Ngoại thương việt nam

5 122 0
Ngoại thương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngoại thương Việt Nam Học viên: Sử Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế phát triển K19 1. Giới thiệu: Việt Nam là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, có lịch sử phát triển thương mại lâu đời. Trong những năm gần đây Thương mại Việt Nam phát triên rất mạnh mẽ và có nhiều đóng góp vào GDP. Việt Nam đã thay đổi rất nhiều sau gần 20 năm với thành tích tăng trưởng cao và rất nhiều người dân Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Với tư cách một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam ngày càng nhận được sự nể trọng và có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn trong cộng đồng quốc tế. Có được thành công này một phần là nhờ vào những quyết định sáng suốt của chính phủ trong việc giải phóng lực lượng sản xuất và hội nhập ngày càng sâu sắc hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Thương mại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Thời kỳ 2006- 2010, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh nhờ việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế như: Tháng 1/2007 Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng. Đến tháng 12/2008 Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết. Đối với xuất khẩu, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010. Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong giai đoạn này là: Hàng dệt may đứng đầu với bình quân 8,6 tỷ USD/năm, tăng mạnh so với 3,5 tỷ USD của giai đoạn trước. Giày dép đạt 4,3 tỷ USD/năm, tăng so với 2,3 tỷ USD/năm của thời kỳ trước. Hải sản đạt 4,2 tỷ USD/năm, giai đoạn trước là 2,2 tỷ USD/năm. Kim ngạch gạo xuất khẩu tăng mạnh với mức tăng 17,9%/năm. Cà phê cũng là mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam với kim ngạch lên đến 1763 triệu USD trong năm 2010. Riêng dầu thô xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 giảm đáng kể do tăng tăng nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thay thế dần hàng nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn này chiếm 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhiều so với 21% của thời kỳ trước. Ngoài ra còn nhiều loại mặt hàng khác mà Việt Nam có xuất khẩu. Tuy nhiên mặc dù tỷ trọng những mặt hàng tinh đang tăng dần nhưng vẫn còn rất nhỏ trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Về thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, châu Á đứng đầu với 45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong đó điển hình là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước ASEAN đặc biệt là Singapore, Malaixia, Thái Lan v.v… Châu Mỹ tiếp tục tăng mạnh và ở vị trí thứ hai với 23%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam ở khu vực này là Mỹ với kim ngạch xuất khẩu 14238,1 triệu USD; Châu Âu chiếm 20,8% Nước Việt Nam xuất khẩu mạnh là Anh,Đức, Hà Lan v.v…; châu Đại Dương chiếm 6,2%; châu Phi tuy chiếm tỷ lệ nhỏ với 2,7% nhưng đã gấp 3,8 lần so với thời kỳ 5 năm trước. Về nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong thời kỳ 2006- 2010, đặc biệt trong 2 năm đầu khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt bình quân 68,5 tỷ USD/năm trong thời kỳ này, bằng 2,6 lần thời kỳ 5 năm trước và tăng bình quân 18%/năm. Đáng chú ý là nhập khẩu của khu vực FDI tăng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, thường chiếm trên 34%. Cơ cấu hàng nhập khẩu trọng tâm là thiết bị điện, hóa chất, cao su, công nghệ chế tạo cơ bản chủ yếu phục vụ cho sản xuất trong nước, và sản xuất hàng xuất khẩu, cụ thể là: Nhập khẩu xăng dầu bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 2,7%/năm và tăng 19,7% so với giai đoạn trước. Sắt thép nhập khẩu bình quân tăng 15,7%/năm và tăng 71% so với giai đoạn trước. Vải nhập khẩu bình quân tăng 16,8%/năm và tăng 140% so với giai đoạn trước. Linh kiện điện tử nhập khẩu bình quân tăng 25,8% năm và tăng 226,3% so với giai đoạn trước. Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giai đoạn 2006-2010 tăng 174% so với giai đoạn trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2006 đến năm 2010 được thể hiện ở bảng sau: Năm Tổng số Chia ra Cán cân thương mại Xuất khẩu Nhập khẩu Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ 2006 84717.3 39826.2 44891.1 -5064.9 2007 111326.1 48561.4 62764.7 -14203.3 2008 143398.9 62685.1 80713.8 -18028.7 2009 127045.1 57096.3 69948.8 -12852.5 2010 156993.1 72191.9 84801.2 -12609.3 Nguồn: Tổng cục thống kê Qua bảng trên chúng ta thấy rằng cán cân ngoại thương của Việt Nam năm nào cũng thâm hụt và mức thâm hụt tương đối lớn. Điển hình mức thâm hụt cao nhất trong 5 nămnăm 2008 bị thâm hụt 18028,7 triệu USD và năm 2010 là 12609,3 USD. Với mức thâm hụt cao như vậy Việt Nam đang phải đối đầu với rất nhiều vấn đề trong quản lý kinh tế vĩ mô. 2. Lý thuyết. Hiện nay xu hướng ngoại thương chủ yếu của Việt Nam là xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh như là giày da, dệt may, cà phê, ngũ cốc thủy sản, gỗ, cao su và dầu thô. Xu hướng này theo đúng với lý thuyết “lợi thế so sánh của David Ricardo” và được mở rộng theo mô hình Hecksher - Ohlin. Lý thuyết nói rằng một quốc gia tập trung sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh thì khi tham gia vào ngoại thương sẽ có lợi. Theo mô hình H – O thì một quốc gia nên xuất khẩu những mặt hàng mà nó thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào. Những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng thâm dụng lao động bởi vì giá lao động của Việt Nam tương đối rẻ, bên cạnh đó Việt Nam là nước dồi dào về lao động mà chủ yếu là lao động phổ thông. Khi phát triển xuất khẩu những mặt hàng này sẽ làm cho tiền lương của người lao động trong nước tăng cao hơn so với lúc không có ngoại thương vì lúc này Việt Nam xuất khẩu mặt hàng thâm dụng lao động sẽ dẫn đến cầu về lao động tăng lên và do đó thu nhập của người lao động cũng giảm xuống. Trong khi đó nhu cầu về vốn tăng nhưng mức tăng không cao bằng lao động nên giá về vốn sẽ thấp hơn do w/r tăng để đưa thị trường các yếu tố sản xuất về trạng thái cân bằng. 3. Chính sách ngoại thương Từ sau khi thống nhất đất nước năm 1975 cho đến cuối thập niên 80 của thế kỉ 20, Nhà nước Việt Nam giữ độc quyền tuyệt đối về ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác. Với cơ chế và chủ trương như vậy đã không thúc đẩy được sự sáng tạo của các đơn vị kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực kinh tế trong xuất nhập khẩu không cao. Chính vì vậy, trong giai đoạn này cán cân thương mại của ta luôn mất cân đối (nhập siêu). Vì thế, Nhà nước đã phải chuyển từ giai đoạn chiến lược thay thế hàng nhập khẩu sang giai đoạn chiến lược khuyến khích xuất khẩu (sản xuất hướng ngoại), từ đó tạo động lực mới cho hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên mức độ mở cửa còn rất hẹp trong giai đoạn giữa những năm 90. Trong giai đoạn này, chúng ta còn sử dụng nhiều công cụ chẳng hạn như bảng giá tính thuế tối thiểu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phụ thu, hạn ngạch và các hạn chế số lượng khác, giấy phép nhập khẩu, kiểm soát ngoại hối, thuế xuất khẩu v.v cho nên thương mại chưa thực sự phát triển. Trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại quan trọng như gia nhập ASEAN, tham gia AFTA, ký hiệp định thương mại Việt Mỹ và gần đây nhất là gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì tình hình ngoại thương của Việt Nam có nhiều chuyển biến mới. Khi ký kết các hiệp định đó Việt Nam buộc phải cam kết giảm thuế đối với một số mặt hàng và tiến tới tự do hóa thương mại. Cụ thể trong biểu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) bao gồm 4 danh mục. Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay, các mặt hàng miễn trừ tạm thời, danh mục các mặt hàng nhạy cảm, danh mục các mặt hàng ngoại lệ. Danh mục các sản phẩm bỏ hạn ngạch và giảm thuế ngay bắt đầu giảm thuế từ năm 1996 và giảm thuế quan xuống 0-5% vào năm 2006 (đối với Việt Nam). Tỷ trọng 82.78% tổng dòng thuế. Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế sẽ được chuyển vào danh mục các mặt hàng giảm thuế và bắt đầu giảm thuế quan vào năm 2002 và kết thúc vào năm 2006 với mức thuế 0- 5%. Tỷ trọng 15.4% tổng dòng thuế. Danh mục các mặt hàng nhạy cảm (nông sản) sẽ được chuyển qua danh mục các mặt hàng giảm thuế vào năm 2002 và sẽ giảm thuế quan vào năm 2010 (VN 2013). Tỷ trọng 0.58% trong tổng dòng thuế Danh mục loại trừ hoàn toàn bao gồm những mặt hàng nằm ngoài danh sách giảm thuế (213 nhóm mặt hàng). Tỷ trọng 1.16% trong tổng dòng thuế. Trong hiệp định thương mại Việt Mỹ Việt Nam cũng đã cam kết cắt giảm thuế quan (trong 3 năm) và bãi bỏ các hạn chế về số lượng. Mở rộng quyền kinh doanh ngoại thương, bãi bỏ giấy phép, đối xử quốc gia, cải cách hải quan. Bỏ giấy phép nhập khẩu, xoá bỏ độc quyền kinh doanh của nhà nước. Tiêu chuẩn kỷ thuật và kiểm soát chất lượng. Định giá hải quan và phí. Đối với lĩnh vực dịch vụ Mỹ có quyền lập DN 100% vốn nước ngoài ngay trong các ngành: luật, kế toán, máy tính, kỹ thuật, kiến trúc, xây dựng, y tế, khách sạn và nhà hàng. Mỹ có quyền lập DN 100% vốn nước ngoài sau 5-9 năm trong ngành quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tư vấn quản lý, giáo dục, bảo hiểm, ngân hàng. Trong viễn thông và phân phối: chỉ được phép liên doanh. Về lĩnh vực đầu tư Việt Nam buộc phải tuần theo quy tắc đối xử quốc gia (chấm dứt phân biệt giá và các loại phí trong 2-4 năm, thuế thu nhập, chuyển lợi nhuận về nước) ,bỏ dẫn yêu cầu giám định đầu tư trong 2-9 năm. Giảm kiểm soát trong liên doanh: không có giới hạn tối thiểu về phần góp vốn của phía Hoa Kỳ, hạn chế quyền phủ quyết của phía Việt Nam. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã ký nhiều hiiệp định đa phương và song phương với các quốc gia khi gia nhập WTO. Tuy nhiên Việt Nam không phải cắt giảm thuế ngay mà cắt giảm có lộ trình. Hiện nay Việt Nam vẫn sử dụng hàng rào thương mại đó là thuế quan và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Mặt hàng vẫn còn sử dụng thuế suất cao đó là mặt hàng ô tô. Khi sử dụng các rào cảm thương mại, các doanh nghiệp trong nước là người được lợi vì giá hàng hóa vào trong nước cao hơn. Tuy nhiên người thiệt hại vẫn là những người tiêu dùng trong nước do phải mua hàng hóa với giá cao hơn và số lượng hạn chế hơn. 4. Ý nghĩa chính sách Việt Nam đã tham gia WTO và buộc phải thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết. Do đó để có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, góp phần thúc đẩy ngoại thương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính sách thương mại của Việt Nam cần phải có những bước đột phá những bước tiến, tận dụng cơ hội vượt qua thách thức để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việt Nam vẫn còn vấp phải không ít khó khăn trong hoạt động ngoại thương nói chung và trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài nói riêng. Thứ nhất, các doanh nghiệp chưa đảm bảo được chất lượng hàng xuất theo hợp đồng đã kí kết. Thường chỉ có các containers đầu tiên mang tính chất chào hàng thì chất lượng được đảm bảo, nhưng do cung cách làm ăn “ ăn xổi ở thì” nên những lô hàng sau thường có chất lượng kém hơn, kết quả là phía bạn không cho chúng ta dỡ hàng mà buộc phải quay lại các cảng của Việt Nam. Một ví dụ tiêu biểu của vấn đề này là dư lượng thuốc kháng sinh trong mặt hàng tôm Việt Nam xuất sang thị trường EU đã bị từ chối nhập khiến chúng ta phải mất công đàm phán lại với phía đối tác. Cũng chính vì lý do này mà hàng Việt Nam chưa thâm nhập vào thị trường tiềm năng là thế giới Ả-rập. Ngược lại, với những mặt hàng có chất lượng cao, tạo được uy tín trên thị trường quốc tế thì chúng ta do chưa nắm vững luật lệ và văn hoá kinh doanh của các nước bạn nên đã gặp không ít khó khăn trong việc phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình dẫn đến một số doanh nghiệp đã bị mất thương hiệu của mình trên các thị trường nước ngoài như thuốc lá Vinataba, hàng may mặc của Việt Tiến, cà phê Trung Nguyên . Trong cơ chế thị trường của thời kì hội nhập, thương hiệu được coi là một tài sản quí giá cho doang nghiệp và là một công cụ cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc có một thương hiệu mạnh cũng là một trong những nhu cầu bức thiết để củng cố vị trí và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thương hiệu chính là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Một khi thương hiệu đã được đăng kí sở hữu với các cơ quan quản lý Nhà nước thì chính nó đã trở thành một thứ tài sản vô giá. Việc sở hữu hợp pháp một thương hiệu sẽ cho phép doanh nghiệp được độc quyền kinh doanh hoặc khai thác những lợi ích do thương hiệu đó mang lại. Trên thực tế, xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang đi theo hướng “cái ta có” chứ chưa đáp ứng được cái “người ta cần”. Không phải ta có gạo là xuất khẩu gạo mà phải xem thị trường thế giới cần gạo gì, phẩm chất ra sao, từ đó tìm hướng thay đổi giống lúa phục vụ xuất khẩu đạt chất lượng cao . Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và trình độ phát triển nhất định, nhưng đáng tiếc việc đầu tư cho vấn đề này của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Do đó trong lúc này chính sách ngoại thương của Việt Nam cần phải tạo điều kiện hơn nữa trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp nắm rõ nhưng thông tin từ thị trường nước ngoài, về phong tục tập quán, các quy định chính sách, nhu cầu thị trường để các doanh nghiệp có thêm nhiều thông tin để có thể quyết định chiến lược kinh doanh của mình. Bên cạnh đó cần phải đơn giản hóa thủ tục hành chính (chẳng hạn thủ tục khai báo thuế và kiểm tra hải quan) nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng hơn, giảm chi phí. Mở cửa hướng tới tự do ngoại thương là điều nên làm vì Việt Nam cần phải tiếp thu khoa học công nghệ và nguồn vốn thế giới để phát triển đất nước, tuy nhiên không thể mở cửa một cách tự do thoải mái và không nên mở cửa bằng mọi giá. Việt Nam cần phải xây dựng lại cơ sở hạ tầng, xây dựng và sửa đổi một số luật vì hiện nay luật của Việt Nam rất phức tạp, chồng chéo và chế tài không nghiêm khắc nên bị vi phạm rất nhiều. Cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng thu hút vào những ngành có hiệu quả như phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng chứ không phải chủ yếu vào bất động sản và khai thác như hiện nay. Cần phải có nhiều thay đổi trong chính sách để Việt Nam có thể đứng vững hơn và vươn xa hơn trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

Ngày đăng: 30/12/2013, 21:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan