiết bị giải trí tốt hơn, 56.1 % trảtiền vào cửa để tham quan và hướng đến việc bảo tồn công viên; (ii) về giá trị sẵn

Trang 13

lòng chi trả trung bình: mức sẵn lòng chi trả trung bình của khách tham quan là13.06 RM, khách quốc tế sẵn lòng chi trả phí vào cửa 18.47 RM, con số của kháchMalaysia là 6,32 RM; (iii) về đặc điểm nhân khẩu học của khách tham quan, kết quảkhảo sát thu được là 60 % khách tham quan nam giới, 53,3 % đã kết hôn, kháchtham quan có độ tuổi từ 26 đến 35 chiếm 41,7 %, độ tuổi từ 18 đến 25 chiếm 31,7

%, 55,6 % là khách quốc tế, 27.2 % khách tham quan có trình độ tốt nghiệp trunghọc, 26,7 % tốt nghiệp đại học và 23,9 % có trình độ học vấn sau đại học, 52,8 %khách tham quan có thu nhập dưới 1000 đô la, 17,2 % khách có thu nhập từ 1001 -

2000 đô la; (iv) về đặc điểm của chuyến tham quan: thông tin về TNNP được tìmhiểu thông qua sách hướng dẫn du lịch có 95 phản hồi, 91 phản hồi thông qua giađình và bạn bè, hầu hết khách tham quan (158 phản hồi) liên tưởng TNNP với rừngnhiệt đới, 93 phản hồi liên tưởng với sự đa dạng động vật thực vật, 93 phản hồi liêntưởng với cuộc sống hoang dã 25,4 % khách tham quan đến TNNP bằng xe cánhân, 23 % bằng xe tham quan, 21 % bằng xe công cộng và 12,2 % bằng thuyền

Nguyễn Văn Song & ctg (2011) thực hiện nghiên cứu xác định mức sẵn lòngchi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinhhoạt ở địa bàn thị trấn Trâu Quỳ và xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội" Nghiêncứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM, thực hiện điều tra trên 116 hộdân đang sinh sống trên địa bàn Nghiên cứu giả định chất lượng hàng hóa dịch vụmôi trường sẽ được cải thiện đáng kể như có nhiều chuyến chuyên chở chất thải rắnsinh hoạt hơn, đường phố có thêm nhiều cây xanh và luôn sạch đẹp nhằm tạo cảnhquan, môi trường xanh sạch thì mức sẵn lòng chi trả cho sự cải thiện dịch vụ đó làbao nhiêu Bên cạnh đó, các hộ dân còn được hỏi về mức sẵn lòng chi trả của mìnhkhi tham gia mua hàng hóa dịch vụ môi trường có cảnh quan xanh sạch đẹp Nghiêncứu đưa ra các mức chi trả được của 1 người với mức chi trả thấp nhất là 0 đồng,cao nhất là 20.000 đồng/tháng Nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy như sau:WTPi = β0 + β1 Geni + β2 Edui + β3 Inci + β4 D1i + β5 D2i + β6 D3i + β7 D4i + β8 Age +

β9 Nf+ ui

Trang 14

trong đó: WTP là mức sẵn lòng chi trả của 1 người dân (đơn vị tính: nghìn đồng);Inc: biến thu nhập (đơn vị tính: triệu đồng); Edu: biến trình độ học vấn (đơn vị tính:số năm đi học); Age: số tuổi của người được phỏng vấn; Nf: số người trong một hộgia đình; Gen: giới tính, D1, D2, D3, D4 là các biến giả thể hiện nghề nghiệp củangười được phỏng vấn tương ứng lần lượt với buôn bán, công chức nhà nước, nôngnghiệp và sản xuất nhỏ Sai số ui tuân theo phân phối chuẩn và độc lập, giá trị trungbình bằng không Sau khi thực hiện phỏng vấn các hộ dân trên địa bàn khảo sát,nghiên cứu đưa ra mô hình ước lượng:

WTP = 1,7758 + 0,6180 Gen + 0,1062 Edu + 0,0028 Inc + 0,4972 D1 +0,5183 D2 + 0,7770 D3 + 0,2753 D4 + 0,0282 Age – 1,0042 Nf

Với hệ số tương quan bình phương của mô hình Rsquare nhận giá trị 0.5112,

mô hình đã giải thích 51,12 % sự thay đổi của mức WTP, 48,8 % còn lại là do cácyếu tố khác chưa đưa vào mô hình Nghiên cứu đã tính toán được mức sẵn lòng chitrả bình quân của một hộ nông dân cho dịch vụ thu gom, quản lý, xử lý rác thải là6.000 đồng/ tháng Nghiên cứu cũng đã phân tích sự ảnh hưởng của từng yếu tố đếnmức sẵn lòng chi trả của người dân Biến thu nhập có ảnh hưởng lớn nhất, tỷ lệthuận với mức sẵn lòng chi trả của cá nhân Các cá nhân có thu nhập 3 triệu đồngtrở lên có mức sẵn lòng chi trả là 20 ngàn đồng, các cá nhân có thu nhập dưới 1triệu đồng có mức sẵn lòng chi trả bằng 0 chiếm 50 % Tùy thuộc từng nghề nghiệpkhác nhau mà mức WTP của người dân khác nhau Người làm trong khu vực nhànước có mức WTP là 8.500 đồng/tháng, kế đến là người làm buôn bán có mức WTP

là 6.800 đồng/ tháng, người làm sản xuất nhỏ là 6.400 đồng/tháng và có mức WTPthấp nhất là những người làm nông nghiệp với 3.800 đồng/tháng Trình độ học vấncàng cao thì mức WTP càng cao, nam giới có mức WTP cao hơn nữ giới (6.673đồng so với 5.390 đồng), người có độ tuổi càng cao càng có ý thức bảo vệ môitrường, hộ gia đình nào có nhiều người thì người được phỏng vấn có mức WTPthấp hơn với các yếu tố khác như nhau là những nhận xét tiếp theo được nghiêncứu đưa ra

Trang 15

Phan Đình Hùng (2011), thực hiện nghiên cứu “mức sẵn lòng chi trả củangười dân đối với dịch vụ cấp nước sạch tại Thành phố Cao Lãnh” Nghiên cứu sửdụng phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM, thực hiện điều tra phỏng vấn 172mẫu ngẫu nhiên là các hộ gia đình đang sống trên địa bàn thành phố Cao Lãnh(Đồng Tháp) ở khu vực chưa có hệ thống cấp nước Nghiên cứu dùng phương phápđịnh lượng xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp bình phươngnhỏ nhất thông thường (OLS) để phân tích, đánh giá, xác định các yếu tố ảnh hưởngđến mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình Mô hình được nghiên cứu đưa ra nhưsau:

So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này được thực hiện theophương pháp định giá ngẫu nhiên CVM để định giá mức sẵn lòng chi trả học phí

Trang 16

của học viên, thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp học viên dựa trên bảngcâu hỏi đã xây dựng, sử dụng kỹ thuật trò đấu thầu (bidding game) khi hỏi học viên

về mức sẵn lòng chi trả học phí của họ, chạy mô hình hồi quy để phân tích mức độảnh hưởng của các yếu tố đến mức sẵn lòng chi trả của học viên Nghiên cứu nàythực hiện phỏng vấn học viên đang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ tại trườngĐại học Mở TP.HCM và trường Đại học Kinh Tế TP.HCM 02 trường này có nhiềukhác biệt về các yếu tố:cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên,hoạt động quản lý của nhà trường Đặc biệt, mức học phí hiện tại của 02 trường làkhác nhau nên các mức học phí đưa ra để hỏi học viên về mức sẵn lòng chi trả của

họ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại mỗi trường Số lượng mẫu thuthập tại cả 2 trường là 399 Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn, thu thập số liệu,thực hiện thống kê mô tả theo các tiêu chí cụ thể để so sánh, đánh giá về chươngtrình đào tạo thạc sĩ, mức học phí học viên sẵn lòng chi trả tại 02 trường

Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệurất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn vàgiải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta Điểm chung nhất của cácnghiên cứu này và sau khi phân tích thực tiễn giải quyết vấn đề quản lý Nhà nướcnói chung và việc xây dựng chỉ đạo chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ởnước ngoài, các tác giả đều cố gắng gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thểvận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam

1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan xã Tà Nung

Vị trí địa lý: Xã Tà Nung cách trung tâm Đà Lạt 18 km về phía nam.

+ Phía Bắc giáp phường 5, phường 7

+ Phía Nam giáp xã Mê Linh huyện Lâm Hà

+ Phía Đông giáp Phường 4 thành phố Đà Lạt

+ Phía Tây giáp thôn Pàng Tiêng xã Lát huyện Lạc Dương

Điều kiện tự nhiên:

Trang 17

Xã Tà Nung có diện tích đất tự nhiên 4.550 ha Trong đó có 1.270 ha đất sảnxuất nông nghiệp

Địa hình thổ nhưỡng khí hậu:

Về tổng quát địa hình của xã có dạng lòng chảo, dốc và thấp dần từ Bắcxuống Nam Cao độ thấp nhất là 955m so với mặt nước biển tại khu vực Hồ Cam lythượng cao độ cao nhất là 1521,9m nằm phía đông bắc giáp phường 5

Khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với sản xuất nông nghiệp, hàng năm chia thành

2 mùa rỏ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ cuốitháng 4 đến tháng 10 Địa hình nêu trên tạo cho xã những thuận lợi và khó khănnhất định trong phát triển kinh tế nói chung và sử dụng quỹ đất nói riêng

Địa hình đồi núi chia cắt, nên gặp nhiều khó khăn trong việc quy hoạch sảnxuất, xây dựng thủy lợi, giao thông, bố trí khu dân cư

Tài nguyên:

Tài nguyên đất:

Theo điều tra của viện quy hoạch và thiết kế nhà nước xây dựng điều tra bổsung, toàn xã có 03 nhóm đất

Bảng 2.1 Thống kê diện tích các nhóm đất của xã Tà Nung.

UNESCO) Diện tích (ha)

Chiếm tỷ lệ(%)

01 Đất đỏ chua tầng mặt

(Nguồn: UBND xã Tà Nung, 2014)Qua so sánh đặc điểm các loại đất với đặc điểm đất đai của Lâm Đồng cũngnhư tiêu chuẩn đánh giá đất đai chung Việt Nam có thể nhận xét như sau:

Độ phì nhiêu đất đai ở Tà Nung tương đối cao, diện tích đất bị thoái hóa chiếm tỷlệ rất nhỏ

Các loại đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp về tổng quát phân bố tươngđối tập trung, thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng

Tầng dày của đất canh tác từ 0,3 - 0,68 m

Trang 18

Tài nguyên rừng: Rừng Tà Nung chủ yếu là rừng gỗ, rừng hỗn giao và tre nứakhông đáng kể, diện tích khoảng 2.386,84 ha, chiếm khoảng 52,09 % tổng diện tíchtự nhiên Trong những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng luôn được chú trọngnên rừng tự nhiên đã được bảo vệ tốt; bên cạnh đó do sự đầu tư của nhà nước bằngnhiều chương trình như: 327, chương trình 5 triệu ha rừng nên diện tích rừng trồngđược mở rộng, trữ lượng rừng tăng lên đáng kể, với diện tích rừng khá lớn từ đótạo việc làm từ giao khoán, quản lý bảo vệ rừng tới người dân trong xã tăng thêmthu nhập cải thiện đời sống.

1.2.2 Tổng quan xã Trạm Hành

Đặc điểm tự nhiên:

Vị trí địa lý:

Xã Trạm Hành cách trung tâm Đà Lạt 27 km về phía Đông

Phía Bắc giáp xã Xuân Trường

Phía Nam giáp huyện Đơn Dương

Phía Đông giáp huyện Đơn Dương

Phía Tây giáp xã Xuân Trường và Đức Trọng

Điều kiện tự nhiên:

Xã Trạm Hành có diện tích đất tự nhiên 5.565,43 ha

Địa hình thổ nhưỡng khí hậu:

Trạm Hành là một địa bàn có nhiều gò đồi, khí hậu nhiệt đới gió mùa Mộtnăm có 2 mùa rõ rệt mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa nắng từ tháng 10đến tháng 3 năm sau; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm; nhiệt

độ trung bình từ 18 - 250C

Khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè, cà phê.Địa hình đồi núi diện tích đất nông nghiệp xen lẫn với diện tích đất rừng, nêngặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất tập trung, xây dựng thủy lợi, giao thông, bốtrí khu dân cư

Tài nguyên:

Tài nguyên đất:

Theo điều tra của viện quy hoạch và thiết kế nhà nước xây dựng điều tra bổsung, toàn xã có 03 nhóm đất

Trang 19

Bảng 2.2 Thống kê diện tích các nhóm đất của xã Trạm Hành

(FAO/UNESCO)

Diện tích(ha)

Chiếm tỷ lệ( %)

(Nguồn: UBND xã Trạm Hành, 2014)Theo kết quả trên thì đất xám chiếm tỷ lệ lớn, đây là loại đất rất thích hợp chocây công nghiệp như Cà phê, chè,… Ngoài ra tại xã còn những loại đất khác rất phùhợp cho các loại hoa

Tầng dày của đất canh tác từ 0,3 - 0,6m

Bình quân đất nông nghiệp 01 hộ là 1,54 ha (tổng hộ 1.034)

Cơ cấu sử dụng đất như sau: (tổng diện tích đất tự nhiên: 5.565,43 ha)

Đất nông nghiệp 5,378.02 ha chiếm 96,63 % tổng diện tích đất tự nhiên

Trong đó:

Đất sản xuất nông nghiệp: 1.588,29 ha

Đất lâm nghiệp: 3.785,20 ha

Đất nông nghiệp khác: 4,53ha

Đất phi nông nghiệp: 183,87ha chiếm 3,30 % tổng diện tích đất tự nhiên

Trong đó:

Đất ở: 35,53 ha

Đất chuyên dùng: 126,62 ha

Đất Tôn giáo, tín ngưỡng: 1,83 ha

Đất Nghĩa trang, nghĩa địa: 4,56 ha

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 15,33 ha

Đất chưa sử dụng: 3,54 ha chiếm 0,07 % tổng diện tích đất tự nhiên

Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng khá phong phú, diện tích khoảng 3.785,2

ha, chiếm 68 % tổng diện tích đất tự nhiên Trong những năm qua công tác quản lý,bảo vệ rừng luôn được chú trọng Với diện tích rừng khá lớn đã tạo việc làm từgiaokhoán, quản lý bảo vệ rừng tới người dân trong xã, tăng thêm thu nhập cải thiện đờisống

Trang 20

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm

Nước ngầm (nước dưới đất)

Nước dưới đất (hay nước ngầm) là loại nước tích tụ trong các lớp đất đá dướisâu trong lòng đất, nước tích tụ làm đất ẩm ướt và lấp đầy những lỗ trống trong đất.Phần lớn nước trong các lỗ trống của lớp đất mặt bị bốc hơi, được cây hấp thụ vàphần còn lại dưới ảnh hưởng của trọng lực, di chuyển tới các lớp nham thạch nằmsâu bên dưới làm bảo hòa hoàn toàn các lỗ hổng bên trong cho các lớp đá này ngậmnước tạo nên nước ngầm Quá trình hình thành nước ngầm diễn ra rất chậm từ vàichục đến hàng trăm năm (Nguyễn Việt Kỳ, 2006)

Nước sạch

Nước được coi là nước sạch khi nó không màu, không mùi, không vị, trong,không có vẫn đục, không có vi trùng và các chất gây bệnh Ngoài ra, còn phải đạttiêu chuẩn về chất lượng nước do Bộ Y tế ban hành

Nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt là nước được con người sử dụng trong các hoạt động sinhhoạt hàng ngày như ăn, uống, tắm, rửa thức ăn, rửa chén, rửa bát, các dụng cụ nấu

ăn và các hoạt động khác

Nước tương đối sạch

Nước tương đối sạch là nước giếng, nước mưa và nước ao, hồ được bảo vệkhông bị ô nhiễm (có nắp đậy, có bờ che chắn.) Nước này dùng tắm, rửa là chính;phải có lắng lọc, sát trùng và đun sôi mới dùng cho ăn uống được

Ô nhiễm nước

Trang 21

Ô nhiễm nước là sự thay đổi bất lợi môi trường nước, hoàn toàn hay đại bộphận các hoạt động khác nhau của con người tạo nên Những hoạt động gây tácđộng trực tiếp hay gián tiếp đến những thay đổi về mặt năng lượng, mức độ bức xạmặt trời, thành phần vật lý, hoá học của nước và sự phong phú của các loài sinh vậtsống trong nước.

2.1.2 Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường (NS & VSMT) đã từngđược ngành y tế triển khai sâu rộng ngay từ những năm 50-60 của thế kỷ trước.Sangthập kỷ 80, một thập kỷ có thể được coi là khó khăn nhất về kinh tế của đất nước thìsự hỗ trợ về kinh phí của Nhà nước cho các hoạt động về NS & VSMT dường như

là không còn nữa Đây cũng là thời điểm mà các công trình nước sạch và vệ sinhđược xây dựng và sử dụng hàng chục năm qua đã và đang xuống cấp trầm trọng.Bởi vậy, trong giai đoạn này vấn đề NS & VSMT thực sự đứng trước những tháchthức to lớn

Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, năm 1982 Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc(UNICEF) tại Việt Nam đã khởi động Dự án cung cấp nước sạch tại 6 tỉnh trọngđiểm là Kiên Giang, Minh Hải và Long An thuộc miền Nam và Hà Nam Ninh,Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh thuộc miền Bắc Thành công của các hoạt động tại cáctỉnh điểm đã là cơ sở vững chắc cho UNICEF và các cơ quan đối tác phía Việt Namquyết định mở rộng dự án ra các tỉnh mới Các giếng khoan lắp bơm tay UNICEFmang nhãn hiệu VN6 đã xuất hiện ở mọi miền của đất nước, đặc biệt là ở nhữngcộng đồng dân nghèo, vùng sâu, vùng xa Đến giữa những năm 90 thì các kỹ thuậtcung cấp nước sạch không chỉ dừng lại ở các giếng khoan lắp bơm tay nữa Cáchình thức cung cấp nước tập trung quy mô vừa và nhỏ đã được triển khai bao gồmcác hệ thống nước tự chảy, các giếng khoan có đường kính lớn Các hình thức cungcấp nước nhỏ lẻ quy mô gia đình cũng đã đa dạng hơn Cùng với UNICEF, các nhàtài trợ lớn khác như DFID, DANIDA, SIDA Thụy Điển và các tổ chức phi Chínhphủ quốc tế cũng đã tập trung đầu tư, hỗ trợ và triển khai xây dựng rất nhiều côngtrình cung cấp nước sinh hoạt tại nhiều vùng trong cả nước Bên cạnh đó, Chương

Trang 22

trình mục tiêu Quốc gia về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cũng đã

được Chính phủ phê duyệt với những khoản kinh phí không nhỏ từ ngân sách trung

ương và địa phương (nguồn http://www.moh.gov.vn)

Dự án cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là một phần của Chương trình hợp

tác giữa Việt Nam và UNICEF vơi mục tiêu cùng với Chính phủ Việt Nam giải

quyết về nhu cầu nước sinh hoạt và phương tiện vệ sinh cho các vùng nông thôn

Việt Nam Dự án đã góp phần giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ cấp nước hợp vệ

sinh cho các vùng nông thôn ở 64 tỉnh thành phố trong cả nước

Tổng kinh phí UNICEF tài trợ: 53.815.875 USD

Trong đó: Từ 1982 - 2005 là: 47.370.875 USD

Từ 2006 - 2010 là: 6.445.000 USD (nguồn http://www.cerwass.org.vn/)

2.1.6 Trạm cấp nước tập trung

Trạm cấp nước tập trung là một trạm xử lý và cấp nước với quy mô vừa và

nhỏ Nguyên lý hoạt động của nó thì cũng rất đơn giản Nguồn nước thô được bơm

lên và vận chuyển đến bể xử lý Nước sau khi đi qua hệ thống xử lý của nhà máy,

nước được bơm lên các tháp nước cao nhằm cung cấp nguồn năng lượng để nước có

thể chảy qua mạng lưới phân phối đến khu dân cư và hộ gia đình

Hình 2.1 Mô hình đơn giản xử lý nước ngầm

Giếng Chỉnh

pH

Clo hóa an toàn

Bể chứa nước sạch

Giếng Chỉnh

pH

Clo hóa an toàn

Bể chứa nước sạch

Bể

chứa nước sạch

Clo hóa an toàn

Chỉnh pH Giếng

Ca(OH) 2 Cl 2

Thủy đài

Thủy đài Mạng lưới cấp nước

Trang 23

Ưu điểm:Thiết bị xây dựng trạm đơn giản, dễ chế tạo, tính cơ động cao, hiệuquả xử lý cao Và dễ dàng nâng cấp công suất của trạm xử lý khi cần thiết Mô hìnhcấp nước này thích hợp với diện tích vốn hạn hẹp Ngoài ra, nó còn thích hợp cungcấp nước sạch cho dân cư vùng ngoại thành, vùng ven, nông thôn,… góp phần cảithiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Nhược điểm: Cung cấp nước cho không nhiều hộ dân, quy mô nhỏ

