Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
349,5 KB
Nội dung
1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .2 II.MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG ĐÁNHGIÁ 3 1.Mục tiêu .3 2.Phương pháp 3 3.Đối tượng nghiên cứu 3 III.NỘI DUNG ĐÁNHGIÁ .4 1.Sơ lược về côngty cổ phần TrungNguyên 4 2.Các chỉ tiêu đánhgiá .4 2.2Khả năng tài chính 5 2.3Khả năng sản xuất 5 2.4Chất lượng sản phẩm 5 2.5Chất lượng dịch vụ 6 2.6Phương tiện kĩ thuật .6 2.7Độ tin cậy của tiếp thị .6 2.8Đội ngũ cán bộ công nhân viên 6 2.9Khả năng thích ứng thị trường 7 3.Kết quả đánhgiá – Nhận xét .7 3.1Đánh giá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu 7 3.2Đánh giákhảnăngkinhdoanhcủaCôngty cổ phần TrungNguyên 9 3.3Hệ số mức chất lượng 11 3.4Chi phí ẩn 12 2.Khắc phục hạn chế 13 KẾT LUẬN 15 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay khi thị trường ngày một cạnh tranh gay gắt, để các côngty sản xuất và kinhdoanh có hiệu quả thì Quản Trị Chất Lượng là vấn đề không thể thiếu. Đối với các côngty Việt Nam, áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đã và đang cho thấy nhiều lợi ích mang lại: Tiết kiệm chi phí do giảm được các sản phẩm không phù hợp, duy trì tính ổn định của chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tăng cường vị thế và uy tín cho công ty, mở rộng quan hệ quốc tế, liên doanh, liên kết… Có nhiều cách để quản trị chất lượng tốt và một trong số đó là sử dụng hệ số mức chất lượng để đánh giá. Để hiểu rõ hệ số mức chất lượng được sử dụng trong quản trị doanh nghiệp với cách đánhgiá như thế nào, nhóm chúng tôi xin chọn côngty cà phê TrungNguyên để phân tích và áp dụng. Sở dĩ chọn TrungNguyên vì đây là một tập đoàn lớn, có định hướng phát triển rõ ràng và đạt được những thành công đáng kể ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Mặt khác, TrungNguyên hiện nay vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn về chất lượng sản phẩm cũng như cách xây dựng thương hiệu ở thị trường quốc tế. Do vậy, có một hệ thống chỉ tiêu đánhgiá chất lượng hiệu quả sẽ giúp côngty tìm ra những điểm yếu để khắc phục. Hơn nữa, vì TrungNguyên là côngty 100% vốn nội địa nên nghiên cứu vấn đề sử dụng hệ số mức chất lượng ở côngty này, sẽ là điển hình cho các côngty vừa và lớn ở Việt Nam có thêm phương pháp để đánh giá, quản lý chất lượng. Từ đó, các nhà quản trị có thêm cái nhìn chính xác về vai trò của quản trị chất lượng trong kinh doanh. 3 II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG ĐÁNHGIÁ 1. Mục tiêu Thông qua việc nghiên cứu và phân tích các chỉ tiêu cùng với việc sử dụng hệ số mức chất lượng để đánhgiákhảnăngkinhdoanhcủacôngty cà phê Trung Nguyên. Bên cạnh đó, ta có được cái nhìn khách quan và chính xác hơn về những thế mạnh cũng như khó khăn mà TrungNguyên đang đối mặt. Từ đó, đề xuất được những giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để nâng cao khảnăngkinhdoanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm. 2. Phương pháp Nhóm sử dụng phương pháp Pattern để đánhgiákhảnăngkinhdoanhcủaTrung Nguyên. Cách tiến hành như sau: Các thành viên trong nhóm được giả định là các chuyên gia. Sau đó, tất cả cùng thảo luận công khai và đưa ra ý kiến của mình. Từ đó xây dựng ý kiến chung của cả nhóm về các chỉ tiêu đánhgiákhảnăngkinhdoanhcủacôngty cổ Trung Nguyên. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là côngty cổ phần Trung Nguyên. 