Các chính sách hiện đang triển khai tại đây bao gồm cácchính sách phát triển du lịch nói chung như: Chính sách bảo tồn, tôntạo tài nguyên và môi trường du lịch; Chính sách phát triển sản
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-DƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, Năm 2021
Trang 2Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Thương Mại
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Trường Đại học Thương Mại
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Các khu du lịch quốc gia (KDLQG) là những khu vực có tàinguyên du lịch (TNDL) đa dạng, có sức hấp dẫn với ưu thế về cảnhquan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định, có kết cấu
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), dịch vụ chất lượng cao,đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác củakhách du lịch thì càng cần có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ từ phíanhà nước để đảm bảo phát triển lâu dài và hiệu quả
Hiện nay, các KDLQG thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng
và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) vẫn chưa có chính sách dulịch riêng của Vùng và cũng chưa có chính sách du lịch riêng choKDLQG Các chính sách hiện đang triển khai tại đây bao gồm cácchính sách phát triển du lịch nói chung như: Chính sách bảo tồn, tôntạo tài nguyên và môi trường du lịch; Chính sách phát triển sản phẩm
du lịch (SPDL); Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực (NNL);Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kĩ thuật(CSVCKT) du lịch; Chính sách tài chính; Chính sách xúc tiến, quảng
bá du lịch; Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch, Tuy vậy,việc triển khai một số chính sách QLNN chưa thực sự hiệu quả, cụ thể:Chính sách phát triển CSHT và CSVCKT du lịch chưa thích hợp;Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch còn yếu kém; Chínhsách xúc tiến, quảng bá chưa được quan tâm đúng mức cả về trình độchuyên môn và nguồn tài chính hỗ trợ xúc tiến du lịch; Chính sách đầu
tư du lịch chưa kích thích đầu tư kinh doanh du lịch; Chính sách pháttriển sản phẩm chưa khuyến khích khai thác hết tiềm năng du lịch hợp
lý, chưa phát triển thị trường du lịch của vùng tương xứng với vị thế
và tiềm năng du lịch, chưa thúc đẩy ngành du lịch địa phương pháttriển, Do đó, sự phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc vùngĐBSH&DHĐB còn chưa thực sự mang lại hiệu quả Chính vì vậy,
Trang 4nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam” cho luận án tiến sĩ kinh tế
của mình.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và các câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất được giải pháp và kiếnnghị chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng
- Khảo sát, phân tích và đánh giá một cách toàn diện nội dung
và quy trình chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịchĐBSH&DHĐB và các yếu tố ảnh hưởng, rút ra những thành công,hạn chế và nguyên nhân từ thực trạng
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách phát
triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, các câu hỏi nghiêncứu của đề tài bao gồm:
Một là, Cơ sở lý luận về chính sách phát triển các KDLQG tạivùng du lịch như thế nào? Kinh nghiệm nào về chính sách phát triểnKDLQG trên thế giới và tại Việt Nam mà KDLQG vùngĐBSH&DHĐB có thể áp dụng?
Trang 5Hai là, Nội dung các chính sách phát triển các KDLQG đượcquy hoạch vùng ĐBSH&DHĐB? Quy trình chính sách phát triểnKDLQG tại vùng ĐBSH&DHĐB như thế nào? Các yếu tố ảnhhưởng đến chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng du lịchĐBSH&DHĐB?
Ba là, Quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách pháttriển KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB như nào và cần có các giải pháp
và kiến nghị gì để hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQGthuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
chính sách phát triển các KDLQG tại vùng du lịch
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu
Có nhiều nhóm chính sách phát triển KDLQG như chính sáchkinh tế, chính sách văn hóa, chính sách du lịch, …Tuy nhiên, từ khảosát thực tế qua phỏng vấn chuyên gia và quan sát thực tiễn tại cácKDLQG được quy hoạch, NCS đã giới hạn nghiên cứu 8 chính sách
du lịch như: Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường dulịch; Chính sách tài chính; Chính sách kích cầu du lịch; Chính sáchđào tạo và phát triển NNL du lịch; Chính sách đầu tư CSHT vàCSVCKT du lịch; Chính sách phát triển SPDL; Chính sách xúc tiến,quảng bá du lịch và Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch Các chính sách du lịch trong phạm vi nghiên cứu của luận án baogồm các chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương Ngoài việc đi sâu tìm hiểu nội dung chính sách du lịch, luận áncũng nghiên cứu quy trình chính sách du lịch nhằm phát triển du lịchtại các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
- Về không gian nghiên cứu:
Luận án giới hạn nghiên cứu tại các địa phương có KDLQGđược xác định theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng
Trang 6Chính phủ về Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùngĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Theo bản Quy hoạch, vùng du lịch ĐBSH&DHĐB gồm 9KDLQG: KDL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (HàNội), KDL Ba Vì – Suối Hai (Hà Nội), KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc),KDL Tam Chúc (Hà Nam), KDL Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương),KDL Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng), KDL Vân Đồn(Quảng Ninh), KDLQG Trà Cổ (Quảng Ninh) và KDL Tràng An(Ninh Bình)
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu thực
trạng giai đoạn 2015 – 2019, và một số vấn đề được xem xét trongbối cảnh năm 2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đếnnăm 2030
4 Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và tập trung làm rõ hơn
một số cơ sở lý luận về chính sách phát triển KDLQG tại vùng dulịch, bao gồm xác định các chính sách phát triển du lịch tại cácKDLQG, xác định nội dung và quy trình chính sách phát triểnKDLQG, tìm hiểu và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởngđến chính sách phát triển KDLQG tại Vùng du lịch;
Về thực tiễn
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số KDLQG tiêubiểu ở Việt Nam và thế giới (tại Trung Quốc và Hàn Quốc), rút rađược 8 bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển KDLQG vậndụng cho vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB trong thời gian tới
- Đánh giá được thực trạng 8 chính sách phát triển du lịch tạicác KDLQG thuộc Vùng và quy trình chính sách phát triển KDLQG,đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấp vĩ mô và cấp tỉnh tớithực trạng chính sách phát triển KDLQG thuộc Vùng du lịchĐBSH&DHĐB, rút ra được những thành công, hạn chế và nguyênnhân để làm căn cứ đề xuất các giải pháp, kiến nghị
Trang 7- Đề xuất được các nhóm giải pháp và kiến nghị Chính phủ, Bộ,Ban, Ngành nhằm hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG thuộcvùng Du lịch ĐBSH&DHĐB Việt Nam trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có ýnghĩa cho các KDLQG tại các vùng du lịch khác ở Việt Nam nóichung trong thời gian tới Cụ thể:
+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Luận án có thểđược sử dụng để hỗ trợ công tác hoạch định chính sách, quản lý vàkhai thác TNDL tại các KDLQG của các vùng du lịch ở Việt Nam đểphát triển du lịch
+ Đối với chính quyền địa phương tại vùng du lịchĐBSH&DHĐB (cụ thể là tại các địa phương có KDLQG được xácđịnh trong Quyết định số 2163/QĐ-TTg): Luận án đề xuất các địnhhướng giúp chính quyền địa phương quản lý TNDL tại địa phương
có các chính sách nhằm nâng cao nhận thức của người dân địaphương trong việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị tự nhiên – văn hóacủa địa phương, phối hợp và hỗ trợ các DNDL khai thác TNDLnhằm phát triển các KDL hiệu quả và bền vững
+ Đối với công ty lữ hành: Luận án gợi ý giúp công ty lữ hànhxây dựng, khai thác và phát triển các SPDL mới, mang tính lâu dài
và hiệu quả tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
+ Đối với các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giaó dục nghềnghiệp du lịch: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiêncứu về quản lý, khai thác và bảo vệ TNDL, nghiên cứu về phát triển
du lịch tại các KDL
5 Kết cấu của luận án
Nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
đề tài
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS tổng hợp các công
trình liên quan đến đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của
đề tài bao gồm 4 vấn đề: (1) KDL, KDLQG ; (2) QLNN về du lịch,(3) Chính sách phát triển du lịch, chính sách phát triển KDL và (4)Nghiên cứu về du lịch tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
Từ việc tổng kết các nghiên cứu trước, NCS nhận thấy nhữngcông trình nghiên cứu này chưa nghiên cứu và tiếp cận một cách hệthống và toàn diện về chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng
du lịch ĐBSH&DHĐB Chưa chỉ ra một cách đầy đủ các chính sách
du lịch nhằm phát triển du lịch cũng như những yếu tố ảnh hưởngđến thực hiện và hoàn thiện chính sách du lịch nhằm phát triển dulịch nói chung và tại các KDLQG nói riêng thuộc vùngĐBSH&DHĐB
Nhận thấy những khoảng trống đó, NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu,phát hiện và làm rõ các vấn đề sau:
- Các chính sách du lịch đang được áp dụng tại các KDLQG
- Quy trình thực hiện chính sách du lịch phát triển du lịch tại cácKDLQG
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chính sách phát triển các KDLQG
- Thực trạng triển khai chính sách phát triển các KDLQG thuộcvùng du lịch ĐBSH&DHĐB
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sáchphát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 9Luận án đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm
cả dữ liệu thứ cấp và sơ để phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê
Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để đápứng tốt hơn cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA
2.1 Một số khái luận cơ bản về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
2.1.1 Khu du lịch quốc gia
Ở Việt Nam, điều 6 – Luật Du lịch Việt Nam 2017, KDL được định nghĩa là “khu vực có ưu thế về TNDL, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch KDL bao gồm KDL cấp tỉnh và KDLQG ”.
Các KDL tiềm năng sẽ được xem xét để quy hoạch phát triển thànhKDLQG Khi KDL này đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy địnhcủa Luật Du lịch 2017 và Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì sẽ được côngnhận KDLQG chính thức Đây là quan điểm duy nhất ở Việt Nam vềKDLQG và cũng là cách tiếp cận của NCS khi nghiên cứu luận án.Các đặc điểm của KDLQG được khái quát như sau:
- Được tổ chức hình thành, khai thác kinh doanh theo quy định củaluật pháp, được sự quản lý của các Bộ, ban, ngành cấp quốc gia
- Có khả năng mở rộng, gồm nhiều điểm hấp dẫn du lịch có sựliên kết với nhau
- Có sức hấp dẫn đặc biệt, được xây dựng và hoạt động nhằmđáp ứng nhu cầu của khách du lịch
- Có giá trị và quy mô đủ lớn về nguồn tài nguyên và giá trị khaithác trong du lịch theo quy định của từng quốc gia, mang lại hiệu quảkinh tế, xã hội và môi trường cho địa phương và quốc gia
Trang 10- Mang tính đặc trưng riêng của vùng (về lịch sử, văn hóa, tựnhiên, …) có thể tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh được với các KDLkhác
- Được quy hoạch và đầu tư đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển
du lịch bền vững
- Các KDLQG có thể được xây dựng khép kín hoặc không khépkín, trong đó có thể có hoặc không có dân cư địa phương sinh sống
2.1.2 Phát triển khu du lịch quốc gia
Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển KDLQG Trongphạm vi luận án, NCS xác định phát triển KDLQG là phát triển dulịch tại các KDLQG
Như vậy, phát triển du lịch tại các KDLQG là sự gia tăng về số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý các loại hình dịch vụ du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại KDLQG nhằm cung ứng tốt hơn cho du khách và đem lại lợi ích ngày càng cao cho các đối tượng liên quan khác (như chính quyền địa phương, công ty du lịch và cộng đồng dân cư), từ đó đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cho các KDLQG và địa phương có KDLQG đó.
2.1.3 Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia
Chính sách phát triển KDLQG là tổng hợp các quan điểm, chủ trương, biện pháp, chương trình và phương thức hành động về du lịch của Nhà nước (TW và địa phương), tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội tại các KDLQG, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển du lịch.
2.2 Nội dung nghiên cứu về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
2.2.1 Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
Qua kết quả phỏng vấn chuyên gia, NCS nhận thấy, để phát triển
du lịch cần tập trung vào 8 chính sách du lịch sau: Chính sách bảo tồn,tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; Chính sách tài chính; Chínhsách kích cầu du lịch; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch;
Trang 11Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch; Chính sách phát triểnSPDL; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch và Chính sách liên kết,hợp tác phát triển du lịch
2.2.2 Quy trình chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
Quy trình chính sách thường bao gồm các giai đoạn chính, theotrình tự thời gian là: Xây dựng chính sách, ban hành chính sách, triểnkhai thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách Ngoài ra, cóthể phân chia thành các giai đoạn nhỏ hơn, tùy thuộc vào quy mô và tínhchất của chính sách được ban hành Trên cơ sở đó có thể khái quát cácgiai đoạn chính trong quy trình chính sách phát triển các KDLQG nhưsau:
Bước 1 Xây dựng và ban hành chính sách
Bước 2 Tổ chức thực hiện chính sách
Bước 3 Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách
Bước 4 Đánh giá và điều chỉnh chính sách
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
2.3.1 Các yếu tố phạm vi vĩ mô quốc gia
Chính sách phát triển các KDLQG chịu tác động của các yếu tố
vĩ mô quốc gia chủ yếu sau: An ninh chính trị và an toàn xã hội;Trình độ nhận thức và năng lực của cơ quan QLNN; Sự phát triểnnhu cầu du lịch đến các KDLQG
2.3.2 Các yếu tố phạm vi địa phương cấp tỉnh
Ở cấp địa phương, các chính sách phát triển KDLQG chịu sự tácđộng của một số yếu tố chủ yếu sau đây: Chính sách phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương có KDLQG; Chủ trương, định hướng pháttriển du lịch của địa phương có KDLQG; Ngân sách địa phương chicho phát triển KDLQG; Sự phát triển của CSHT và CSVCKT du lịchtại địa phương có KDLQG; NNL du lịch của địa phương có KDLQG;
Trang 12Nhận thức của dân cư địa phương có KDLQG và TNDL tại địaphương.
Như vậy, các chính sách phát triển KDLQG tại vùng du lịch chịutác động của nhiều yếu tố khác nhau Việc xác định và phân tích cácyếu tố ảnh hưởng sẽ giúp xây dựng và triển khai, thực hiện các chínhsách phát triển KDLQG tại vùng du lịch một cách hiệu quả và thànhcông
2.4 Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số khu
du lịch quốc gia và bài học rút ra cho Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
NCS đã chọn lựa và nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách pháttriển du lịch tại một số KDLQG trong và ngoài nước, bao gồm:
- Tại Việt Nam: KDLQG hồ Tuyền Lâm (thành phố Đà Lạt,
Lâm Đồng, thuộc vùng du lịch Tây Nguyên), KDLQG Sapa (thànhphố Lào Cai, thuộc vùng du lịch Trung du và Miền núi Phía Bắc),KDLQG Núi Sam (An Giang, thuộc vùng du lịch Đồng bằng SôngCửu Long
- Trên thế giới : KDLQG Goseokjeong (Hàn Quốc) và KDL
Núi Tam Thanh (Trung Quốc)
Từ đó rút ra 8 bài học rút ra cho các KDLQG thuộc vùng du lịch
Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, Việt Nam
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
3.1 Khái quát về sự phát triển du lịch tại vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc và các khu du lịch quốc gia thuộc Vùng
Theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban
hành ngày 11 tháng 11 năm 2013 về “Phê duyêt Quy hoạch tổng thể