2.1.7 Khái niệm mức sẵn lòng trả(WTP)

Theo Cho-Ming-Naing (2000), thì mức sẵn lòng trả được định nghĩa nhưmột khoản tiền tối đa mà cá nhân chi trả để cân bằng sự thay đổi thỏa dụng Kỹthuật chủ yếu dựa trên khoản tiền tối đa mà cá nhân đó sẵn lòng trả cho một hànghóa

Thước đo trực tiếp về WTP cho hàng hóa và dịch vụ cụ thể có thể được địnhgiá bằng cách hỏi người ta một cách trực tiếp họ sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu cho cácdịch vụ hoặc sản phẩm chăm sóc sức khỏe phù hợp Thước đo trực tiếp về mứcWTP của một cá nhân cho hàng hóa phi thị trường thì phương pháp CVM là thíchhợp nhất

Phương pháp CVM được tiến hành bằng cách hỏi trực tiếp các cá nhân đểđánh giá giá trị của tài nguyên thiên nhiên môi trường hay giá trị của một sự thayđổi chất lượng môi trường

Trước hết các cá nhân được điều tra sẽ được cung cấp các thông tin mô tả vềmột sự thay đổi chất lượng môi trường được giả định Sau đó, các cá nhân này đượchỏi về: Họ sẵn lòng trả bao nhiêu cho cải thiện môi trường (hoặc WTP bao nhiêu đểtránh một sự giảm sút chất lượng môi trường) giả định đã được mô tả Hoặc họ sẵnlòng chấp nhận (WTA) là bao nhiêu để chịu chấp nhận một sự giảm sút chất lượngmôi trường được giả định

Phương pháp CVM có thể được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng vàkhông sử dụng của tài nguyên thiên nhiên môi trường Phương pháp này ưu điểmhơn so với các phương pháp định giá tài nguyên thiên nhiên môi trường khác là nó

có thể sử dụng để đánh giá được các giá trị của tài nguyên môi trường mà nhiều

Trang 24

phương pháp khác không thực hiện được như đánh giá giá trị lựa chọn, giá trị lưutruyền giá trị tồn tại của tài nguyên môi trường

Phương pháp CVM thường được sử dụng trong các lĩnh vực như: Chất lượngnước, chất lượng không khí, những nơi có các hoạt động vui chơi giải trí (như câu

cá, săn bắn…) mà do một dự án nào đó sắp được triển khai gây ảnh hưởng đếnchúng, việc bảo tồn các khu rừng tự nhiên, các khu vực hoang dã, bảo tồn đa dạngsinh học, bảo tồn loài và những rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng…

Phương pháp CVM sẽ thích hợp hơn khi vùng nghiên cứu có những đặcđiểm sau: những sự thay đổi chất lượng môi trường không gây ảnh hưởng trực tiếplên năng suất, sản lượng…, khó theo dõi được một cách trực tiếp sở thích của ngườidân, khu vực lấy mẫu là tiêu biểu, quan tâm, am hiểu tầm quan trọng của nghiêncứu và có nhận thức cao về vấn đề đang được nghiên cứu…

Ưu điểm:

Những người làm nghiên cứu thích phương pháp đánh giá ngẫu nhiên vì nó

có thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hóa môi trường khác nhau Bên cạnh việcước lượng đượccác giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp nó có thể đánh giá được giá trịkhông sử dụng mà cụ thể là giá trị tồn tại hay giá trị lưu truyền Như vậy có thể thấyrằng CVM là một phương pháp rất linh hoạt, áp dụng được cho hầu hết các loại giátrị của một hàng hóa môi trường hay một loại tài nguyên

CVM là một phương pháp quan trọng để ước lượng các sản phẩm, dịch vụcủa tài nguyên môi trường khi không có thị trường tồn tại cho chúng Đây là một ưuđiểm nổi trội của phương pháp CVM Thông thường, các phương pháp định giá cầnmột thị trường cụ thể về giá cả của một loại hàng hóa nào đó, để biết được các yếutố môi trường tác động lên giá cả của hàng hóa đó như thế nào? Các nhà nghiên cứu

sẽ thu thập nhiều thông tin liên quan đến đặc điểm của hàng hóa đó cùng với yếu tốmôi trường Sau quá trình xử lí số liệu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của yếutố môi trường lên giá cả hàng hóa đó Từ đó xác định được tổng lợi ích hay thiệt hại

do yếu tố môi trường mang lại Các dạng phương pháp này có thể kể đến như là :Hedonic Pricing Method, Replacement Cost Method, … Đối với các giá trị không

Trang 25

sử dụng như giá trị tồn tại, giá trị lưu truyền, bảo tồn đa dạng sinh học… không cómột thị trường nào quyết định giá cả cho nó, vì thế muốn định giá được nó không cóphương pháp nào ngoài việc sử dụng CVM Một thị trường giả định sẽ được xâydưng nên để ước lượng cho các loại giá trị đó Các kết quả sẽ thay đổi tùy thuộc vàocác điều kiện giả thiết đặt ra trong thị trường giả định.

Nhược điểm:

Các ước lượng có được từ phương pháp CVM chỉ phản ánh các hoạt độnggiả định do các hoạt cảnh đưa ra khi điều tra phỏng vấn là những hoạt cảnh, trườnghợp giả định đã được xây dựng nên

Khi áp dụng phương pháp CVM, có thể gặp phải vấn đề sai lệch do chiếnthuật: nếu người được điều tra cho là các giá trị mà họ đưa ra có thể có một ảnhhưởng nào đó đến chính sách sẽ đề ra và có ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì họ

có thể trả lời các giá trị quá cao hay quá thấp so với giá trị thực sự của họ

Sai lệch xuất phát từ các giả định chúng ta sử dụng khi chúng ta xây dựngcác hoạt cảnh ban đầu

Sai lệch tổng thể và bộ phận: người được phỏng vấn cũng có thể hiểu nhầmvấn đề được hỏi trong quá trình điều tra phỏng vấn và có thể đưa ra các giá trị đánhgiá một bộ phận của vấn đề mà ta quan tâm thành giá trị tổng thể hoặc ngược lại Vídụ: Thay vì trả lời mức sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nướccủa một đoạn sông, người được điều tra có thể đưa ra giá trị sẵn lòng trả cho việccải thiện chất lượng môi trường nước của cả dòng sông đó

Sai lệch do điểm khởi đầu (Starting point bias) khi xây dựng các bảng điềutra mức sẵn lòng trả Bên cạnh đó cũng có thể có những sai lệch do thông tin cungcấp cho người được điều tra, sai lệch do sự không hiểu giữa người điều tra và ngườiđược điều tra, sai lệch do cách chọn phương thức đóng góp tiền khi hỏi về mức sẵnlòng trả

Sai lệch giữa mức sẵn lòng trả và sẵn lòng nhận đền bù WTP thường thấphơn so với WTA do WTP chịu ảnh hưởng bới giới hạn thu nhập của người đượcphỏng vấn còn WTA thì không bị ảnh hưởng (Đặng Thanh Hà, 2003)

Trang 26

Lập thị trường giả định

Thị trường giả định được hợp thành bởi ba phần: (1) Một “kịch bản” giớithiệu cho người được phỏng vấn một viễn cảnh tốt để họ sẽ trả lời các câu hỏi địnhgiá (2) Mô tả một chính sách hay một chương trình sẽ được thực hiện mà phải bảođảm cho người được phỏng vấn nhận xét đó là một chương trình tốt (3) Phươngthức trả tiền phải được mô tả kĩ nhằm để người trả lời tin rằng họ sẽ trả cho dự án/chính sách đó Kịch bản, chính sách và phương thức trả tiền trong giả thuyết CVphải được thực hiện tốt trong bảng phỏng vấn nhằm cho người trả lời thấy được sốtiền họ trả sẽ được sử dụng đúng

Xác định nên hỏi WTP hay WTA

Mục đích chính của CVM là để suy ra giá trị mà người ta gán cho loại “hànghóa” đang nghiên cứu

Hỏi các cá nhân về số tiền tối đa mà họ sẵn lòng trả (WTP) để sử dụng haybảo tồn hàng hóa/ dịch vụ môi trường nào đó

Hay hỏi họ về số tiền đền bù mà họ chấp nhận (WTA) để từ bỏ hàng hóa/dịch vụ môi trường

Về mặt lý thuyết thì WTP bằng với WTA Nhưng trên thực tế, mức sẵn lòngchấp nhận khác hoàn toàn mức sẵn lòng trả Khi hỏi về mức sẵn lòng trả thì ngườiđược hỏi luôn trả lời mức sẵn lòng trả tối thiểu, còn hỏi về mức sẵn lòng chấp nhậnthì trả lời mức tối đa

Hammacks Brown (2000) đã chỉ ra rằng mức sẵn lòng trả để bảo tồn vùngđầm lầy nơi vịt trời sinh sống là 274 $, trong khi đó, mức sẵn lòng chấp nhận(WTA) để từ bỏ khu vực đó lại là 1044 $ Có sự khác biệt này do WTP bị giới hạnbởi thu nhập, còn WTA thì không bị giới hạn

Đối với việc cải thiện môi trường, thì những câu hỏi nên được thiết kế saocho để lộ ra mức sẵn lòng trả (WTP)

Đối với những thiệt hại gây ra cho môi trường thì về lý thuyết người trả lờinên được hỏi về mức sẵn lòng chấp nhận (WTA) đền bù

Trong thực tế, mức sẵn lòng trả (WTP) thường được chọn để hỏi

Trang 27

Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu đã đặt ra trong phần Mở Đầu, nghiêncứu chọn phương pháp WTP vì ở đây người dân sẽ là người được hưởng lợi từ việcxây dựng hệ thống nước máy.

Các cách hỏi mức sẵn lòng trả (WTP):

Open- ended (câu hỏi mở): Người trả lời được yêu cầu nói mức sẵn lòng trả

(WTP) tối đa của họ Như số tiền tối đa mà anh/chị sẵn lòng trả thêm vào tiền thuếhàng năm để góp phần cải thiện cảnh quan vùng Stonchenge đã được chúng tôi môtả là bao nhiêu? (Edward Elgar, 2002)

Nhược điểm của cách hỏi này là người được phỏng vấn khó trả lời về WTP,

và có những sai lệch cố ý do họ tự do nói nên họ sẽ nói WTP cao hay thấp hơn mứcsẵn lòng trả (WTP) thật của họ Hơn nữa, tính không quen với câu hỏi mở có thểdẫn đến những người trả lời theo chiến lược không thích rủi ro có xu hướng phátbiểu mức sẵn lòng trả thấp, hoặc người trả lời không biết mức sẵn lòng trả là baonhiêu để trả lời

Bidding games: Phỏng vấn viên sẽ đưa mức giá ngày càng cao cho người trả

lời, cho đến khi người trả lời đạt mức sẵn lòng trả (WTP) tối đa của chính họ.Chẳng hạn như, bạn có đồng ý trả thêm 5$ vào tiền thuế hàng năm để góp phần cảithiện cảnh quan vùng Stonchenge để được như chúng tôi mô tả không?

Nếu có, phỏng vấn viên tiếp tục tăng giá cho đến khi người được phỏng vấntrả lời không Như vậy, mức sẵn lòng trả (WTP) tối đa đã được khai thác

Nếu không, phỏng vấn viên tiếp tục giảm giá dần cho đến khi người đượcphỏng vấn trả lời có Như vậy, mức sẵn lòng trả tối đa cũng đã được khai thác

Nhược điểm của phuong pháp này là các sai lệch xảy ra trong mức giá khởiđầu Mức giá khởi đầu quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùngcủa nghiên cứu

Payment card: Một loạt các mức giả được viết lên thẻ và người trả lời đượcyêu cầu chọn một mức giá

Câu hỏi đóng (Dichotomous Choice hay Close- Ended Question): Có haicách:

Trang 28

Single – bounded dichotomous choice: Bạn có sẵn lòng trả … $/ năm cho 5năm tới vào quỹ tín nhiệm để giúp bảo tồn rặng san hô của đảo Phỉ từ mức độ 75 %ABU hiện nay lên 100 % ABU không? Một mức giá được đưa ra và người đượcphỏng vấn được yêu cầu trả lời “đồng ý” hay “không đồng ý” với mức giá này.

Ưu điểm của cách hỏi này: giúp người trả lời dễ quyết định

Nhược điểm: phải đảm bảo mức độ tin cậy trong việc lấy mẫu ngẫu nhiên.Double – bounded dichotomous choice: Trong phương pháp này, người đượcphỏng vấn được hỏi một câu hỏi “Có – Không” về việc họ sẵn lòng trả một khoảntiền nhất định cho mục đích mà nó đã được mô tả Nếu họ trả lời “có” thì câu hỏinày sẽ được lặp lại với một số tiền lớn hơn, nếu họ trả lời “không” thì câu hỏi thứhai sẽ hỏi một khoản tiền nhỏ hơn Điều này được lặp lại cho đến khi WTP cuốicùng được xác định

Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được chuẩn bị trước cho mục đích khảo sát các thông tin Bảngcâu hỏi gồm nhiều mục, xếp theo một trình tự logic Bắt đầu là phần giới thiệu vớingười được phỏng vấn về mục đích cuộc phỏng vấn, sau đó là thông tin chung vềđối tượng được phỏng vấn( ví dụ: Tên, tuổi, giới tính, địa chỉ,… ) Phần tiếp theo làcác câu hỏi, có thể xếp thành nhiều mục khác nhau, mỗi mục chứa đựng nhữngthông tin có liên quan chặc chẽ với nhau theo một chủ đề

Phần giới thiệu: Thông thường phần này ngắn, chỉ vài câu Người phỏng vấnphải giới thiệu tên, cơ quan, mục đích phỏng vấn

Phần cấu trúc các câu hỏi:

Phần này phải đi từ nội dung tổng quát cho đến chi tiết Bảng câu hỏi phảidịch chuyển lưu loát từ đề tài này sang đề tài khác Cấu trúc chung của bảng câu hỏiphải đi từ những câu hỏi đon giản đến những câu hỏi khó, rồi quay lại những câuđơn giản trước khi bắt đầu những câu hỏi phức tạp khác Cần để cho người đượcphỏng vấn bớt căng thẳng

Phần thông tin nhân khẩu và thu nhập nên là phần sau cùng của bảng câuhỏi Phần này hỏi về tuổi, học vấn, thu nhập, công việc của từng thành viên trong

Trang 29

gia đình Đây là những điều nhạy cảm, nhiều người không thích nói đến thu nhập,một số người lại không thích nói đến tuổi tác Do đó, nếu đặt phần này trước họ cóthể quyết định ngừng trả lời trước khi kết thúc bảng phỏng vấn hoặc trả lời có thái

độ dè dặt

Các phương pháp phỏng vấn

Có 4 phương pháp phỏng vấn bảng câu hỏi:

Phỏng vấn gián tiếp: Phỏng vấn qua thư hoặc fax hoặc phỏng vấn qua thưđiện tử

Phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn qua điện thoại

Phỏng vấn bằng cách tổ chức buổi họp mặt hay thảo luận nhóm

Nghiên cứu chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thực hiện phỏng vấnbảng câu hỏi Vì nó giúp truyền tải thông tin một cách tốt nhất về tình huống giảđịnh đến người được hỏi, kết hợp với các công cụ minh họa như: hình vẽ, biểu đồ…

sẽ giúp người được hỏi hiểu kĩ hơn về mục đích của nghiên cứu Ngoài ra, việc ngồinghe phỏng vấn viên mô tả về tình huống sẽ hấp dẫn người được hỏi hơn nhiều sovới việc họ phải tự đọc tình huống đó Điều này tạo nên sự hợp tác giữa ngườiphỏng vấn và người trả lời làm cho chất lượng cuộc phỏng vấn cao hơn Để tiếnhành thu thập dữ liệu theo phương pháp này, đòi hỏi phải được lập kế hoạch cẩnthận khi sử dụng nhiều người phỏng vấn và cần phải huấn luyện Giá trị thông tin sẽtùy thuộc vào kỹ năng của người phỏng vấn, người trả lời có thể nói những điều làmhài lòng người phỏng vấn Ngoài ra, phương pháp này tiêu tốn nhiều thời gian đốivới các bên và chi phí cao

Những quy tắc để có cuộc phỏng vấn tốt

Kết quả của các nghiên cứu CVM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Vì thế, đểhạn chế thấp nhất những sai lệch xảy ra trong quá trình nghiên cứu, đội ngũ nghiêncứu phải tuân theo những qui tắc nhất định nhằm khắc phục các hạn chế củaphương pháp này Để một cuộc phỏng vấn có chất lượng tốt, các phỏng vấn viêncần tuân theo các quy tắc sau: (1) Đọc các câu hỏi chính xác giống như trong bảng

Trang 30

câu hỏi, đừng thay đổi (2) Đọc câu hỏi đủ chậm để người nghe có thể hiểu được.(3) Để cho người được hỏi có thời gian trả lời (4) Nếu người được hỏi không hiểuhãy lập lại câu hỏi (5) Giữ nguyên thái độ đối với câu trả lời của người được hỏi.(6) Đừng tỏ ra bối rối đối với những câu trả lời tế nhị (7) Đừng gợi ý câu trả lời (8)Đừng lập lại câu trả lời (9) Phỏng vấn riêng với người được phỏng vấn (10) Khôngnên khuyên nhủ người nghe về những vấn đề cá nhân của họ (11) Trả lời trực tiếpbất kỳ câu hỏi nào mà người được phỏng vấn hỏi về mục đích của cuộc khảo sát.(12) Lắng nghe một cách cẩn thận các câu trả lời của họ (Amon, Joseph et al 2000,Martha Ainsworth, 2003)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữliệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau

Trong nghiên cứu, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích tìnhhình sử dụng nước sinh hoạt tại 2 xã Trạm Hành và Tà Nung trong thời gian qua, vàphân tích thống kê đặc điểm mẫu điều tra

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp thu thập từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến địa bànnghiên cứu: Số liệu về kết quả xây dựng nông thôn mới tại thành phố Đà Lạt đượcthu thập từ các báo cáo của UBND TP Đà Lạt, ngoài ra có một số thông tin đượcthu thập từ internet

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên trực tiếp 120người dân:

Chọn ngẫu nhiên 60 người dân sống ở Trạm Hành, đây là những hộ nằmtrong danh sách chưa được tiếp cận với nguồn nước máy do cán bộ xã cung cấp

Chọn ngẫu nhiên 60 người dân sống ở Tà Nung, đây là những hộ nằm trongdanh sách chưa được tiếp cận với nguồn nước máy do cán bộ xã cung cấp

Trang 31

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được để trong cách tập tin excel, và cho xử lý bằng phầnmềm eview 3.0 cùng các thao tác xử lý trong excel, sử dụng mô hình logit để chạy

dữ liệu

2.3 Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu nhận thức của người dân về Chương trình cung cấp nước sinh hoạt

Nhận thức của người dân có ảnh hưởng rất lớn trong việc xây dựng hệ thốngcung cấp nước sinh hoạt và nó cũng ảnh hưởng đến mức sẵn lòng đóng góp choviệc xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch Nhận thức của người dân càng cao thì

ý thức về những lợi ích mà họ có thể nhận được càng cao Từ đó, ảnh hưởng đếnmức họ sẵn sàng đóng góp để tham gia xây dựng hệ thống nước sach Vì vậy, đánhgiá nhận thức của người dân là rất quan trọng và cần thiết

Để đánh giá được nhận thức của người dân, trong nội dung bảng câu hỏi cónhững câu hỏi về việc sự đánh giá cũng như hiểu biết của người dân về ý nghĩa, lợiích của nguồn nước đối với đời sống của họ

Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình của người dân

Trước tiên, phải xác định vấn đề cần đánh giá Người dân ở 2 xã vùng ven

Đà Lạt gồm Trạm Hành và Tà Nung chủ yếu sống bằng nghề nông và có điều kiệnkhó khăn hơn so với các phường thuộc thành phố Đà Lạt về cơ sở vật chất và hạtầng Nước ta đang từng ngày phất triển nên có sự ưu tiên phát triển ở những khuvực nông thôn, nhằm giúp đỡ và góp phần cải thiện đời sống cho người dân vùngnông thôn Tuy nhiên, không chỉ có nhà nước xây dựng hoàn toàn mà cần có sựgiúp sức của người dân mới có thể xây dựng thành công và hiệu quả chương trìnhcung cấp nước sinh hoạt Vì vậy, đề tài này nhằm xác định mức sẵn lòng trả củangười dân để người dân có được những lợi ích sau khi hoàn thành hệ thống cungcấp nước sạch

Cuộc khảo sát được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp những ngườiđược hỏi thông qua Bảng câu hỏi được thiết kế và điều tra thử trước khi đi phỏng

Trang 32

vấn chính thức Đối tượng được phỏng vấn là những hộ gia đình đang sống tại 2 xãTrạm Hành và Tà Nung của thành phố Đà Lạt.

Để xác định mức sẵn lòng trả, cần tiến hành qua các bước:

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi

Đề tài ước lượng WTP của người dân cho việc xây dựng hệ thống cung cấpnước sạch nằm trong mục tiêu của chương trình NMT

Bảng câu hỏi sử dụng cách thức hỏi lựa chọn lưỡng phân ranh giới đơn(single-bounded) để có được mức sẵn lòng đóng góp của người dân

Trạm Hành và Tà Nung là 2 địa phương chủ yếu là hoạt động nông nghiệp

Do đó, nguồn nước ngầm nơi đây có khả năng bị ô nhiễm thuốc BVTV bị ngấm vào

từ hoạt động sản xuất của người dân Hơn thế nữa, kết quả phân tích mẫu nướcđược lấy từ các nguồn nước mặt như Hồ Tuyền Lâm, Suối Vàng, và hồ Chiến thắngcũng như nguồn nước giếng ở các xã Tà Nung và Trạm Hạnh của Trung tâm Phântích và Chứng nhận Chất lượng thuộc Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng cơ chothấy các chất gây ô nhiễm bao gồm: TSS (tổng chất rắn lơ lửng), Amoni, Nitrit,Phot pho, Ni ken, Sắt có mức vượt khá cao từ vài lần đến hàng chục lần; bên cạnh

đó, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật đã tìm thấy trong nước ở một số hoạt chấtthuộc nhóm Chlor và lân hữu cơ với mức vượt từ 2 - 3 lần, riêng nhóm trừ cỏ vẫnnằm trong giới hạn cho phép Kết quả phân tích mẫu trầm tích của 81 mẫu nước sovới QCVN 43:2012/BTNMT cho biết: Chỉ tiêu Asen ở các hồ chứa có 100 % mẫuvượt quy định, với mức vượt từ 6,3 - 9,1 lần; riêng chỉ tiêu Thủy ngân có 100 % sốmẫu vượt cả ba hồ, với mức vượt từ 8,6 - 20,2 lần Nguồn nước ngầm bị ô nhiễmnhưng người dân nơi đây phải sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt hằng ngày.Nhưng hiện nay, còn trên 70 % hộ dân phải sử dụng nước giếng khoan cho sinhhoạt hằng ngày của mình Vì vậy, nước sạch cho sinh hoạt đang là nổi lo của chínhquyền địa phương cũng như người dân nơi đây Xây trạm cấp nước tập trung là 1phương án để người dân tiếp cận được với nguồn nước sạch, đảm bảo sức khỏe.Ngoài ra, phương án này còn cải thiện được môi trường như: góp phần làm giảmđược sự tụt mực nước ngầm, sự phá hủy các tầng nước do khai thác nước ngầm quá

Trang 33

mức Nguồn vốn để đầu tư xây dựng trạm cấp nước tập trung là cần thiết, và cần sựtrả của quần chúng nhân dân.

Để xây dựng trạm, quỹ xây dựng, cấp nước sinh hoạt sẽ được thành lập, quỹnày sẽ tiếp nhận số tiền ông/bà đóng góp, và cung cấp nguồn kinh phí để xây dựngtrạm cấp nước Đây là quỹ được lập ra và quản lý bởi một ban quản lý trong đó, cósự tham gia quản lý của người dân và chính quyền UBND xã Số tiền ông/bà trả chỉduy nhất 1 lần, và chi trả theo hộ gia đình

Số tiền ông/bà chi trả sẽ dùng để xây dựng trạm cấp nước có công suất 715 m3/ngày đêm, với chi phí xây dựng một trạm cấp nước là 1238.053.434 VNĐ, chi phíđường ống phân phối cho toàn địa bàn nghiên là 7.702.501.393 VNĐ (xem Phụ lục1) Quy trình xây dựng và vận hành trạm cấp nước sẽ do người có chuyên môn đảmnhiệm Nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt theo tiêu chuẩn kèm theo Quyết định số1329/2002/BYT-QĐ ngày 18/04/2002 của Bộ Y tế Cấp nước - Mạng lưới đườngống và công trình TCTK theo TCVN 33 – 2006, kết cấu BT và BTCT đạt tiêuchuẩn thiết kế TCXD VN 356 – 2005 Ngoài ra, nền nhà và công trình thì sẽ đạt tiêuchuẩn thiết kế TCXD VN 45 – 78, và kết cấu thép cũng sẽ tuân theo tiêu chuẩn thiết

kế TCXD VN 5575 – 1991 Trạm đảm bảo sẽ cung cấp cho người dân nguồn nướcsinh hoạt nhanh, đủ, và sạch, nguồn nước sử dụng được cho uống, nấu ăn, và sinhhoạt hằng ngày

Giá 1m3 nước sẽ được tính toán, thảo luận và thông qua ý kiến của ngườidân Nhưng để tránh tình trạng sử dụng nước quá lãng phí thì sẽ đưa ra định mứcnước Nếu vượt qua định mức sẽ tính với giá cao hơn Nguồn thu này sẽ được sửdụng vào việc chi trả chi phí vận hành, chi phí điện năng, chi phí hóa chất, chi phíkhấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý và vận hành

Sau khi xây dựng tình huống giả định cho bảng câu hỏi, thì tiến hành pre-testđể kiểm tra lại tính phù hợp của tình huống giả định cũng như khai thác mức sẵnlòng đóng góp tối đa của người dân Bằng cách sử dụng câu hỏi mở, hỏi mức sẵnlòng đóng góp tối đa và tối thiểu của 10 người dân sống trên địa bàn phường choviệc xây dựng trạm cấp nước, kết quả thu được với mức sẵn lòng đóng góp cao nhất

Trang 34

là 1.000.000 đồng/ hộ, mức sẵn lòng trả tối thiểu là 300.000 đồng/ hộ và chỉ trả mộtlần