4 III. NỘI DUNG ĐÁNHGIÁ 1. Sơ lược về côngty cổ phần TrungNguyênTrungNguyên là một tập đoàn kinhdoanhcủa Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và phân phối cà phê đã chế biến. Được thành lập vào 1996 ở Buôn Ma Thuột, TrungNguyên khi đó chỉ là một nhãn hiệu cà phê non trẻ trên thị trường nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín khi năm 2000, TrungNguyên đã có mặt tại thủ đô Hà Nội, đánh dấu sự phát triển toàn diện của cà phê TrungNguyên tại Việt Nam. Đến năm 2004, hệ thống quán cà phê TrungNguyên đã lên đến con số 1000. Với vai trò tiên phong trong việc áp dụng mô hình nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay TrungNguyên đã có hệ thống nhượng quyền trải rộng trên toàn quốc và các quán ở nước ngoài như: Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ukraina, Mỹ, Ba Lan Năm 2008, dự án Thủ phủ cà phê toàn cầu củaTrungNguyên đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Đây được đánhgiá là một ý tưởng đầy sáng tạo củaCôngtyTrung Nguyên. Dự án này đã gây được sự chú ý rất lớn và góp phần nâng cao thương hiệu TrungNguyên lên một tầm cao mới. Cho đến bây giờ, có thể nói TrungNguyên đã trở nên nổi tiếng với thương hiệu cà phê TrungNguyên không chỉ trên thị trường Việt Nam mà còn vươn ra toàn thế giới. CôngtyTrungNguyên giờ đây vẫn đang không ngừng nỗ lực phát triển một cách mạnh mẽ, nỗ lực hoàn thành sứ mạng tạo dựng một thương hiệu hàng đầu, mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách TrungNguyên đậm đà văn hóa Việt. 2. Các chỉ tiêu đánhgiá 2.1 Độ tin cậy của thương hiệu Độ tin cậy thương hiệu được hiểu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại cho những đối tượng liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, nhân 5 viên…), thường bao gồm các đặc tính sau: nhận diện thương hiệu, chất lượng cảm nhận vượt trội, sự liên tuởng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu… 2.2 Khảnăng tài chính Là các chức năngcủa tài chính như: ●Chức năng huy động: Chức năng tạo lập các nguồn tài chính, thể hiện khảnăng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả của vốn. ●Chức năng phân phối: Chức năng phân phối của tài chính là một khảnăng khách quan của phạm trù tài chính. Con người nhận thức và vận dụng khảnăng khách quan đó để tổ chức việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Khi đó, tài chính được sử dụng với tư cách một công cụ phân phối. ●Chức năng giám sát: Đây là chức năng kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Thông qua chức năng này để kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ, kiểm tra các chế độ tài chính của Nhà nước . 2.3 Khảnăng sản xuất ●Năng suất lao động: Là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. ●Chính sách mua và dự trữ nguyên vật liệu: Mua là hành động thương mại xuất phát từ biểu hiện của một nhu cầu và được thể hiện qua việc đặt hàng với nhà cung ứng đã lựa chọn. Dự trữ là toàn bộ hàng hóa hoặc những mặt hàng được tích lũy lại chờ đợi để sử dụng về sau, và nó cho phép cung cấp cho người sử dụng dần dần theo những nhu cầu của họ. 2.4 Chất lượng sản phẩm Những thuộc tính phản ánh chất lượng sản phẩm bao gồm: các thuộc tính kỹ thuật, thẩm mỹ, tuổi thọ sản phẩm, độ tin cậy và an toàn của sản phẩm, tính tiện dụng, tính 6 kinh tế của sản phẩm… Ngoài ra còn có những thuộc tính vô hình như dịch vụ hậu mãi, tên, nhãn hiệu, danh tiếng, uy tín của sản phẩm… Dưới góc độ kinh doanh, có thể phân loại thành hai nhóm thuộc tính sau: ●Thuộc tính công dụng – Phần cứng (giá trị vật chất): Các thuộc tính nhóm này phụ thuộc vào bản chất, cấu tạo của sản phẩm, các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Phần này chiếm khoảng 10 – 40% giá trị sản phẩm. ●Thuộc tính được cảm thụ bởi người tiêu dùng – phần mềm (giá trị tinh thần): xuất hiện khi có sự tiếp xúc, tiêu dùng, sản phẩm và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, uy tín của sản phẩm, xu hướng, thói quen tiêu dùng, đặc biệt là các dịch vụ trước và sau khi bán. Phần này chiếm khoảng 60-80% giá trị sản phẩm, thậm chí có thể lên đến 90% giá trị sản phẩm. 2.5 Chất lượng dịch vụ Là khoảng cách giữa sự mong đợi về dịch vụ của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ, được đánhgiá bằng thang đo năm thành phần: độ tin cậy, tính đáp ứng, sự đồng cảm, năng lực phục vụ, các phương tiện hữu hình. 2.6 Phương tiện kĩ thuật Là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. 