Việc nhà văn chu lai bị NXB l’aube vi phạm bản quyền hai tác phẩm phố lính và ăn mày dĩ vãng

10 576 0
Việc nhà văn chu lai bị NXB l’aube vi phạm bản quyền hai tác phẩm phố lính và ăn mày dĩ vãng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ  MÔN THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BÀI THẢO LUẬN Tình huống: Việc nhà văn Chu Lai bị NXB L’aube vi phạm bản quyền hai tác phẩm Phố lính Ăn mày vãng Nhóm 1 – K14 Dân sự Tháng 7 – năm 2010 Bìa cuốn sách Phố lính của nhà văn Chu Lai được L’aube dịch, xuất bản Bìa cuốn sách Phố - NXB Lao động xuất bản Bìa cuốn Ăn mày vãng của nhà văn Chu Lai do NXB Lao động L’aube xuất bản 2 Xem xét vụ việc hai tác phẩm của nhà văn Chu Lai “được” L’aube dịch xuất bản, chúng ta có thể thấy: - Với tác phẩm Phố lính, nhà văn Chu Lai đã ký một hợp đồng với L’aube, theo đó ông đã nhận được 500 euro tiền tạm ứng theo đúng hợp đồng, nhưng sau đó, không thấy L’aube có thêm một động thái về việc thanh toán tiền tác quyền cho nhà văn như Hợp đồng họ đã ký kết. Ngoài ra, khi họ tái bản cuốn sách nhiều lần, cũng không hề có thông báo hay xin phép, trả tiền bản quyền cho tác giả. Lợi nhuận họ thu được từ việc bán các bản dịch này không phải nhỏ, nhưng một nhà xuất bản lớn, lại không thực hiện đúng theo hợp đồng mà họ đã thảo ký kết với tác giả, khiến tác giả nhiều người hoài nghi về uy tín của NXB này. Sau rất nhiều lần làm việc với cơ quan chức năng, nhà văn Chu Lai mới có được tiền tác quyền cho lần đầu tiên dịch xuất bản tác phẩm, nhưng với những lần được tái bản sau đó, ông không nhận được một khoản tiền tác quyền nào. Với tác phẩm thứ haiĂn mày vãng, thậm chí L’aube đã làm theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”, tức là dịch xuất bản sách xong, gửi sách tặng tác giả tác phẩm nguyên gốc (Chu Lai) rồi, thì sau một thời gian có sự yêu cầu từ tác giả, mới gửi tới tác giả hợp đồng mua tác quyền. Với vụ việc vi phạm bản quyền với tác phẩm của nhà văn Chu Lai, Nhóm 1 sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, trên cơ sở thời điểm xảy ra hành vi vi phạm bản quyền. I/ Các quy định của pháp luật Việt Nam 1. Theo Nghị định 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 về quyền tác giả - đối với việc tác phẩm Phố lính của nhà văn Chu Lai được ký Hợp đồng dịch với L’aube năm 2003. Lúc này, Việt Nam chưa có Luật SHTT, cũng như chưa tham gia Công ước Berne. Năm 2004 Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam ra đời. - Thứ nhất: Việc dịch tác phẩm, việc trả thù lao đã được hai bên thỏa thuận thông qua Hợp đồng dịch, xuất bản giữa Chu Lai L’aube. Theo Điều 11 NĐ 76 thì việc xin phép này đã thỏa mãn yêu cầu là có sự đồng ý bằng hợp đồng của tác giả tác phẩm, nhưng với việc trả thù lao theo thỏa thuận, ngoài số tiền tạm ứng là 500 euro đầu tiên, L’aube đã không thực hiện đúng theo hợp đồng mà họ đã ký kết, tức là trả tiền chuyển giao bản quyền, quyền dịch, xuất bản, cũng như tái bản tác phẩm. Trước tiên chúng ta phải tôn trọng những thỏa thuận trong hợp đồng tác quyềntác giả đã ký với L’aube, trên cơ sở một giao dịch dân sự mang tính chất đặc biệt. Theo đó, các bên có nghĩa vụ 3 làm theo những điều khoản trong hợp đồng một cách trung thực, thiện chí, nếu vi phạm thì phải bồi thường. - Thứ hai, nếu