Sau khi bảng câu hỏi đã được kiểm tra lại (pre-test) và chỉnh sữa sẽ tiến hànhđiều tra chính thức

Bước 2: Thu thập số liệu

Số liệu thu thập là số liệu sơ cấp, có được do phỏng vấn trực tiếp người dân

Đề tài tiến hành phỏng vấn người dân xã Trạm Hành và Tà Nung Tuy nhiên,một số mẫu phỏng vấn do thiếu thông tin hoặc cách trả lời của người được hỏi cóphần sai lệch nhiều so với thực tế nên bị loại bỏ

Đề tài phỏng vấn với 120 phiếu, tiến hành hỏi mức sẵn lòng trả của từng cánhân Theo quan sát thực tế xã Trạm Hành và Tà Nung, thì những hộ dân ở ngoàiđường chính và trung tâm xã thì đời sống khá giả hơn, càng vào sâu trong các thônthì đời sống càng thấp dần Do đó, đề tài tiến hành phỏng vấn theo phương pháp lấymẫu theo hệ thống, tức là chọn mẫu theo một hệ thống đã được xác định trướcnhưng có sự phân chia trong các đối tượng được phỏng vấn để đảm bảo tính đạidiện của mẫu được chọn Mỗi thôn sẽ tiến hành phỏng vấn 10 hộ, tính từ đầu mỗiThôn vào Và cứ cách 10 hộ sẽ hỏi một hộ để tránh trường hợp những hộ gần nhà sẽtrả lời giống nhau Ngoài ra với 08 mức giá được sử dụng trong bảng câu hỏi, mỗimức giá sẽ hỏi 15 phiếu

Đề tài tiến hành phỏng vấn tập trung vào những hộ gia đình đang sử dụngnước giếng tự khoan cho sinh hoạt

Bước 3: Lựa chọn mô hình và kỳ vọng các biến

Lựa chọn mô hình:

Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để hỏi mức sẵn lòng trả củangười dân để có được nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt ở xã Tà Nung vàTrạm Hành Đề tài sẽ ứng dụng mô hình Logit để phân tích ảnh hưởng của các biếngiải thích đối với câu trả lời “Có” của người được phỏng vấn

Kỳ vọng biến:

WTP = 1 nếu người được phỏng vấn thứ j trả lời ‘‘có’’ với mức giá Pi

Trang 35

= 0 nếu ‘‘không đồng ý’’

Mức giá đề xuất (P): các mức giá đề xuất: 300.000/ 400.000/ 500.000/600.000/ 700.000/ 800.000/ 900.000/ 1.000.000 đồng Mức giá đề xuất càng cao thìmức sẵn lòng trả càng thấp Kỳ vọng ( - )

Thu nhập (TNHAP): thu nhập của hộ được phỏng vấn càng cao, mức sẵnlòng đóng góp cho việc cải thiện chất lượng nước càng cao Kỳ vọng (+)

Giáo dục(GDUC): Trình độ học vấn của những người được hỏi khác nhau thìmức sẵn lòng đóng góp của họ cũng khác nhau Biến này được kỳ vọng có tác độngdương lên biến phụ thuộc, tức là khi người ta có trình độ học vấn cao hơn, người tanhận thức được mức độ ô nhiễm cao hơn, và khả năng họ đồng ý đóng góp cũngcao Nó được quy ước như sau:

GDUC =1, nếu trình độ học vấn là: mù chữ

= 2, nếu trình độ là: tiểu học

= 3, nếu trình độ là: trung học cơ sở

= 4, nếu trình độ là: trung học phổ thông

= 5, nếu trình độ là: học nghề

= 6, nếu trình độ là: cao đẳng, đại học trở lên

An toàn (ATOAN): Nếu người được phỏng vấn đánh giá nguồn nước họđang sử dụng có độ an toàn càng thấp thì mức sẵn lòng đóng góp của họ càng cao

= 5, nếu là không an toàn

Thành viên (TVIEN): Biến này được xác định dựa theo số người đang sốngtrong hộ, được tính theo đầu người, cả người lớn lẫn trẻ em (người được xác định từ

15 tuổi trở xuống) Biến này được kỳ vọng có tác động dương lên biến WTP, tức làkhi số người trong hộ càng nhiều thì mức sẵn lòng đóng góp càng thấp Kỳ vọng (-)

Trang 36

Ảnh hưởng (AHUONG): Nếu người dân cho rằng sử dụng nguồn nước nàytrong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như gia đình thì

họ sẵn lòng đóng góp cao hơn, và ngược lại

Bước 4 : Ước lượng mức sẵn lòng trả (WTP) trung bình

Trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM, mô hình Logit được xâydựng trên cơ sở hàm hữu dụng gián tiếp Dạng hàm chung trong phương phápCVM, Hanemann (1984) đề nghị rằng:

Trong đó:

V: thoả dụng của hộ gia đình cho chất lượng nước được cải thiện trongvùng M: thu nhập của hộ gia đình

S: thuộc tính và đặc điểm của hộ gia đình

Q: chất lượng môi trường hay tài nguyên

Xác suất trả lời “có” cho viễn cảnh được đưa ra nếu:

Log[ P”có”/1- P”có”]= 0 -1P + 2Q +iSi (2)

Các tham số 0 và i là các tham số ước lượng

Mức độ sẵn lòng chi đóng góp tối đa trung bình (mean maximum WTP) choviệc cải thiện chất lượng nước ngầm được tính toán bằng công thức sau:

WTP trung bình =1/1[ln(1+e

0 +

2 Q +

iSi )] (3)

Trang 37

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại Trạm Hành và Tà Nung

Theo kết quả khảo sát, đa phần người dân nơi đây vẫn đang sử dụng nướcgiếng cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, tắm rửa và giặt giũ Tuynhiên, các hộ không sử dụng nước giếng uống mà 61,4 % mua nước đóng chai sẵn

ở trung tâm thành phố Đà Lạt, 34,6 % vẫn đun sôi nước giếng để uống

trả lời

Tỷ lệ

%

Số câutrả lời

Tỷ lệ

%

Số câutrả lời

(Nguồn: Điều tra & tính toán tổng hợp, 2014)

Trong 83 hộ mua nước sử dụng, 94 % là mua nước đóng chai, với chi phí trungbình là 116.062 vnđ/hộ/tháng Mua nước máy chiếm tỷ lệ rất thấp (6 %), với chi phí

là 114.000 vnđ/ hộ/tháng Vậy bình quân một tháng hộ được phỏng vấn phải chikhoảngtrên 115.000 vnđ cho việc mua nước Sở dĩ phần lớn các hộ được hỏi hằngtháng phải tốn chi phí mua nước để uống, nấu ăn là vì họ cho rằng sử dụng nướcđóng chai an toàn hơn, tiện lợi hơn dùng nước giếng Và cũng vì họ cho rằng nướcgiếng đã bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo an toàn cho gia đình

Ngày đăng: 08/10/2018, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w