TỔ CHỨC hệ THỐNG THÔNG TIN kế TOÁN TRONG QUẢN lý tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA

19 384 0
TỔ CHỨC hệ THỐNG THÔNG TIN kế TOÁN TRONG QUẢN lý tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA SAU ĐẠI HỌC ---o0o--- TIỂU LUẬN NHÓM ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG QUẢN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Loan Nhóm thực hiện : 02 Lớp : 11B2 Tp.HCM, tháng 05-2011 ---o0o--- 1 DANH SÁCH NHÓM 1. Lục Diễm Hằng 2. Nguyễn Thị Xuân Hằng 3. Nguyễn Thị Hoàng Yến 4. Vũ Kim Trinh 5. Lê Thị Quỳnh 5. Đinh Thị Vân 6. Đỗ Thị Minh Hiếu 7. Dương Thị Bảo Trâm 8. Hồ Hoàng Sa 9. Phạm Thúy An 2 MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM .2 MỤC LỤC 3 1. Tổng quan về HTTTKT: .5 1.2 Vai trò của HTTTKT 6 2. Tổ chức HTTT KT trong việc quản tín dụng tại Indovina Bank: 7 2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TNHH Indovina: 7 2.2 Mô hình cấp tín dụng tại IVB: 8 2.3 Tổ chức HTTT KT trong việc quản tín dụng: 9 2.3.1. Tóm tắt chung một quy trình tín dụng: .9 2.3.2. Diễn giải quy trình: 9 3.1. Ưu điểm 13 3.1.1 Điều kiện thuận lợi để giám sát khoản vay: .13 3.1.2 Việc xét duyệt cho vay được thực hiện chặt chẽ rõ ràng, tạo điều kiện kiểm tra chéo giữa các cấp: 14 3.1.3 Hỗ trợ khả năng giám sát thông tin trên hệ thống: .14 3.2 Nhược điểm 14 3.2.1 CBTD chủ yếu khai thác thông tin của khách hàng từ CIC hoặc Trung tâm phòng ngừa và quản rủi ro. .14 3.2.2 Thẩm định dự án cho vay có thể được xem là quá trình thẩm định, xem xét đánh giá một cách khoa học, toàn diện những nội dung ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế, xã hội và tính khả thi của dự án, từ đó ra quyết định có cho vay hay không. .15 3.2.3 Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ 16 3.3 Biện pháp khắc phục: 16 3.3.1 Tăng cường thu thập thông tin. .16 3.3.2 Tăng cường quá trình giám sát sau vay. 17 3.3.3 Cơ chế chính sách khen thưởng hợp lý: 17 3.3.4 Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ tiên tiến: .17 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 19 4 1. Tổng quan về HTTTKT: 1.1 Khái niệm: Để có thể hiểu hệ thống thông tin kế toán là gì, bạn cần phải hiểu các khái niệm như: thế nào là hệ thống, thế nào là hệ thống thông tin và thế nào là hệ thống thông tin quản lý. Hệ thống là một tập hợp các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau và cùng thực hiện một số mục tiêu nhất định. Hệ thống thông tin là một hệ thống do con người tạo ra thường bao gồm một tổ hợp các cấu phần máy tính (computer-based components) để thu thập, lưu trữ và quản dữ liệu để cung cấp các thông tin đầu ra cho người sử dụng. Hệ thống thông tin quản (MIS) là một hệ thống thông tin để trợ giúp thực hiện các chức năng hoạt động của một tổ chức và trợ giúp quá trình ra quyết định thông qua việc cung cấp cho các nhà quản những những thông tin để lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của đơn vị. Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là một cấu phần đặc biệt của hệ thống thông tin quản lý. nhằm thu thập, xử và báo cáo các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tài chính. Mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán (AIS) và hệ thống thông tin quản được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: Theo cuốn Hệ thống thông tin kế toán (Accounting Information Systems) của Gelinas, Sutton & Oram xuất bản năm 1999. 5 1.2 Vai trò của HTTTKT Vai trò của thông tin kế toán là tạo ra thông tin về sự kiện kinh tế phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường của nó. Kết quả của kế toán được trình bày tốt nhất bởi mô hình thông tin, và được trình bày trên các báo cáo tài chính, với những ghi chú giải trình của quá trình lập báo cáo tài chính và những thông tin khác của doanh nghiệp đã được kiểm toán, theo nghĩa kiểm toán viên đã phán xét độc lập để chứng nhận sự việc những báo cáo này trình bày trung thực với tình hình và kết quả của doanh nghiệp và phù hợp với nguyên tắc kế toán thừa nhận chung. Các thông tin của kế toán được tạo ra nhằm giúp cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau. Các nhà quản trị doanh nghiệp: Bao gồm các cấp độ quản trị khác nhau trong doanh nghiệp là những người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh. Họ sử dụng thông tin về kế toán để xác định mục tiêu kinh doanh, đề ra các quyết định để thực hiện, đánh giá thực hiện mục tiêu và điều chỉnh, nếu thấy cần thiết, để hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao hơn. Vai trò của kế toán trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị là nhằm liên kết các quá trình quản với nhau và liên kết doanh nghiệp với môi trường bên ngoài. Chủ sỡ hữu: Là những người có quyền sở hữu với vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (như cổ đông, người góp vốn liên doanh, Nhà nước trong các doanh nhgiệp quốc doanh và công ty cổ phần…), họ quan tâm đến lợi tức sinh ra từ vốn kinh doanh, vì đây là căn cứ để họ đưa ra các quyết định cần thiết, bao gồm cả quyết định phân chia lợi túc cho họ. Đồng thời, qua việc xem xét thông tin trên báo cáo kế toán họ có thể đánh giá năng lực trách nhiệm của các bộ phận quản ở doanh nghiệp là tốt hay xấu. Các nhà cho vay và cung cấp hàng hóa dịch vụ: Các ngân hàng, các tổ chức tài chính cũng như các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trước khi cho vay hoặc cung cấp đều có nhu cầu thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào. Nghĩa là, doanh nghiệp đã có đủ khả năng chi trả hay không? Để có được thông tin này họ phải sử dụng thông tin của toán Các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là người cung cấp vốn cho tổ chức hoạt động kinh doanh với hy vọng thu được lợi tức trên vốn đầu tư. Ho luôn luôn muốn đầu tư vào nơi nào có tỷ lệ 6 hoàn vốn cao nhất và thời gian ngắn nhất. Do vậy, trước khi đầu tư, họ cần thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để qua đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá rồi đi đến quyết định Các cơ quan thuế: Các cơ quan thuế địa phương va trung ương dựa vào tài liệu của kế toán để tính thuế, đặc biệt là thuế thu nhập. Các cơ quan thuế thường lấy số liệu lợi tức được thể hiện trên báo cáo kế toán trừ đi các khoản miễn giảm thuế theo luật định để xác định lợi tức chịu thuế. Các cơ quan Nhà nước: Các cơ quan Nhà nước cần số liệu kế toán của doanh nghiệp, để tổng hợp cho ngành, địa phương và trên cơ sở đó phân tích đánh giá nhằm định ra các chính sách kinh tế thích hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô. Tóm lại, vai trò của hệ thống thông tin kế toán là: - Ghi nhận, lưu trữ dữ liệu của các hoạt động kinh doanh. - Lập các mục tiêu, đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu và đưa ra các quyết định điều chỉnh: • Quyết định vốn đầu tư, phân chia lợi nhuận • Tính thuế DN • Hoạch định các chính sách kinh tế - Cung cấp thông tin: • Các báo cáo cho đối tượng bên ngoài. • Các báo cáo cho quản trị DN. - Kiểm soát các hoạt động của DN. 2. Tổ chức HTTT KT trong việc quản tín dụng tại Indovina Bank: 2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TNHH Indovina: Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina (IVB) là Ngân hàng liên doanh đầu tiên của Việt Nam được thành lập ngày 21 tháng 11 năm 1990 theo Giấy phép của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư số 135/GP, sau đó được thay bằng Giấy phép số 08/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 29 tháng 10 năm 1992. 7 Các bên liên doanh với IVB là Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICBV) và Ngân hàng Cathay United (CUB) của Đài Loan. IVB có Hội Sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh Tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương và Đồng Nai đã và đang trở thành một trong những đầu mối tài chính đứng đầu của các công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Khách hàng của IVB chủ yếu là khách hàng tổ chức, đa số khách hàng là các công ty Đài Loan và một số tập đoàn kinh tế nhà nước. IVB tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và đang hướng tới việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lượng tốt cho tất cả các thành phần kinh tế trong cả nước. 2.2 Mô hình cấp tín dụng tại IVB: IVB theo đuổi mô hình cấp tín dụng phân quyền nhằm hạn chế sự tập trung quá mức cho Ban giám đốc trong việc đánh giá các khoản vay nhỏ lẻ. Tại IVB không có hội đồng thẩm định, xét duyệt tín dụng như một số Ngân hàng TMCP khác. Hội đồng xét duyệt cho vay ở đây là Ban Tổng giám đốc (cũng có thể là một thành viên trong Ban giám đốc). Tổng giám đốc, phó giám đốc thứ nhất và phó giám đốc thứ hai đều được phân cấp xét duyệt ở một mức độ nhất định. Các quyết định cũng như các ý kiến đánh giá của các thành viên trong ban giám đốc là hoàn toàn độc lập. Cán bộ tín dụng sau khi thu thập những thông tin cần thiết như thông tin cá nhân, năng lực hành vi pháp lý, khả năng trả nợ, tính khả thi của dự án, tính hợp pháp của tài sản thế chấp… sẽ viết tờ trình các khoản vay. Toàn bộ tờ trình sẽ được chuyển qua phòng quản rủi ro để thẩm định và đánh giá lại. Đứng dưới góc độ tối thiểu hóa rủi ro, phòng quản rủi ro sẽ phân tích đánh giá lại sau đó đưa ra những khuyến cáo đối với ban giám đốc trong các quyết định cho vay các khoản vay đó. Ban tổng giám đốc sẽ căn cứ trên tờ trình và những tham vấn từ phòng quản rủi ro để có quyết định cuối cùng đối với các khoản vay trên. 8 2.3 Tổ chức HTTT KT trong việc quản tín dụng: 2.3.1. Tóm tắt chung một quy trình tín dụng: Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận Giấy đề nghị vay vốn của Khách hàng cho đến khi khách hàng thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh Hợp đồng tín dụng. Quy trình cho vay được thực hiện theo trình tự sau: - Thẩm định trước khi cho vay. - Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay. - Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử nợ sau khi cho vay. Trình tự trên được thực hiện theo thứ tự các bước sau: - Bước 1: Tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. - Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn. - Bước 3: Xét duyệt cho vay. - Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và ký kết các hợp đồng. - Bước 5: Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải ngân. - Bước 6: Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử các phát sinh. - Bước 7: Thanh hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo. 2.3.2. Diễn giải quy trình: Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn: - Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: + CBTD phối hợp với Phòng Marketing thực hiện đăng ký thông tin CIF, đăng ký tài khoản và cấp mã số giao dịch cho khách hàng. + Cung cấp danh mục sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng và phối hợp với bộ phận liên quan để hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. + Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng và tư vấn, hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sơ bộ, cần thiết và thiết lập các hồ sơ vay vốn bao gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay và hồ sơ về tài sản đảm bảo tiền vay (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản). 9 - Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì không cần đăng ký thông tin CIF vào hệ thống nữa. • Các thông tin được đưa vào hệ thống để tạo CIF cho khách hàng: - Khách hàng là cá nhân: tên KH, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, SĐT liên hệ, scan hình và chữ ký khách hàng để đối chiếu. - KH là tổ chức: Số giấy phép đăng ký kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, số lao động, ngành nghề kinh doanh, các thông tin về mã số thuế, ảnh của mẫu dấu, CMND người đại diện pháp luật và một số thông tin cá nhân của người đại diện pháp luật, thông tin cá nhân của chủ tài khoản, mẫu chữ ký của những người được ủy quyền giao dịch với ngân hàng. Mỗi khách hàng (không phân biệt tổ chức hay cá nhân) chỉ có một mã khách hàng duy nhất trong hệ thống. Khi tiếp xúc với khách hàng, CBTD cần thu thập những thông tin cơ bản sau: - Tên, địa chỉ, CMND/Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, số thành viên trong gia đình, người đại diện chủ hộ. - Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, quy mô hoạt động. - Năng lực quản lý, định hướng, phương thức sản xuất kinh doanh. - Khả năng tài chính của khách hàng. - Khả năng sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. - Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, đồng tiền vay, thời gian vay, nguồn trả nợ, hình thức đảm bảo tiền vay. Trên cơ sở các thông tin của khách hàng, CBTD lựa chọn các thông tin của khách hàng, đồng thời khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), Trung tâm phòng ngừa và xử rủi ro để làm cơ sở đánh giá, phân tích, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay. Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn: CBTD tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, căn cứ hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp, kết quả điều tra, thu thập các thông tin, CBTD thực hiện thẩm định cho vay với các nội dung sau: 10 . HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA SAU ĐẠI HỌC ---o0o--- TIỂU LUẬN NHÓM ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA. quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán (AIS) và hệ thống thông tin quản lý được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: Theo cuốn Hệ thống thông tin kế toán (Accounting

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan