Những trở ngại cho sự phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam

11 711 4
Những trở ngại cho sự phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Những Trở Ngại Cho Sự Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam Tiểu luận môn học: Kinh Tế Phát Triển 2 NHỮNG TRỞ NGẠI CHO SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT NAM Nhóm SV thực hiện: Bùi Thế Huy, Đỗ Hoàng Oanh và Nguyễn Thị Hà Thanh Lớp KTPT K19, Trường Đại học Kinh Tế, Tp.HCM ---------------------------------------------------------------------------------------- Điện là một sản phẩm đầu vào quan trọng của nền kinh tế. Với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay, nhu cầu điện của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 17% đến 20% mỗi năm (gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP) trong thời kỳ từ 2006 đến 2015, tương đương với 4000MW cần được bổ sung vào lưới điện quốc gia hàng năm. Thế nhưng những nguồn năng lượng chính trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam hiện nay là thủy điện lớn, trữ lượng dầu mỏ, khí thiên nhiên và than đá trong nước đang dần cạn kiệt, trên phạm vi thế giới những nguồn này cũng đang dần trở nên khan hiếm và đắt đỏ. Trong bối cảnh đó năng lượng tái tạo (NLTT) trở thành chìa khóa vàng để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế bền vững cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nhận thức được điều này, những năm gần đây, nhà nước đã rất quan tâm và đã có nhiều động thái chính sách can thiệp nhằm gia tăng nguồn cung năng lượng tái tạo, tuy nhiên việc phát triển NLTT đến nay vẫn còn nhiều trở ngại và chưa xứng với tiềm năng của Việt Nam. Tiểu luận này vì thế đặt mục tiêu đi tìm những yếu tố đang gây trở ngại cho việc hình thành các dự án NLTT và qua đó mong muốn đóng góp một vài ý kiến cho những chính sách hỗ trợ sự phát triển NLTT tại Việt Nam. Đỗ Hoàng Oanh – Bùi Thế Huy – Nguyễn Thị Hà Thanh Trang 1 Tiểu luận: Những Trở Ngại Cho Sự Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam 1. Sự phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam là cấp thiết Cơ cấu nguồn năng lượng hiện tại là kém bền vững Dưới đây là cơ cấu năng lượng của Việt Nam trong những năm qua và dự kiến cho những năm sắp tới: Như vậy những nguồn năng lượng chính của Việt Nam là thủy điện, dầu mỏ, khí thiên nhiên và than đá với tổng tỷ trọng lên đến hơn 90%. Cơ cấu này đã được nhiều tài liệu khuyến cáo là thiếu bền vững không chỉ do sự khan hiếm dần của những nguồn năng lượng này mà còn do những tác động môi trường to lớn mà những công nghệ này tạo ra. Cụ thể, theo nhà khoa học khí hậu người Đức Hans Joachim Schellnhuber thì mức tiêu thụ dầu của chúng ta trên toàn thế giới trong một năm tương đương với mức mà phải cần tới 5.3 triệu năm mới có được 1 . Với tốc độ đó thì trữ lượng dầu mỏ trên thế giới đang cạn kiệt nhanh chóng. Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng dự báo trữ lượng dầu thô, khí của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong vòng 20 – 30 năm tới 2 . Than đá là một nguồn cung cấp năng lượng dồi dào trong khoảng một vài thế kỷ tiếp theo nhưng đến năm 2020, khi tất cả các dự án nhiệt điện sử dụng than đá của Việt Nam đi vào hoạt động, Việt Nam có thể sẽ phải nhập khẩu thêm khoảng 100 triệu tấn than đá mỗi năm 3 . Khí tự nhiên cũng là một nguồn năng lượng dồi dào nhưng cũng không thể là vô tận. Sự khan hiếm tất yếu dẫn đến giá ngày càng đắt đỏ và gây ra biến động lớn trong giá cả các nguyên vật liệu đầu vào (chẳng hạn giá dầu tăng đột biến do bất ổn chính trị Trung Đông,…). 1 http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/431058/%E2%80%9CChung-ta-dang-cuop-qua-khu-va-tuong-lai-de-nuoi-hien- tai%E2%80%9D.html 2 http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/22715/ 3 http://nld.com.vn/20100222103041193p0c1014/nhap-khau-than-kho-kha-thi-.htm Đỗ Hoàng Oanh – Bùi Thế Huy – Nguyễn Thị Hà Thanh Trang 2 Tiểu luận: Những Trở Ngại Cho Sự Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam Các nhà máy điện gặp phải cú sốc từ cung có thể ảnh hưởng mạnh đến khả năng phát điện của các nhà máy này và dẫn đến nguồn cung cấp điện có thể đột ngột thiếu hụt trầm trọng gây ra nhiều tác động xấu đến sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong nước. Bộ Công Thương cũng nhận định: hơn 80% nguồn năng lượng sử dụng nước ta là nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ. Quá trình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt động năng lượng nói chung là yếu tố gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Thủy điện là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam hiện nay. Mặc dù so với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhưng lại gây ra nhiều vấn đề môi trường khác. Một điều dễ thấy là những hồ chứa nước thủy điện đã nhấn chìm không ít rừng đầu nguồn. Giới phân tích cho biết, để tạo ra 1MW công suất thủy điện, phải mất đi từ 10 – 30 ha rừng và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng, giải phóng từ 1.000 – 2.000ha đất phía thượng nguồn. Về phía hạ lưu, do dòng chảy cạn kiệt, nhiều vùng bị xâm thực, nước biển dâng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống 2 . Ngoài ra, tình trạng bất ổn của khí hậu trong những năm gần đây đã gây ra những hiện tượng thời tiết thất thường, dẫn đến tình trạng khó quản lý, điều tiết trữ lượng nước trong các hồ chứa. Có mùa hồ chứa không đủ lượng nước cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát điện gây ra sự thiếu điện trầm trọng, nhưng có mùa lại phải xả lũ ạt gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho những khu vực xung quanh. Chính vì những bất ổn to lớn này mà thủy điện lớn thường không được xếp vào nhóm những nguồn năng lượng tái tạo (mặc dù nó đúng là nguồn năng lượng tái tạo theo định nghĩa) và đang bị nhiều tổ chức bảo vệ môi trường khuyến cáo hạn chế phát triển. Vai trò của năng lượng tái tạo đối với vấn đề an ninh năng lượngsự phát triển bền vững Theo cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng có khả năng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất. Theo định nghĩa này thì hiện có rất nhiều nguồn năng lượng tái tạo. Đó là các nguồn năng lượng có tiềm năng lâu dài như thủy điện, gió, bức xạ mặt trời, địa nhiệt, thủy triều. Một loại năng lượng tái tạo khác có được từ các khối lượng tĩnh (khác với năng lượng động) như khí sinh học (biogas), ethanol sinh học, gỗ và sinh khối 3 . Vai trò của những nguồn năng lượng này có thể kể đến như sau: • Các nguồn năng lượng tái tạo thường tránh được những tác động xã hội (di dời dân, giải tỏa mặt bằng, …), ít gây hại cho môi trường, và còn có thể giúp cải thiện môi trường do tận dụng được những nguồn phế thải trong quá trình sản xuất (ví dụ phế phẩm nông nghiệp từ vỏ trấu, bã mía, phân gia súc; tái sử dụng lượng nhiệt dư thừa) • Đặc trưng của năng lượng tái tạo là thường phân tán gần khu dân cư nên loại hình này dễ áp dụng tới vùng nông thôn, miền núi, nơi nằm xa khu vực trung tâm khiến điện lưới khó tiếp cận. 2 4 http://www.vawr.org.vn/index.aspx?aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari=985&lang=1&menu=tin-trong- nuoc&mid=177&parentmid=0&pid=1&title=thuy-dien-voi-phat-trien-ben-vung 35 Sinh khối có được từ nguyên vật liệu hữu cơ tiếp tục sinh sôi theo thời gian bằng hiệu ứng quang hợp như cây cối (rơm, trấu, lá cây .) và cả các vật liệu hữu cơ bắt nguồn từ đấy như thú vật, vi sinh… Đỗ Hoàng Oanh – Bùi Thế Huy – Nguyễn Thị Hà Thanh Trang 3 Tiểu luận: Những Trở Ngại Cho Sự Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam • Nguồn năng lượng tái tạo sẽ giúp hạn chế bớt sự lệ thuộc quá lớn vào dầu mỏ và than đá, gia tăng khả năng tận dụng các nguồn nhiên liệu, năng lượng của bản địa giúp tăng cường an ninh năng lượng qua đó hỗ trợ nền kinh tế phát