2.7 Độ tin cậy của tiếp thị Là các tiêu chuẩn đánhgiá chất lượng cũng như hiệu quả của quá trình marketing của một sản phẩm hay đối với cả doanh nghiệp. 2.8 Đội ngũ cán bộ công nhân viên Là những người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng góp phần không nhỏ trong sự thành công hay thất bại của sản phẩm. Để đánhgiákhảnăngcủa đội ngũ nhân lực này cần dựa trên năng lực cá nhân mỗi nhân viên và quá trình đào tạo nhân viên củadoanh nghiệp. 7 2.9 Khảnăng thích ứng thị trường Gồm hai nội dung là khảnăng thích ứng với sự thay đổi của thị trường và khảnăng thích ứng thị trường của sản phẩm mới: ● Khảnăng thích ứng với sự thay đổi của thị trường tùy thuộc vào khảnăng quản lí của lãnh đạo doanh nghiệp trước các biến động kinh tế xã hội, môi trường, thị hiếu người tiêu dùng… để có những biện pháp và chiến lược để đối phó. ● Sự thích ứng của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố: tình hình bán trên thị trường và sự chấp nhận của người tiêu dùng. Quá trình nghiên cứu sự thích ứng của sản phẩm trên thị trường phải tiến hành qua các bước như: 1. Nghiên cứu về sản phẩm cạnh tranh 2. Nghiên cứu về sự chấp nhận của người bán 3. Nghiên cứu về phản ứng của khách hàng 4. Làm thích ứng với sản phẩm 2.10 Thiết kế sản phẩm mới Mục tiêu củadoanh nghiệp khi thiết kế sản phẩm mới là nhằm giữ chân khách hàng cũ khi họ có nhu cầu thay đổi, cũng như lôi kéo thêm khách hàng mới hoặc tạo ra một phân khúc thị trường mới cho doanh nghiệp. Một sản phẩm được thiết kế hiệu quả cần phải thỏa mãn được những yêu cầu của khách hàng, đạt được hiệu quả về chi phí và tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đạt yêu cầu trong việc giao hàng, bán ra thị trường, và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có được lợi thế cạnh tranh thông qua việc ứng dụng những ý tưởng mới một cách nhanh chóng, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 3. Kết quả đánhgiá – Nhận xét 3.1 Đánhgiá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu Bảng 1: Đánhgiá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu 8 Nhận xét: Có thể thấy, trọng số của các chỉ tiêu biến thiên trong khoảng 0.075 đến 0.15. Trong đó, chỉ tiêu có trọng số nhỏ nhất là Phương tiện kĩ thuật, chỉ tiêu có trọng số lớn nhất là Chất lượng sản phẩm. Trong tổng số 10 chỉ tiêu thì có 6 chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 0.1 và 4 chỉ tiêu nhỏ hơn 0.1 (với mức 0.1 là mức trọng số trung bình). Nhóm đánhgiá chọn chỉ tiêu Chất lượng sản phẩm có mức trọng số cao nhất bởi vì sản phẩm có vai trò rất lớn đến sự thành côngcủacông ty. Sản phẩm có chất lượng tốt thì mới duy trì được sự trung thành của khách hàng, giúp côngty phát triển bền vững. Chất lượng dịch vụ và Đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng có vai trò rất quan trọng nên cũng có trọng số cao. Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố con người vẫn luôn giữ vai trò hàng đầu và mang tính quyết định đến sự thành bại củadoanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu có trọng số trung bình (trọng số bằng 0.1) gồm có: Độ tin cậy thương hiệu, Khảnăng tài chính, Độ tin cậy của tiếp thị. STT TÊN CHỈ TIÊU TRỌNG SỐ (V i ) 1 Độ tin cậy thương hiệu 0.1 2 Khảnăng tài chính 0.1 3 Khảnăng sản xuất 0.09 4 Chất lượng sản phẩm 0.15 5 Chất lượng dịch vụ 0.11 6 Phương tiện kỹ thuật 0.075 7 Đội ngũ cán bộ công nhân viên 0.11 8 Độ tin cậy của tiếp thị 0.1 9 Khảnăng thích ứng thị trường 0.085 10 Thiết kế sản phẩm mới 0.08 TỔNG 1 9 Những chỉ tiêu có trọng số thấp (trọng số nhỏ hơn 0.1) gồm có: Khảnăng sản xuất, Khảnăng thích ứng thị trường, Phương tiện kỹ thuật và chỉ tiêu Thiết kế sản phẩm mới. 3.2 ĐánhgiákhảnăngkinhdoanhcủaCôngty cổ phần TrungNguyên Nhóm đã dùng 10 chỉ tiêu nêu trên để đánhgiákhảnăngkinhdoanhcủaCôngtyTrungNguyên theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10) như trong bảng 2. Bảng 2 : ĐánhgiákhảnăngkinhdoanhcủaCôngty cổ phần TrungNguyên Nhận xét: Từ bảng kết quả trên, có thể dễ dàng để nhận thấy rằng điểm của các chỉ tiêu được đánhgiákhá cao (từ 7 đến 9 điểm) với biên độ dao động nhỏ là 2 điểm. Theo đánhgiácủa nhóm điểm số cao cùng với sự chênh lệch nhỏ này cho thấy rằng côngtyTrungNguyên đang có một chất lượng tốt và đồng đều. Họ đã phát triển côngty trên hầu hết các mặt. Theo các điểm số đánhgiá thì các chỉ tiêu: Độ tin cậy thương hiệu, Chất lượng sản phẩm cùng với chỉ tiêu Khảnăng thích ứng thị trường có điểm cao nhất với mức 9 điểm. Đây cũng chính là những thế mạnh củaTrung Nguyên. Trong đó đặc biệt phải kể đến là hai yếu tố: Độ tin cậy thương hiệu và Chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là yếu tố được những nhà lãnh đạo củaTrungNguyên quan tâm hàng đầu: việc đầu tư tốt cho chất lượng sản phẩm đã tạo cho TrungNguyên những thành công lớn và giúp doanh nghiệp này đứng vững trên thị trường cho đến ngày hôm nay. Những danh hiệu và STT TÊN CHỈ TIÊU TRỌNG SỐ (V i ) ĐIỂM ĐÁNHGIÁ (C i ) V i x C i 1 Độ tin cậy thương hiệu 0.1 9 0.9 2 Khảnăng tài chính 0.1 7 0.7 3 Khảnăng sản xuất 0.09 8 0.72 4 Chất lượng sản phẩm 0.15 9 1.35 5 Chất lượng dịch vụ 0.11 8 0.88 6 Phương tiện kỹ thuật 0.075 8 0.6 7 Đội ngũ cán bộ công nhân viên 0.11 7 0.77 8 Độ tin cậy của tiếp thị 0.1 8 0.8 9 Khảnăng thích ứng thị trường 0.085 9 0.765 10 Thiết kế sản phẩm mới 0.08 7 0.56 10 chứng nhận mà TrungNguyên đạt được đã chứng minh điều đó, có thể kể đến như: Giải thưởng “Thương hiệu quốc gia” do Chính phủ trao tặng, “Chứng nhận sạch, an toàn, chất lượng” của FDA (Cục quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ)… Độ tin cậy thương hiệu có thể coi là một sức mạnh khác củaTrung Nguyên. Nó đã tạo cho TrungNguyên “nguồn lực” vô hình vững chắc ngay từ bước đầu kinhdoanh và thúc đẩy sự đi lên không ngừng củacông ty. Góp phần vào việc tạo nên độ tin cậy cho thương hiệu cũng phải kể đến hệ thống nhượng quyền thành công không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhóm chỉ tiêu có mức điểm cao thứ hai gồm có : Khảnăng sản xuất, Độ tin cậy tiếp thị, Chất lượng dịch vụ và Phương tiện kỹ thuật. Nhìn chung, TrungNguyên cũng có sự tập trung đầu tư vào các chỉ tiêu này và đạt được đánhgiákhá cao. Điển hình như việc TrungNguyên đã mạnh dạn đầu tư một số dây chuyên công nghệ tối tân nhất thế giới để bảo đảm chất lượng và hương vị của sản phẩm. Chất lượng dịch vụ cũng đạt điểm số khá cao. Tất cả hệ thống quán nhượng quyền Cà phê TrungNguyên đều được thiết kế và bày trí một cách đồng nhất, phù hợp ngăn nắp theo phương châm “Khơi nguồn sáng tạo”. Tuy vậy, trên nền mức điểm chung thì ba chỉ tiêu Khảnăng tài chính, Đội ngũ cán bộ công nhân viên và Thiết kế sản phẩm mới nhận điểm số thấp nhất (7 điểm). Điều này có thể được giải thích thông qua các chính sách củaTrung Nguyên, khi mà doanh nghiệp này chú trọng và quan tâm đến các khách hàng hiện có hơn là tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh đó, là côngty cổ phần nên TrungNguyên không có nhiều lựa chọn trong việc huy động vốn, côngty chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có của mình, vốn huy động từ các thành viên thì không nhiều do vậy rủi ro là khá lớn. Mặt khác, TrungNguyên với đội ngũ nhân viên thuộc nhiều trình độ nên nguồn nhân lực vẫn chưa đảm bảo. Hiện nay tại các quán cà phê TrungNguyên chủ yếu sử dụng lao động trình độ cấp ba và trung cấp nên cũng sẽ khó khăn trong việc phục vụ khách nước ngoài. Đây là điều cần phải được xem xét cẩn thận, bởi vì chỉ tiêu Đội ngũ cán bộ công nhân viên nằm trong nhóm các chỉ tiêu có mức trọng số cao nhưng lại nhận mức điểm thấp.