1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đầu tư tài chính

8 642 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 278,21 KB

Nội dung

Tiểu luận Đầu tài chính GVHD: TS.Lê Đạt Chí Nhóm 16 – Cao học TCDN Đêm 1 – Khóa 20 Trang 1 BÀI KIỂM TRA QUÁ TRÌNH – CAO HỌC K20 MÔN: ĐẦU TÀI CHÍNH NHÓM 16 – CAO HỌC LỚP TCDN ĐÊM 1 – KHÓA 20 DANH SÁCH NHÓM 1. Bùi Anh Chính 2. Bùi Thị Thanh Hương 3. Nguyễn Thị Thanh Hảo 4. Nguyễn Thị Hoa Đề yêu cầu: Mới đây, Citigroup vừa công bố bản báo cáo với tiêu đề “Global Economic Outlook and Strategy” đến năm 2015. Các anh chị hãy phân tích và đưa ra các số liệu để làm rõ quan điểm về nền kinh tế của Pháp trong báo cáo này: “France will miss deficit targets as growth will fall below expectations” BÀI LÀM Với tình hình kinh tế khu vực Eurozone đang trong giai đoạn khó khăn nhất trong như hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục 10.9% trong 15 năm qua, sản lượng công nghiệp Eurozone đã giảm mạnh nhất trong vòng 3 năm gần đây. Khu vực Eurozone lại đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng kép “chính trị - kinh tế” như bầu cử tại Hy Lạp, Ailen trưng cầu dân ý về hiệp ước Eurozone, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ tại Séc và Romani, sự ra đi của liên minh cầm quyền của Thủ tướng Mark Rutte của Hà Lan, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Tây Ban Nha đã đạt kỷ lục mới 8.16%,… Gần đây nhất là báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế châu Âu 1 của Ủy ban châu Âu (the European Commission – viết tắt là EC) vừa công bố ngày 07/11/2012 thì EC dự báo kinh tế Eurozone gồm 17 thành viên sẽ giảm 0,4% trong năm 2012, do khủng hoảng nợ công ở khu vực này đang làm giảm lòng tin và đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức kỷ lục. Chìm vào vòng xoáy của khủng hoảng thì Pháp - một trong những thành viên tích cực nhất tại khối Eurozone - cũng đang đối mặt với các khó khăn nghiêm trọng của nền kinh tế, như mục tiêu tăng trưởng chậm lại, thâm hụt ngân sách tăng, hạ bậc xếp hạng tín nhiệm,… Nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại, thì Pháp đang đối mặt với vấn đề thâm hụt thương mại từ năm 2004 đến nay, riêng năm 2011 ước khoảng 73 tỷ EUR. Theo báo cáo “Macroeconomic inbalance – France”, tháng 06/2012 của European Commission (EC), thị phần xuất khẩu của Pháp giảm 19.4% giữa giai đoạn 2005 - 2010, nhiều hơn mức chuẩn 6%. Con số này đã đẩy Pháp vào một trong những nước có thị phần xuất khẩu giảm nhiều nhất, chỉ sau Anh (-24%), Hy Lạp (-20%), tương đương Cộng 1 Báo cáo dự báo Pháp được dự báo sẽ tăng trưởng nhẹ 0,2% năm 2012 và 0,4% năm 2013, trong khi kinh tế Italia giảm 2,3% trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2014, Đức tăng trưởng 0,8% năm 2012 và 2013, trước khi đạt mức tăng 2% vào năm 2014 (trích cafef.vn) Tiểu luận Đầu tài chính GVHD: TS.Lê Đạt Chí Nhóm 16 – Cao học TCDN Đêm 1 – Khóa 20 Trang 2 hòa Síp (-19%). Ngoài ra, Pháp còn có mức nợ công cao, năm 2010 là 82% GDP, trên mức chuẩn 60% GDP. Nợ lĩnh vực nhân cũng tăng đáng kể từ năm 2000, đạt 160% GDP trong năm 2010, bao gồm 105% là của các tổ chức phi tài chính (non-financial) và 55% bởi hộ gia đình. Biến động trong nợ công còn thể hiện tăng trưởng kinh tế trong tương lai qua việc thắt chặt chi tiêu và gánh nặng thuế cao tạo áp lực lên sự ổn định của thị trường tài chính. Thêm đó là các vấn đề về cạnh tranh đã níu đà tăng trưởng của kinh tế Pháp. Theo báo cáo đánh giá của IMF ngày 29/10/2012 2 cho rằng viễn cảnh tăng trưởng của pháp duy trì mong manh, phản ánh viễn cảnh ảm đảm chung của Châu Âu. IMF dự báo rằng tăng trưởng GDP thực của Pháp chỉ đạt 0.4% năm 2013, thấp hơn mức dự báo của Citigroup 0.5% trong năm 2013, viện thống kê INSEE của Pháp dự báo tăng trưởng GDP của Pháp là 0.2% cho cả năm 2012 IMF cũng cảnh báo Pháp đang đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về vấn đề cạnh tranh liên quan đến các đối tác giao dịch của họ. Lỗ hổng cạnh tranh này (competitiveness gap) phản ánh không chỉ vấn đề xuất khẩu sụt giảm, mà còn mức lợi nhuận biên thấp của các công ty, nó đang kìm hãm khả năng đầu tư, cải tiến và tạo ra việc làm. Việc giảm khả năng cạnh tranh này thậm chí trở nên nguy hiểm hơn nếu nền kinh tế Pháp không cùng với các đối tác tại Châu Âu, đáng chú ý là Ý và Tây Ban Nha, Đức trong nỗ lực cải cách sâu hơn thị trường lao động và dịch vụ của họ Nhìn chung lại, với tăng trưởng kinh tế ảm đạm, nợ công tăng cao, khu vực Châu Âu khủng hoảng, … đang đẩy Pháp vào khả năng có thể sẽ KHÓ đạt được mức giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% GDP trong năm tới (2013) theo quy định chung của Châu Âu và tăng trưởng cũng sẽ thấp hơn dự báo. Do vậy nhiều chuyên gia đã nhận định “France will miss deficit targets as growth will fall below expectations”, sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số khía cạnh giúp làm sáng tỏ hơn luận điểm trên: Về vấn đề tăng trưởng kinh tế Theo số liệu thống kê của INSEE thì hiện tăng trưởng GDP của Pháp đang giảm đi trong năm 2012 3 . Số liệu của viện thống kê INSEE của Pháp dự báo kinh tế nước này sẽ không tăng trưởng trong 2 quí cuối cùng của năm 2012, khả năng chỉ đạt 0,2% trong cả năm. Nếu con số 1.41% tăng trưởng GDP năm 2011, thì hiện GDP của Pháp đã sụt giảm hơn 1% điểm còn 0.2% dự kiến trong năm 2012. Hơn nữa, Citigroup dự báo mức lạm phát của Pháp đạt 1.8% năm 2012, 1.5% năm 2013, 1,3% năm 2014, và thâm hụt tài chính của Pháp dự báo là -5% (2012), -3.7% (2013) và -2.8% (2014) so với GDP. Thì con số tăng trưởng này của Pháp dường như quá nhỏ. Ngoài ra, hai biểu đồ dưới dây cũng chỉ ra tình hình tăng trưởng GDP chậm lại của Pháp và theo chiều hướng giảm đi. 2 Trích http://www.imf.org/external/np/ms/2012/102912.htm 3 Theo số liệu tổng hợp thì tháng 03/2012 là 0.4%, tháng 06/2012 là 0.25% Tiểu luận Đầu tài chính GVHD: TS.Lê Đạt Chí Nhóm 16 – Cao học TCDN Đêm 1 – Khóa 20 Trang 3 Hơn nữa, gần đây theo báo cáo của Hội đồng Châu Âu thì dự báo năm 2013 kinh tế Pháp chỉ tăng trưởng 0.4%, thấp hơn mức dự báo 0.5% 4 của Citigroup. Điều này càng tạo áp lực lớn lên Pháp trong việc đạt mục tiêu giảm thâm hụt về mức 3% GDP trong năm 2013 theo quy định của EU. 4 Theo báo cáo của Citigroup “Global Economic Outlook and Strategy” ngày 28/11/2011, page 30-31 Tiểu luận Đầu tài chính GVHD: TS.Lê Đạt Chí Nhóm 16 – Cao học TCDN Đêm 1 – Khóa 20 Trang 4 Về vấn đề nợ công Theo dự báo của Citigroup thì nợ công của Pháp không có dấu hiệu thuyên giảm mà tăng dần hàng năm. Nếu dự báo năm 2012, nợ công của Pháp đạt 92% GDP, thì sang năm 2013 mức này đạt 96% GDP. Còn theo số liệu thống kê của INSEE và EUROSTAT thì nợ chính phủ Pháp so với GDP đang có dấu hiệu tăng mạnh, hiện đang ở mức 86% GDP năm 2012. Biểu đồ sau đây cho thấy rõ hơn tình hình nợ công của Pháp. Báo cáo gần đây của Ủy ban Châu Âu cho thấy rằng trong năm 2011 thì mức nợ nhân, chính phủ, của Pháp tiếp tục tăng. Tiểu luận Đầu tài chính GVHD: TS.Lê Đạt Chí Nhóm 16 – Cao học TCDN Đêm 1 – Khóa 20 Trang 5 Vì vậy, gần đây Ủy ban Châu Âu cũng cho rằng Pháp sẽ khó đặt được mục tiêu về cắt giảm thâm hụt công xuống mức 3% GDP trong năm tới 2013 do Liên minh châu Âu (EU) đặt ra, bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng sẽ chậm lại, đẩy kế hoạch cắt giảm thâm hụt vào hoài nghi. Về vấn đề thâm hụt ngân sách Thâm hụt ngân sách của Pháp trong năm 2012 lại tăng mạnh so với GDP, hiện đang ở mức -5.2% GDP. Thống kê số liệu lịch sử thì thâm hụt ngân sách của Pháp từ 1995 đến 2011 vào mức trung bình -3.65% GDP. Ngược lại với ngân sách sụt giảm thì chi tiêu chính phủ Pháp lại có dấu hiệu tăng nhẹ đạt mức gần 38.890 tỷ EUR, mặc cho các chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Tổng thống pháp đương nhiệm Francois Hollande 5 và tổng thống trước đây Nicolas Sarkozy nhằm đưa thâm hụt ngân sách về mức giới hạn 3% GDP vào năm 2013. 5 Tổng thống Francois Hollande lên nắm quyền hồi tháng 5-2012 với lời hứa tránh thực hiện biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc khổ như các nước khác ở châu Âu. Tiểu luận Đầu tài chính GVHD: TS.Lê Đạt Chí Nhóm 16 – Cao học TCDN Đêm 1 – Khóa 20 Trang 6 Về vấn đề thâm hụt mậu dịch Vấn đề chính liên quan đến nền kinh tế Pháp là sự sụt giảm vị thế trên thị trường quốc tế. Sự thu hẹp thị phần xuất khẩu của Pháp là một trong những sự sụt giảm lớn nhất ở Châu Âu. Các nguyên nhân gây ra sự sụt giảm thị phần xuất khẩu là do khả năng cạnh tranh yếu về giá và các yếu tố ngoài giá. Pháp đã tích lũy dần sự mất cân bằng trong tài khoản vãng lai, điều này có thể thấy bằng các con số như: năm 1999, tài khoản vãng lai là +3,1% GDP, năm 2011 là -2,2% GDP. Mặc dù sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai vẫn thấp hơn ngưỡng cảnh báo là -4% GDP, nhưng sự suy giảm liên tục vẫn tạo ra những mối lo ngại nhất định. Sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai còn do sự thâm hụt trong cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ. Thâm hụt này đạt mức kỷ lục 73 tỷ EUR trong năm 2011 (-3,8% GDP) so với thặng dư 19 tỷ EUR vào năm 1999, điều này cho thấy sự suy giảm mạnh mẽ thị phần xuất khẩu của Pháp, . Sự thâm hụt ngày càng tăng của tài khoản vãng lai dẫn đến sự suy giảm trong vị trí đầu quốc tế ròng của Pháp (Net International Investment Position – NIIP). NIIP của Pháp từ +10% GDP trong năm 2010 xuống -10,9% GDP trong năm 2011. Biểu đồ sau đây giúp giải thích tốt hơn sự thâm hụt mậu dịch này Tiểu luận Đầu tài chính GVHD: TS.Lê Đạt Chí Nhóm 16 – Cao học TCDN Đêm 1 – Khóa 20 Trang 7 Hơn nữa như đã đề cập ở trên, thị phần xuất khẩu của Pháp đang giảm dần, thể hiện qua biểu đồ sau: Qua biểu đồ cho thấy, nếu so với các trong khu vực thì thị phần của Pháp giảm mạnh, sâu hơn các nước khác như Germany, Italy, Spain và hiện đang chiếm thị phần thấp nhất trong 04 quốc giá đang xem xét. Về vấn đề thuế suất cao Để đối phó với vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công cao. Biện pháp được sử dụng để tăng thu ngân sách là tăng thuế. Thuế được tăng gần như ở mọi lĩnh vực chẳng hạn: thuế giao dịch tài chính tăng gấp đôi lên 0,2%; lãi cổ phiếu phải nộp thuế 3%,… đặc biệt mức thuế suất đánh trên các doanh nghiệp, cá nhân có thu nhập cao tăng mạnh (đánh thuế tới 75% phần thu nhập trên một triệu EUR/năm). Tiểu luận Đầu tài chính GVHD: TS.Lê Đạt Chí Nhóm 16 – Cao học TCDN Đêm 1 – Khóa 20 Trang 8 Kế hoạch tăng thuế của tổng thống Pháp Francois Hollande dự kiến có thể giúp Chính phủ thu ngân sách tăng thêm 7 tỉ EUR tiền thuế, kỳ vọng sẽ giảm thâm hụt ngân sách từ 5,2% xuống mức 3% vào năm 2013 theo quy định của EU 6 Tuy nhiên, nếu xét trong lịch sử thì với chính sách tăng thuế đã từng được Pháp áp dụng vào đầu những năm 80, sau 2 năm áp dụng, kết quả là đồng Franc 3 lần bị giảm giá, thất nghiệp tăng cao, lạm phát lên mức trên 10%. Lịch sử này có thể lặp lại dưới một hình thức khác tại Pháp nếu việc tăng thuế mạnh xảy ra, làm ảnh hưởng mạnh đến sức cạnh tranh của Pháp. Các ngành công nghiệp có khả năng di chuyển ra nước ngoài, giá trị đầu trong nước trước nguy cơ sụt giảm. Điều này có thể tạo ra hiệu ứng ngược trong thu ngân sách của Pháp: thuế suất tăng lên nhưng giá trị thu thuế có không tăng lên hoặc giảm đi, mặt khác nó kéo theo giá trị sản suất công nghiệp, tăng trưởng Pháp giảm thấp hơn kỳ vọng. Kết quả có thể dẫn tới mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách về mức 3% GDP trong năm 2013 7 gần đây sẽ KHÓ thực hiện được. Tóm lại Với mức tăng trưởng GDP chậm lại, thâm hụt ngân sách tăng lên, tính khả thi của kế hoạch thu ngân sách bằng tăng thuế,… được trình bày trên đây và nhiều luận điểm khác như khả năng cạnh tranh của Pháp, quy mô các công ty, chất lượng hàng hóa Pháp xuất khẩu, khả năng hồi phục kinh tế của khu vực Châu Âu, Mỹ, sự trỗi dậy mạnh mẽ của thị trường mới nổi,… càng củng cố thêm quan điểm về khả năng có thể xảy ra rằng “France will miss deficit targets as growth will fall below expectations”. 6 Trích đăng theo Reuters 7 Tuyên bố trên được Bộ trưởng Tài chính Pháp Pie Muxcôvixi (Pierre Moscovici) đưa ra trong cuộc thảo luận tại quốc hội về tình hình kinh tế của Pháp, trích trên tờ báo http://dangcongsan.vn ngày 17/10/2012

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w