ĐÁNH GIÁ mức PHÍ hợp lý CHO các HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT tại CÔNG VIÊN văn hóa HOÀNG văn THỤ

9 312 2
ĐÁNH GIÁ mức PHÍ hợp lý CHO các HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT tại CÔNG VIÊN văn hóa HOÀNG văn THỤ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1Tiểu luận Kinh Tế Môi Trường II TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG II Giảng Viên: Nguyễn Hữu Dũng Học Viên: Đàm Ngọc Quỳnh Lớp: K19 - KTPT Đề Tài: ĐÁNH GIÁ MỨC PHÍ HỢP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT TẠI CÔNG VIÊN VĂN HÓA HOÀNG VĂN THỤ I – Giới thiệu: 1. Vấn đề nghiên cứu: Đi đôi với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh ở TPHCM hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố. Một trong những hoạt động công ích hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng sống là xây dựng các công viên cây xanh trong lòng thành phố, phục vụ cho các sinh hoạt tập thể hay cá nhân, các hoạt động dã ngoại, văn nghệ, tiệc tùng, thể dục thể thao cùng rất nhiều các hoạt động đoàn đội khác. Vấn đề đặt ra là, từ trước tới giờ mọi hoạt động sinh hoạt trong công viên đều không có phí, chocác hoạt động này ít nhiều gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng tới chất lượng của các công tình của công viên. Bên cạnh đó chi phí để vận hành và bảo trì công viên đều là chi phí công ích của nhà nước nên hiệu quả của việc chăm sóc, bảo trì và phát triển công viên có phần nào hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng sống của người dân trong khu vực. Thu mức phí hợp đối với những người thường vào sinh hoạtcông viên là một giải pháp nhằm nâng nguồn thu của công viên, thông qua đó nâng cao hiệu quả chăm sóc và phát triển công viên. Nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực. Công viên văn hóa Hoàng Văn Thụ nằm giữa quận Tân Bình Và Phú Nhuận, ngay khu vực dân cư đông đúc. Công viên có quần thể cây xanh phong phú, đa dạng và rất nhiều các công trình nghệ thuật đặc sắc như 1 3/4/2011 2Tiểu luận Kinh Tế Môi Trường II tượng nghệ thuật, cây cảnh, các công trình kiến trúc trừu tượng. Không gian rất rộng rãi và thoáng mát, đường đi trong công viên được trải nhựa thẳng tắp và được vệ sinh tương đối sạch sẽ. Bên cạnh đó công viên còn có rất nhiều các dụng cụ thể dục thể thao để phục vụ nhu cầu hoạt động thể dục của nhân dân như đu quay, Xà Đơn, dụng cụ chạy bộ, các dụng cụ tập thể hình đơn giản khác. Vào buổi sáng công viên còn có một đội dạy nhảy cổ điển chuyên nghiệp và miễn phí hoàn toàn, ai cũng có thể tham gia. Số lượng người tham gia sinh hoạt tại công viên rất đông đúc. 2 3/4/2011 3Tiểu luận Kinh Tế Môi Trường II Với những đặc điểm nổi bật trên, việc chọn công viên văn hóa Hoàng Văn Thụ như một mô hình thí điểm việc thu phíhợp lý. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra được mức chi phí hợp mà người dân vui lòng chi trả đề tham gian các hoạt động tại công viên văn hóa Hoàng Văn Thụ. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc thu phí hợp sẽ bổ sung nguồn thu của công viên nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc và phát triển công viên đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. II – Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method – CVM) 1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: Chất lượng môi trường, chất lượng sống là dạng hàng hóa đặc biệt chưa được đánh giá cụ thể qua bất kỳ thị trường nào. Vậy nên việc xác định giá trị thực của những loại hàng hóa này đối với xã hội là không thể. Ở đây chúng ta sử dụng một phương pháp thay thế để đánh giá giá trị của những loại hoàng hóa này, là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên mô phỏng một thị trường giả định trong đó hành vi trao đổi mua bán của con người được cụ thể trong bảng phỏng vấn về mức sẵn lòng trả (Willing To Pay - WTP). CVM thông qua thị trường mô phỏng và bảng câu hỏi phỏng vấn để xác định mức độ chi phí mà một người có thể chấp nhận được để đổi lấy những đạng hàng hóa đặc biệt,phi thị trường như chất lượng môi trường hay chất lượng cuộc sống. 2. Ưu điểm: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên dựa trên hành vi thực tế và cho kết quả chính xác về mặt thuyết. Đối với loại hàng hóa phi thị trường khảo sát trong mô hình này, thì phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp phù hợp nhất. 3. Nhược điểm: - Vì hàng hóa đưa ra là hàng hóa trừu tượng nên để người được phỏng vấn có thể đánh giá chính xác giá trị của hàng hóa thì đòi hỏi người được phỏng vấn phải hiểu rõ bản chất của hàng hóa. 3 3/4/2011 4Tiểu luận Kinh Tế Môi Trường II - Mức độ hiểu rõ bản chất của hàng hóa đối với các đối tượng được phỏng vấn khác nhau là khác nhau nên vấn đề đánh giá giá trị hàng hóa sẽ có sai lệch đối với mỗi đối tượng. - Sở thích và thái độ của người được phỏng vấn đối với vấn đề nghiên cứu là khác nhau. - Quan điểm “Công viên công cộngcông ích, việc thu phí là vô lý” sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới tâm người được phỏng vấn. - Vấn đề thiết kế bảng câu hỏi không sát với thực tế. - Có những câu hỏi mà người phỏng vấn sẽ ít trả lời đúng hoặc không trả lời đúng (ví dụ những câu hỏi liên quan tới vấn đề thu nhập). 4. Nguồn dữ liệu: Nguồn dữ liệu sơ cấp được lấy từ kết quả phỏng vấn các đối tượng sinh hoạt trong công viên văn hóa Hoàng Văn Thụ thông qua phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Cụ thể là các đối tượng được phỏng vấn sẽ được chia theo các độ tuổi khác nhau, sau khi xác định độ tuổi thì tiến hành phỏng vấn một cách ngẫu nhiên các đối tượng trong công viên. Dữ liệu thứ cấp được tham khảo từ những thống kê, nghiên cứu trước đó, cụ thể là những thông tin thu nhập và độ tuổi của người dân quận Tân Bình lấy từ cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh. 5. Bảng câu hỏi Bảng câu hỏi sẽ được xây dựng gồm 3 phần: Phần 1: Bao gồm nội dung giới thiệu lợi ích của môi trường tới chất lượng sống, lợi ích to lớn của công viên đóng góp vào đời sống của những người dân xung quanh. Và sự cần thiết của nguồn thu phục vụ lợi ích công cộng nhằm chăm sóc, cải tạo và phát triển công viên. Phần 2: Bao gồm nội dung thông tin của đối tượng được phỏng vấn, như tên, tuổi, địa chỉ, mức thu nhập, trình độ học vấn. Phần 3: Bao gồm nội dung chính, mức sẵn lòng trả cho việc sử dụng không gian công viên để sinh hoạt, tần suất sử dụng không gian của công viên, hình thức đóng góp mong muốn. Thái độ đối với chất lượng môi trường. Những kỳ vọng khác của người dân khi sử dụng công viên. 4 3/4/2011 5Tiểu luận Kinh Tế Môi Trường II III - Mô hình thuyết: 1. Các bước tiến hành: 2. Cách lấy mẫu: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng sinh hoạt trong công viên văn hóa Hoàng Văn Thụ, chia các đối ra làm hai nhóm, nhỏ hơn 40 tuổi và lớn hơn 40 tuổi. Số mẫu cần lấy là hai trăm mẫu, một trăm mẫu cho từng nhóm tuổi. Các giả thiết cần được kiểm tra: - Người có tần suất (ts) sử dụng không gian công viên càng nhiều thì càng ủng hộ quan điểm thu phí (ys). Ts càng cao thì xu hướng ys bằng 1 càng nhiều. - Thu nhập càng cao (Y) thì mức độ đồng ý trả phí càng cao (WTP). - Mức độ quan tâm đến môi trường sống càng nhiều thì càng ủng hộ quan điểm thu phí. - Trình độ giáo dục càng cao thì càng quan tâm tới vấn đề chất lượng môi trường. 3. Tính toán kết quả: Kết quả thu được từ cuộc điều tra được sử dụng để kiểm tra các mô hình mà nó giải thích. WTP của người dân đối với việc sử dụng không gian công viên là một hàm đa biến bao gồm thu nhập bình quân đầu người (Y), năm học (Ed), độ tuổi (Ag), mức độ quan tâm tới môi trường sống (Cr), tần suất sử dụng không gian công viên (ts), quan điểm về vấn đề đóng phí khi vào công viên (yn), mức sẵn lòng trả cho việc sử dụng không gian công viên 5 3/4/2011 6Tiểu luận Kinh Tế Môi Trường II (Fee). Qua đó ta có thể tính được mức độ sẵn lòng trả theo từng nhóm người được phỏng vấn, có thể phân loại theo tuổi tác, thu nhập, trình độ giáo dục. Tổng cộng ta có 200 mẫu Tổng cộng có 10 mức sẵn lòng trả cho chi phí sử dụng không gian công viên. Nếu chi đối tượng theo độ tuổi, có hai nhóm tuổi, và có thể tính WTP cho mỗi nhóm độ tuổi. Ngoài ra, dựa theo mẫu phỏng vấn, còn có thể chia mẫu theo trình độ giáo dục, thu nhập, từ đó tính được WTP của mỗi nhóm. Công thức xác định mức sẵn lòng trả cho toàn bộ mẫu: Công thức xác định mức sẵn lòng trả cho từng mẫu riêng biệt: Trong đó: Tổng số đối tượng của mẫu là Tt Mức sẵn lòng trả của mỗi đối tượng trong mẫu 4. Mở rộng đề tài: - Khảo sát chi phí hợp trong việc sử dụng không gian của tất cả các công viên trên địa bàn TPHCM nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của các công viên. - Mở rộng ra các khu vực khác. 6 3/4/2011 7Tiểu luận Kinh Tế Môi Trường II IV – Tài Liệu Tham Khảo 1. Bài giảng môn KTMT II của thầy Nguyễn Hữu Dũng và Phùng Thanh Bình lớp KTPT K19. 2. Lancaster K. 1966. A New Approach to Consumer Theory. Journal of Political Economy. April 1966, 84: pp 132-57. 3. http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2011/1/249317/ Phát triển công viên cây xanh ở TPHCM chậm do đâu? 4. Kevin J.Boyle, 2003: Contingent Valuation in Pratice in a Primer on Nonmarket Valuation 7 3/4/2011 8Tiểu luận Kinh Tế Môi Trường II BẢNG CÂU HỎI Bạn đã thực sự hiểu được giá trị của công viên đối với cuộc sống của chính bạn chưa? Công viên trước tiên là lá phổi xanh của thành phố, góp phần làm cho thành phố ít ô nhiễm và ồn ào hơn. Công viên cung cấp không gian cho các hoạt động thể dục dưỡng sinh vào buổi sáng, cung cấp không gian mát mẻ và sạch sẽ cho các hoạt động văn nghệ, đoàn đội, cung cấp khung cảnh lãng mạn cho các cặp tình nhân và những bạn trẻ mê chụp ảnh. Ngoài ra công viên còn là không gian sinh hoạt chung của các khu phố kế cận, cung cấp khung cảnh thoáng mát, không khí trong sạch, là nơi vui chơi tưởng của con em chúng ta. Bạn thấy đấy, công viêngiá trị rất lớn đối với cuộc sống của bạn, có bao giờ bạn tự hỏi bạn sẽ làm gì để đóng góp chăm sóc và nâng cao chất lượng phục vụ của công viên, nâng cao chất lượng sống của chính bạn? 1. Bạn vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân: Tên: …………… Tuổi: …………… Trình độ văn hóa: ……………. Thu nhập bình quân: …………… Nghề Nghiệp: …………… Mức độ quan tâm của bạn tới môi trường sống: (1 2 3 4 5) 2. Bạn có thường tham gia sinh hoạt trong công viên không? □ Hằng ngày (5) □ Thưởng xuyên (4) □ Thỉnh thoảng (3) □ Rất ít khi (2) □ Không bao giờ (1) 3. Bạn có đồng ý với quan điểm thu phí vào công viên với một mức hợp sẽ gióp phần cải tạo công viên, nâng cao chất lượng sống không? □ Có □ Không 4. Nếu “có” thì mức chi phí mà bạn chấp nhận chi hằng ngày để sử dụng không gian công viên là bao nhiêu □ 1.000 đ □ 2.000 đ □ 3.000 đ □ 4.000 đ □ 5.000 đ □ 6.000 đ □ 7.000 đ □ 8.000 đ □ 9.000 đ □ 10.000 đ 5. Nếu “không”, nêu do: 8 3/4/2011 9Tiểu luận Kinh Tế Môi Trường II …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 9 3/4/2011

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan