1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH

76 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

CHƯƠNG 3: NHẬP MÔN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 3.1. Quy định chung về BCTC hợp nhất 3.1.1. Mục đích lập BCTC hợp nhất Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc năm tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính của Tập đoàn, Tổng công ty như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là Công ty mẹ hay các Công ty con trong tập đoàn. Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn, Tổng công ty trong năm tài chính đã qua và dự đoán trong tương lai. Thông tin của Báo cáo tài chính hợp nhất là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, hoặc đầu tư vào Tập đoàn hoặc Tổng công ty của các chủ sở hữu, của các nhà đầu tư, của các chủ nợ hiện tại và tương lai, . 3.1.2. Nội dung lập BCTC hợp nhất Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ. Báo cáo tài chính hợp nhất năm gồm: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất; - Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng tóm lược. a) Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ (dạng đầy đủ); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ (dạng đầy đủ); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ (dạng đầy đủ); - Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất chọn lọc. b) Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng tóm lược, gồm: - Bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa niên độ (dạng tóm lược); - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ (dạng tóm lược); - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ (dạng tóm lược); - Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất chọn lọc. 3.1.3. Báo cáo tài chính hợp nhất được lập tuân theo các quy định của hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam chủ yếu là các chuẩn mực sau đây - Chuẩn mực kế toán số 07 - Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết; - Chuẩn mực kế toán số 08 -Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh; - Chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái; - Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh; 1 - Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính; - Chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; - Chuẩn mực kế toán số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty con. Bên cạnh đó còn có một số thông tư đựơc ban hành như : Thông tư 23/2005/TT-BTC và gần đây nhất, Bộ Tài Chính mới vừa công bố thông tư 161/2007/TT-BTC - Hướng dẫn thực hiện mười sáu(16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hứơng dẫn việc xử lý các giao dịch có liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất. 3.1.4. Trách nhiệm lập BCTC hợp nhất Kết thúc kỳ kế toán, Công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ của cả Tập đoàn. Trường hợp Công ty mẹ đồng thời là Công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và được các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận thì Công ty mẹ này không phải lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất. Ví dụ: A là công ty con của Tổng Công ty Thép Việt Nam ( chiếm 92%), A có 2 công ty con là Công ty B và C. Tại 31.12.2010 A không cần lập BCTC HN vì các cổ đông thiểu số chấp nhận không cần lập BCTC HN. Một công ty được coi là Công ty mẹ của một công ty khác nếu có quyền kiểm soát thông qua việc chi phối các chính sách tài chính và hoạt động nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của công ty này. Công ty mẹ thường được xem là có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động trong các trường hợp sau đây: a) Công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở Công ty con; b) Công ty mẹ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của Công ty con; c) Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương; d) Công ty mẹ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty con; đ) Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho Công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết; e) Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận. - Việc xác định một công ty có phải là Công ty mẹ hay không phải dựa trên việc xét xem Công ty đó có kiểm soát thông qua việc chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một công ty khác hay không chứ không chỉ xét tới hình thức pháp lý, hay tên gọi của nó. 3.1.5. Kỳ lập BCTC hợp nhất Công ty mẹ phải lập Báo cáo Tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ hàng quý (không bao gồm quý IV). 3.1.6. Thời hạn nộp và công khai BCTC - Báo cáo tài chính hợp nhất phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán năm cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 2 - Báo cáo tài chính hợp nhất phải được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. - Báo cáo tài chính giữa niên độ phải công khai cho các chủ sở hữu theo quy định của từng tập đoàn. 3.2. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC hợp nhất 3.2.1. Các khái niệm 3.2.1.1. Hợp nhất kinh doanh - Hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành 1 đơn vị báo cáo. - Kết quả của phần lớn các trường hợp hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp (bên mua) nắm được quyền kiểm soát một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác (bên bị mua). 3.2.1.2. Các hình thức HNKD Một DN có thể : - Mua cổ phần của 1 DN khác - Mua tất cả TS thuần của 1 DN khác - Gánh chịu các khoản nợ của 1 DN khác - Mua 1 số TS thuần của 1 DN khác  Để cùng hình thành nên 1 hoặc nhiều hoạt động kinh doanh. 3.2.1.3 Các hình thức thanh toán trong quá trình HNKD - Phát hành công cụ vốn - Thanh toán bằng tiền, các khoản tương đương tiền - Chuyển giao TS khác - Hoặc kết hợp các hình thức trên 3.2.1.4. Báo cáo tài chính hợp nhất Là báo cáo tài chính của một tập đoàn (nhóm) được trình bày như một thực thể kinh tế đơn lẻ. - Báo cáo tài chính hợp nhất được lập bằng cách kết hợp báo cáo tài chính của các đơn riêng biệt trong tập đoàn vào với nhau (với những điều chỉnh thích hợp) - Đó không phải là quá trình lũy kế như phương pháp lập báo cáo tài chính cho các đơn vị riêng biệt - Tập đoàn: gồm một công ty mẹ và các công ty con. - Công ty mẹ : là công ty có 1 hay nhiều công ty con. - Công ty con : là DN chịu sự kiểm soát của 1 DN khác ( gọi là công ty mẹ ) - Công ty liên kết: Là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư. - Đơn vị báo cáo : là 1 đơn vị kế toán riêng biệt hoặc 1 tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con phải lập BCTC theo quy định của pháp luật. 3.2.1.5 Mô hình hợp nhất kinh doanh 3 Mọi trường hợp Hợp nhất kinh doanh đều phải được kế toán theo phương pháp mua 3.2.1.6 Các thuật ngữ sử dụng - Ngày mua : là ngày mà bên mua có quyền kiểm soát đối với bên bị mua. - Ngày ký kết : Là ngày ghi trên hợp đồng khi đạt được thoả thuận giữa các bên tham gia hợp nhất và ngày thông báo công khai trong trường hợp công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trường hợp mua mang tính thôn tính, ngày sớm nhất thoả thuận giữa các bên hợp nhất đạt được là ngày có đủ các chủ sở hữu của bên bị mua chấp thuận đề nghị của bên mua về việc nắm quyền kiểm soát của bên bị mua - Ngày trao đổi : Là ngày mua khi việc hợp nhất kinh doanh được thực hiện trong một giao dịch đơn lẻ. Khi việc hợp nhất kinh doanh liên quan đến nhiều giao dịch, ngày trao đổi là ngày mỗi khoản đầu tư đơn lẻ đó được ghi nhận trong BCTC của bên mua. - Hoạt động kinh doanh : là tập hợp các hoạt động và TS được thực hiện và quản lý nhằm mục đích: + Tạo ra nguồn thu cho các nhà đầu tư; hoặc + Giảm chi phí cho nhà đầu tư hoặc mang lại lợi ích kinh tế khác trực tiếp hoặc theo tỷ lệ cho những người nắm quyền hoặc những người tham gia. 3.2.1.7. Quyền kiểm soát - Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của DN nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của DN đó. - Cơ sở của hợp nhất là “sự kiểm soát”. Việc xác định liệu một tổ chức có kiểm soát một tổ chức khác hay sẽ quan trọng trong việc xác định tổ chức nào sẽ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất - Khái niệm sự kiểm soát mang nhiều ý nghĩa - Thông qua quyền điều hành chính sách hoạt động và tài chính - Khả năng thu được lợi ích từ hoạt động của tổ chức khác - Sở hữu không hẳn là kiểm soát 4  Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con - Được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác) trừ trường hợp đặc biệt khi xác định rõ là quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát ( VAS 25) - Được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con - Do vậy, việc xác định một công ty có phải là Công ty mẹ hay không phải dựa trên việc xét xem Công ty đó có kiểm soát thông qua việc chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một công ty khác hay không chứ không chỉ xét tới hình thức pháp lý, hay tên gọi của nó.  Ví dụ: Công ty cổ phần A đầu tư vào công ty cổ phần C 5,2 triệu cổ phiếu trên tổng số 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành của công ty cổ phần C. Như vậy công ty A nắm giữ quyền biểu quyết (kiểm soát) tại công ty con C là 5,2 triệu cổ phiếu/ 10 triệu cổ phiếu = 52%. Nên tỷ lệ lợi ích của công ty A đối với công ty C tương ứng quyền kiểm soát là 52%  Ví dụ : A mua 40% cổ phần của C từ B, B vẫn sở hữu 60% cổ phần còn lại của C. B đã ký kết hợp đồng bán hết 60% cổ phần còn lại trong C cho A trong 4 năm tới với mức giá Aác định trước. Trong 4 năm tới, B vẫn sẽ bổ nhiệm phần lớn thành phần trong Ban Giám đốc của C. Hỏi: hiện tại C có phải công ty con của A không?  Đáp án: Hiện tại A không kiểm soát C, do vậy C không phải công ty con của A.  Ví dụ : A đã sở hữu 100% cổ phần của B trong một số năm. Hiện tại, A đang cố gắng bán hết số cổ phần sở hữu trong B. Một số khách hàng tiềm năng đã được chào bán tuy nhiên chưa có một thỏa thuận chính thức nào đạt được. Hỏi: trong năm nay B có phải là công ty con của A không?  Đáp án: Trong năm hiện tại, B vẫn là công ty con của A. Theo IAS, khoản đầu tư của A vào B sẽ được trình bày là “Các hoạt động bị ngừng” (discontinued operations). 5  Sở hữu trực tiếp – Sở hữu gián tiếp - Sở hữu trực tiếp Công ty mẹ có thể nắm giữ trực tiếp quyền biểu quyết ở công ty con thông qua số vốn công ty mẹ đầu tư trực tiếp vào công ty con và công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở ở công ty con. Ví dụ: Công ty cổ phần đầu tư A đầu tư cổ phần vào Công ty B 60.000 cổ phiếu / 100.000 cổ phiếu phát hành của công ty B với giá trị cổ phiếu là 100.000 đ/ cổ phiếu. Như vậy, công ty cổ phần A nắm quyền biểu quyết tại công ty cổ phần B là 60.000 cp/ 100.000 cp=60% - Sở hữu gián tiếp Công ty mẹ có thể nắm giữ gián tiếp quyền biểu quyết ở công ty con thông qua một công ty con khác trong tập đoàn Định nghĩa của một công ty con bao gồm cả trường hợp: Nếu A là công ty mẹ của công ty B, và B có một công ty con là công ty C C cũng là công ty con của công ty A Nếu giả định, trong trường hợp thông thường, một cổ phiếu mang một quyền biểu quyết, cần:  Xác định việc kiểm soát có được thực hiện không  Phải xem xét % cổ phiếu từng nhà đầu tư thực sự nắm giữ  Quan tâm đến sở hữu thật sự của công ty mẹ và các công ty con, không tính đến cổ phiếu nắm giữ bởi các công ty liên kết Xác định tỉ lệ sở hữu gián tiếp thực tế của công ty mẹ ở mức độ hợp nhất cuối cùng. Tỷ lệ (%) lợi ích gián tiếp của công ty mẹ tại công ty con = Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty con đầu tư trực tiếp x Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty con đầu tư trực tiếp tại công ty con đầu tư gián tiếp Tỉ lệ sở hữu gián tiếp thực tế liên quan đến việc tính toán lợi thế thương mại, lợi ích cổ đông thiểu số và các quỹ hợp nhất Ví dụ: Công ty cổ phần A đầu tư vào công ty cổ phần B 100 triệu cổ phiếu/160 triệu cổ phiếu đang lưu hành ở công ty B. Như vậy , công ty A nắm giữ quyền kiểm soát tại công ty con B là 100 triệu cổ phiếu/160 triệu cổ phiếu =62,5 %. Công ty B đầu tư trực tiếp vào công ty C 5 triệu 6 cổ phiếu (trong tổng số 9 triệu cổ phiếu của công ty C đang lưu hành) có tỷ lệ quyền biểu quyết là 55,56% tại công ty C. Như vậy, phần lợi ích của công ty A với công ty C là 34,72 = 62,5 x 55,56 Công ty C là công ty con của công ty A và tỷ lệ lợi ích cùa công ty A tại công ty C là 34,72% Ví dụ: Công ty cổ phần đầu tư A đầu tư cổ phần vào Công ty B 60.000 cổ phiếu / 100.000 cổ phiếu phát hành của công ty B với giá trị cổ phiếu là 100.000 đ/ cổ phiếu. Công ty B đầu tư vào công ty C với tổng vốn là 4.000.000.000 đ/ 10.000.000.000 đ (vốn điều lệ). Công ty A đầu trực tiếp vào công ty C 2.500.000.000 đ/10.000.000.000 đ Như vậy: Quyền kiểm soát trực tiếp của công ty A đối với công ty C là: 2.500.000.000 đ/10.000.000.000=25% Quyền kiểm soát của công ty B đối với công ty C là: 4.000.000.000 đ/10.000.000.000=40% vào công ty B là 60% Do đó, quyền kiểm soát gián tiếp của của công ty A đối với C trong trường hợp này là 25%+40%=65% Như vậy, vốn đầu tư của công ty A đầu tư công ty B là 60% và tại công ty C là 65%, nên hai công ty này đều là công ty con chịu sự kiểm soát của công ty A Ví dụ: Tập đoàn xác định theo trục dọc Công ty A sở hữu 80% công ty B Công ty B sở hữu 60% công ty C  C có phải công ty con của tập đoàn A không ? Bước 1: Xác định tập đoàn A có thực hiện kiểm soát công ty C không? Xem xét sở hữu của tập đoàn A đối với công ty C Nắm giữ bởi công ty A: 0% Nắm giữ bởi công ty B: 60% Vì tập đoàn A nắm giữ hơn 50% cổ phiếu của công ty C, C là công ty con của tập đoàn A. Bước 2: Xác định tỉ lệ sở hữu gián tiếp thực tế của tập đoàn A trong công ty C 80% * 60% = 48% 7  Sở hữu trực tiếp - -> Sở hữu gián tiếp Việc sở hữu gián tiếp thực tế của tập đoàn A trong công ty C<50% không liên quan đến việc xác định C có phải công ty con của tập đoàn A hay không Sử dụng tỉ lệ sở hữu gián tiếp thực tế để tính toán lợi thế thương mại, lợi ích cổ đông thiểu số và các quỹ hợp nhất. Ví dụ 2: Tập đoàn xác định theo dạng chữ D Công ty A sở hữu 55% công ty B và 30% công ty C Công ty B sở hữu 36% công ty C C có phải công ty con của tập đoàn A không ? Bước 1: Xác định tập đoàn A có thực hiện kiểm soát công ty C không ? Xem xét sở hữu của tập đoàn A đối với công ty C Nắm giữ bởi công ty A: 30% Nắm giữ bởi công ty B:36% Tổng: 66% Vì tập đoàn A nắm giữ hơn 50% cổ phiếu của công ty C, C là công ty con của tập đoàn A. Bước 2: Xác định tỉ lệ sở hữu gián tiếp thực tế của tập đoàn A trong công ty C 30% + (55%* 36%) = 49.8% A 80% B 60% C 48% 8 Việc sở hữu gián tiếp thực tế của tập đoàn A trong công ty C<50% không liên quan đến việc xác định C có phải công ty con của tập đoàn A hay không. Sử dụng tỉ lệ sở hữu gián tiếp thực tế để tính toán lợi thế thương mại, lợi ích cổ đông thiểu số và các quỹ hợp nhất. Ví dụ: Tập đoàn xác định theo hình kim cương Công ty A sở hữu 60% công ty B và 49% công ty C. Công ty B sở hữu 45% công ty D. Công ty C sở hữu 55% công ty D. Công ty A có ảnh hưởng đáng kể đến công ty C.  D có phải công ty con của tập đoàn A không ? Bước 1: Xác định tập đoàn A có thực hiện kiểm soát công ty D không? Xem xét sở hữu của tập đoàn A đối với công ty D Nắm giữ bởi công ty A: 0% Nắm giữ bởi công ty B: 45% Tổng: 45% Nắm giữ bởi công ty C: không liên quan vì C không phải công ty con của công ty A Vì tập đoàn A nắm giữ ít hơn 50% cổ phiếu của công ty D, D không phải là công ty con của tập đoàn A và sẽ không được hợp nhất vào tài khoản của tập đoàn A Bước 2: Việc sở hữu gián tiếp thực tế của tập đoàn A trong công ty D là (60% * 45%) + (49% * 55%) = 53.95% > 50% không liên quan đến việc xác định tập đoàn A có thực hiện kiểm soát công ty D hay không. - Trường hợp đặc biệt: Quyền kiểm soát còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con trong các trường hợp sau đây: Các nhà đầu tư khác thoả thuận giành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận: 9 Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm đa số hội đồng thành viên hội đồng quản trị và cấp quản lý tương đương Công ty mẹ có quyền bỏ qua đa số phiếu tại các cuộc họp Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương Ví dụ: Công ty A đầu tư vào công ty cổ phần B với tỷ lệ 40% vốn điều lệ cùng 2 thành viên khác là thành viên A chiếm 55% vốn điều lệ và thành viên B chiếm 5% vốn điều lệ. Nhưng do công ty A có thế mạnh về dịch vụ khách hàng và quản lý điều hành doanh nghiệp nên Hội đồng quản trị công ty B quyết định trao quyền điều hành doanh nghiệp B cho công ty A theo nghị quyết của hội đồng quản trị công ty B mặc dù công ty A chỉ nắm giữ 40% vốn điều lệ. Do đó, công ty B vẫn là công ty con của công ty A  Xác định tỷ lệ biểu quyết của Nhà đầu tư trong vốn CSH của bên nhận đầu tư (Thông tư 23/2005/TT- BTC)  Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trong công ty liên kết đúng bằng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết: ẾTG TY LIÊN KẾT Tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trực tiếp trong cty liên kết Tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư gián tiếp trong công ty liên kết Tổng vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết = ------------------------------------- X 100% Tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết Tổng vốn góp của công ty con của nhà đầu tư trong công ty liên kết = -------------------------------------------- X 100% Tổng vốn chủ sở hữu của công ty liên kết  Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết khác với tỷ lệ vốn góp do có thỏa thuận khác giữa nhà đầu tư vào công ty liên kết, quyền biểu quyết của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào biên bản thỏa thuận giữa nhà đầu tư với công ty liên kết. 3.2.1.8. Phương pháp mua - B1. Xác định bên mua - B2. Xác định giá phí HNKD - B3. Tại ngày mua, bên mua phải phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho TS được mua, nợ phải trả cũng như những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu. B1.Xác định bên mua Bên mua là 1DN tham gia hợp nhất sẽ nắm quyền kiểm soát các DN hoặc các hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất khác Mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải xác định được bên mua 1 số trường hợp khó xác định bên mua có thể căn cứ vào : + Doanh nghiệp có giá trị hợp lý lớn hơn thường được coi là bên mua. 10

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Giả sử tại ngày 31/12/X0, Bảng CĐKT của Công ty B như sau: - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
i ả sử tại ngày 31/12/X0, Bảng CĐKT của Công ty B như sau: (Trang 18)
Bảng  CĐKT - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
ng CĐKT (Trang 29)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31/12/X0 - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
31 12/X0 (Trang 30)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31/12/X0 - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
31 12/X0 (Trang 33)
Bước 3: Bảng cân đối kế toán hợp nhất - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
c 3: Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Trang 35)
Bước 3: Bảng cân đối kế toán hợp nhất - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
c 3: Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Trang 36)
Bảng Cân Đối Kế toán Tài sản - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
ng Cân Đối Kế toán Tài sản (Trang 45)
Bảng Cân Đối Kế toán Tài sản - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
ng Cân Đối Kế toán Tài sản (Trang 50)
Bảng   Cân   Đối   Kế  toán - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
ng Cân Đối Kế toán (Trang 51)
Bảng Cân Đối Kế toán Tài sản - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
ng Cân Đối Kế toán Tài sản (Trang 52)
Bảng Tổng hợp kết quả kinh doanh - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
ng Tổng hợp kết quả kinh doanh (Trang 60)
BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH - ĐẶC điểm THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH
BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w