1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chính sách ngoại thương cộng hòa philippines

7 627 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 420,6 KB

Nội dung

Tiểu luận: Chính sách ngoại thương Cộng hòa Philippines GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Học viên: Bùi Thế Huy – Cao học KTPT K19 Trang 1 1) PHẦN GIỚI THIỆU Philippines là một quần đảo với 7107 hòn đảo, có tổng diện tích đất liền gần 300.000 km vuông. Philippines là nước đông dân thứ 12 trên thế giới, với dân số là 91.983.102 người (năm 2009_theo NHTG). Philippines là một nước công nghiệp mới ở Đông Nam Á. GDP bình quân đầu người năm 2009 là 1752 USD. Nền kinh tế Philippines đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới thể hiện qua việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới từ rất sớm (năm 1995). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Philippine bao gồm: Thiết bị điện tử, Máy móc và thiết bị vận tải, quần áo, dụng cụ quang học, hoa quả, đồng, hóa chất,… Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: Vật liệu thô, Máy móc trang thiết bị, Dầu, Xe và các bộ phận, Chất dẻo, Hóa chất, Ngũ cốc,… Philippines là một thành viên của Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế khác, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Kế hoạch Colombo và G-77. Đối tác xuất khẩu chính của Philippines trong năm 2009 lần lượt là: Khối Châu Âu (20.7%), Hoa Kỳ (17.7%), Nhật Bản (16.2%), Hồng Kông (8.4%), Trung Quốc (7.6%). Đối tác nhập khẩu chính của Philippines trong năm 2009 lần lượt là Nhật Bản (12.6%), Hoa Kỳ (12%), Trung Quốc (8.9%), Singapore (8.6%), Khối Châu Âu (7.6%). Bảng chi tiết được thể hiện bên dưới đây: Tiểu luận: Chính sách ngoại thương Cộng hòa Philippines GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Học viên: Bùi Thế Huy – Cao học KTPT K19 Trang 2 Nguồn: http://stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx?Language=E&Country=PH Cũng giống như phần lớn các nước đang phát triển khác, Philippines luôn đối mặt với thâm hụt thương mại do nhu cầu nhập khẩu để phát triển kinh tế thường cao hơn khả năng xuất khẩu. Bảng dưới đây miêu tả cán cân thương mại của Philippines trong những năm gần đây: 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Total Foreign Trade 73199 79898 88673 99184 105980 105824 81528 Imports 37448 40300 47418 51774 55514 56746 43092 Exports 35751 39598 41255 47410 50466 49078 38436 Balance of Trade -1697 -702 -6163 -4364 -5048 -7668 -4656 (million $US) Nguồn: Quickstat, Philippines NSO. 2) LÝ THUYẾT Theo mô hình Hecksher-Ohlin, nguồn lực có vai trò quan trọng trong ngoại thương. Theo đó, một nước sẽ chuyên môn hóa trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa thâm dụng yếu tố sản xuất mà nước đó dồi dào. Vì lẽ đó, Philippines đã khai thác, chế tạo và xuất khẩu gỗ, đồng, hóa chất,…, là những thứ mà nước này dồi dào về tài nguyên. Ngoài ra, với lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào được đào tạo tốt với khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) rất tốt nên trong những năm gần đây, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực trả lời điện thoại và xử lý thông tin (BPO) đã di chuyển sang Philippines, mang lại hàng nghìn công việc và cải thiện dịch vụ của họ với nhiều khách hàng, trong số đó có cả các công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Hơn nữa, ngành công nghiệp nhân lực (Human Resources Industry) của Philippines phát triển rất mạnh, đem lại hàng triệu việc làm ở nước ngoài cho công dân Philippines, từ đó gia tăng thu nhập và nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Nhờ đó, sự bất bình đẳng ở nước này ngày càng có xu hướng được cải thiện hơn như bảng sau: Tiểu luận: Chính sách ngoại thương Cộng hòa Philippines GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Học viên: Bùi Thế Huy – Cao học KTPT K19 Trang 3 Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/philippines/gini-index-wb-data.html Theo lý thuyết hố cách công nghệ: Ngoại thương xảy ra là do sự khác biệt công nghệ của các quốc gia. Vì trình độ công nghệ còn hạn chế nên Philippines vẫn phải nhập khẩu Máy móc trang thiết bị, Dầu, Xe và các bộ phận,… nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước của mình. 3) CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG Khi giành được độc lập vào năm 1946, Philippines vẫn là 1 nước nông nghiệp có quan hệ gắn bó chặt chẽ với Hoa Kỳ. Điều này được thể hiện rõ thông qua quan hệ thương mại của 2 nước. Trong 25 năm sau khi giành độc lập, cơ cấu ngoại thương của Philippines gần như không đổi với 80% tổng giá trị giao dịch thương mại là với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tình hình sau đó đã thay đổi, tỉ trọng ngoại thương với Hoa Kỳ đã bị sụt giảm trong khi tỉ trọng ngoại thương với Nhật Bản tăng lên. Vào năm 1970, ngoại thương với hai nước này chiếm 80% (40% cho mỗi nước). Sau năm 1970, các nhà xuất khẩu của Philippines bắt đầu tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới. Vào năm 1988, thương mại với Hoa Kỳ chỉ còn chiếm 27% trên tổng thương mại của Philippines và con số đó đối với Nhật Bản là 19%. Giai đoạn đầu sau khi giành độc lập, Philippines thực hiện chính sách công nghiệp “thay thế nhập khẩu” bằng cách bảo hộ thuế quan và các hình thức khuyến khích đầu tư. Điều này đã làm phương hại đến các ngành công nghiệp xuất khẩu. Vào những năm 1970, chính quyền đã tiến hành thay đổi chính sách bằng cách tiến hành chương trình khuyến khích xuất khẩu và mở Tiểu luận: Chính sách ngoại thương Cộng hòa Philippines GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Học viên: Bùi Thế Huy – Cao học KTPT K19 Trang 4 khu chế xuất ở Mariveles. Từ đó, xuất khẩu các mặt hàng chế tạo đã tăng lên nhanh chóng (linh kiện điện tử, vải, giày dép, đồ dùng, hóa chất,…). Trong suốt những năm 1970 và vào đầu những năm 1980, giá trị các mặt hàng xuất khẩu phi truyền thống đã tăng lên nhanh chóng từ mức 8.3% trong tổng xuất khẩu vào năm 1970 lên đến 61.7% vào năm 1985. Vào năm 1988, giá trị của các mặt hàng xuất khẩu phi truyền thống là 5.4 tỷ USD (chiếm 75% tổng giá trị xuất khẩu). Hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thiết bị điện tử và may mặc đạt lần lượt là 1.5 tỷ USD và 1.3 tỷ USD. Tuy nhiên, cả 2 nhóm sản phẩm này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đầu vào, điều này khiến cho giá trị gia tăng của Philippines rất thấp. Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế cũng như các nhà kinh tế của Philippines từ lâu đã luôn ủng hộ việc giảm bớt rào cản thuế quan cũng như dỡ bỏ các lệnh cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thay thế nhập khẩu đã chống đối lại các đề xuất này do lo sợ rằng các doanh nghiệp của Philippines sẽ không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa nước ngoài một khi các rào cản thuế quan bị hạ thấp. Vào những năm đầu thập niên 1980, chính phủ Philippines đã đạt được thỏa thuận với Ngân hàng Thế giới nhằm cắt giảm 1/3 mức thuế quan hiện tại cũng như dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu trong khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm. Đổi lại, Ngân hàng thế giới cung cấp cho Philippines một khoản vay trị giá 150 triệu USD và một khoản vay để điều chỉnh cơ cấu kinh tế trị giá 200 triệu USD nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán một khi các rào cản thuế quan bị cắt giảm. Gần 2/3 các thay đổi đã được thực hiện cho đến khi bị tạm dừng do khủng hoảng kinh tế và chính trị ngay sau khi Thượng nghị sĩ Benigno Aquino bị ám sát vào tháng 8 năm 1983. Vào tháng 10 năm 1986, cùng với IMF, chính phủ đã đồng ý tiến hành bãi bỏ các hạn chế nhập khẩu và các quy định về quota cho 1232 hàng hóa vào cuối năm 1986. Mục tiêu gần như đạt được trừ 303 hàng hóa, trong đó có 180 hàng hóa trung gian và hàng hóa vốn. Thỏa thuận đã được nới rộng cho các hàng hóa này đến tháng 5 năm 1988. Tác động của tự do hóa thương mại không thật sự rõ ràng trong một số trường hợp mà ở đó hàng rào thuế lại được dựng lên sau khi loại bỏ quy định về quota. Ngày 1/1/1995, Philippines chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Từ đó đến nay, Philippines đã cơ bản tiến hành thực hiện các cam kết của mình theo lộ trình cam kết. Rất nhiều cam kết đã được đặt ra, cơ bản gồm: Ø Về tiếp cận thị trường: Philippines phải đảm bảo thực hiện thương mại công bằng thông qua cắt giảm các rào cản thuế quan trong các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dệt may, dịch vụ,… Tiểu luận: Chính sách ngoại thương Cộng hòa Philippines GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Học viên: Bùi Thế Huy – Cao học KTPT K19 Trang 5 Ø Về các luật lệ và kỷ luật: Philippines phải bảo đảm việc thực thi các luật lệ đúng theo tinh thần các luật lệ của WTO, chẳng hạn như các biện pháp chống lại thương mại không công bằng như: chống bán phá giá, bồi thường, trợ cấp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,… Ø Các cơ quan công quyền phải luôn đảm bảo và thúc ép việc thực thi các quyết định, các yêu cầu thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp trong thời gian hợp lý. Hình dưới đây cho thấy việc cắt giảm thuế quan của Philippines đã được cải thiện đáng kể từ năm 1999 đến năm 2004. (5.3%). (15.9%) (6.3%) (17.4%) (0.38%) (52.9%) (0.1%) (1.9%) (1.5%) (0.4%) n.a. (0.1%) (8.9%) (23.5%) (62.5%) (3.2%) (2.3%) (0.0%) (13.2%) (22.5%) (53.1%) (3.7%) (3.9%). (1.2%) 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 5,500 6,000 Duty free >0- 5 >5-10 >10-15 >15-20 >20-25 >25-30 >30 Figures in parentheses denote the share of total lines. The 1999 tariff (5,569 tariff lines) is based on HS96 nomenclature; the 2004 (10,688 tariff lines) and the 2003 (5,828 tariff lines) tariffs are based on HS02 nomenclature. Calculations exclude in-quota rates. WTO Secretariat calculations, based on data provided by the Philippine authorities. Number of tariff lines Chart III.2 Distribution of MFN tariff rates, 1999, 2003 and 2004 Tariff rates Note: Source : MFN 1999 MFN 2004 MFN 2003 n.a. Not applicable. Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/tp249_e.htm (Trade policies and practices by measure) Hình bên dưới đây tiếp tục cho thấy sự thực hiện cam kết trong cắt giảm thuế quan của Philippines trong một số ngành công nghiệp chế tạo từ năm 1999 đến năm 2004. Mức thuế quan trung bình đã giảm từ 9.8% vào năm 1999 xuống còn 7.5% vào năm 2004. Tiểu luận: Chính sách ngoại thương Cộng hòa Philippines GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Học viên: Bùi Thế Huy – Cao học KTPT K19 Trang 6 n.a. 0 5 10 15 20 25 Food, beverages and tobacco Textiles and leather Wood and furniture Paper, printing and publishing Chemicals Non-metallic mineral products Basic metal Fabricated metal products and machinery Other Chart III.3 Tariff escalation by 2-digit ISIC industry, 1999 and 2004 n.a. 0 5 10 15 20 25 Food, beverages and tobacco Textiles and leather Wood and furniture Paper, printing and publishing Chemicals Non-metallic mineral products Basic metal Fabricated metal products and machinery Other Average applied rate in manufacturing (9.8%) Not applicable. Calculations exclude in-quota rates. WTO Secretariat calculations, based on data provided by the Philippine authorities. n.a. Note: Source : Per cent First stage of processing Fully processed Semi-processed Per cent Average applied rate in manufacturing (7.5%) 1999 2004 Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/tp249_e.htm (Trade policies and practices by measure) Tiểu luận: Chính sách ngoại thương Cộng hòa Philippines GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Học viên: Bùi Thế Huy – Cao học KTPT K19 Trang 7 4) Ý NGHĨA CHÍNH SÁCH Là một nước đang phát triển, Philippines cũng nhận được nhiều ưu đãi trong việc thực hiện các cam kết tự do hóa ngoại thương của mình. Cũng như đa phần các quốc gia khác, Philippines không thể một sớm một chiều thực hiện tự do hóa ngoại thương hay đảm bảo 100% các cam kết với WTO. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong việc thực hiện các cam kết của mình thông qua hàng loạt các biện pháp cắt giảm thuế quan, bãi bỏ hạn ngạch, cải cách thể chế,… Điều này giúp Philippines một mặt hướng tới tự do hóa thương mại với các quốc gia trên thế giới đồng thời có thêm thời gian để củng cố nội lực nhằm tăng cường sức cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các tài liệu giảng dạy, tham khảo trong môn học Kinh tế và các tổ chức TMQT do thầy Trương Quang Hùng phụ trách. 2. http://www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/tp116_e.htm 3. http://www.philippineswto.org/TPR/Chai_Conc_Stat.htm 4. http://www.wto.org/english/tratop_e/tpr_e/tp249_e.htm 5. http://vi.wikipedia.org/wiki/Philippines 6. http://www.census.gov.ph/data/quickstat/altindex.html

Ngày đăng: 28/12/2013, 20:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w