BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH …………………………………… TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VÀ CÁC TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Giảng viên: Thầy Trương Quang Hùng Học viên: Trần Hoàng Nam Cao học: kinh tế phát triển Khóa/lớp: K19 Tháng 3/2011 1. Nền kinh tế của Campuchia: Campuchia là một quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với Việt Nam, Lào, Thái Lan. Campuchia chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất chính là: may mặc, du lịch, xây dựng và nông nghiệp. Campuchia là nước xuất khẩu các sản phẩm may trên thế giới, cạnh tranh với các quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh và Indonesia. Ngành dệt may là ngành xuất khẩu lớn nhất của Campuchia chiếm trên 70% giá trị xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ thương mại Hoa Kỳ DOC xuất khẩu may mặc của Campuchia vào thị trường Hoa Kỳ đạt 1,8 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2008. Xây dựng là ngành chủ đạo của kinh tế Campuchia, chiếm 1/3 các hoạt động sản xuất công nghiệp nhưng lại nhập khẩu phần lớn xi măng với hơn 90% giá trị vật liệu xây dựng. Du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho Campuchia. Với hơn hai triệu lượt khách nước ngoài vào thăm Campuchia trong năm 2007. Nhưng do khủng hoảng ở châu Á nên tốc độ tăng trưởng về du lịch quốc tế của Campuchia chỉ đạt ~ 5% trong năm 2008-2009. Năm 2010 ngành du lịch Campuchia có những kết quả khả quan hơn. Qua thống kê của ngành du lịch, du khách vào Campuchia không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả thời gian lưu lại và số lần đến. Ngành du lịch Campuchia đang nỗ lực phát huy vai trò mũi nhọn của nền kinh tế đang lên và bảo đảm môi trường du lịch bền vững. Ngoài 3 ngành trên, Campuchia đang nổi lên là nước sản xuất gạo lớn trên thế giới. Theo số liệu năm 2010, ngành nông nghiệp này đã đạt sản lượng 7,25 triệu tấn, trong đó có dư 3,1 triệu tấn để xuất khẩu. Với tốc độ tăng trưởng như dự định thì đến năm 2015, Campuchia sẽ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, góp phần rất lớn trong ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực và là nguồn thu ngoại tệ cho quá trình phát triển đất nước. Tăng trưởng CPC từ 2001-2010 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 năm GDP (%) 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 GDP (triệu $) Tốc độ phát triển kinh tế GDP 2. Thương mại Thị trường xuất khẩu chính của Campuchia là Mỹ, EU, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Xuất khẩu dệt may là ngành xuất khẩu mũi nhọn, đem lại nguồn thu chính từ xuất khẩu cho Campuchia. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã giáng những ''đòn nặng'' vào khu vực xuất khẩu dệt may của nước này do có sự cắt giảm đáng kể các đơn đặt hàng từ Mỹ, thị trường chủ chốt cho ngành dệt m ay Campuchia, khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia trong 9 tháng đầu năm 2008 chỉ đạt mức trung bình 7% và âm 2% vào năm 2009. Ngoài hàng dệt may, Campuchia còn xuất khẩu các mặt hàng khác: các sản phẩm từ ngành công nghiệp in ấn, các loại khoáng sản, cao su. Trong vài năm gần đây, Campuchia đang từng bước đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo. Ngoài ra, đối với xuất khẩu dầu mỏ, dự kiến, kể từ năm 2010- 2011, Campuchia có thể thu được ít nhất 500 triệu USD từ dầu mỏ. Campuchia đã bước đầu cải thiện được tình hình ngoạithương nhưng nhìn chung vẫn là thị trường nhập khẩu trong hầu hết các lĩnh vực. Trong đó đặc biệt là các lĩnh vực tái thiết đất nước, phục vụ dân sinh, cơ sở hạ tầng. a. Các sản phẩm ngoạithươngcủa Campuchia Xuất khẩu Campuchia chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng may mặc. Còn các sản phẩm khác thì chiếm một tỉ trọng rất thấp và tốc độ gia tăng về tỉ lệ cũng không đáng kể. Điều này chứng tỏ khả năng về đa dạng hóa nền kinh tế còn rất thấp tại Campuchia. Chính việc lệ thuộc quá nhiều vào một vài mặt hàng xuất khẩu đã dẫn đến việc khả năng phát triển của Campuchia rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Điển hình như cuộc khủng hoảng kinh tế năm 200-2009, đã khiến cho nhu cầu hàng may mặc của Mỹ giảm sút đã làm cho nền kinh tế Campuchia tăng trưởng âm trong năm 2009. Ở đồ thị trên trục tung là tổng giá trị các mặt hành xuất khẩu từ năm 2001 đến 2009 Trục hoành là tốc độ tăng trưởng trung bình của mặt hàng từ 2001 đến 2009 Như vậy, Campuchia chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng 61, 60 đều là các sản phẩm may mặc. Ngoài ra, nhóm hàng giày da (64) có tỉ trọng thứ 3 và tốc độ tăng trưởng khá nhanh trung bình đạt 60%/năm. Cao su (40) và đồ gỗ (44) có tỉ trọng xuất khẩu gần như nhau nhưng về tốc độ tăng trưởng thì mặt hàng đồ gỗ có tốc độ nhanh hơn đạt gần 100%/năm. Campuchia có nguồn tài nguyên rừng dồi dào, hàng loạt các dự án trồng cây cao su đang được triển khai, giá nhân công rẻ thì đây là ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai và được kỳ vọng là ngành sẽ mang lại giá trị xuất khẩu lớn như đã đạt được ở Thái Lan, Việt Nam hay Malaysia. Nhập khẩu Như đã nói ở trên, Campuchia nhập khẩu hầu hết các nguyên vật liệu sản xuất và các sản phẩm phục vụ đời sống. Kim ngạch nhập khẩu của Campuchia tăng đến năm 2007, sau đó do cuộc khủng hoảng Châu Á nên kim ngạch năm 2008-2009 giảm. Trong đó: sum(v): tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng từ năm 2001 – 2009 Av(g): trung bình tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng từ năm 2001-2009 Từ đồ thị trên ta thấy có 8 mặt hàng có tổng giá trị nhập khẩu trên 1 tỉ USD từ năm 2001-2009. Trong đó có 7 mặt hàng (60- vải vóc, 27- xăng dầu, 55- sợi, 87-phương tiện giao thông, 84-máy móc thiết bị, 85-thiết bị điện tử) có tốc độ tăng trưởng 20-40%/năm , riêng mặt hàng 52-Cotton là có tốc độ tăng trương nhanh nhất gần 140%. b. Các đối tác thương mại chính của Campuchia: Các thị trường xuất khẩu chính của Campuchia chủ yếu là Hoa Kỳ, Hồng Kông và Canada với các mặt hàng thâm dụng lao động có công nghệ và giá trị gia tăng thấp như may mặc, giày da. Riêng Việt Nam cũng là những thị trường xuất khẩu mới của Campuchia trong những năm gần đây chủ yếu là các mặt hàng tài nguyên thiên nhiên (quặng, gỗ), cao su, gạo. Các đối tác Xuất khẩu của CPC 0 10 20 30 40 50 60 2001 2002 2003 2004 2008 'United States of America 'Hong Kong, China 'Canada 'Viet Nam Các thị trường nhập khẩu chính: Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông và Việt Nam. Trong đó, Thị phần của Trung Quốc có sự gia tăng mạnh mẻ từ vị trí thứ 4 trong năm 2001 đến vị trí đầu tiên vào năm 2008 với các mặt hàng: máy móc công nghiệp, xe máy, hàng điện tử. Trong năm 2009 đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng mạnh và đạt 1,7 tỉ $ trong năm 2010 chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, sinh hoạt. Các đối tác Nhập khẩu của CPC 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2008 China 'Thailand 'Hong Kong, China 'Viet Nam 'Chinese Taipei c. Cán cân thương mại Cũng như các quốc gia đang trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền sản xuất công nghiệp thì như cầu nhập khẩu rất lớn nhưng lại có quá ít mặt hàng có thể xuất khẩu được. Do đó, Cán cân thương mại của Campuchia chuyển từ thặng dư sang thâm hụt vào năm 2005 và mức độ thâm hụt ngày càng trầm trọng. Về lâu dài, khi nền sản xuất đủ khả năng để thay thế dần các sản phẩm nhập khẩu và có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới thì vấn đề thâm hụt thương mại sẽ được giải quyết. Nhưng trước mắt để giảm thâm hụt thì chính phủ Campuchia đang trông chờ vào tiềm năng dầu khí và các loại khoán sản quý. Thương mại CPC từ 2001-2010 -2500 -1500 -500 500 1500 2500 3500 4500 5500 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 năm Giá trị (triệu $) Xuất khẩu Nhập khẩu Cân bằng 3. Định hướng ngoạithươngcủa Campuchia a. Tóm tắt lịch sử ngoạithươngcủa Campuchia Campuchia chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 4/1999, Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 9/2003 (thành viên thứ 148), Gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 (tháng 10/2004) tại Hà Nội; Và là thành viên đầy đủ và lớn thứ 30 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Campuchia cũng là thành viên của các tổ chức hợp tác khu vực như: Uỷ hội Mê Kông Quốc tế (MRC), Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng ( GMS), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawadi - Chao Praya - Mê Kông (ACMECS), Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia (CLV), Hành lang Kinh tế Đông Tây (WEC) . Các hiệp định thương mại song và đa phương đã và đang tăng cường khả năng thâm nhập của Campuchia vào các thị trường khu vực. Campuchia hiện là thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) – những tổ chức tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thâm nhập vào những thị trường rộng lớn hơn. Cam puchia cũng đã ký các hiệp định song phương về đầu tư với các nước Malaysia, Thái Lan, Pháp, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Đức, Singapore, Trung Quốc, và Hà Lan. Hiện tại Campuchia đang tích cực vận động để tham gia APEC. b. Chính sách ngoạithươngcủa Campuchia Mức độ phát triển Cam puchia ở trình độ rất thấp với thu nhập bình quân đầu người đạt 610$ (năm 2009), trình độ dân trí thấp, cở sở hạ tầng bị tàn phá nhiều do chiến tranh, bạo loạn. Nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao: 35% GDP (2009) và trên 80% dân số sống ở nông thôn. Với hiện trạng nền ki nh tế như hiện tại: Campuchia là một nước nông nghiệp, có xuất phát điểm thấp, lao động phổ thông dồi dào. Nên Campuchia tập trung vào các ngành thâm dụng lao động chủ yếu là dệt may. Với chính sách mở cửa toàn diện, hội nhập sâu rộng với thế giới, nên Cam puchia sớm gia nhập WTO vào năm 2004. Chính sách ngoạithươngcủa Campuchia chủ yếu là dựa vào xuất khẩu với các sàn phẩm có giá trị gia tăng thấp, thâm dụng lao động. Sau đó phát triển dần các doanh nghiệp sản xuất trong nước, bắt đầu hình thành nền sản xuất tự chủ. Sau đó, Campuchia bắt đầu chiến lược sản xuất thay thế hàng hóa nhập khẩu. Vì thế, Campuchia sẽ đánh thuế cao các mặt hàng trong nước sản xuất được đối với các nước bên ngoài WTO để bảo hộ ngành sản xuát trong nước. Theo chính sách phát triển kinh tế trong giai đoạn 2008 – 2013 thì ưu tiên phát triển nông thôn, tăng năng suât cây trồng, nâng cao thu nhập nông dân. Phát triển khi vực kinh tế tư nhân nhằm phát huy tính năng động, khả năng giải quyết lao động phổ thông. Và tranh thủ được dự đầu tư của nước ngoài. D o đó, hiện nay Campuchia vẫn là nước nhập khẩu phần lớn nguyên liệu thô và gia công theo đơn hàng từ các nhà phân phối trên thế giới. Ngoài ra, trong những năm gần đây Campuchia bắt đầu xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên như: thiếc, bạc, vàng, cao lanh và đá quý góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ để đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng cho quá trình phát triển nền sản xuất. c. Những lợi ích và thiệt hại khi Campuchia gia các tổ chức quốc tế Cam puchia là nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp. Nên việc gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ có những tác động rất lớn đến quá trình phát triển tiếp theo của quốc gia này. Trong cơ chế toàn cầu hóa, Campuchia buộc phải mở cửa thị trường trong nước, nếu không xem xét đến khả năng tồn tại của các ngành sản xuất trong nước thì việc gia nhập WTO quá sớm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế. Tuy nhiê n, với tư cách là quốc gia kém phát triển nhất, Campuchia cũng sẽ nhận được một số ưu đãi từ chính sách của WTO như: có thể trợ cấp cho các hoạt động nông nghiệp và xuất khẩu trong thời gian đầu của quá trình hội nhập để nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, Campuchia cũng đư ợc hưởng lợi từ việc không giới hạn hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào một số thị trường như Mỹ và Châu Âu. Vì thế, lý do đầu tiên và quyết định động lực gia nhập WTO của Campuchia là duy trì ngành dệt may non trẻ của nước này. Dệt may chiếm tới 96,5% kim ngạch xuất khẩu chính thức (1,3 tỷ USD) và 36% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia năm 2002. Hiện ngành này đan g tạo công ăn việc làm cho khoảng 220.000 công nhân, phần lớn là phụ nữ từ nông thôn ra thành thị và có trình độ học vấn thấp. Khi trở thành thành viên của WTO, Campuchia sẽ không phải ký lại hiệp định dệt may song phương với Mỹ khi hiệp định này hết hạn vào cuối năm 2004. Đó cũng là lúc Hiệp định Đa sợi (MFA) của WTO không còn giá trị, và vì vậy Campuchia có thể tự do xuất hàng dệt may sang tất cả các nước thành viên, quan trọng nhất là Mỹ v à EU vốn là hai thị trường chủ yếu. Nhưng ngành dệt may của campuchia quá yếu để cạnh tranh với những láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,… như thế thì việc gia nhập WTO chưa hẳn đã là cứu cánh cho Campuchia khi ngành dệt may Campuchia phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các nhà đầu tư nước ngoài, những người mới bắt đầu đến từ năm 1994 và một số đã ra đi trong vài năm gần đây. Môi trường xã hội-chính trị không ổn định, nền kinh tế đôla hóa cao độ, nạn tham nhũng lan tràn, chi phí sản xuất cao, cơ sở hạ tầng yếu kém . khiến các nước lân cận trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn. Trong khi đó, dệt may lại là một ngành công nghiệp cơ động, dễ di chuyển. Để các cơ sở dệt may có thể tồn tại, chắc chắn C hính phủ Campuchia phải nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, giảm giá điện, hạn chế dần nạn tham nhũng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng . Vào WTO, cái được nữa của Campuchia là có đầy đủ các quyền lợi của một thành viên, nhất là quy chế tối huệ quốc (MFN) và chế độ ưu đãi thuế qua n chung (GSP) của Mỹ. Bên cạnh đó, với vị thế một thành viên kém phát triển, họ sẽ nhận được nhiều ưu đãi. Hình ảnh của Campuchia cũng được cải thiện trong mắt cộng đồng quốc tế. Nhờ đó, Campuchia sẽ thu hút lại được các nhà đầu tư và viện trợ nước ngoài - những người rất quan trọng đối với nền kinh tế yếu ớt và phụ thuộc này. Nhưng Campuchia sẽ mất mát nhiều. Theo số liệu do ông Cato Adrian, chuyên viên bộ phận Gia nhập của WTO công bố Hà Nội vào 5-6/8, trung bình thuế của Campuchia sẽ ở mức 18,4%, tức là gấp hơn 18 lần thuế Mỹ đánh và o các sản phẩm của EU (trên dưới 1%). Hầu hết các dòng thuế nằm trong khoảng 0-40%, cao hơn đối với một số loại rượu (60%) và thuốc lá (50%). Nước này cũng không được sử dụng hạn ngạch. Trợ cấp xuất khẩu sẽ ở mức 0% đối với mọi mặt hàng nông sản. Như vậy, người nông dân Campuchia sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khi không có sự hỗ trợ từ nhà nước. Campuchia cũng như các nước khác trong khu vực sẽ không tránh khỏi việc nhập khẩu hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, nhưng với chính sách của khu vực Asean thì việc giảm thuế trong khu vực sẽ giúp Campuchia kích thích khả năng xuất khẩu. Trong quá trình hội nhập khu vực, campuchia nên tận dụng tối đa lợi thế về giá nhâ n công và các nguyên tắc hỗ trợ để hình thành quy mô sản xuất giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ví dụ: hình thành chuỗi sản xuất giữa Việt Nam- Campuchia, Campuchia có thể tận dụng lợi thế về cảng biển, kinh nghiệm đi trước của Việt Nam. Với sự tài trợ của các nước phát triển, Campuchia có thể tranh thủ nguồn tài trợ để phát triển đất nước. Ví du: vốn ODA của Nhật Bản cho các nước tiểu vùng sông Mekong. 4. Kết luận: Campuchia là nước kém phát triển, thu nhập thấp, lao động thiếu trình độ và kỹ năng. Campuchia chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng may mặc nhưng lại nhập khẩu hầu hết các sản phẩm, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Campuchia gia nhập WTO vào năm 2004 để tận dụng các ưu đãi đối với nước kém phát triển nhất cho quá trình phát triển ngành công nghiệp dệt may còn non trẻ của mình. Đồng thời Campuchia đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính để hấp dẫn hơn nữa các nhà sản xuất nước ngoài vào các ngành công nghiệp khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính Phủ Hoàng Gia Campuchia, Chiến lược tứ giác phát triển giai đoạn 2 năm 2008-2013. [2] Dr. Hang Chuon Naron, Campodia Economic Development Policy, 2009. [3] Melanie Beresford, The Macroeconomics of Poverty Reduction in Cambodia, March 2004. [4] World bank, country pages & key indicators, 2010. Website: http://www.vietrade.gov.vn/abc/113-cm-pu-chia/133-t ng-quan-tinh-hinh-phat-trin-kinh-t- thng-mi-va-u-t.html. http://comtrade.un.org/db/ce/ceSnapshot.aspx?r=116 http://www.trademap.org/ http://vietbao.vn/Kinh-te/Campuchia-Duoc-va-mat-khi-gia-nhap-WTO/20376684/87/ http://vietstock.vn/ChannelID/1566/Tin-tuc/175063-campuchia-tiem-nang-va-rui-ro-nen- kinh-te.aspx