triển ổn định. • Ngành năng lượng tái tạo có khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua sự gia tăng việc làm trong một số ngành công nghiệp mới, tăng cường sử dụng nguồn lực nội địa và giảm các khoản thanh toán nhiên liệu nhập khẩu. Tạo cơ hội mới cho sự phát triển công nghệ địa phương và chuyên môn (theo Berry và Jaccard, 2001). Với những ưu điểm to lớn trên, phát triển năng lượng tái tạo đang là mục tiêu thay thế cho những nguồn năng lượng khác và là thành phần chính trong chiến lược năng lượng của nhiều quốc gia. Hiện có ít nhất 85 nước có mục tiêu chính sách và ít nhất 83 nước đã đề ra chính sách cụ thể hỗ trợ cho phát triển năng lượng tái tạo. Nếu My ̃ nỗ lư ̣ c đi đâ ̀ u trong pha ́ t triê ̉ n công nghê ̣ xanh; thì nươ ́ c Đư ́ c muốn vươn tơ ́ i mu ̣ c tiêu ̉ du ̣ ng 100% NLTT; Ha ̀ n Quô ́ c đă ̣ t mu ̣ c tiêu trơ ̉ tha ̀ nh “Quô ́ c gia xanh” ha ̀ ng đâ ̀ u thê ́ giơ ́ i… Các nước đang phát triển cũng chiếm một nửa trong số này (45 trên 85 quốc gia), thị trường năng lượng tái tạo cũng đang phát triển rất nhanh như Argentina, Costa Rica, Ai Cập, Indonesia, Kenya, Tanzania, Thái Lan, Tunisia, và Uruguay. Đáng kể nhiều nước, cơ cấu năng lượng tái tạo chiếm một tỉ trọng rất cao như: Philippine đạt tới 36.75% tổng công suất điện là năng lượng tái tạo 4 , trong đó địa nhiệt điện chiếm 23.22%, sinh khối chiếm 13.79% và phần còn lại bao gồm nhiên liệu sinh học chiếm 0.16%.; Ấn Độ tỉ trọng năng lượng tái tạo cũng lên đến 9%. 2. Tiềm năng và hiện trạng sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam Các đề tài nghiên cứu đã và đang được tiến hành cho thấy Việt Nam có thể phát triển mạnh những nguồn năng lượng tái tạo là thuỷ điện nhỏ, gió, mặt trời và sinh khối nhưng cho đến nay những tiềm năng đó chưa được khai thác tốt. Thủy điện nhỏ: Ước tính tiềm năng của thuỷ điện nhỏ Việt Nam là 2.000MW, tương đương với công suất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Tuy nhiên hiện chỉ mới triển khai khoảng 480 trạm thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 300MW, phục vụ hơn 1 triệu người tại 20 tỉnh. Trong số 113 trạm thuỷ điện nhỏ, công suất từ 100KW-10MW, chỉ còn 44 trạm đang hoạt động. Gió: Một cuộc nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới thực hiện mới đây cho thấy Việt Nam có khả năng sản xuất hơn 500 GW điện từ các trang trại gió đặt trên đất liền hoặc ngoài khơi, cao gấp 10 lần nhu cầu về điện của cả nước vào năm 2020. Mặc dù con số nà là không lớn so với các nước châu Âu (Việt Nam xếp thứ 19 về tiềm năng gió trên thế giới) song so với Đông Nam Á thì lại là nước có tiềm năng tốt nhất. Nếu xét về điều kiện thuận lợi để phát triển điện gió thì đây lại càng là lợi thế lớn của Việt Nam khi có đến 41% diện tích nông thôn phù hợp cho phát triển điện gió. Trong khi số liệu này Thái Lan và Campuchia chỉ là 0.2% và Lào là 2.9%. Năng lượng gió vì thế được đánh giá là nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng nhất của Việt Nam nhưng cho đến nay sự phát triển của các dự án phong điện vẫn chỉ mức sơ khởi, số lượng dự án đăng kí nhiều nhưng đi vào triển khai thực tế thì còn rất ít, chỉ mới có 5 tổ máy, mỗi tổ 1.5 MW được lắp dựng thành công tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và đã phát điện vào tháng 9/2009. Thống kê tình hình triển khai điện gió (tính đến tháng 6.2010) Tỉnh / TP Công suất, MW Số nhà đầu tư Tổng số dự án 4 Nếu không tính tới 6.15% tỉ trọng điện đến từ thủy điện Đỗ Hoàng Oanh – Bùi Thế Huy – Nguyễn Thị Hà Thanh Trang 4 Tiểu luận: Những Trở Ngại Cho Sự Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam GĐ1 Đăng ký Ninh Thuận 277 1.068 9 13 Bình Thuận 388 1.541 10 12 Bà Rịa - Vũng Tàu 6 1 1 TP.HCM 0 0 0 Tiền Giang 100 1 1 Bến Tre 40 280 2 2 Trà Vinh 28,5 93 1 1 Sóc Trăng 187 350 4 4 Bạc Liêu 99 1 1 Cà Mau 300 2 2 Kiên Giang 0 0 0 Tổng cộng 920,5 3.837 31 37 Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110320/Dien-gio-cho-co-che.aspx Năng lượng mặt trời: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có số giờ nắng trung bình khoảng 2000 ÷ 2500 giờ/năm, tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 150kCal/cm2.năm, tiềm năng lý thuyết được đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm. Đây là những con số chứng minh một tiềm năng rất lớn cho việc khai thác năng lượng từ bức xạ mặt trời Việt Nam. Trên thực tế Việt Nam đã phát triển nguồn năng lượng này từ những năm 1960 song cho tới nay vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Các dạng ứng dụng chủ yếu của năng lượng mặt trời là dùng để đun nước nóng hộ gia đình với số lượng còn khá khiêm tốn. Số lượng hệ thống điện mặt trời lớn hiện mới chỉ có 5, trong đó có hệ thống Gia Lai, với tổng công suất 100kWp (công suất cực đại khi có độ nắng cực đại). Chính phủ cũng đã đầu tư để xây dựng 100 hệ thống điện mặt trời gia đinh và 200 hệ thống điện mặt trời cộng đồng cho cư dân các vùng đảo Đông Bắc với tổng công suất là 25kWp. 400 hệ thống pin mặt trời gia đình nữa do Mỹ tài trợ đã được xây dựng cho các cộng đồng Tiền Giang và Trà Vinh với tổng công suất 14kWp. Năm 2009, Nhà máy sản xuất pin mặt trời đầu tiên đã được khánh thành tại tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và gần đây nhất, vào ngày 22/03/2011, công ty First Solar của Mỹ đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời để tạo ra điện tại huyện Củ Chi, TP HCM. Năng lượng sinh khối: tiềm năng sinh khối trong phát triển năng lượng bền vững Việt Nam cũng khá lớn với nguồn chủ yếu là trấu, bã mía, sắn, ngô, quả có dầu, gỗ, phân động vật, rác sinh học đô thị và phụ phẩm nông nghiệp. Việc tận dụng những nguồn năng lượng này đang diễn ra khá tốt Việt Nam, đi đầu với thành công lớn của dự án thử nghiệm “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” (giai đoạn 1 từ 2003-2006) do Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cùng hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV). Tính đến nay dự án đã xây dựng được 88.000 hệ thống khí sinh học so với mục tiêu đặt ra đến năm 2012 là 166.000 hệ thống. Dự án đã đạt được giải thưởng Quả cầu năng lượng 2006, một giải thưởng được biết đến rộng rãi nhất và có uy tính nhất trong lĩnh vực năng lượng và môi trường trên thế giới vì sự đóng góp của nó đối với việc giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên những nguồn này hiện mới chỉ được sử dụng phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng trong phạm vi nhỏ, một phần do đặc Đỗ Hoàng Oanh – Bùi Thế Huy – Nguyễn Thị Hà Thanh Trang 5 Tiểu luận: Những Trở Ngại Cho Sự Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam thù nguồn tài nguyên phân tán rải rác, một phần do nếu có sản xuất thừa điện thì cũng chưa bán được. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam Những thông tin trên cho thấy Việt Nam không chỉ đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển năng lượng tái tạo mà đó còn là yêu cầu cấp bách để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Việt Nam mặc dù cũng đã nhận thức được vấn đề này, cũng đã đưa việc phát triển năng lượng tái tạo vào mục tiêu chính sách, nhưng sự triển khai hành động vẫn còn khá chậm so với các nước khác. Để đi tìm lý do vì sao lại có sự chậm trễ này, những gì đang là trở ngại cho sự phát triển của năng lượng tái tạo Việt Nam, tiểu luận này sử dụng mô hình phân tích 5 áp lực của M- Porter để phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo. 5 áp lực đó là: áp lực từ phía nhà cung cấp; áp lực từ phía khách hàng; áp lực cạnh tranh từ những đối thủ tiềm ẩn; áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế; và áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành. Ngoài ra phân tích thêm nhóm áp lực thứ 6 là áp lực từ những bên liên quan mật thiết như được đề cập trong " Strategic Management & Business Policy" của Thomas L. Wheelen và J. David Hunger 5 . Tuy nhiên ngành năng lượng tái tạo là một ngành còn rất mới, đặc biệt bản thân ngành điện Việt Nam cũng chưa phải là thị trường cạnh tranh nên những yếu tố từ cạnh tranh trong nội bộ ngành được bỏ qua trong phân tích này. Bảng phân tích do đó được trình bày như sau: Nhóm nhân tố Tác động thúc đẩy Tác động cản trở Áp lực từ phía nhà cung cấp: sử dụng sự sẵn có của các yếu tố đầu vào để xem xét sự tác động. Những yếu tố này bao gồm: nguồn năng lượng, công nghệ chuyển đổi thành điện năng, nhân lực Những nguồn năng lượng đầu vào của ngành năng lượng tái tạo Việt Nam rất dồi dào. Do đó đây là một thuận lợi lớn Công nghệ tạo điện từ năng lượng gió, mặt trời đã phát triển từ khá lâu thế nhưng đối với Việt Nam thì còn tương đối mới mẻ. Những dự án năng lượng tái tạo chủ yếu phải nhập khẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài dẫn đến chi phí còn rất cao. Ngành này cũng đòi hỏi một đội ngũ nhân lực có chuyên môn riêng biệt mà Việt Nam chưa sẵn sàng đáp ứng. Đó cũng là một trở ngại lớn cho sự phát triển của ngành. Áp lực từ phía khách hàng Tiêu dùng xanh đang và sẽ là xu hướng dẫn dắt thị trường trong tương lai không xa. Việt Nam hiện nay, mặc dù xu hướng này chưa thực sự mạnh nhưng cũng bắt đầu nhen nhóm. Nhiều chương trình truyền thông, chủ trương trong chính sách gần đây đã chú ý nhiều đến việc nâng cao nhận Giá của sản phẩm năng lượng tái tạo còn khá cao so với mức giá điện qui định hiện tại. Người tiêu dùng Việt Nam lại chưa sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm thân thiện môi trường, đặc biệt là đối với sản phẩm năng lượng, là sản phẩm thuộc loại nhu cầu thiết yếu chiếm tỉ lệ chi tiêu khá cao 5 Tham khảo từ http://www.saga.vn/Marketing/Phantichvadubao/2826.saga Đỗ Hoàng Oanh – Bùi Thế Huy – Nguyễn Thị Hà Thanh Trang 6 Tiểu luận: Những Trở Ngại Cho Sự Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam thức của người tiêu dùng về vấn đề này nên trong tương lai năng lượng tái tạo sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. trong cuộc sống hàng ngày. Chưa kể hiện tại EVN là khách hàng độc quyền trong lĩnh vực mua điện, nắm trong tay quyền quyết định về giá và giá chấp nhận mua đang mức thấp hơn giá sản xuất. Áp lực từ những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: đây xem xét mức độ hấp dẫn của thị trường cung cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạonhững rào cản khi gia nhập ngành Trong tương lai năng lượng tái tạo được đánh giá là có khả năng thay thế lớn cho những nguồn năng lượng kém thân thiện môi trường hiện tại, do đó đây sẽ là một ngành rất hấp dẫn, với nhiều sự hỗ trợ cho phát triển. Nhu cầu năng lượng luôn luôn tăng nên ngay cả việc nếu có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành cũng không quá đáng lo ngại. Trước mắt còn nhiều rào cản khi gia nhập ngành. Cụ thể là: vốn đầu tư ban đầu quá cao, những thủ tục cấp phép còn nhiều khó khăn, các cơ chế chính sách chưa rõ ràng làm nản lòng các nhà đầu tư 6 Áp lực từ sản phẩm thay thế Những nguồn năng lượng khác đang phải đối mặt với nhiều thách thức do tài nguyên cạn kiệt và gây ra nhiều vấn đề đối với môi trường. Chính điều này đã mở ra cơ hội thay thế lớn cho năng lượng tái tạo trong tương lai. Trước mắt những sản phẩm thay thế đang có lợi thế về mặt giá thành và công nghệ so với năng lượng tái tạo. Áp lực từ các bên liên quan mật thiết: đây xét đến áp lực từ phía chính phủ trong việc đặt ra những quy định về sản xuất điện Khi xu hướng sản xuất sạch trở thành bắt buộc thì ngành năng lượng tái tạo sẽ có động lực để phát triển mạnh mẽ Áp lực này hiện chưa mạnh lắm, sản xuất sạch mới chỉ dừng lại mức khuyến khích tinh thần tự nguyện. Những quy định về sản xuất sạch nếu có cũng chưa mức quá gắt gao Từ sự phân tích trên thấy được những trở ngại chủ yếu đến sự phát triển năng lượng tái tạo hiện nay là: • Nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo chưa cao do vẫn còn có thể khai thác các nguồn năng lượng khác; 6 Những khó khăn thể hiện các quy định tương đối khắt khe trong việc cấp phép, đặc biệt đối với những dự án điện độc lập. Cụ thể dự án điện độc lập phải phù hợp với quy hoạch. Nếu dự án chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đồng ý trước khi chuẩn bị đầu tư (Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Công thương); Yêu cầu về tỷ lệ vốn góp chủ đầu tư/vốn vay là 30/70 hoặc ít hơn trong trường hợp đặc biệt. Tuy vậy, tỷ lệ này không được ít hơn 20/80; Nhà đầu tư phải đạt được văn bản chấp thuận mua điện của EVN trước khi trình cơ quan cho phép đầu tư; phải đạt được cam kết cho vay vốn của tổ chức tín dụng, ngân hàng trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Trong trường hợp các dự án không do tỉnh giải quyết thì phải có văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh; … Đỗ Hoàng Oanh – Bùi Thế Huy – Nguyễn Thị Hà Thanh Trang 7 Tiểu luận: Những Trở Ngại Cho Sự Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam • Giá thành của điện từ năng lượng tái tạo còn cao tương đối so với mức giá điện quy định hiện tại (mà giá điện này cũng đang mức thấp hơn so với thực tế) và chưa có khả năng đàm phán giá • Rào cản gia nhập ngành còn cao do sự rắc rối, thiếu rõ ràng trong các quy định về cấp phép và hỗ trợ cho những dự án năng lượng tái tạoSự chưa sẵn sàng về vốn, công nghệ và nhân lực • Động lực (ép buộc) trong việc triển khai công nghệ sạch còn thấp Có thể nhận thấy đa phần những trở ngại này đều là những yếu tố trong ngắn hạn và đều có thể giải quyết được: Nhu cầu về điện từ năng lượng tái tạo chắc chắn sẽ gia tăng trong tương lai không xa; khoảng cách giá thành sản xuất điện từ năng lượng tái tạo và từ những nguồn năng lượng khác sẽ dần thu hẹp do sự tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ của ngành năng lượng xanh cùng viễn cảnh về thị trường năng lượng cạnh tranh đang rất gần; vấn đề công nghệ và nhân lực sẽ được khắc phục nếu có những chính sách hợp lý, vấn đề vốn cũng sẽ được giải quyết khi xây dựng được một môi trường đầu tư hấp dẫn; việc bắt buộc sử dụng những công nghệ sạch trong sản xuất là điều gần như chắc chắn xảy ra trong tương lai. Như vậy chỉ cần có chiến lược phù hợp, ngành năng lượng tái tạo Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ. 4. Những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển năng lượng tái tạo Nhận thức được vai trò của năng lượng tái tạo trong vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế, chính phủ cùng các bộ ngành đã và đang ra sức tìm cách hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực này. Một loạt các chủ trương, chính sách và cả luật định về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo đã được thông qua trong vài năm gần đây bao gồm: các ưu đãi về thuế, giá mua điện, chi phí thuê đất, chính sách ưu tiên tiếp cận các nguồn tín dụng rẻ, … Những chính sách này về lý thuyết là đúng vì nó tháo gỡ đúng những nút thắt đang gây trở ngại cho sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo nhưng chưa đủ vì chưa tháo gỡ hết và lực tháo chưa đủ mạnh. Cụ thể là những chính sách, định hướng đề ra mới chỉ can thiệp vào 4 nút thắt là: tăng nhu cầu về năng lượng tái tạo; hợp lý dần giá điện giúp tăng mức độ khả thi cho giá điện từ năng lượng tái tạo; hỗ trợ về đầu tư và bắt đầu chú trọng đến sự phát triển nhân lực, khả năng nghiên cứu trong ngành. Còn nút thắt động lực thì mới chỉ có những chủ trương khuyến khích tinh thần tự nguyện. • Chủ động gia tăng nhu cầu về điện từ nguồn năng lượng tái tạo: điều này thể hiện trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 1855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/12/2007. Chiến lượng này đã đặt ra định hướng “phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng bao gồm điện, dầu, khí, than năng lượng mới và tái tạo; trong đó quan tâm phát triển năng lượng sạch, ưu tiên phát triển năng lượng mới và tái tạo”; nâng dần tỉ trọng của năng lượng mới và tái tạo lên 3% trong cơ cấu năng lượng thương mại vào năm 2020. • Giải quyết vấn đề bất hợp lý về giá điện của điện từ nguồn năng lượng tái tạo, chính phủ đã đề ra chính sách hỗ trợ giá cho các dự án năng lượng tái tạo 7 ; cam kết điều chỉnh 7 Quyết định số 18/2008/QD-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương ngày 18 tháng 07 năm 2008 (“Quyết định 18”) và Quyết định số 74/QD-DTDL ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam về việc ban hành biểu giá chi phí tránh được năm 2009 (“Quyết định 74”) đã đưa ra biểu giá có lợi hơn cho các nhà máy điện nhỏ đấu nối vào lưới điện quốc gia sử dụng năng lượng tái tạo và có công suất ít hơn 30 MW. Quyết định này được áp dụng Đỗ Hoàng Oanh – Bùi Thế Huy – Nguyễn Thị Hà Thanh Trang 8 Tiểu luận: Những Trở Ngại Cho Sự Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam dần giá điện về mức hợp lý và đặt ra một lộ trình hướng tới một thị trường cạnh tranh về mua bán điện 8 . • Nhiều ưu đãi về thuế như thuế nhập khẩu máy móc, linh kiện phục vụ cho công nghệ năng lượng tái tạo, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn dài, miễn tiền thuê đất trong vòng 7 năm đối với các dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM), … đã được đặt ra để góp phần giảm bớt gánh nặng đầu tư. • Chủ trương hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án năng lượng như: tìm kiếm thăm dò, phát triển nguồn năng lượng mới tái tạo, năng lượng sinh học. Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề; đào tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn thiếu, còn yếu, nhất là các ngành năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học; … tất cả nhằm xây dựng một môi trường thuận lợi cho năng lượng tái tạo phát triển. • Ngoài ra những công tác tuyên truyền khuyến khích người dân sử dụng hiệu quả năng lượng, tích cực sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo cũng đã được chú trọng thực hiện và đã nâng cao được nhận thức của người dân về vai trò của năng lượng mới, năng lượng tái tạo đối với đời sống kinh tế xã hội. Những hành động này đã giúp gia tăng ảnh hưởng của yếu tố thúc đẩy đối với sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo trong tương lai. Những chính sách trên mặc dù chưa hoàn thiện nhưng cũng bước đầu tạo nên điểm xuất phát cho sự phát triển của các dự án năng lượng tái tạo trong vài năm gần đây. Tuy nhiên do chưa có một hệ thống văn bản quy định cơ chế đặc thù hỗ trợ chi tiết nên việc biến những ưu đãi, hỗ trợ trên thành hiện thực còn rất hạn chế. Một lý do nữa là những chủ trương, chính sách này phần lớn được đặt ra để định hướng cho tương lai, việc áp dụng ngay hiện tại còn ít nên cần một thời gian nữa mới có thể đánh giá chính xác hiệu quả của những chính sách này. 5. Kết luận và kiến nghị Năng lượng tái tạo thực sự là một tiềm năng lớn của Việt Nam. Trước sự khan hiếm nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá, những tác động môi trường, xã hội to lớn của thủy điện lớn đã được chứng minh và trước tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới hiện nay thì năng lượng tái tạo Việt Nam rất cần được quan tâm đúng mức. Hiện còn nhiều trở ngại cho sự phát triển của ngành này, đó là: nhu cầu về năng lượng tái tạo chưa cao; thị trường điện độc quyền khiến giá điện từ năng lượng tái tạo bán ra không đủ chi phí sản xuất;sự gia nhập ngành còn khó khăn do những rắc rối về thủ tục cấp phép và hỗ trợ; sự chưa sẵn sàng về vốn, công nghệ và nhân lực; và động lực phát triển năng lượng tái tạo chưa cao. Những chính sách, định hướng hướng về sự phát triển cho việc mua bán điện giữa nhà máy thủy điện nhỏ với đơn vị phân phối điện là EVN; Một Nghị định mới của chính phủ quy định biểu giá ưu đãi áp dụng cho các dự án năng lượng gió dự kiến sẽ được ban hành vào cuối năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành 8 Theo Quyết định 26/2006/QD-TTg phê duyệt lộ trình và điều kiện cho việc thành lập và phát triển các cấp độ thị trường điện lực Việt Nam ngày 28 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2024 trở đi: 2005 – 2014: thị trường phát điện cạnh tranh; 2015 – 2022: thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Sau 2022: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và từ năm 2024 trở đi: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh Đỗ Hoàng Oanh – Bùi Thế Huy – Nguyễn Thị Hà Thanh Trang 9 Tiểu luận: Những Trở Ngại Cho Sự Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam năng lượng tái tạo Việt Nam tuy đã có và cũng can thiệp vào đúng những trở ngại trên nhưng chưa đủ mạnh. Mục tiêu tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo từ 1% hiện nay lên 3% vào năm 2020 cũng thể hiện phần nào sự cố gắng của chính phủ trong việc quan tâm đến sự phát triển bền vững của ngành năng lượng, nhưng rõ ràng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạoViệt Nam hiện có. Vậy liệu có thể đẩy mạnh xu hướng này hơn, nâng tỉ trọng năng lượng tái tạo lên cao hơn trong cơ cấu năng lượng không? Đó sẽ là một đề tài đáng để nghiên cứu tiếp sau. Trước mắt, nhóm tác giả muốn đưa ra một số kiến nghị để đẩy nhanh sự phát triển năng lượng tái tạo, nhằm tăng khả năng đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Những kiến nghị bao gồm: • Nhanh chóng hoàn thiện các chính sách hỗ trợ giá hợp lý cho các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt chú trọng tạo thêm điều kiện mua điện từ các nhà máy phát điện nhỏ (nhưng phải đảm bảo công nghệ sản xuất điện bền vững) nhằm khuyến khích những dự án này phát triển mạnh. • Rà soát lại và nghiên cứu điều chỉnh những quy định về việc cấp phép cho các dự án năng lượng tái tạo để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư. Trong đó đặc biệt chú trọng vào việc làm rõ quyền hạn của các đơn vị cấp phép. • Đầu tư thêm vào lĩnh vực nghiên cứu những giải pháp khai thác nguồn năng lượng tái tạo. Chú trọng hỗ trợ cho những nghiên cứu khả thi tiến hành thử nghiệm áp dụng vào thực tế. • Tăng cường phát triển các ngành học về quản lý năng lượng và có những chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm thu hút học viên, chuẩn bị cho đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực này. • Triển khai nghiên cứu giải pháp chính sách bắt buộc áp dụng những chỉ tiêu sản xuất xanh. • Tăng cường truyền thông về những chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo để nhiều nhà đầu tư hơn có thể tiếp cận, đồng thời cũng góp phần nâng cao nhận biết của người dân về vai trò của những nguồn năng lượng mới này. 6. Tài liệu tham khảo 1. Vũ Thành Tự Anh, Năng lượng gió Việt Nam: Tiềm năngTriển vọng 2. Oliver Massmann, Các trở ngại pháp lý đối với phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam 3. Công ty Chứng Khoán Phố Wall, Ngành điện – Cơ hội lớn từ nguồn năng lượng tái tạo 4. http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/431713/Dau-tu-cho-nang-luong-moi- khong-dat-nhu-van-tuong.html 5. http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/431713/Dau-tu-cho-nang-luong- moi-khong-dat-nhu-van-tuong.html 6. http://daucot.com/default.aspx?area=news&ctrl=news&newsid=3 7. http://tuoitre.vn/Kinh-te/425720/Tang-gia-dien-khong-phai-la-loi-giai-duy-nhat.html 8. http://www.pv-power.vn/viewer.asp?pgid=3&aid=329 9. http://www.sggp.org.vn/khoahoc_congnghe/2011/4/254458/ 10. http://www.bsc.com.vn/News/2010/9/18/112083.aspx 11. http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110321/Dien-gio-cho-co-che-Nha-dau-tu-nan-long.aspx 12. http://daukhi.vietnamnet.vn/vn/tin-moi/1428/nhung-van-de-dat-ra-trong-tai-co-cau-nganh- dien.html Đỗ Hoàng Oanh – Bùi Thế Huy – Nguyễn Thị Hà Thanh Trang 10

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan