1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

công nghệ các chất có hoạt tính sinh học

28 809 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 293,21 KB

Nội dung

sản xuất Hoạt chát Sinh học bằng CNSH

PHẦN III CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT HOẠT TÍNH SINH HỌC Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT HOẠT TÍNH SINH HỌC 281 XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT, TINH SẠCH VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Azadirachtin TRONG HẠT XOAN CHỊU HẠN (Azadirachta indica A.Juss) Vũ Văn Độ, Nguyễn Tiến Thắng Phòng Công nghệ các chất hoạt tính sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới MỞ ĐẦU Một trong những chất chính tác động xua đuổi sâu bọ ở cây xoan chịu hạn Ấn Độ (Azadirachta indica) là azadirachtin. Nó tác động xua đuổi đối với gần 90% loại sâu hại. Ngoài tác động xua đuổi, azadirachtin còn tác động ức chế phát triển và sinh sản. Các nghiên cứu trong hơn 20 năm qua cho thấy azadirachtin tác động điều hòa sinh trưởng và gây ngán ăn. Azadirachtin tác động gây ngán ăn lên nhiều loại côn trùng gây bệnh cũng như một số loại tuyến trùng (2, 3). Azadirachtin được cho là cấu trúc tương tự với hocmon sâu hại, kiểm soát quá trình biến thái của côn trùng, từ giai đoạn ấu trùng đến nhộng và giai đoạn trưởng thành. Azadirachtin kiểm soát quá trình tiết hocmon ở côn trùng, nó ức chế một số loại hóc môn chính, ngăn cản sự rụng lông và làm thay đổi biến thái bình thường của côn trùng (3). Azadirachtin tập trung nhiều nhất ở hạt. Trung bình 1g nhân (ở những cây đã trên 5 năm tuổi) chứa từ 2g đến 4g azadirachtin. Hàm lượng azadirachtin trong nhân hạt xoan chịu hạn biến động tùy thuộc vào nguồn gốc, xuất xứ, điều kiện canh tác và khí hậu và thời điểm thu hoạch quả (3,4,5). Việc chiết tách, tinh sạch và xác định hàm lượng azadirachtin trong hạt xoan chịu hạn là sở để nghiên cứu tác dụng đa dạng của nó lên sâu bọ gây hại cũng như phục vụ cho việc khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến hàm lượng azadirachtin trong hạt xoan chịu hạn. Vì mục đích trên, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất, tinh sạch và xác định hàm lượng azadirachtin trong hạt cây xoan chịu hạn trồng tại Ninh Thuận, một nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc và cải tạo môi trường ở những vùng đất khô cằn ở Việt Nam. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Hạt xoan chịu hạn (Azadirachta indica) được thu hái từ những cây xoan 4 năm tuổi trồng ở tỉnh Ninh Thuận, đ ược sử dụng làm nguyên liệu để chiết xuất, tinh sạch và xác định hàm lượng azadirachtin. Thu hoạch quả xoan chịu hạn tốt nhất khi nó mới chuyển sang màu vàng hay vàng xanh, lúc này hàm lượng azadirachtin Hội nghị KHOA HỌCCÔNG NGHỆ 2007 282 cao nhất. Nếu để quả đã chín rụng xuống đất mới thu hoạch th ì hàm lượng azadirachtin sẽ bị giảm (3,4). Chiết xuất, tinh sạch azadirachtin bằng sắc kí cột (flash chromatography) với chất nhồi là silicagel 60 (0.04 - 0.063) của hãng Merck với hai loại cột kích thước:  29mm x 50cm;  15mm x 50cm. Các tiểu phần chứa azdirachtin thu được qua chạy cột được phát hiện bằng sắc kí bản mỏng với chất phun hiện màu: 1g vanillin pha trong 100 ml axít sulfuric đậm đặc, vệt azaditachtin màu nâu. Hàm lượng azadirachtin được xác định bằng sắc kí lỏng hiệu xuất cao (HPLC). KẾT QUẢ 1. Chiết xuất, tinh sạch azadirachtin từ hạt xoan chịu hạn bằng sắc kí cột 1.1. Chiết thô bằng dung môi và loại mỡ Cân 250g nhân hạt xoan chịu hạn đã tách vỏ, nghiền và rây qua rây 0,5mm. a. Chiết với dung môi n-hexan để loại mỡ: Ngâm kiệt bột nhân xoan chịu hạn bằng cách lắc trong n-hexan 6 lần với lượng dung môi và thời gian ngâm như sau: lần 1,2 và 3 ngâm, lắc trong 500ml n-hexan trong 3 giờ, lần 4 và 5 ngâm, lắc trong 300ml n-hexan trong 2 giờ, lần cuối ngâm, lắc trong 200ml n-hexan trong 1 giờ (1). b. Chiết với methanol: Bã sau khi chiết với n-hexan được chiết tiếp với methanol theo quy trình sau: lần 1 và 2 ngâm, lắc trong 500ml methanol trong 3 giờ, lần 3 và 4 ngâm, lắc trong 300ml methanol trong 2 giờ, lần cuối ngâm, lắc trong 200ml methanol trong 1 giờ. Gộp các phần dịch chiết methanol v à giảm thể tích dịch thu được bằng quay trong chân không ở 40 o C còn khoảng 50ml dịch màu vàng. Chiết tiếp với n-hexan để loại dầu béo trong mẫu. Sau đó gộp với dịch chiết n -hexan ban đầu, tiếp thu được 89,5g dầu (35,8%). Thêm 20ml nước cất vào cặn methanol thu được và chiết 5 lần với 50ml ethylacetat (EtOAc), làm khan dịch chiết bằng Na 2 SO 4 . Loại EtOAc trong chân không ở 40 o C, thu được 4,6g chất rắn màu vàng sậm (1,84%). 1.2. Tinh sạch trên sắc ký cột Nhồi 120g silicagel 60 (0.040-0.063 m) của hãng Merck vào cột  29mm, dài 50cm. Dung môi là hỗn hợp EtOAc/n-hexan tăng dần từ 10 đến 100%. Hòa tan 4,6g mẫu thu được ở trên với khoảng 5ml EtOAc, thêm 3-5 g silicagel, loại dung môi và đưa vào cột. Dung môi thôi mẫu theo thứ tự tỷ lệ EtOAc / n -hexan tăng từ 0 đến 100%. Lấy mỗi phân đoạn khoảng 100 ml. Tiến hành sắc ký bản mỏng để nhận dạng chất trên giấy F254 của hãng Merck. Vết azadirachtin hiện màu nâu trong thuốc hiện hình. Hỗn hợp dung môi chạy sắc kí bản mỏng the o tỷ lệ: n-hexan/aceton = 3/2, vết giá trị Rf là 0,16. Còn ở tỷ lệ n-hexan/aceton = 1/1, vết giá trị Rf là 0,32. Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT HOẠT TÍNH SINH HỌC 283 Thu azadirachtin từ phân đoạn 16 đến 27, gom lại, quay chân không thu được 1,6g. Toàn bộ chất thu được từ đợt chạy sắc ký trên cột 1, được đưa tiếp vào cột 2 với kích thước 1,5 x 50cm tương ứng với lượng silicagel nhồi cột là 100. Rửa thôi cột bằng hỗn hợp dung môi ether petroleum/aceton, tỷ lệ 3/2. Sử dụng khoảng 1.800ml hỗn hợp, mỗi phân đoạn thu 20ml. Azadirachtin trong phân đoạn từ 16 đến 38. Gom dịch và tiến hành quay chân không, thu được 0,8432g azadirachtin. 2. Phân tích azadirachtin trên phổ IR và HPLC Phân tích trên phổ HPLC bằng cách cho chạy sắc ký tr ên cột Hypercil BDS C18 với pha động MeOH/H 2 O, detector đo ở 217nm với tốc độ dòng 0,6ml/ phút. Thời gian lưu là 1,274 phút. Độ sạch của azadirachtin đạt gần 95% (H ình 1). Phổ IR: VKBr max (cm-1): + Azadirachtin chuẩn: 3442(OH), 2958(CH 2 ,CH 3 ), 1738(ester), 1439,1377,1269 (acetat), 1046(vòng furan) - (Hình 2). + Azadirachtin chiết: 3454(OH), 2958(CH 2 ,CH 3 ), 1739(ester), 1441,1377,1268 (acetat), 1046(furan) - (Hình 3). Qua phân tích phổ IR thể kết luận chất chiết từ hạt xoan chịu hạn là azadirachtin với hàm lượng 0,32% trong hạt đã tách vỏ. 3. Định lượng azadirachtin trên HPLC Máy sắc kí lỏng hiệu suất cao (HPLC): Hewlett Packard 1090, series1 -liquid chromatography. Hình 1. Xác định độ tinh sạch azadirachtin tr ên HPLC  Nhựa Hypercil DBS-C 18, 5 m, kích thước cột 4mm x125mm  Lượng mẫu bơm vào: 0,5 l.  Detector:  = 217nm.  Tốc độ dòng: 0,5ml/ phút Hội nghị KHOA HỌCCÔNG NGHỆ 2007 284  Dung môi chạy: MeOH/H 2 O - 80/ 20. Dựng đường chuẩn 5 điểm với chất chuẩn azadirachtin của h ãng Sigma (loại 0,5 mg/lọ), nhận được hằng số tương quan: R = 0,99601. Hình 2. Sắc ký đồ phổ hồng ngoại của azadirachtin chuẩn (hãng Sigma) Hình 3. Sắc ký đồ phổ hồng ngoại của azadirachtin chiết xuất từ nhân hạt xoan chịu hạn (Azadirachta indica) trồng tại Ninh Thuận, VN 4. Quy trình chiết nhanh mẫu để phân tích azadirachtin tr ên HPLC Mẫu được chiết nhanh bằng ethanol hoặc methanol theo các bước sau: 20g nhân hạt xoan chịu hạn đã được nghiền nhỏ trộn trong 200ml ethanol hoặc methanol, lắc 30 phút trên máy lắc, sau đó lọc qua hút chân không, bã được chiết tiếp 5 lần với lượng dung môi như trên. Các phần dịch chiết được gom lại, đem quay chân không cho đến khô kiệt. Cặn được loại hết mỡ với n-hexan bằng phễu chiết, khoảng từ 3 đến 5 lần, mỗi lần với 100ml n-hexan và tiếp trên bếp cách thủy. Cân trọng lượng và hòa cặn với methanol, lọc qua lọc 0,45 m. Dịch lọc được dùng để định lượng azadirachtin trên HPLC.  Hàm lượng azadirachtin của mẫu được tách với ethanol là 868,12mg/kg  Hàm lượng azadirachtin của mẫu được tách với methanol là 969,8mg/kg Phương pháp tách nhanh azadirachtin b ằng methanol cho kết quả cao hơn 10,5% so với tách bằng ethanol là phù hợp với các kết quả nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài. Methanol được cho là dung môi chiết xuất azadirachtin tốt nhất. Hàm lượng azadirachtin trong nhân hạt xoan chịu hạn trồng ở Ninh Thuận c òn thấp, thể là do hạt xoan chịu hạn còn non, khoảng 4 năm tuổi. Theo kết quả nghi ên cứu của Viện nghiên cứu thực vật Ấn Độ, tuổi khai thác hạt nên bắt đầu từ cây 5 năm tuổi trở lên để đạt được năng xuất và chất lượng ổn định. Thời gian bảo quản mẫu cũng đ ược cho là một yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng azadirachtin trong nhân hạt xoan chịu hạn. KẾT LUẬN 1. Đã chiết tách và tinh sạch azadirachtin từ nhân hạt xoan chịu hạn (azadir achta indica), thu được azadirachtin với hiệu suất chiết xuất là 0,32% và độ tinh sạch là 95%. Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT HOẠT TÍNH SINH HỌC 285 2. Đã hoàn chỉnh phương pháp xác định hàm lượng azadirachtin trên hệ sắc kí lỏng hiệu suất cao (HPLC). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Anh Tuấn và cs (2001). “Azadirachtin - hoạt chất gây ngán ăn mạnh đối với sâu khoang được phân lập từ hạt neem (azadirachta indica họ meliaceae) di thực vào Việt Nam”, Tuyển tập hội nghị khoa họccông nghệ hoá hữu toàn quốc lần thứ 2. 2. Nguyễn Tiến Thắng và cs (2003). ”Nghiên cứu và phát triển cây xoan chịu hạn (Azadirachta indica) tại Việt Nam”, Báo cáo nghiệm thu đề t ài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước theo nghị định thư. 3. Dennis Dearth IR (1992). “Neem, a tree for solving global problems”. National Academy press, Washington, D.c 4. Gunasena HPM, B. Marambe (1998). “Neem in Srilanka, a monograph”. A Publication of University of Peradeniya, Oxford Forestry Institute(UK) Forestry Research Link. 5. Otmar Schaaf, Andrew P. Jarvis, S, Andrew van de Esch, Germina Giagnacovo and Neil J. Oldham (2000). “ Rapid and sensitive analysis of azadirachtin and related triterpenoids from neem (Azadirachta indica) by high - performance liquid chromatography - atmospheric pressure chemical ionization mass spectrometry”, Journal of Chromatography A, vol 886(1-2), pp 89-97. SUMMARY Extraction, purification and determination azadirachtin , s content in neem seed kernel (Azadirachta indica A. Juss). Vu Van Do, Nguyen Tien Thang Institute of Tropical Biology The extraction and purification of azadirachtin from 3 years old’s neem seed kernel planted at Ninh Thuan province consists of two steps. The first one was the crude extraction azadirachtin with methanol and isolation lipid by n -hexan. The residue was concentrated with rotary vacuum evaporator and purified on flash column chromatography. The results on IR and high performace liquid chromatography (HPLC) showed that the compound received was azadirachtin with 95% purity. Azadirachtin contents was determinded on Hypercil BDS- C18, 5 m, 125 x 4mm, column, reversed phase, eluting with MeOH/ H 2 O, flow rate: 0,5ml/minute, detected at = 217nm. The results received as follow: Azadirachtin contents extracted with ethanol and methanol were: 868,12 ppm and 969,8 ppm, respectively. Hội nghị KHOA HỌCCÔNG NGHỆ 2007 286 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Oligoglucosamine ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LẠC (Arachis hypogea L.). Nguyễn Anh Dũng, ĐH Tây Nguyên Nguyễn Tiến Thắng, Viện Sinh học Nhiệt đới MỞ ĐẦU Oligoglucosamine là một oligomer của -1,4-glucosamine được chế tạo từ nguyên liệu vỏ tôm phế thải. Các nghiên cứu công bố gần đây cho thấy oligoglucosamine l à chất hoạt tính sinh học rất cao, là nhóm kích thích sinh trưởng thực vật thế hệ mới. Hadwiger (2002) đã chứng minh oligoglucosamine là tác nhân hoạt hóa promoter của hơn 20 gen liên quan đến tính kháng bệnh ở thực vật (pathogenesis -related genes) như ARNase, chitinase, -glucanase và nhiều enzyme liên quan đến việc tăng cường tổng hợp phytoalexin, lignin, và quá trình trao đổi chất…[1]. Nhiều kết quả thực nghiệm c ho thấy oligoglucosamine và chitosan khả năng kháng các loại nấm gây bệnh cho thực vật như Pythium, Slerotium, Fusarium,… [2, 3, 4]. Suwalee (2002) cũng khẳng định khi phun chitosan tác dụng kháng bệnh cháy lá ngô (Downy mildew) tốt h ơn các loại thuốc kháng nấm trên thị trường [5]. Ngoài tăng cường khả năng kháng bệnh, oligoglucosamine còn hiệu ứng kích thích sinh trưởng, tăng cường quang hợp của lúa, đậu lạc [6,7]. Hirano (1996) khi xử lý củ giống khoai tây với oligoglucosamine đ ã làm tăng năng suất từ 30-50% [8]. Lê Quang Luân, Nawasawa, Kume (2002) c ũng khẳng định chitosan chiếu xạ l àm tăng chiều dài rễ, kích thích sinh trưởng thực vật trong nuôi cấy mô tế b ào [9]. Trong các thí nghiệm của chúng tôi trên đồng ruộng cũng cho thấy oligoglucosamine đã làm tăng năng suất của cải xanh, su hào lên 20-25%, kháng bệnh gỉ sắt cho đậu tương, tăng số lượng nốt sần và làm tăng năng suất 36,9% [10,11]. Bài báo này là những kết quả thử nghiệm chế phẩm oligolucosamine tr ên cây trồng do nhóm chúng tôi chế tạo bằng công nghệ enzyme. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu hóa chất: - Oligoglucosamine (> 8 dp) được chế tạo từ nguyên liệu vỏ tôm phế thải bằng công nghệ enzyme theo qui tr ình của Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Tiến Thắng [10]. Lạc trong thí nghiệm là giống lạc Sẻ địa phương, được trồng khá phổ biến thời gian sinh trưởng là 90 ngày. Thí nghiệm tiến hành tại Trại thực nghiệm Nông lâm nghiệp, Đại học Tây Nguyên trên đất đỏ bazan độ phì trung bình. Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT HOẠT TÍNH SINH HỌC 287 Phương pháp bố trí thí nghiệm:  Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Oligoglucosamine đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc - Thí nghiệm thực hiện với 5 công thức nồng độ là 0ppm, 20ppm, 30ppm, 40ppm và 50ppm, với 3 lần lặp lại, gồn 15 ô thí nghiệm, diện tích mỗi ô là 9m 2 .  Thí nghiệm 1: So sánh hiệu quả của việc phun oligoglucosamine với các sản phẩm Sông Gianh và Komix - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ gồm 4 công thức: đối chứng (phun n ước lã), Sông Gianh, Komix và Oligoglucosamine, 3 lần lặp lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 9m 2 . Nồng độ phun của Sông Gianh và Komix theo như hướng dẫn in trên bao bì, nồng độ của oligoglucosamine là 40ppm.  Các chỉ tiêu theo dõi: - Tốc độ tăng trưởng (cm/ngày), số cành hữu hiệu, hàm lượng diệp lục a-b, năng suất thực thu, số lượng nốt sần. Các chỉ tiêu theo dõi theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm đo đếm 5 cây.  Hàm lượng diệp lục trong lá được phân tích theo phương pháp quang phổ [12]. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được phân tích theo phần mềm Excel 7.0 để t ìm ra sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng của chế phẩm Oligoglucosamine đến h àm lượng diệp lục trong lá lạc Sau khi phun lên lá lần thứ 3, chúng tôi tiến hành lấy lá và phân tích hàm lượng diệp lục trong lá lạc. Kết quả ghi nhận ở bảng 1 ch o thấy oligoglucosamine đã làm tăng hàm lượng diệp lục trong lá lạc từ 16,59-32,04% so với đối chứng, nồng độ làm gia tăng hàm lượng diệp lục cao nhất là 30ppm. Hàm lượng diệp lục gia tăng là sở để tăng cường độ, hiệu suất quang hợp của cây, từ đó l àm gia tăng sinh khối và năng suất. Bảng 1: Ảnh hưởng của nồng độ oligoglucosamine đến h àm lượng diệp lục trong lá lạc. Công thức Chỉ tiêu 0 ppm 20 ppm 30 ppm 40 ppm 50 ppm Chlorophyll a (mg/g lá tươi) 3,325 4,164 4,429 3,950 3,866 Chlorophyll b (mg/g lá tươi) 1,032 1,257 1,324 1,230 1,214 Tổng Chlorophyll (mg/g lá) 4,357 5,421 5,753 5,180 5,080 % Gia tăng 0,00 24,42 32,04 18,89 16,59 2. Ảnh hưởng của chế phẩm oligoglucosamine đến số l ượng nốt sần của lạc Nốt sần là sự cộng sinh giữa vi khuẩn cố định N v à cây họ đậu. Theo nhiều kết quả nghiên cứu gần đây bằng N-15 tự nhiên đã chứng minh vi khuẩn Rhizobium khả năng cung cấp từ 46-60% N cho cây lạc và đậu tương, tương đương từ 106-205kg N/ha [13,14]. Vì vậy, nốt sần vai trò rất lớn đối với sinh trưởng, phát triển của cây họ đậu. Hội nghị KHOA HỌCCÔNG NGHỆ 2007 288 Kết quả về ảnh hưởng của chế phẩm oligoglucosamine đến số lượng nốt sần của lạc được ghi nhận trong bảng 2. Bảng 2: Ảnh hưởng của nồng độ glucosamine đến số l ượng nốt sần của cây lạc. Công thức LLL 0 ppm 20 ppm 30 ppm 40 ppm 50 ppm I 177 189 229 354 322 II 180 237 160 187 352 III 259 158 203 384 339 Trung bình (nốt sần/cây) 205,33 194,66 197,33 308,33 337,66 Kết quả ở bảng 2 cho thấy ở nồng độ 40 -50ppm đã làm gia tăng số lượng nốt sần của lạc từ 50,2-64,4% so với đối chứng. Riêng các ô thí nghiệm phun nồng độ thấp từ 20-30ppm thì không hiệu quả. Qua xử lý thống kê thì sự khác biệt về số lượng nốt sần giữa các công thức phun oligoglucosamine v à đối chứng là ý nghĩa với xác suất P=0.05 (Ft = 4,30 > Fb=3,47). Trong nghiên cứu bản, Carlson R. W (1994), Madigan (2000) khẳng định các phân tử oligoglucosamine l à tín hiệu hoá học hoạt hoá gen Nod điều hoà quá trình hình thành nốt sần ở cây họ đậu [15]. Kết quả của chúng tôi tr ên cây đậu tương cũng tương tự. Khi xử lý hạt giống với olicoglucosamine đã làm tăng gấp đôi lượng nốt sần so với đối chứng [11]. 3. Ảnh hưởng của chế phẩm Oligoglucosamine đến sinh tr ưởng của lạc Các ô thí nghiệm được phun oligoglucosamine với nồng độ từ 0 -50ppm, với 4 lần phun, cách nhau 10 ngày. Kết quả về sinh trưởng chiều cao cây của lạc ở các ô thí nghiệm được trình bày trong bảng 3. Bảng 3: Ảnh hưởng của nồng độ oligoglucosamine đến sinh tr ưởng của lạc. Công thức Chỉ tiêu quan trắc 0 ppm 20 ppm 30 ppm 40 ppm 50 ppm Tốc độ tăng trưởng (cm/ngày) 0,630 0,709 0,715 0,808 0,739 Sinh khối (g khô/cây) 72,89 76,99 95,49 97,21 82,13 Số cành hữu hiệu/cây 7,68 8,20 8,30 8,20 7,71 Kết quả bảng 3 cho thấy oligoglucosamine tác dụng r õ rệt đến sinh trưởng của lạc. Tất cả các ô thí nghiệm phun oligoglucos amine đều cho sinh trưởng mạnh hơn so với đối chứng. Đặc biệt ở nồng độ 40ppm ảnh hưởng rõ rệt nhất, tốc độ tăng trưởng là 0,808cm/ngày so với 0,630cm/ngày ở ô đối chứng phun nước lã. Sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao cây lạc ở các nồng độ là ý nghĩa thống kê với xác suất là P=0,05. Về sinh khối, kết quả bảng 1 cũng cho thấy oligoglucosamine tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng sinh khối của lạc từ 5,6-33,4% so với đối chứng. Trong thí nghiệm của Nagasawa, Nguyễn Quốc Hiến (2000) khi bổ s ung chitosan chiếu xạ vào môi trường thủy canh làm tăng sinh khối của lúa, lạc lên 40-60% [6,7]. Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT HOẠT TÍNH SINH HỌC 289 Như vậy qua ảnh hưởng rõ rệt của oligoglucosamine đến hàm lượng diệp lục, số lượng nốt sần là hai nguồn cung cấp dinh dưỡng C và N chủ yếu cho cây thì việc kích thích sinh trưởng của chế phẩm oligoglucosamine đối với lạc l à điều dễ hiểu. Các kết quả này cũng được chúng tôi khẳng định trên cây rau cải, su hào, đậu tương, ngô [10,11] 4. Ảnh hưởng của chế phẩm Oligoglucosamine đến năng suất của lạc Chế phẩm oligoglucosamine ảnh hưởng rõ nét đến hàm lượng diệp lục, số lượng nốt sần do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, tích luỹ sinh khối, số c ành hữu hiệu, vì vậy hệ quả dây chuyền kéo theo l à việc phun chế phẩm đã làm gia tăng đáng kể năng suất lạc như bảng 4. Kết quả cho thấy chế phẩm oligoglucosamine đ ã làm tăng năng suất từ 19,34-40,65% so với đối chứng. Sự khác biệt n ày ý nghĩa thống kê (xác suất P=0,05) Ft=5,07 > Fb=3,47. Nồng độ cho năng suất cao nhất l à 40 ppm, khi gia tăng đến 50 ppm thì sự gia tăng năng suất lại giảm dần còn 24,75%. Kết quả của chúng tôi trên cây đậu tương cũng làm gia tăng năng suất tới 36,9 % [11]. Bảng 4: Ảnh hưởng của chế phẩm Oligoglucosamine đến năng suất lạc Công thức LLL 0ppm 20 ppm 30 ppm 40 ppm 50 ppm I 3,31 3,64 3,42 4,14 4,08 II 2,81 3,53 4,40 4,10 3,54 III 3,05 3,85 3,41 4,64 3,80 Trung bình (kg/ô TN) 3,05 3,64 3,74 4,29 3,81 % Gia tăng 0,00 19,34 22,62 40,65 24,75 5. So sánh hiệu quả của Oligoglucosamine và các chế phẩm phân bón lá Để đánh giá hiệu quả của chế phẩm, chú ng tôi tiến hành thí nghiệm so sánh với các chế phẩm thông dụng trên thị trường là Sông Gianh và Komix. Kết quả ở bảng 5 cho thấy chế phẩm oligoglucosamine cho hiệu quả r õ rệt, tăng 47,98% trong khi đó Komix và Sông Gianh chỉ gia tăng năng suất từ 2,82-6,45%. Sự gia tăng năng suất của chế phẩm oligoglucosamine là hoàn toàn ý nghĩa (P=0,001), Ft=14,06 > Fb=4,06. Trong khi đó gia tăng năng suất của 2 chế phẩm Komix và Sông Giang với đối chứng là không ý nghĩa thống kê (NS). Bảng 5: So sánh hiệu quả của chế phẩm oligoglucosamine với các chế phẩm bón lá. Công thức LLL Đối chứng Komix Sông Gianh Oligoglucosamine I 2,06 2,42 2,55 3,67 II 2,12 2,53 2,60 3,32 III 3,27 2,97 2,51 4,01 Trung bình 2.48 2.64 2.55 3,67 % Gia tăng 0,00 4,65 2,82 47,89 . PHẦN III CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Phần III: CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC 281 XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT. Độ, Nguyễn Tiến Thắng Phòng Công nghệ các chất có hoạt tính sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới MỞ ĐẦU Một trong những chất chính có tác động xua đuổi sâu bọ

Ngày đăng: 25/12/2013, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w