Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
1,84 MB
Nội dung
Mốiquanhệgiữađầutưvớităngtrưởng–pháttriển _________________________________________________________________ PHẦN I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, TĂNGTRƯỞNG - PHÁTTRIỂN VÀ MỐIQUANHỆGIỮAĐẦUTƯVỚITĂNGTRƯỞNG - PHÁTTRIỂN I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm về đầutư Trong các lý thuyết kinh tế hiện đại tồn tại khá nhiều ý kiến bàn luận xung quanh khái niệm và bản chất của đầu tư, mỗi ý kiến đưa ra đều đúng trên khía cạnh mà lý thuyết xem xét. Vì vậy, cần có một cách nhìn tổng quan để hiểu được bản chất của đầu tư. Đầutư đó là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầutư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đó bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó là tiềm lực vật chất, tiềm lực phi vật chất, con người, tài nguyên, tiềm năng tài chính, phi tài chính, tài nguyên hữu hình, vô hình… Đầutư là quá trình bỏ vốn để tạo nên cũng như vận hành một tài sản kinh doanh nào đó như nhà xưởng, máy móc, vật tư cũng như để mua cổ phiếu, trái phiếu lấy lời. Những tài sản đầutư này có thể sinh lợi dần hoặc thỏa mãn dần một nhu cầu nhất định nào đó cho người bỏ vốn cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định trong tương lai. Từ tất cả các khái niệm về đầutư và xem xét nó trong quá trình biến động của nền kinh tế ta thấy đầutư là cơ sở để hình thành tư bản, trong đó bao gồm cả tài sản cố định, vốn sản xuất kinh doanh và cả vốn 1 Mốiquanhệgiữađầutưvớităngtrưởng–pháttriển _________________________________________________________________ con người. Như vậy, đầutư là một khái niệm trừu tượng nên cần một hình thức để thể hiện. Trong kinh tế chính trị học, giá cả là biểu hiện của giá trị trong những hình thái kinh tế xã hội khác nhau, tương tự như vậy vốn đầutư là sự lượng hoá của đầu tư. 2. Khái niệm về tăngtrưởngTăngtrưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô sự tăngtrưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăngtrưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập giá trị phản ánh qua chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Như vậy, bản chất của tăngtrưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. 3. Khái niệm về pháttriển Ngày nay mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển. Qua thời gian khái niệm pháttriển cũng đã đi đến thống nhất. Pháttriển kinh tế được hiểu là quá trình biến đổi cả về mặt lượng và mặt chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Nội dung của pháttriển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: 2 Mốiquanhệgiữađầutưvớităngtrưởng–pháttriển _________________________________________________________________ Một là, sự gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn pháttriển hay so sánh trình độ pháttriển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự pháttriển kinh tế xã hội không phải là tăngtrưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, dân trí… II. LÝ THUYẾT PHẢN ÁNH MỐIQUANHỆGIỮAĐẦUTƯVỚITĂNGTRƯỞNG VÀ PHÁTTRIỂN 1. Căn cứ vào các lý thuyết tăngtrưởng kinh tế của trường phái kinh tế Cổ Điển Theo Ricardo, một trong những nhà kinh tế học cổ điển lớn nhất, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu. Từ đó, ông cho rằng các yếu tố cơ bản của tăngtrưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong từng ngành và tuỳ từng trình độ kỹ thuật nhất định các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, không thay đổi. Ông cũng cho rằng trong ba yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất. 3 Mốiquanhệgiữađầutưvớităngtrưởng–pháttriển _________________________________________________________________ Trong nông nghiệp, đất đai là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sự tăngtrưởng song đây cũng là yếu tố giới hạn sự tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ thì giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lên. Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng phải tăng theo tương ứng, lợi nhuận của các nhà tư bản có xu hướng giảm. Nếu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi lợi nhuận hạ thấp, không thể bù đắp được mọi rủi ro trong kinh doanh làm cho nên kinh tế trở nên bế tắc (địa tô ở mức cao, tiền công ở mức tối thiểu, lợi nhuận ở gần mức không .). Tình trạng này theo Ricardo chỉ có thể giải quyết bằng cách đầutư vào công nghiệp để xuất khẩu hàng công nghiệp rồi mua lương thực rẻ hơn từ nước ngoài, hoặc pháttriển công nghiệp để tác động ngược trở lại đối với nông nghiệp. 2. Hàm sản xuất Cobb - Douglas Lý thuyết giải thích mốiquanhệgiữa các nguồn đầu vào và sự tăngtrưởng trong sản phẩm quốc dân được gọi là hàm sản xuất ở góc độ vi mô. Hàm sản xuất miêu tả mối tương quangiữa tổng số đầu vào cho trước và tổng đầu ra có thể sản xuất được. Trên góc độ quốc gia, hay nền kinh tế rộng lớn, các hàm sản xuất miêu tả mốiquanhệgiữa số lượng lao động, vốn tư bản của một quốc gia với mức thu nhập quốc dân của quốc gia đó. Mô hình tăngtrưởng dạng hàm sản xuất thường được sử dụng trong nghiên cứu dạng phương trình: Y = f (K, L, R, T) Trong đó: Y: Tổng sản phẩm xã hội K: Vốn đầutư 4 Mốiquanhệgiữađầutưvớităngtrưởng–pháttriển _________________________________________________________________ L: Lao động R: Tài nguyên đất T: Khoa học công nghệ Phương trình này thường được trình bày dưới dạng một hàm mũ đơn giản hơn có dạng sau: Y=A. K α L β Đây là hàm sản xuất Cobb-Douglas, tên của hai nhà toán và kinh tế học người Mỹ, được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố lao động (L) và yếu tố vốn đầutư (K) đối với sự thay đổi tổng sản phẩm (Y). Các hệ số A, α, β là các hệ số không đổi chưa biết. Hàm này có thể chuyển sang hàm quanhệ tuyến tính bằng cách Logarit hoá hai vế như sau: LgY = LgA+ α LgK + β LgL Đặt: LgY = g LgA = a LgK = k LgL = l Ta có: g = a + αk + βl Trong đó: g - tốc độ tăngtrưởng α - tốc độ tăngtrưởng của yếu tố vốn β - tốc độ tăngtrưởng của yếu tố lao động Như vậy, sự tăngtrưởng của yếu tố vốn cũng như yếu tố đầutư góp phần to lớn đến tăngtrưởng kinh tế. 5 Mốiquanhệgiữađầutưvớităngtrưởng–pháttriển _________________________________________________________________ 3. Mô hình tăngtrưởng của Harrod-Domar Mô hình tăngtrưởng đơn giản và nổi tiếng nhất được ứng dụng rộng rãi đó là mô hình Harrod-Domar do hai nhà kinh tế Roy Harrod và Evsey Domar người Mỹ nghiên cứu độc lập và đưa ra phổ biến những năm 1940. Đây là mô hình thể hiện mốiquanhệgiữađầutư và tăng trưởng. Nếu gọi đầu ra là Y, tỷ lệ tăngtrưởng của đầu ra là g: g = ΔY/ Y t Nếu gọi s là tỷ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ là S: s = S t / Y t Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầutư cho nên về lý thuyết đầutư luôn bằng tiết kiệm: (S t = I t ) s = I t / Y t Đầutư chính là cơ sở tạo ra vốn sản xuất do đó I t = ΔK t+n Nếu gọi k là tỷ số gia tănggiữa vốn - đầu ra ta sẽ có: k = K t+n /ΔY hay: k = I t / ΔY vì: ΔY/Y t = Y t .ΔY/I t .Y t = I t /Y t : I t /ΔY Do đó chúng ta có: g = s/k Tốc độ tăngtrưởng tổng sản phẩm phụ thuộc vào tỷ trọng tích luỹ trong tổng sản phẩm (s) và hệ số (k). 6 Mốiquanhệgiữađầutưvớităngtrưởng–pháttriển _________________________________________________________________ Hệ số k được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra). Hệ số này nói lên rằng: vốn được tạo ra bằng đầutư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Chỉ số ICOR thấp biểu hiện tình trạng đầutư nghèo nàn. Chỉ số ICOR quá cao thể hiện sự lãng phí vốn đầu tư. Phương trình này có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch. Nếu xác định được chỉ số k thì vấn đề còn lại của công tác xây dựng kế hoạch đơn giản chỉ là việc hoặc là ấn định tốc độ tăngtrưởng để xác định nguồn vốn đầutư cần có là bao nhiêu hoặc là từ nguồn vốn đầutư có thể quay lại việc xác định tỷ lệ tăngtrưởng có thể đạt là bao nhiêu. Mô hình Harrod - Domar có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đầu của các giai đoạn pháttriển của bất kỳ một quốc gia nào. Quan điểm chủ yếu của mô hình này là nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố vốn, bởi vốn là vấn đề chủ yếu nhất để tăngtrưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế… cũng dựa vào mô hình này để nhấn mạnh vai trò của viện trợ trong việc bù đắp các chênh lệch về vốn và trao đổi ngoại thương. Song, mô hình đơn giản trên được sử dụng nhiều trong thực tế nên tất cả vấn đề quy lại ở chỉ số ICOR, trong khi tăngtrưởng là kết quả của rất nhiều yếu tố như lao động, tay nghề, kỹ thuật . mà mô hình này không đề cập đến. Tóm lại, nhược điểm của mô hình Harrod - Domar là chỉ quan tâm đến vốn mà bỏ qua vai trò của lao động, vai trò của kỹ thuật công nghệ và vai trò của chính sách. 4. Lý thuyết gia tốc đầutư của Keynes 7 Mốiquanhệgiữađầutưvớităngtrưởng–pháttriển _________________________________________________________________ Để sản xuất một khối lượng sản phẩm cho trước cần phải có một khối lượng cụ thể vốn đầu tư. Tương quangiữa sản lượng và vốn đầutư có thể được biểu diễn như sau: x = K t / y t Trong đó: K t - vốn đầutư tại thời kỳ t Y t - sản lượng tại thời kỳ t x - hệ số gia tốc đầutưTừ công thức suy ra: K t = x. y t Nếu x không đổi, thì ở thời kỳ trước (t-1) giữa sản lượng và đầutư cũng có mốiquanhệ tương tự . K t-1 = x. y t-1 Suy ra: K t – K t-1 = x. y t - x. y t-1 = x(y t – y t-1 ) Trong đó: K t – K t-1 - đầutư ròng và bằng I t - D (với D là khấu hao) Do đó: I t – D = K t - K t-1 = x.(y t – y t-1 ) = x. Δy và đầutư ròng I n = x. Δy Như vậy theo lý thuyết này, đầutư ròng là hàm của sự thay đổi của sản lượng. Nếu sản lượng tăng, đầutư ròng > 0. Sản lượng càng tăng, đầutư ròng sẽ tăng theo. Nếu tổng cầu về sản lượng trong thời gian dài không đổi, đầutư ròng sẽ bằng 0. 8 Mốiquanhệgiữađầutưvớităngtrưởng–pháttriển _________________________________________________________________ Tóm lại, lý thuyết gia tốc đầutư phản ánh sự tác động sản lượng đến đầu tư. Nếu x không đổi trong một thời kỳ nào đó thì công thức này là cơ sở để dự báo quy mô vốn đầutư trong nước tại một năm nào đó. Lý thuyết còn phản ánh sự tác động của tăngtrưởng kinh tế đến đầutư vì khi sản lượng tăng, mức tiêu dùng tăng ít, tiết kiệm pháttriển cao, do đó đầutưphát triển. Song lý thuyết này có một số hạn chế, một là, lý thuyết giả định quanhệgiữa vốn và sản lượng cố định thực tế nó biến động do sự tác động của những nhân tố khác. Hai là, thực chất của lý thuyết là xem xét sự tác động của đầutư thuần với sự biến động sản lượng chứ không phải của tổng vốn đầu tư. Ba là, lý thuyết này toàn bộ vốn đầutư mong muốn đều được thực hiện ngay trong một thời kỳ với sản lượng. Thực tế không phải như vậy, không phải cứ gia tăng vốn đầutư là gia tăng sản lượng. 5. Lý thuyết số nhân đầutư Số nhân đầutư phản ánh quanhệgiữa việc gia tăngđầutưvới gia tăng sản lượng, phản ánh mức sản lượng thay đổi bao nhiêu khi đầutư thay đổi một đơn vị. Công thức: k = ΔY/ ΔI Trong đó k - số nhân đầutư ΔY - Mức gia tăng sản lượng ΔI - Mức gia tăngđầutư Trong nền kinh tế đóng: k = ΔY/ ΔS = ΔY/ (ΔY-ΔC) = 1/ (1-ΔY/ ΔC) = 1/ (1- MPC) 9 Mốiquanhệgiữađầutưvớităngtrưởng–pháttriển _________________________________________________________________ Theo l thuyết của Keynes, việc gia tăngđầutư có tác động tới sản lượng, vì: 0 ≤ MPC ≤ 1 => k > 1 Số nhân đầutư là nhân tố phản ánh một chiều giữađầutưvới sản lượng. Vì k > 1 nên mốiquanhệgiữa ΔY và ΔI là quanhệ thuận. Nếu MPC càng lớn, k càng lớn do đó độ khuyếch đại của sản lượng càng lớn và ngược lại nếu MPS càng lớn k càng nhỏ. 6. Lý thuyết tân cổ điển Theo lý thuyết này đầutư bằng tiết kiệm (ở mức sản lượng tiềm năng). Còn tiết kiệm S = s. y trong đó 0 < s < 1. s - Mức tiết kiệm từ một đơn vị sản lượng (thu nhập) và tỷ lệ tăngtrưởng của lao động bằng với tỷ lệ tăng dân số và ký hiệu là n Theo hàm sản xuất, các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động có thể thay thế cho nhau trong tương quan sau đây Y = A. e rt K α . N (1-α) A. e rt biểu thị ảnh hưởng của yếu tố công nghệ. A > 0 và cố định, r tỷ lệ tăngtrưởng của công nghệ, t là thời gian. α và (1- α) là hệ số co giãn của các thành phần sản xuất với các yếu tố vốn và lao động. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì α và (1- α) biểu thị thu nhập quốc dân từ vốn và lao động. Từ hàm sản xuất Cobb-Douglas trên, ta có thể tính được tỷ lệ tăngtrưởng như sau: g = r + αh + (1- α)n Trong đó: g - tỷ lệ tăngtrưởng của sản lượng 10