TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC TMQT TÊN ĐỀ TÀI: NGOẠITHƯƠNGCỦATHÁI LAN: LÝTHUYẾTVÀCHÍNHSÁCH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN THỰC HIỆN THẦY: TRƯƠNG QUANG HÙNG LÊ MINH QUYỀN LỚP CAO HỌC KTPT-K19 TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011 Tiểu luận môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Lê Minh Quyền - Lớp KTP- K19 1 1. Phần giới thiệu: TháiLan là nước có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP. Kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây tăng liên tục từ 68,6 tỷ USD năm 2002 lên 96,1 tỷ USD năm 2004, 105,8 tỷ USD năm 2005 và 151,1 tỷ USD năm 2007, chủ yếu nhờ vào sự hồi phục kinh tế củacủa các bạn hàng lớn nhất củaTháiLan như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Ngoài ra xuất khẩu củaTháiLan còn được đẩy mạnh nhờ các thỏa thuận tự do thương mại song phương như với Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Peru, Bahrain. Những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu củaTháiLan là vải sợi, giày dép, các sản phẩm từ cá, gạo, đồ trang sức, máy vi tính và các thiết bị điện tử. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng từ 64,3 tỷ USD năm 2002 lên 94,4 tỷ USD năm 2004, 107 tỷ USD năm 2005 và 125,2 tỷ năm 2007 với các mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, nhiên liệu. Thị trường nhập khẩu chính từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất, Singapore. Thương mại quốc tế củaTháiLan giai đoạn 2005-2007 Đvt: tỷ USD Năm 2005 2006 2007 Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân TM 110,938 (15,0%) 118,175 (25,7%) -7,237 129,720 (16,9%) 128,772 (9,0%) 948 152,478 (17,5%) 140,011 (8,7%) 12,467 (Nguồn: Bộ Thương mại Thái Lan) Thị trường xuất khẩu chính Năm/Thị trường Mỹ (%) Châu Á (%) 15 nước EU (%) Nhật Bản (%) Khác (%) 2005 15,3 22,0 12,9 13,6 36,2 2006 15,0 20,8 13,0 12,6 38,5 2007 12,6 21,3 12,8 11,9 41,4 (Nguồn: Bộ Thương mại Thái Lan) Kim ngạch xuất khẩu củaTháiLan đến các thị trường chính năm 2007 Thị trường Mỹ Nhật TrungQuốc SGP Hồng Kông Malaysia Hà Lan KN (tỷ USD) 19,2 18.1 14.8 9.5 8.6 7.7 3.801 % -1,2 10,6 26,5 14,2 21,2 17,8 17,4 (Nguồn: Bộ Thương mại Thái Lan) 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu củaTháiLan năm 2007 TT Mặt hàng Trị giá (triệu bạt) 01 Máy tính và linh kiện 596,2 02 Điện thoại di động và linh kiện 415,3 03 Mạch điện tử 278,0 04 Cao su 194,4 05 Trang sức 185,2 06 Hạt nhựa platis 179,6 Tiểu luận môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Lê Minh Quyền - Lớp KTP- K19 2 07 Thép và Sắt 158,6 08 Máy móc và linh kiện 149,8 09 Nhiên liệu tinh chế 140,7 10 Hóa chất 135, (Nguồn: Bộ Thương mại Thái Lan) Thị trường nhập khẩu chính Năm/Thị trường Mỹ (%) Châu Á (%) 15 nước EU (%) Nhật Bản (%) Khác (%) 2005 7,4 18,3 8,9 22,0 43,5 2006 7,5 18,3 8,3 19,9 46,0 2007 6,8 17,9 8,3 20,3 46,7 (Nguồn: Bộ Thương mại Thái Lan) Kim ngạch nhập khẩu củaTháiLan từ một số thị trường năm 2007 Nước Nhật Trung Quốc Mỹ Malaysia UAE Singapore KN (tỷ USD) 28,4 16,2 9,5 8,6 6,8 6,2 % 10,7 19,3 -0,9 1,7 -4,0 10,6 (Nguồn: Bộ Thương mại Thái Lan) 10 mặt hàng nhập khẩu chínhcủaTháiLan năm 2007 TT Mặt hàng Trị giá (triệu bạt) 01 Dầu thô 709,8 02 Máy công ngiệp 423,6 03 Hóa chất 348,9 04 Mạch điện tử 342,0 05 Máy móc điện tử 331,4 06 Thép và sắt 298,9 07 Máy tính và linh kiện 261,8 08 Sắt thép phế liệu 248,1 09 Đá quý 143,4 10 Linh kiện máy điện thoại 116,1 Nguồn: Bộ Thương mại Thái Lan) Bộ thương mại TháiLan cho biết kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6 năm 2010 tăng 20,6% tương đương 15,5 tỷ USD, trong khi đó nhập khẩu tăng 36,1% tương đương 16,5 tỷ USD, con số kỷ lục trong 2 năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2010 tăng 34,1%, tương đương 108,63 tỷ USD. 2. Lýthuyếtngoại thương: Tiểu luận môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Lê Minh Quyền - Lớp KTP- K19 3 Ứng dụng lýthuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo, nước này tham gia thương mại quốc tế trên cơ sở chuyên môn hóa một số sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh, ví dụ như: gạo, ô tô, mô tô, thực phẩm, trái cây, tôm và các sản phẩm khác. Cũng theo lýthuyếtngoạithương thì nước này thực hiện gia tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Để gia tăng xuất khẩu chính phủ nước này kêu gọi các doanh nghiệp giảm nguyên vật liệu nhập khẩu, tăng tỉ lệ nội địa hóa trong sản xuất sản phẩm, Chính phủ cũng khuyến khích các hộ gia đình giảm tiêu dùng hàng nhập khẩu, tăng tiêu dùng hàng nội địa. Để hạn chế nhập khẩu nước này sử dụng các rào cản, các tiêu chí yêu cầu về kỹ thuật và sẽ được trình bày cụ thể dưới đây 3. Chínhsáchngoại thương: Trước khủng hoảng tài chính năm 1997, nền kinh tế TháiLan đã trải qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh do có ngành công nghiệp chế tạo phát triển giúp kinh tế TháiLan tăng trưởng với tốc độ 9,4% từ năm 1985 đến năm 1996. Có được những thành tựu đó là nhờ TháiLan đã tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào và rẻ, thực hiện chínhsách mở cửa kinh tế và phát triển mạnh theo hướng phục vụ xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu củaTháiLan trong những năm gần đây chủ yếu tăng. Có được những thành quả trên, Chính phủ TháiLan đã có những nỗ lực cải thiện cán cân thương mại như: cải thiện môi trường kinh tế, cải thiện cơ cấu chínhsáchthương mại và phá giá mạnh đồng Baht và tác động đến cán cân thanh toán quốc tế củaThái Lan. Do khó khăn về tài chính, thiếu ngoại tệ nghiêm trọng nên trong giai đoạn trước khủng hoảng, các nước Đông Á neo giữ tỷ giá cố định so với USD. Với Thái Lan, việc thi hành chínhsách tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đồng nghĩa với việc đánh giá quá cao giá trị của đồng Baht trong khi giá trị của USD với JPY và các đồng tiền khác tăng rất mạnh. Tuy tỷ giá chính thức giữa Baht với USD có tăng lên, nhưng nếu theo học thuyết ngang giá sức mua thì đồng Baht đã giảm giá khoảng 20% so với USD nhưng chỉ được điều chỉnh rất ít (khoảng 6%). Do đó, việc đồng Baht bị thả nổi là hiện tượng cần thiết để trả lại giá trị đích thực của nó. Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế củaTháiLan giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng giảm tương đối. Có nhiều nguyên nhân làm giảm xuất khẩu củaTháiLan trong giai đoạn này bao gồm: tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm, tỷ giá hối đoái thực của các nước Đông Á lên giá, lượng cầu và giá của các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng điện tử bị suy giảm. Thâm hụt tài khoản vãng lai củaTháiLan năm 1996 lên đến 7,9%GDP. Mức thâm hụt này tiếp tục được tài trợ bởi dòng vốn ngắn hạn nước ngoài chảy vào. Do tài khoản vốn được tự do và những yếu kém trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã khiến ngày càng nhiều hơn các luồng vốn ồ ạt chảy vào Thái Lan. Chỉ trong 10 năm từ 1987-1996, đã có đến 100 tỷ USD đổ vào Thái Lan, trong đó,vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn do các tổ chức tài chính trong nước vay để đầu tư dài hạn và bất động sản. Bên cạnh đó, tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht/USD trong thời gian dài cộng với thâm hụt thương mại kéo dài đã khiến áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng tăng. Dưới áp lực của những khoản nợ đến hạn và thâm hụt thương mại kéo dài, mặc dù đã bán ra gần 15 tỷ USD trong gần 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhưng TháiLan đã không thể duy trì được mức tỷ giá hiện thời. TháiLan đứng trước việc đồng Baht bị phá giá và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng với những tổn thương nghiêm trọng đến nền kinh tế. Chỉ trong 1 ngày sau khi Chính phủ tuyên bố phá giá, đồng Baht mất hơn 20% giá trị rồi tiếp tục giảm xuống sau đó. Tỷ giá Baht/USD tăng lên từ 25,61 đến 47,25. Tỷ giá này làm tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu củaTháiLan nói chung, nông thủy Tiểu luận môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Lê Minh Quyền - Lớp KTP- K19 4 sản nói riêng, hạn chế nhập khẩu. Kết quả là TháiLan giảm nhập siêu từ 9,5 tỷ USD năm 1991 xuống còn 4,624 tỷ USD năm 1997 và thặng dư là 11,973 tỷ USD năm 2007. Mặc dù luôn chú trọng tới xuất khẩu, nhưng TháiLan đã phải chấp nhận để tỷ giá của nội tệ tăng hơn 20% so với USD và duy trì ở mức lạm phát trung bình là 3% từ năm 2006 tới nay do Chính phủ TháiLan nhận thức được rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, nội tệ tăng giá so với USD là chínhsách có lợi hơn. TháiLan đã cam kết quốc tế về thương mại với tổ chức thương mại thế giới, ký hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN và ký hiệp định thương mại song phương với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Hàng hóa muốn nhập vào hoặc xuất ra khỏi TháiLan phải thông qua những rào cản nhất định. Đối với nhập khẩu Bộ Thương mại TháiLan chỉ rõ những loại hàng hoá thuộc diện chịu sự kiểm soát nhập khẩu thường phải có giấy phép nhập khẩu. Mặc dù những hàng rào kiểm soát này đang dần được bãi bỏ nhưng vẫn còn khá nhiều loại hàng được yêu cầu phải có giấy phép. Người cung cấp sẽ phải nộp giấy phép tới Bộ Thương mại và đi kèm với giấy yêu cầu, giấy xác nhận, hóa đơn và những giấy tờ thích hợp khác. Để biết thêm thông tin về những hạn chế và những quy định kiểm soát đặc biệt đối với hàng nhập khẩu vào Thái Lan, có thể truy cập trang web: http://www.moc.go.th/. Chính phủ TháiLan có những quy định rất chặt chẽ về nhãn mác đối với các sản phẩm bơ sữa, đồ ăn cho trẻ em, đồ ăn đóng hộp, dấm, các loại nước giải khát, dầu ăn, thuốc súng. Tất cả các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào TháiLan đều phải tuân theo các yêu cầu về y tế, an toàn và các tiêu chuẩn quốc gia Thái Lan. Đối với vấn đề xuất khẩu, TháiLan rất coi trọng việc hàng xuất khẩu được sản xuất tại nước này phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000. Ngoài ra các nhà chế biến lương thực cần phải tuân thủ hệ thống HACCP (hệ thống kiểm soát khẩn cấp và phân tích rủi ro). Viện tiêu chuẩn công nghiệp TháiLan (TISI) là tổ chức tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Công nghiệp. Chính phủ TháiLan yêu cầu bắt buộc có giấy chứng nhận đối với 60 sản phẩm trong 10 lĩnh vực như nông nghiệp, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, đồ điện và linh kiện, ống nhựa PVC, dược phẩm, bình khí gas hoá lỏng và ôtô. Trước khi xuất khẩu nhà xuất khẩu phải xin được giấy phép từ cơ quan hải quan để đảm bảo rằng những mặt hàng đó không thuộc về bí mật quốc gia củaThái Lan. Quốc gia này sử dụng các rào cản ngoạithương nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người dân và làm tăng thêm uy tính của nước mình trên trường quốc tế. Cả người dân Tháivà người dân các nước có hàng hóa nhập khẩu từ TháiLan đều hưởng lợi từ các rào cản này. Ngược lại thì các rào cản này sẽ làm cho hàng hóa có chất lượng trung bình khó có khả năng nhập vào và xuất ra khỏi Thái Lan. 4. Ý nghĩa chính sách: Quốc gia này tự do thương mại. Một đất nước có quan hệ ngoạithương rộng khắp thế giới. Trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay , TháiLan cần tiếp tục phát uy chínhsáchchínhngoạithươngcủa mình, đó là kiểm soát chặt chẽ danh mục hàng nhập khẩu và khuyến khích sản xuất hàng nội địa cho tiêu dùng và xuất khẩu, đẩy mạnh thu hút đầu tư, đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác thương mại nhằm mở rộng thị trường, tăng giá trị hàng hóa củaThái Lan, tạo cơ hội về thương mại cho khu vực tư nhân Thái Lan. Về tự do hóa thương mại, TháiLan sẽ tăng cường đàm phán song phương về thương mại với các nước trên cơ sở quan hệ đối tác, bình đẳng và công bằng, đồng thời tăng cường quan hệ thương mại phương trong khuôn khổ WTO. Cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới và tình hình chính trị ổn định, Ngân hàng Trung ương TháiLan (The Bank of Thailand - BOT) đánh giá kinh tế TháiLan đã khởi sắc trở lại trong năm 2010 và dự đoán tăng trưởng GDP có thể đạt mức 10%, mức độ tăng trưởng tốt nhất trong 15 năm qua. Tuy nhiên cùng với sự tái hiện của tình trạng không ổn định trong nền kinh tế thế giới nếu Chính phủ Thái Tiểu luận môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Lê Minh Quyền - Lớp KTP- K19 5 Lan không có những chínhsáchngoạithương thích hợp thì cán cân thương mại củaTháiLan có thể xấu hơn trong thời gian tới. Tiểu luận môn học: Kinh tê và các TCTM quốc tế HV:Lê Minh Quyền - Lớp KTP- K19 6