1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương huớng của tổng công ty cổ phần dệt may hà nội

30 317 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 356,5 KB

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NỘI VÀ NHÀ MÁY THÀNH VIÊN – NHÀ MÁY MAY 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty * Tên tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần Dệt May Nội *Tên giao dịch quốc tế: HANOI TEXTILEX AND GARMENT CORPORATION; *Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX; *Trụ sở chính: số 1 Mai Động, quận Hoàng Mai, Nội. * Điện thoại: (84-4) 8621492 - 8622335 . Fax: (84-4) 8622334 * quan quản lý cấp trên là: Tổng công ty Dệt May Việt Nam * Tổng Giám Đốc kiêm bí thư đảng ủy: Nguyễn Khánh Sơn * Địa chỉ web site: http://www.hanosimex.com.vn/ * Địa chỉ email: hanosimex@hn.vnn.vn *Vốn điều lệ của Tổng công ty tại thời điểm 30 tháng 6 năm 2006 là 151.733.083.397 đồng (Một trăm năm mươi mốt tỷ, bảy trăm ba mươi ba triệu, tám mươi ba ngàn, ba trăm chín mươi bảy đồng); hiện nay là 205 tỷ đồng 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Được đánh giá là một trong số ít doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt – May, hơn 20 năm xây dựng và phát triển,Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nội luôn đảm bảo mức tăng trưởng hơn 20%/năm. Điều đặc biệt của Dệt May Nội là phong cách “Dám nghĩ – dám làm, năng động – sáng tạo, chấp nhận thử thách – cạnh tranh” được kiên định giữ vững qua các thế hệ lãnh đạo và CBCNV Công ty. Dệt May Nội tự hào bởi tình đoàn kết nội bộ đã đem lại sự phát triển ổn định và vững chắc cho Công ty như ngày hôm nay Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nội là một công ty nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt may trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam( VINATEX) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định của pháp luật liên quan, trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa – MSSV: CQ463456 Lớp :KTLĐ 46A 1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP doanh và thực hiện việc đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết. Hanosimex là công ty thành viên hạch toán độc lập của Vinatex, tư cách pháp nhân, con dấu riêng, vốn và tài sản riêng, điều lệ tổ chức và hoạt động, bạc Nhà nướcđược mở tài khoản tại ngân hàng, kho nhà nước, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của Công ty mẹ. Ngày 7/4/1978: Ký kết Hợp đồng giữa TECHNO-IMPORT Vietnam và Hãng UNIONMATEX(CHLB Đức) Tháng 2/1979: Công trình được khởi công xây dựng Tiền thân của Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nội là nhà máy Sợi Nội được chính thức đi vào hoạt động ngày 21/11/1984 theo Quyết Định số 211/CNN/TCLĐ ngày 24/2/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ( nay là Bộ Công nghiệp). Những năm trong thời kỳ bao cấp Nhà máy chưa phát huy hết được tiềm năng của mình. Đến tháng 12/ 1989 thực hiện quy mô mở rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu với nguồn vốn nhà nước cấp, vốn tự và vốn ngân hàng, nhà máy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phân xưởng dệt kim hiện đại, tổng số vốn dầu tư xây dựng phân xưởng dệt kim hiện đại, tổng số vốn đầu tư hơn 8 triệu USD với dây chuyền hoàn chỉnh. Ngay từ đầu thành lập, nhà máy Sợi Nội được Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch Quốc tế là HANOSIMEX vào tháng 6/1960. Ngày 30/4/1991: Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Nhà máy Sợi Nội thành Xí nghiệp Liên Hợp Sợi – Dệt Kim Nội. Ở giai đoạn này Liên Xô và các nước Đông Âu lần lượt tan rã, thị trường Xuất nhập khẩu mất, công ty đã mạnh dạn chuyển sang thị trường Cộng Hòa Liên Bang Đức, nhật Bản… Đổi mới trang thiết bị công nghệ, quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, sáp nhập Nhà máy Sợi Vinh (10/1993) là thành viên thứ 6 của Xí nghiệp Liên Hiệp, Nhà máy Dệt Đông. Tính đến năm 2003, thu nhập của Nhà máy Sợi Vinh và Nhà máy Dệt Đông đã tăng lên khoảng 10 lần so với thời điểm đầu sáp nhập vào Hanosimex. Tháng1/1995 khởi công xây dựng Nhà máy thêu Đông Mỹ và đến ngày 2/9/1995 thì khánh thành, trở thành các nhà máy thành viên. Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa – MSSV: CQ463456 Lớp :KTLĐ 46A 2 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP 19/6/ 1995: Bộ Công nghiệp quyết định đổi tên Xí nghiệp Sợi – Dệt Kim Nội thành Công Ty Dệt Nội. 28/3/2000: Bộ Công nghiệp quyết định đổi thành Công ty Dệt- Nội. Giai đoạn 2000 – 2005 là giai đoạn tiếp tục phát triển không ngừng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong giai đoạn này theo yêu cầu của Tổng công ty Dệt May VIệt Nam, TCT lại nhận nhiệm vụ giúp đỡ, quản lý toàn diện Công ty Dệt kim Hoàn Thị Loan – đây là một doanh nghiệp đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên rất khó khăn. Duới sự điều hành quản lý cùa TCT, Công ty Hoàng Thị Loan đã chặn được tình trang tụt dốc, thoát khỏi nguy phá sản. Năng lực sản xuất khôi phục, các hoạt động được củng cố, đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Từ 2005 – 2007 tập trung cho việc triển khai thực hiện mô hình “ Công ty mẹ - Công ty con” và thực hiện cổ phần hóa các Công ty thành viên. Ngày 6/2/2007 Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Tổng Công ty DệtMay Nội thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam theo quyết định số 04/2007/QĐ – BCN ngày 11/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Tháng 10/2007 TCT tiến hành cổ phần và đến tháng 1/ 2008 đôit tên thành Tổng công ty cổ phần Dệt May Nội, vốn nhà nước chiếm 57,57% vốn điều lệ, còn lại là vốn cổ đông Năng lực sản xuất của công ty: • Các loại sợi: Peco, Cotton, sợi nồi cọc, sợi OE…với năng lực sản xuất: 2100 Tấn/ năm • Các loại vải dệt kim như: singer, interloc, rip, pique…với năng lực sản xuất: Sản lượng 3300 Tấn/ năm • Các loại vải dệt thoi như: vải Denim( jean), các loại từ 4,5 oz đến 14,5 0z bao gồm: Vải Denim thường, SLUM Denim, Fanci Denim co giãn… • Các loại khăn…1500 tấn/ năm Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa – MSSV: CQ463456 Lớp :KTLĐ 46A 3 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP • Các sản phẩm may từ vải dệt kim như áo Poloshirt, Tshirt, Hineck, quần áo thể thao… cho người lớn và trẻ em: sản lượng 1,1 triệu sản phẩm/ năm • Các sản phẩm may từ vải Denim như quần Jean, áo sơ min, váy, … cho người lớn và trẻ em: Sản lượng 1,2 Triệu sản phẩm/ năm Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty: a) Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng thuộc ngành dệt may; b) Kinh doanh, xuất, nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may, vật liệu điện, điện tử, nhựa, cao su; các mặt hàng tiêu dùng; c) Kinh doanh kho vận, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh doanh sở hạ tầng; d) Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí; đ) Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may; dịch vụ khoa học, công nghệ, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị; e) Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành dệt may; g) Đầu tư và kinh doanh tài chính; h) Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật TCT 6643 lao động với đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng lực, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề, tỷ lệ tốt nghiệp Đại học và trên Đại học 8%. TCT là một tổ hợp sản xuất kinh doanh gồm các nhà máy và các đơn vị dịch vụ quan hệ chặt chẽ với nhau về công việc, tổ chức sản xuất, sử dụng nguyên liệu, cung cấp phụ tùng và các hoạt động dịch vụ… để sản xuất các sản phẩm Sợi, dệt kim, khăn đáp ứng nhu cấu của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, áp dụng công nghệ tiên tiến của: Italia,Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản…,các Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa – MSSV: CQ463456 Lớp :KTLĐ 46A 4 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP trang thiết bị, máy móc của TCT tương đối hiện đại, đồng bộ. Hiện nay TCT rất nhiều loại máy móc: • Dây chuyền kéo sợi Poleste-Cotton chải kỹ • Dây chuyền kéo Sợi bông, kéo Sợi, thêu may • Dây chuyền vải – dệt – nhuộm – văng định hình • Hệ thống thiết bị động lực, khí nén, lò hơi, điều hòa, thông gió. • Hệ thống thiết bị khí, chế tạo sửa chữa các bộ phận chi tiết Thị trường xuất khẩu sản phẩm ngày càng được mở rộng, hiện nay đã xó 36 nước quan hệ buôn bán với HANOSIMEX: Mỹ, khối EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, các nước Asian… Sản phẩm nội địa bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý trên toàn quốc. Với hệ thồng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, và hệ thống trách nhiệm xã hội SA – 8000,. Chính sách chất lượng của TCT là: “Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của chúng ta”. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, nhờ hoạch định và thực hiện các mục tiêu một cách toàn diện, TCT đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, được nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy may 3 Nhà máy may 3 là một trong năm nhà máy May trực thuộc Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nội, được thành lập ngày 1 tháng 11 năm 2001 với chức năng chuyên sản xuất sản phẩm dệt thoi xuất khẩu và nội địa. Tuy là một nhà máy mới, ra đời sau các nhà máy may khác nhưng với sự cố gắng, sự đồng lòng của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Nhà máy may 3 đã liên tục và trưởng thành và đóng góp nhiều thành tựu đáng kể cho sự phát triển chung của Tổng Công ty. Năng lực thiết bị hiện của nhà máy : gồm nhân lực lao động, các trang thiết bị máy móc… Trên thực tế năng lực thiết kế của Nhà máy May 3 là : + Năng lực thiết kế : 1.200.000 sản phẩm /1năm. Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa – MSSV: CQ463456 Lớp :KTLĐ 46A 5 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ⇒ Năng lực thiết kế 1 ngày : 100.000 sản phẩm /1 ngày thì phải thực hiện các bước như sau : * Ngày đầu tiên :Tổ cắt phải hoàn thành cắt 120.000 sản phẩm/1 ngày, rồi chuyển sang Tổ May.Việc cắt nhiều như vậy để đảm bảo cho đảm bảo hoàn thành 100.000 sản phẩm / 1 ngày. Vì còn loại trừ những sản phẩm hỏng cần loại ra. * Ngày thứ 2 : Tổ May bao gồm 4 đơn vị nhỏ sẽ hoàn thành việc may sản phẩm rồi chuyển sang Tổ Hoàn thiện. * Ngày thứ 3 : Tổ Hoàn thiện sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm kê, đóng gói. * Ngày thứ 4 : Khách hàng sẽ kiểm tra chất lượng và bàn giao sản phẩm ⇒ Như vậy trong khoảng trung bình 4 ngày, Công ty sẽ hoàn thiện được 100.000 sản phẩm. 3. cấu tổ chức và những chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy may 3 3.1. cấu tổ chức Qua sơ đồ tổ chức trên ta thấy, cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đây là cấu tổ chức giản đơn. cấu này tạo điều Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa – MSSV: CQ463456 Lớp :KTLĐ 46A 6 Giám Đốc Phó Giám Đốc T ổ n g h i ệ p v ụ , k ỹ t h u ậ t T ổ c h ấ t l ư ợ n g T ổ b ả o t o à n T ổ c ắ t T ổ m a y T ổ h o à n t h à n h , đ ó n g k i ệ n T ổ p h ụ c v ụ BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP kiện thuận lợi cho việc thự hiện chế độ thủ trưởng. Nguời lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hệ thống do mình phụ trách cũng như kết quả công việc của cấp dưới. Các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới được thực hiện theo đường thẳng. - Ưu điểm: + Mệnh lệnh được tiến hành nhanh,mỗi cấp dưới chỉ chịu mệnh lệnh của một cấp trên.tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ + Chế độ trách nhiệm rõ ràng, tránh tình trạng người thưa hành phải thi hành nhiều nhiệm khác nhau - Nhược điểm: + Đòi hỏi người lãnh đạo phải kiến thức toàn diện, tổng hợp hạn chế việc sử dụng các chuyên gia trình độ cao về từng mặt, trong khi đó người lãnh đạo thực hiện nhiều chức năng, thể dẫn đến quá tải. + Tạo ra sự ngăn cách, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị cùng cấp Là một nhà máy thành viên trực thuộc Tổng công ty, quy mô tương đối nhỏ, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty, cấu tổ chức của nhà máy theo mô hình trực tuyến là phù hợp. 3.2. Chức năng, nhiệm vụ 3.2.1. Giám Đốc nhà máy - Chức năng: Là người giúp việc cho TGĐ công ty, điều hành mọi hoạt động đạt hiệu quả cao. - Nhiệm vụ + Phụ trách mọi hoạt động của nhà máy + Điều hành quản lý bộ máy theo phân cấp, tổ chức các hoạt động sản xuất, thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Tổng công ty giao. + Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất, bố trí cán bộ phụ trách công tác tổ chức, công tác cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, công tác thi đua khen thưởng, giáo dục cán bộ công nhân viên,chỉ đạo công tác tiền lương, hạch toán kinh tế. + Chỉ đạo hoạt động hệ thống ISO 9001:2000,SA8000,WRAP của toàn nhà máy Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa – MSSV: CQ463456 Lớp :KTLĐ 46A 7 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP + Phụ trách công tác đời sống thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nâng cấp nâng bậc. + Triển khai và kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. + Lập phương án xây dựng hệ thống quản lý kế hoạch đồng bộ trong toàn nhà máy. + Chỉ đạo cán bộ kế hoạch điều độ cân đối năng lực, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp từng giai đoạn đảm bảo tiến độ giao hàng, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm nhà máy. + Tìm mọi biện pháp nâng cao năng suất của các tổ. + Chỉ đạo trực tiếp công tác hạch toán chi phí đạt hiệu quả, công tác thống kê tổng hợp. + Quản lý thông tin nội bộ và các phương tiện phục vụ, đảm bảo hệ thống thông tin hoạt động hoạt động tốt, liên tục + Thực hiện nhiệm vụ khác do TGĐ phân công. - Quyền hạn + Ký những văn bản được TGĐ ủy quyền. + Chịu trách nhiệm trước TGĐ về mọi hoạt động của nhà máy. 3.2.2. Phó Giám Đốc nhà máy - Chức năng: Là người giúp việc cho Giám đốc nhà máy về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật. - Nhiệm vụ + Phụ trách công tác kỹ thuật, chất lượng, đào tạo sáng tiến cải tiến kỹ thuật, an toàn vệ sinh công nghiệp, phòng chồng cháy nổ, phong chống bão lụt. + Tiếp cận và triển khai các thông tin từ Giám Đốc nhà máy tới các đơn vị trong nhà máy về các lĩnh vực được phân công + Lập dự án, xây dựng và tổ chức hệ thông quản lý kỹ thuật trong toàn nhà máy. + Chỉ đạo triển khai, kiểm tra thực hiện quy trình công nghệ phù hợp với mô hình sản xuất của nhà máy. + Trực tiếp chỉ đạo tổ chất lượng quản lý tốt chất lượng sản phẩm. Giải quyết các tranh chấp về công tác kỹ thuật giữa các bộ phận trong nhà máy, giữa nhà máy với các bộ phận trong Tổng công ty. Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa – MSSV: CQ463456 Lớp :KTLĐ 46A 8 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP + Chỉ đạo và xử lý kịp thời, triệt để các vướng mắc về kỹ thuật xảy ra. + Chỉ đạo và kiểm tra lập kế hoạch lịch xích tu sửa thiết bị hàng năm, hàng tháng, kế hoạch trang bị phụ tùng nhập ngoại, kiểm tra việc thực hiện. + Nghiên cứu đề ra biện pháp quản lý nâng cấp thiết bị + Đôn đốc và kiểm tra các đơn vị trong nhà máy thực hiện tốt an toàn lao động và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, bão lụt. + Phụ trách công tác đào tạo, nâng bậc, tổ chức kiểm tra tay nghề công nhân. + Xây dựng phương án quản lý kho, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các quy định về kho. + Triển khai thực hiện các yêu cầu của hệ thống ISO 9001:2000, SA 8000, WRAP + Đại diện cho lãnh đạo vể tiếp khách, kiểm hàng, hoặc đánh giá nhà máy. + Phụ trách đôn đốc, kiểm tra công tác lưu trữ hồ sơ COO theo yêu cầu + Thực hiện nhiệm vụ khác do TGĐ và GĐ nhà máy phân công. - Quyền hạn + Thay Giám đốc điều hành nhà máy khi GĐ đi vắng nếu được ủy quyền. + Được giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công. + Được quyền đề xuất khen thưởng cán bộ công nhân viên trong nhà máy trong nhiệm vị được giao. + Chịu trách nhiệm trước TGĐ công ty và GĐ nhà máy về nhiệm vụ được phân công. 3.2.3. Các tổ trong nhà máy Chức năng, nhiệm vụ của các tổ trong nhà máy: thực hiện theo sự phân công của GĐ nhà máy, cụ thể như sau: - Tổ nghiệp vụ: chức năng tham mưu cho Giám đốc nhà máy trong các lĩnh vực như: Kế hoạch sản xuất, lao động tiền lương, thống kê, kho. • Tổ nghiệp vụ bao gồm các nhóm công việc sau: • Kế hoạch lương, hạch toán, thống kê vật tư • Công tác quản lý lao động, hồ sơ chế độ, đào tạo nguồn nhân lực • Kế toán lương, thống kê tổng hợp • Kế hoạch điều độ sản xuất, tổ trưởng Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa – MSSV: CQ463456 Lớp :KTLĐ 46A 9 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP • Thống kê sản lượng, tính lương • Kế hoạch nguyên vật liệu • COO, thường trực ISO 9001:2000 • Thủ kho, quản lý các vật tư hàng hoá trong kho, theo dõi nhập xuất tồn, tiến hành kiểm kê định kỳ hay đợt xuất khi yêu cầu đảm bảo chính xác kịp thời, đúng nguyên tắc quản lý vật tư. - Tổ kỹ thuật - Tổ may mẫu: + Tổ kỹ thuật chức năng tham mưu, giúp viêc cho lãnh đạo nhà máy trong công tác quản lý kỹ thuật bao gồm: Tổ trưởng và các kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về kỹ thuật của toàn bộ đơn hàng sản xuất tại nhà máy, bao gồm các bộ phận sau: Kỹ thụât thiết kế, kỹ thuật định mức, kỹ thuật chuyền, kỹ thuật thiết bị. + Tổ may mẫu: May các loại mẫu như mẫu chế thử, mẫu chào hàng, mẫu đối, mẫu chứng minh giao hàng, mẫu đầu chuyền và một số loại mẫu theo từng đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng. - Các tổ may: Là tổ trực tiếp sản xuất, thực hiện quy trình may các sản phẩm theo yêu cầu phiếu công nghệ theo hướng dẫn kỹ thuật của kỹ thuật chuyền của nhà máy. Các tổ may bao gồm: Tổ trưởng, tổ phó, công nhân kiểm phôi, công nhân maycông nhán là ép mex. - Tổ đóng kiện: Chịu trách nhiệm đóng thùng carton cho tất cả đơn hàng nội địa và xuất khẩu đảm bảo đúng quy cách kỹ thuật 4. sở vật chất kỹ thuật, quy trình công nghệ của nhà máy 4.1. sở vật chất kỹ thuật Nhà máy may 3 diện tích nhà xưởng 2448 m 2 . Năng lực sản xuất hơn 1 triệu sản phẩm quy đổi/ năm với hệ thống máy móc trang bị đầy đủ cho 4 dây chuyền may công nghiệp gồm 394 máy. Trong đó nhà máy 358 máy may với nhãn hiệu Juky, Kansai, Brother, Union, Reecce. Sinh viên: Nguyễn Thị Hoa – MSSV: CQ463456 Lớp :KTLĐ 46A 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w