không có hợp đồng, thì việc dịch xuất bản tác phẩm Phố lính của L’aube cũng không thuộc những trường hợp nêu tại Điều 12 NĐ 76 về các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mục đích của L’aube là về thương mại, chứ không phải nhằm mục đích giới thiệu, bình luận tác phẩm, hoặc bất kỳ mục đích nghiên cứu không vụ lợi nào khác. “1. Việc sao lại tác phẩm để sử dụng riêng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 761 của Bộ luật không được quá một bản. 2. Phần trích dẫn tác phẩm đã công bố của người khác theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 761 của Bộ luật không trở thành phần chính của tác phẩm mới; phần trích dẫn này chỉ giới hạn trong phạm vi giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong tác phẩm của mình phải ghi rõ tên tác giả nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn. 3. Việc dịch tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam ngược lại theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 761 của Bộ luật chỉ áp dụng đối với tác phẩm gốc là tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số….” - Thứ ba, điều 17 NĐ 76 quy định về nghĩa vụ của bên sử dụng tác phẩm như sau: “1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao tác phẩm cho bên sử dụng, bên sử dụng tác phẩm phải thông báo bằng văn bản cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm về việc tác phẩm có được chấp nhận hay không, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác. Trường hợp tác phẩm cần phải sửa chữa, hoàn chỉnh thêm theo yêu cầu của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thì thời gian giao bản thảo sau khi hoàn chỉnh do hai bên thoả thuận. 2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả, bên sử dụng tác phẩm không được thay đổi tên tác giả, nội dung tác phẩm, lời nói đầu, lời bạt, chú thích hoặc minh hoạ của tác phẩm. 3. Bên sử dụng tác phẩm phải thực hiện đúng các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng về thời gian công bố, phổ biến tác phẩm, hình thức sử dụng, phạm vi sử dụng tác phẩm, mức nhuận bút hoặc thù lao, thời gian, phương thức thanh toán nhuận bút hoặc thù lao” 4 Như vậy, nhà văn Chu Lai hoàn toàn có thể yêu cầu hủy Hợp đồng, được bồi thường thiệt hại do L’aube đã vi phạm hợp đồng dịch xuất bản tác phẩm Phố lính theo Điều 18 NĐ 76: “- Các trường hợp huỷ hợp đồng: 1. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩmquyền huỷ hợp đồng yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên sử dụng tác phẩm không thực hiện đúng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 771 của Bộ luật quy định tại các khoản 2, 3 Điều 17 của Nghị định này…”. Việc liên hệ bảo vệ quyền tác giả được thông qua Bộ Văn hóa – thông tin, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. 2. Việc tác phẩm Ăn mày vãng được L’aube dịch xuất bản năm 2007, lúc này, Việt Nam đã có Luật SHTT 2005, đồng thời, ngày 26.10.2004, Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne, ngày 11.01.2007 gia nhập WTO, vậy ngoài BLDS, Luật SHTT 2005 thì luật điều chỉnh trong sự việc này là Công ước Berne, Hiệp định TRIPs. Theo các điều ước này, các tác phẩm được bảo hộ dựa trên cơ sở luật pháp của nước sở tại. Điều đó có nghĩa là các tác phẩm của nước ngoài được sử dụng ở Việt Nam được bảo hộ theo luật về quyền tác giả của Việt Nam, trong khi các tác phẩm của Việt Nam được sử dụng ở nước ngoài sẽ được bảo hộ theo luật quyền tác giả của quốc gia đó, nhưng không được thấp hơn sự bảo hộ của Công ước. Hành vi vi phạm bản quyền của L’aube đó là: - Dịch, xuất bản tác phẩm Ăn mày vãng không được sự đồng ý của tác giả, mặc dù, việc đồng ý của nhà văn thông qua một nhân viên của đại sứ quán chỉ là gián tiếp, L’aube người dịch có trách nhiệm thương thảo về việc mua bản quyền, lập ký hợp đồng mua bản quyền với tác giả, hoặc cá nhân, tổ chức đại diện cho tác giả. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền tài sản của tác giả sáng tạo nên tác phẩm. - Xuất bản, thu lợi nhuận từ tác phẩm dịch mà không trả tiền tác quyền cho tác giả, gây thiệt hại đến quyền tài sản của tác giả. Hành vi của NXB L’aube là một trong những hành vi quy định tại Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả Luật SHTT 2005: “1. …. 7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này. 5 8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này. … 11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả …” Theo Điều 8 CƯ Berne: Quyền dịch “Tác giả của các tác phẩm văn học nghệ thuật được công ước này bảo hộ được độc quyền dịch hay cho phép dịch tác phẩm của mình trong suốt thời hạn hưởng quyền bảo hộ trên các tác phẩm nguyên tác của mình”, đây là một độc quyền của tác giả với tác phẩm văn học cũng theo điều 11 ter . Theo Điều II, Điều III Phụ lục dành cho những nước đang phát triển của CƯ Berne, ngay cả giấy phép trong trường hợp hạn chế quyền dịch cũng có những điều kiện khắt khe để bảo vệ quyền của tác giả tác phẩm văn học, để dùng vào việc giảng dạy, học tập hay nghiên cứu, không mang một tính chất vụ lợi nào. Điều 3.5 quy định rõ: “Không một giấy phép nào được cấp để sao in xuất bản bản dịch một tác phẩm theo điều khoản này trong những trường hợp sau đây: Khi bản dịch đó không phải do người sở hữu quyền dịch xuất bản hoặc người được người sở hữu quyền dịch cho phép xuất bản” . Nhưng ở đây, L’aube dịch, xuất bản tác phẩm không nhằm mục đích trên để không phải xin phép, trả thù lao, mà nhằm mục đích thu lợi nhuận từ những cuốn sách này. Theo luật SHTT 2005, để bảo vệ quyền của mình, nhà văn Chu lai có thể áp dụng Điều 198 về Quyền tự bảo vệ của Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: “1 …… b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này các quy định khác của pháp luật có liên quan; d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này các quy định khác của pháp luật có liên quan …” . Theo Điều 15 CƯ Berne, nhà văn Chu Laiquyền thực thi quyền được bảo hộ tác phẩm của mình theo khoản 1 như: “Khởi kiện những người vi phạm tác phẩm của mình 6 trước Tòa án ở các nước thành viên Liên hiệp, nếu không có bằng chứng ngược lại, chỉ cần có tên mình ghi trên tác phẩm theo như thông lệ…” (kể cả bút hiệu). Ngoài ra, nhà văn có thể yêu cầu áp dụng những biện pháp ngăn chặn những hành vi vi phạm, tịch thu những bản sao vi phạm, thiết bị tái bản các phương tiện khác được sử dụng cho những vi phạm sau này. Đặc biệt, chủ thể quyền có thể được cấp lệnh cấm tạm thời để ngăn chặn hành vi vi phạm hay tiếp tục vi phạm. Các tòa án cũng có thể yêu cầu việc tìm kiếm, bắt giữ tịch thu tạm thời những bản sao tác phẩm bị coi là phi pháp những đối tượng được bảo hộ khác. Các biện pháp dân sự hoặc hình sự cũng có thể được sử dụng như là những chế tài hiệu quả cho công tác thực thi bản quyền Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, các quyền về tài sản đã được ghi nhận là quyền độc quyền của các chủ thể quyền. Là độc quyền bởi nó chỉ thuộc về chủ thể cụ thể, với sự đầu tư sáng tạo ra tác phẩm. Các quyền độc quyền này do chính chủ thể quyền thực hiện, hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khai thác các quyền đó đều phải thoả thuận với các chủ thể quyền. Việc hưởng nhuận bút, thù lao các quyền lợi vật chất khác của chủ thể quyền là kết quả của việc khai thác các quyền tài sản. Lợi ích kinh tế, giá trị thương mại mà tác phẩm mang tại cho tác giả đó là thành quả của quá trình đầu tư chất xám các điều kiện vật chất cho việc sáng tạo ra các giá trị văn học, nghệ thuật khoa học, được kết tinh ở tác phẩm. Bởi vậy, với kiểu làm việc này của NXB L’aube, những lý do mà họ đưa ra khó có thể chấp nhận được, sẽ để lại ấn tượng không tốt, ảnh hưởng tới uy tín NXB nói chung, nước Pháp nói riêng trong con mắt người Việt, tác giả Việt. Phụ lục: 7 Thư buồn của nhà văn Chu Lai gửi một nhà xuất bản Pháp Một nhà văn Việt Nam ở cách xa nước Pháp hàng ngàn dặm như tôi mà bỗng nhiên được dịch in tới hai cuốn tiểu thuyết ở một nhà xuất bản truyền thống L’aube thì thay đó là một sự vinh hạnh, một tín hiệu rất vui, rất đáng để xúc động vậy mà ngược lạilại đưa đến cho tôi những buồn phiền không đáng có. Tất cả đều do cách ứng xử thiếu minh bạch không đàng hoàng của nhà xuất bản L’aube. Thiếu minh bạch trên cả hai cuốn tiểu thuyết của tôi, cuốn sau nghiêm trọng hơn cuốn trước. Lần thứ nhất, năm 2003, khi ông Alain Clanet, một học giả dịch giả đã có nhiều năm sống ở Việt Nam, rất yêu Việt Nam, một học giả mà tôi chưa một lần có dịp tiếp xúc nghe tên, có nhã ý muốn xin tôi cho phép được dịch cuốn Phố lính (Rue des soldats) sang tiếng Pháp in tại nhà xuất bản L’aube. Tôi xúc động đồng ý. Tất nhiên. Được dịch sang tiếng Pháp, quốc gia có một nền văn học sáng rỡ kia mà. Sau đó L’aube đã gửi qua cho tôi một bản hợp đồng chi tiết dày tới 14 trang, như tượng trưng tươi thắm cho việc tôn trọng tác giả, điều mà ở Việt Nam chưa hề có, tất nhiên là tôi cũng ký ngay. Chỉ có điều, ngoài số tiền tạm ứng 500 euro ban đầu ra, mãi tới ba năm sau, sau khi báo chí Việt Nam đã lên tiếng đại sứ quán Pháp ở Hà Nội can thiệp, số tiền gần 2000 euro còn lại tôi mới được lĩnh hết với lời xin lỗi chân thành của L’aube rằng do lý do tài chính trục trặc nên có sự chậm trễ này mong tôi bỏ qua. Tất nhiên tôi cũng bỏ qua. Bỏ qua luôn cả số tiền khá lớn L’aube đáng lẽ phải bổ sung tiếp cho tôi khi sách được tái bản ở dạng bỏ túi, đã được tái bản nhiều lần, như trong điều khoản bản hợp đồng đã ghi rõ. Ai chả có lúc khó khăn, người ta đã thành tâm xin lỗi mình thì thôi, chấp nê làm gì, cái tình với nhau là chính, tiền bạc nào có ý nghĩa gì, có khi sau chuyện này tình cảm giữa hai bên còn mặn nồng, hiểu nhau hơn. Nhưng sự việc đã hoàn toàn phản ngược lại khi vào đầu năm 2007, qua một nhân viên văn hoá của đại sứ quán Pháp ở Hà Nội, L’aube lại xin tôi cho được in cuốn Ăn mày vãng (Le mendiant du passé) cũng do ông Alain Clanet dịch. Rất kính trọng dịch giả lần thứ hai đã có lòng, hơn thế, qua ông Clanet, nhà xuất bản hứa chắc chắn là lần này nhất quyết sẽ không để xảy ra tình trạng trục trặc đáng tiếc như lần trước nữa. Tin ở sự đứng đắn lời hứa chân thành của họ, tôi lại đồng ý chờ L’aube gửi bản hợp đồng sang để ký như họ đã hứa. Nhưng mãi nửa năm sau, thay bản hợp đồng thì tôi lại nhận được 5 cuốn sách họ đã dịch in ra. Ngạc nhiên, tôi có hỏi lại thì được bà Hoàng Lan Hương, đồng dịch giả với ông Clanet trả lời giúp họ rằng do địa chỉ thất lạc, khoảng cách xa xôi nên họ không kịp gửi Hợp đồng nên đành cứ in cho đúng tiến độ. Lạ chưa? Cũng địa chỉ ấy, cũng khoảng cách ấy, tại sao sách lại nhận được mà Hợp đồng thì không? Một sự dối trá là một hành vi vi phạm nguyên tắc in ấn tối thiểu! Có điều gì khuất tất trong chuyện này chăng? Tác giả chưa ký mà đã in thì có phải là một hành vi in lậu không? Nhưng một lần nữa tôi lại bỏ qua, kỷ niệm cuốn đầu mà bỏ qua chờ đợi sự ứng xử tiếp theo của L’aube chắc chắn sẽ có cách sửa lỗi rồi cuối cùng, cuốn sách cũng đã ra đời ở đất nước có một nền văn minh, văn hoá sâu thẳm. Nhưng sự chờ đợi của tôi đã rơi vào sự im lặng khó hiểu. Càng chờ đợi họ lại càng im lặng. Một năm sau, nghĩ rằng L’aube tiếp tục dấn sâu vào sai lầm cũ, tôi buộc phải lên tiếng với một vài tờ báo viết, báo mạng ở Việt Nam, kể cả với Ban Việt ngữ của đài RFI tại Pháp cùng một số bạn bè luật sư trong nước. Ba tháng sau, có lẽ thấy im lặng vậy là không tiện, L’aube lúc đó mới gửi qua Mail cho tôi toàn văn bản Hợp đồng. Thì ra trong bản Hợp đồng đó, ngoài 500 euro tạm ứng như thông lệ, họ cam kết sẽ thanh toán cơ bản cho tôi vào ngày 31 tháng 12 của 8 năm phát hành, tức là cuối năm 2007 còn sau đó sẽ tiếp tục trả dần sau mười năm nếu sách tiếp tục được tái bản. Song cho đến tận bây giờ, đã vào quý 4 năm 2009, sắp chuyển qua năm 2010, tức là cũng sau gần ba năm sau, họ vẫn im lặng, tiền tạm ứng không mà tiền tác quyềnbản cũng không mặc dù tôi cũng đã có ba, bốn lần gửi thư mong họ cho biết cụ thể với tất cả sự thiện chí, ôn hoà nhẫn nại. Tôi đặt vấn đề với cả nhân viên văn hoá toà Đại sứ Pháp ở Hà Nội nhưng, lạ quá, lần này khác hẳn với lần trước, họ lại trả lời rất bình thản: L’aubenhà xuất bản tư nhân, một nhà xuất bản nhỏ nên họ không can thiệp!!!??? Còn dịch giả Clanet bà Lan Hương, khi biết chuyện họ cũng chỉ tỏ ý chia buồn chứ không có một hành động can thiệp hay một tiếng nói nào hết. Chao ôi, chả lẽ khi xin dịch thì nồng hậu, dịch xong, nhận hết tiền rồi, họ cũng giữ thái độ im lặng cũng quên luôn tác giả gốc của nó như là chuyện của người khác, tác giả khác ư? Lại còn chuyện rất phi lý này nữa: Gần đây, do một số bạn bè trong nước ngoài nước của tôi không chịu được sự tráo trở của một cơ quan văn hoá như thế này, họ đã buộc phải lên tiếng chính thức ở hình thức này hay hình thức khác mang tính luật pháp khiến cho một toà án Pháp có tên Frederic bị đánh động, đã thiện chí gửi cho tôi một lá thư qua đường bưu điện muốn tôi khẳng định lại lập trường phản đối đó.Trong thư, toà án Frederic có nói rõ, thời hạn trả lời đối với người trong nước là 2 tháng, người nước ngoài là 4 tháng. tôi đã trả lời ngay chỉ sau nửa tháng nhằm xác định lại thái độ không khoan nhượng của mình trước hành vi vi phạm của L’aube. Vậy mà sau đó, tôi lại bất ngờ nhận được thư phúc đáp của toà án nói rằng, mọi sự chậm rồi, hết thời điểm rồi, việc khiếu nại đòi lại 500 euro của tôi đã chính thức bị phủ quyết. Sao lại thế? Sao lại biến nhanh thành chậm? Biến trắng thành đen? Biến cái đòi toàn bộ tiền tác quyền theo thoả thuận hợp đồng thành ra chỉ có 500euro tiền tạm ứng? Lại một lần nữa tôi bị xúc phạm. Chả lẽ một hành vi lừa đảo đã rõ như ban ngày như thế của nhà xuất bản L’aubelại được một toà án nghiêm minh đứng ra bao che, bóp méo toàn bộ bản chất ư? Nói thêm, khi tôi gửi lá thư trả lời cho Frederic, tôi có gửi kèm theo cả bản hợp đồng muộn màng của L’aube kia mà. Ai cũng hiểu rằng, đồng tiền là hết sức vô nghĩa nhưng một khi đồng tiền bị sử dụng nhá nhem, đáng hổ thẹn thì nó lại phản ảnh bản chất phẩm chất người xử dụng nó. Tôi không giàu nghèo gì dăm ba ngàn euro nhưng chính sự vi phạm các nguyên tắc bản quyền nặng nề sự im lặng cũng rất nặng nề của L’aube, nếu không muốn nói đó là một hành vi cướp trắng đã khiến cho tôi bị tổn thương xúc phạm sâu sắc, buộc phải phẫn nộ lên tiếng. Tức là giờ đây nó không chỉ còn nằm trong phạm vi tài chính những vi phạm công ước quốc tế trắng trợn về bản quyền của một nhà xuất bản trước một tác giả nước ngoài nữa mà nó đã vượt ra liên quan đến hình ảnh nước Pháp, làm hình ảnh một đất nước mà tôi hằng kính trọng sẽ bị méo đi trong tiềm thức của một số không ít người Việt Nam. Thực ra toàn bộ câu chuyện chỉ đơn giản thế này thôi: Đây là hai cuốn sách do tôi viết ra, tôi hoàn toàn không yêu cầu họ dịch họ in nhưng một khi họ đã có lời xin dịch xin in thì họ phải tỏ ra có lòng tự trọng tối thiểu khi thực hiện hợp đồng L’aube không phải là một nhà xuất bản Ma sách của tôi cũng không phải là một sản phẩm chợ trời. Đã in lậu mà lại còn cố tình vi phạm những cam kết tối thiểu do chính tay mình thảo ra thì tôi thực sự không hiểu họ đang đứng ở tầm tư duy tầm văn hoá nào? 9 Cái này L’aube phải trả lời. Trả lời cả một số tác giả Việt Nam khác cũng đang rất phẫn nộ cũng bị rơi vào trường hợp như tôi như Nguyễn Khắc Trường với “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, Nguyễn Quang Thiều với “Cô gái bên sông” “Người đàn bà bán bún”… Trong trường hợp của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, người đại diện nhà xuất bản này viết thư ghi số tiền nợ ông một cách cụ thể. Nhưng sau đó, họ đó đổi hộp thư trốn vào im lặng. Sự im lặng này là không thể tha thứ chúng ta đang tồn tại trên một lộ trình hội nhập bình đẳng không có nước lớn nước nhỏ, không có sự ban ơn chịu ơn nào ở đây cả. Còn như, điều này tôi xin nói một cách chân thành, nếu ngài giám đốc nhà xuất bản L’aube đang rơi vào một khó khăn tài chính nào đó như lần trước mà thế họ đã phải xin lỗi tôi hoặc cần xin lại số tiền ít ỏi đó của tôi để góp phần cứu trợ cho người nghèo hay một vài trường hợp bệnh tật nan y nào đó, tôi xin vui vẻ cúng hiến ngay. Như vậy dù sao đồng tiền ấy cũng có ích chứ không phải tiếp tục rơi vào túi một kẻ tham lam rất thiếu tự trọng nào đó. Từ Việt Nam xa xôi, tôi có quyền được đòi hỏi nhà xuất bản L’aube phải lên tiếng. Xin cám ơn! 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan