bài tiểu luận hay về phương pháp tái cấp vốn của NHTW, nên xem và tham khảo với các bạn học tài chính - ngân hàng
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BÀI THẢO LUẬN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ NHÓM 7 CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN: ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN CỦA NHTW TRONG CÁC NĂM GẦN ĐÂY VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP CHO NHTW HÀ NỘI – 2011 Giới thiệu Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định. Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ của nó đang từng bước hình thành nền kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ cụ thể là các công cụ của chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Trong chính sách tiền tê, nghiệp vụ tái cấp vốn là nghiệp vụ quan trọng của NHTW,là một trong những công cụ điều hành CSTT quốc gia. Với mục đích trau dồi kiến thức đã học và góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách tiền tệ và tìm hiểu sâu hơn về nghiệp cụ tái cấp vốn tại Việt Nam, chúng em quyết định chọn đề tài : “ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN CỦA NHTW TRONG CÁC NĂM GẦN ĐÂY VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP CHO NHTW” Trong quá trình sưu tập và làm bài, chúng em phân ra nhiều phần khác nhau để phân tích và có thể đứng ở một khía cạnh nào đó có thể hạn hẹp. Chính sách tiền tệ của NHNN VN rất rộng lớn, có thể kiến thức của chúng em chưa đáp ứng được yêu cầu của các thầy (cô) yêu cầu. Chúng em rất mong sự đóng góp ý kiến từ các thầy (cô) và các bạn để bài tiểu luận của chúng em được tốt hơn nữa. NỘI DUNG BÀI THẢO LUẬN I, CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.KHÁI NIỆM. 2.MỤC ĐÍCH 3.NGUYÊN TẮC 4.CÁC HÌNH THỨC TÁI CHIẾT KHẤU Ở VIỆT NAM II,ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN CỦA NHTW TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 2.NĂM 2008 3.2009-2010 4.ĐẦU NĂM 2011 III,KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁI CẤP VỐN CHO NHTW I, CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1,KHÁI NIỆM Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mai và các tổ chức tín dụng bao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá. 2.MỤC ĐÍCH - Nhằm bổ sung vốn khả dụng cho các TCTD trong quá trình hoạt động để duy trì,mở rộng quy mô tín dụng và đáp ứng nhu cầu thanh toán. - Nhằm thự hiện việc điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ. - Nhằm điều chỉnh quá trình phát triển kinh tế về quy mô và cơ cấu đầu tư dự trên việc cấp vốn theo thời gian,lĩnh vực và ngành kinh tế. - Thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng. 3.NGUYÊN TẮC - Tôn trọng hạn mức tín dụng - Các khoản tín dụng cung ứng luôn gắn với mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ. - NHTW luôn đóng vai trò chủ động trong quan hệ tín dụng 4.CÁC NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN Ở VIỆT NAM 4.1 Tái chiết khấu các chứng từ có giá: Tái chiết khấu là việc NHTW thực hiện việc mua lại các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, thuộc sở hữu của các ngân hàng. Các giấy tờ có giá ngắn hạn này đã được các ngân hàng chiết khấu trên thị trường thứ cấp. Tái chiết khấu có thể được coi là hình thức tín dụng có đảm bảo, trong đó các TCTD sử dụng các giấy tờ có giá đủ điều kiện cầm cố để bảo đảm cho tiền vay tại NHTW. Với bản chất của loại cho vay dưới hình thức chiết khấu chứng từ có giá, đây là loại cho vay có mức độ rủi ro thấp nên lãi suất tái chiết khấu thường là lãi suất cho vay thấp nhất của NHTW. Vì vậy NHTW thường xác định một hạn mức tái chiết khấu và đưa ra các điều kiện cụ thể đối với các chứng từ có giá được phép tái chiết khấu tại NHTW. Hạn mức tái chiết khấu: là mức dư nợ tối đa mà NHTW chấp nhận trong việc cấp tín dụng cho các NHTM. Hạn mức tái chiết khấu được xác định trên cơ sở dự tính: - mức tăng trưởng cơ số tiền MB. - mức thay đổi của tài sản có ngoại tệ ròng. - những thay đổi của tình trạng Ngân sách Nhà nước ảnh hưởng đến khoản mục tạm ứng cho ngân sách ròng nhằm đảm bảo mức tín dụng cung ứng cho các NHTM nằm trong giới hạn mức tăng trưởng khối tiền cơ sở. Hạn mức tái chiết khấu được tính hàng năm và chia ra từng quý. Việc phân bổ hạn mức tín dụng phụ thuộc vào quy mô hoạt động của từng ngân hàng cũng như tỷ trọng khoản mục dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có và được thông báo cho các ngân hàng hàng quý. * Điều kiện các loại giấy tờ có giá được chấp nhận: - Tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. - Phát hành bằng đồng Việt Nam và có thể chuyển nhượng được. - Thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá. - Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng nhà nước chiết khấu, tái chiết khấu trong trường hợp chiết khấu, tái chiết khấu có kỳ hạn. * Lãi suất tái chiết khấu: Lãi suất tái chiết khấu do NHTW xác định căn cứ vào yêu cầu thực hiện CSTT, có tham khảo sự biến động của một số loại lãi suất ngắn hạn cùng kỳ hạn như: lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc phiên gần nhất, lãi suất thị trường liên ngân hàng và nhu cầu tín dụng của hệ thống các TCTD. * Phương thức giao dịch: Trong trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHTW có thể thực hiện chiết khấu hẳn thời hạn còn lại của chứng từ có giá hoặc chiết khấu có kỳ hạn kèm theo hợp đồng bán lại. Giá giao dịch (St) trong quan hệ tái chiết khấu được xác định dựa trên các yếu tố sau đây: + Mệnh giá của chứng từ có giá (Gt). + Thời hạn còn lại của chứng từ có giá (Tc). + Lãi suất tái chiết khấu được NHTW xác định và công bố (Lsc). + Hoa hồng chiết khấu và thuế (nếu có) cũng được quy định cho từng loại. Số tiền thanh toán khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu được xác định như sau: St = (365 – Số ngày quy ước cho một năm) Khi thực hiện chiết khấu có kỳ hạn giấy tờ có giá ngắn hạn, số tiền NHTW bán lại được xác định như sau: Gbl = St. Trong đó: Gbl: là giá bán lại. St: là số tiền NHTW thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn. Ls: là lãi suất trúng thầu phiên gần nhất. Tm: là thời gian NHTW chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn. 4.2 Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá: Khi có nhu cầu vay vốn, các TCTD có thể sử dụng các chứng từ có giá để cầm cố làm đảm bảo cho khoản vay được yêu cầu tại NHTW. Khi tái cấp vốn theo hình thức này, giá trị tiền vay được xác định theo một tỷ lệ phần trăm tính trên giá trị chứng từ có giá làm đảm bảo. Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào mức độ rủi ro của chứng từ có giá theo đánh giá của NHTW. * Điều kiện chứng từ có giá được chấp nhận: + Ngân hàng xin vay là người thụ hưởng hay nắm giữ hợp pháp. + Giấy tờ có giá là Tín phiếu Kho bạc Nhà nước hoặc Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. + Được giao dịch, được thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước với tư cách là người thứ ba theo quy định. + Trường hợp giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức ghi sổ phải có xác nhận và đảm bảo của tổ chức có trách nhiệm thanh toán đối với giấy tờ có giá về việc sẽ thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi ngân hàng xin vay có nợ đến hạn nhưng chưa thanh toán. * Lãi suất cho vay: Lãi suất hình thức cho vay cầm cố thế chấp thường được NHTW quy định cao hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng và biến động căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ. * Quy trình, thủ tục cho vay: Yêu cầu của loại cho vay này là các TCTD phải có uy tín với NHTW, có tình hình tài chính lành mạnh, không có nợ quá hạn quá lớn, khả năng rủi ro thấp; các chứng từ được sử dụng làm đảm bảo cho khoản vay phải đạt các tiêu chuẩn: hợp pháp, hợp lệ, được phép giao dịch đảm bảo; người nhận nợ có khả năng tài chính tốt; thời hạn đáo hạn của chứng từ lớn hơn thời hạn xin vay của TCTD. NHTW thực hiện các nghiệp vụ cho vay khi tổ chức vay có nhu cầu vay và có đề nghị vay sau khi gửi NHTW các giấy tờ sau: + Đơn xin vay với các nội dung cơ bản như tên, địa chỉ của tổ chức vay; số tiền vay; mục đích vay; cam kết về đảm bảo tiền vay, sử dụng tiền vay, trả nợ, trả lãi và các cam kết khác. + Các tài liệu liên quan đến điều kiện vay vốn của tổ chức vay. + Bảng kê chứng từ kèm theo các chứng từ đề nghị cầm cố đẻ vay vốn. Trên cơ sở thủ tục nhận nợ, tổ chức vay vốn chủ động trả nợ cho NHTW. 4.3 Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng . Đây là hình thức tái cấp vốn của NHNN đối với các NHTM, dựa trên cơ sở các hồ sơ tín dụng mà NHTM đã cho vay đối với khách hàng. Theo nghiệp vụ này, NHTM phải xuất trình cho NHNN hồ sơ tín dụng đã được thẩm định và chấp nhận cho khách hàng vay mà chưa tìm được nguồn vốn cần thiết. Căn cứ vào nhu cầu điều hòa khối cung tiền tệ, chỉ số phát hành tiền bổ sung trong năm do Chính phủ quyết định, cũng như nhu cầu vay vốn của NHTM, NHNN thẩm định hồ sơ để chấp nhận hoặc từ chối cho vay. Trong trường hợp chấp nhận, NHNN cấp một khoản tín dụng cho NHTM với nguồn vốn cho vay là vốn dự trữ phát hành, trên cơ sở đảm bảo các tài sản có của NHTM. II,ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN CỦA NHTW TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI - Năm 1999, với mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế, khắc phục nguy cơ giảm phát ngân hàng nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tái cấp vốn từ mức 1,1% tháng đầu năm xuống 0,5% tháng đồng thời quy chế về nghiệp vụ chất khấu, tái chiết khấu đã được ban hành để phát triển một bước hiệu quả công cụ này trong các chính sách tiền tệ và tạo khả năng cân đối nguồn vốn hoạt động cho các ngân hàng. Các giấy tờ có giá ngắn hạn được chiết khấu tại ngân hàng nhà nước là tín phiếu kho Bạc, trái phiếu ngân hàng nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác do ngân hàng nhà nước quy định ở mỗi thời kỳ. Mức lãi suất chiết khấu được công bố là 0,45% tháng. - Từ đầu năm đến cuối tháng 7/2000, nhằm khuyến khích mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước đã 2 lần giảm lãi suất tái cấp vốn từ 0,5% tháng xuống 0,45% tháng vào ngày 31/3/2000 và ngày 31/7/2000 tiếp tục giảm xuống 0,4% tháng. Đồng thời ngân hàng nhà nước cũng giảm lãi suất tái chiết khấu từ 0,45% tháng xuống còn 0,4% tháng vào tháng 3/2000 và xuống 0,35% tháng vào tháng 7/2000. Tuy vậy cho đến tháng 9/2000 để hạn chế các tổ chức tín dụng bù đắp thiếu hụt thanh toán qua hình thức vay tái cấp vốn, tái chiết khấu từ ngân hàng nhà nước và khuyến khích thực hiện bù đắp qua thị trường mở nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường này, đồng thời tạo tín hiệu cho các tổ chức tín dụng tăng lãi suất huy động, ngày 2/11/2000 ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn lên 0,5% tháng và tăng lãi suất tái chiết khấu lên 0,45% tháng. Giai đoạn 2001 – 2005 thế giới trải qua một thời kì phát triển đầy biến động và mất cân bằng do những thay đổi lớn như giá dầu tăng nhanh đến mức kỷ lục, kinh tế Mỹ thâm hụt kép, đồng USD mất giá gây ra những xáo trộn lớn trên thị trường ngoại hối toàn cầu,… Trước bối cảnh đó, VN cũng chịu ảnh hưởng nhẹ, do đó, Chính phủ chủ trương thực hiện chính sách nới lỏng tài chính công và chính sách tiền tệ để đóng góp vào việc phục hồi kinh tế và kích thích khu vực tư nhân đầu tư phát triển. NHNN đã liên tục cắt giảm lãi suất trong năm 2001 để kích thích tăng trưởng tín dụng. Nhưng sang năm 2002, thị trường trong nước tăng trưởng mạnh hơn và bắt đầu có những dấu hiệu tăng lạm phát, đòi hỏi Chính phủ phải hết sức thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ để đạt cả hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Lãi suất và tỷ giá được điều hành linh hoạt, phù hợp với thị trường, đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các công cụ chính sách tiền tệ như thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ đã được điều hành kết hợp tương đối đồng bộ, linh hoạt để đảm bảo sự ổn định của thị trường tiền tệ. Đặc biệt trong năm 2003, NHNN lần đầu tiên cho phép một số NHTM thực hiện nghiệp vụ Option – quyền lựa chọn tiền tệ, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro. Năm 2004 – 2005 là những năm cuối cùng của giai đoạn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của VN nhưng chúng ta lại bắt đầu phải đối mặt với lạm phát tăng lên sau thời kì dài khắc phục khủng hoảng. Thêm vào đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh lan tràn càng đẩy chỉ số CPI gia tăng mạnh, kéo theo lạm phát trong nước tăng cao. Điều này buộc Chính phủ nước ta phải kịp thời tìm cách khắc phục với công cụ chính yếu để kiểm soát lạm phát là chính sách tiền tệ. Theo đó, NHNN quyết định tăng dự trữ bắt buộc đối với các NHTM từ 2% lên 5% với tiền gửi nội tệ và từ 4% lên 8% đối với tiền gửi ngoại tệ cho các khoản . II,ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN CỦA NHTW TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 2.NĂM 2008 3.2009-2010 4.ĐẦU NĂM 2011 III,KIẾN. nghiệp cụ tái cấp vốn tại Việt Nam, chúng em quyết định chọn đề tài : “ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM NGHIỆP VỤ TÁI CẤP VỐN CỦA NHTW TRONG CÁC NĂM GẦN ĐÂY VÀ