năng du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thì việc đề ra,thực hiện chính sách phát triển các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB trong giai đoạntrước mắt và tầm nhìn lâu dài
Trang 1-DƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
Luận án tiến sĩ kinh tế
Hà Nội, Năm 2021
Trang 2-CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9340410 Luận án tiến sĩ kinh tế
Người hướng dẫn khoa học:
Hà Nội, Năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu đượcnêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực Những kết luận được rút ra từluận án là không trùng lặp và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa họcnào khác./
Nghiên cứu sinh
Dương Thị Hồng Nhung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giámhiệu và Quý Thầy Cô Trường Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợinhất để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên hướng dẫn khoahọc của luận án đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm, giúp Nghiên cứu sinhnhững quy chuẩn về phương pháp nghiên cứu, nội dung và kiến thức quý báu đểNghiên cứu sinh hoàn thành luận án
Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tổng cục Du lịch, ViệnNghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của cácđịa phương thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, các
cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức đã nhiệt tình hỗ trợ,cung cấp tài liệu và trả lời phỏng vấn, điều tra
Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồngnghiệp, sinh viên đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong suốt thời gianhọc tập và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Dương Thị Hồng Nhung
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và các câu hỏi nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Những đóng góp mới của luận án 5
5 Kết cấu của luận án 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu đề tài 7
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 7
1.1.2 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu 16
1.2 Phương pháp nghiên cứu 17
1.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 18
1.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 21
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA 23
2.1 Một số khái luận cơ bản về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia 23
2.1.1 Khu du lịch quốc gia 23
2.1.2 Phát triển khu du lịch quốc gia 26
2.1.3 Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia 29
2.2 Nội dung nghiên cứu về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia 32
2.2.1 Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia 32
2.2.2 Quy trình chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia 42
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia 47
2.3.1 Các yếu tố phạm vi vĩ mô quốc gia 47
2.3.2 Các yếu tố phạm vi địa phương cấp tỉnh 49
2.4 Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số khu du lịch quốc gia và bài học rút ra cho Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 52
Trang 62.4.1 Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số khu du lịch quốc gia trong và ngoài nước 52 2.4.2 Bài học rút ra cho các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 63
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCHQUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊNHẢI ĐÔNG BẮC 653.1 Khái quát về sự phát triển du lịch tại vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hảiĐông Bắc và các khu du lịch quốc gia thuộc Vùng 65
3.1.1 Khái quát về sự phát triển du lịch tại vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 65 3.1.2 Khái quát về các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng
và Duyên hải Đông Bắc 67
3.2 Kết quả phân tích thực trạng về chính sách phát triển các khu du lịch quốc giathuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 72
3.2.1 Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 72 3.2.2 Thực trạng quy trình chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 72
3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các chính sách phát triển khu du lịch quốc giathuộc vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 103
3.3.1 Ảnh hưởng của các yếu tố phạm vi vĩ mô quốc gia 104 3.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố phạm vi địa phương cấp tỉnh 107
3.4 Đánh giá chung về thực trạng chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộcvùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 112
3.4.1 Thành công và nguyên nhân 112 3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 114
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁTTRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNGHỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC 1204.1 Bối cảnh, phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch vùng Du lịch Đồng bằngSông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 120
4.1.1 Bối cảnh phát triển du lịch hiện nay 120 4.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
122
Trang 74.1.3 Phương hướng phát triển du lịch vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên
hải Đông Bắc 123
4.2 Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 126
4.2.1 Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 127
4.2.2 Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc 128
4.3 Giải pháp hoàn thiện chính phát triển các khu du lịch quốc gia vùng Du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 129 4.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình chính sách………… ………129
4.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện các chính sách……… ……….129
4.3.3 Nhóm giải pháp đặc thù về chính sách để phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia 145
4.4 Một số kiến nghị 147
4.4.1.Kiến nghị với các cơ quan trung ương……… ………… 147
4.4.2 Kiến nghị với các cơ quan địa phương……… ……….148
KẾT LUẬN 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……… ………xi
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… xvii
Trang 8: Doanh nghiệp du lịch: Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc: Đại học
: Đơn vị tính: Giáo dục đào tạo: Giá trị gia tăng: Hội đồng nhân dân: Khu du lịch
: Khu du lịch quốc gia: Một thành viên: Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu sinh: Nội địa
: Nguồn nhân lực: Nhà xuất bản: Quyết định: Quốc gia: Quản lý nhà nước: Quốc tế
: Sản phẩm du lịch: Tổng cục Du lịch: Thể dục, Thể thao
Trang 9: Trung ương: Ủy ban nhân dân: Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
SỐ
TRANG TÊN BẢNG
BẢNG
Số lượng phiếu điều tra các DNDL tại các KDLQG
21Bảng 1.1
thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB
Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về chính sách
34Bảng 2.2
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Đánh giá của DNDL về nội dung xác định, lựa chọn vấn đề 85
và xây dựng phương ánHình 3.2 Đánh giá của DNDL về nội dung lựa chọn phương án tối ưu 86Hình 3.3 Đánh giá của DNDL về quyết định ban hành chính sách 87
Hình 3.4 Đánh giá của DNDL về xây dựng chương trình hành động 88
và phổ biến rộng rãi cho doanh nghiệp
Hình 3.5 Đánh giá của DNDL về việc ra văn bản hướng dẫn và tập huấn 90
cho doanh nghiệp
Hình 3.6 Đánh giá của DNDL về việc thông tin, tuyên truyền chính sách 91
đến các doanh nghiệpHình 3.7 Đánh giá của DNDL về tổ chức quỹ thực hiện chính sách 92
Hình 3.8 Đánh giá của DNDL về công tác kiểm tra chấp hành 96
chính sách
Hình 3.9 Đánh giá của DNDL về công tác thanh tra chấp hành 97
chính sách
Hình 3.10 Đánh giá của DNDL về mức độ phù hợp của chính sách với 99
đường lối của Đảng và Nhà nước
Hình 3.11 Đánh giá của DNDL về sự đồng bộ, nhất quán, minh bạch, 99
Trang 12Hình 3.16 Đánh giá của DNDL về mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến 104
chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB
Hình 4.1 Mục tiêu về khách du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB 122
đến năm 2030
Hình 4.2 Mục tiêu về tổng thu từ khách du lịch và đóng góp của du lịch 123
trong GDP của vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2030
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong nhiều thập kỷ qua, du lịch đã có sự tăng trưởng và đa dạng hóa mạnh mẽ đểtrở thành một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới Không chỉvậy, đây cũng là ngành được chính phủ các quốc gia xem xét như một phương tiện tạothêm nhiều việc làm cho người dân, góp phần ổn định xã hội trong suốt những năm qua.Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, năm 2019 lữ hành và du lịch chiếm 10,3%GDP toàn cầu và 330 triệu việc làm, tức là gần 1/10 việc làm trên thế giới Cũng vào năm
2019, lĩnh vực này đạt mức tăng trưởng 3,5%, cao hơn cả mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu
là 2,5% Vì vậy, kiểm soát và quản lý ngành Du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển quốc gialuôn cần được khuyến khích và hỗ trợ, nhằm đảm bảo sự phát triển này tương thích với cácthế mạnh về tự nhiên, văn hoá và các giá trị địa phương
Đối với các điểm đến du lịch, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia (KDLQG), lànhững khu vực có tài nguyên du lịch (TNDL) đa dạng, có sức hấp dẫn với ưu thế vềcảnh quan thiên nhiên và/hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định, có kết cấu hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầulưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch thì càng cần có sự kiểm soát vàquản lý chặt chẽ từ phía nhà nước để đảm bảo phát triển lâu dài và hiệu quả Tuy nhiênthực trạng hiện nay cho thấy, tại các KDLQG vẫn chưa thực sự phát triển tương xứngvới tiềm năng du lịch, các hoạt động du lịch còn chưa đồng bộ, thiếu sự liên kết vàchưa mang tính dài hạn, chưa thể hiện được vai trò và tính chất của điểm đến du lịchcấp quốc gia Do vậy, chính sách quản lý nhà nước (QLNN) tại các KDLQG là rất cầnthiết để đảm bảo hoạt động du lịch tại đây phát triển một cách bền vững và có tráchnhiệm để mang lại những đóng góp tích cực và đáng kể vào sự phát triển của mỗi vùng,mỗi quốc gia, mỗi khu vực và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030, ngày 22 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bảy vùng du lịch baogồm: vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hảiĐông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên,vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ Các vùng du lịch này tập trung phát triểnnhững sản phẩm đặc trưng theo từng vùng, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển dulịch cho từng vùng và cả nước
Trang 14Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) là một vùngđất rộng lớn, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, nằm quanh khu vực hạ lưu sôngHồng bao gồm 11 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, HưngYên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh VớiTNDL phong phú, theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”, Vùng có 9 KDLQG, gồm: Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc
Việt Nam (Hà Nội), khu du lịch (KDL) Ba Vì – Suối Hai (Hà Nội), KDL Tam Đảo(Vĩnh Phúc), KDL Tam Chúc (Hà Nam), KDL Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương),KDL Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng), KDL Vân Đồn (Quảng Ninh),KDL Trà Cổ (Quảng Ninh) và KDL Tràng An (Ninh Bình) Tuy nhiên, đến tháng7/2021, vùng ĐBSH&DHĐB mới chỉ có duy nhất một KDLQG được công nhận chínhthức, đó là KDLQG Trà Cổ, Thành phố Móng Cái, Quảng Ninh (theo Quyết định số1501/QĐ-BVHTTDL ngày 24/4/2019) Do đó, nghiên cứu xây dựng, áp dụng cácchính sách QLNN nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG; đồng thời hoàn thiện cácchính sách đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa góp phần bảo tồn giá trị TNDL, vừađảm bảo khai thác hiệu quả và bền vững các yếu tố tài nguyên
Hiện nay, các KDLQG đã được xác định trong Quy hoạch du lịch tại vùngĐBSH&DHĐB vẫn chưa có chính sách du lịch riêng của Vùng và cũng chưa có chínhsách du lịch riêng cho KDLQG Các chính sách hiện đang triển khai tại đây bao gồmcác chính sách phát triển du lịch nói chung như: Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên
và môi trường du lịch; Chính sách phát triển sản phẩm du lịch (SPDL); Chính sách đàotạo phát triển nguồn nhân lực (NNL); Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sởvật chất kĩ thuật (CSVCKT) du lịch; Chính sách tài chính; Chính sách xúc tiến, quảng
bá du lịch; Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch, Tuy vậy, việc triển khai một
số chính sách QLNN chưa thực sự hiệu quả, cụ thể: Chính sách phát triển CSHT vàCSVCKT du lịch chưa thích hợp; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch cònyếu kém; Chính sách xúc tiến, quảng bá chưa được quan tâm đúng mức cả về trình độchuyên môn và nguồn tài chính hỗ trợ xúc tiến du lịch; Chính sách đầu tư du lịch chưakích thích đầu tư kinh doanh du lịch; Chính sách phát triển sản phẩm chưa khuyếnkhích khai thác hợp lý tiềm năng du lịch, chưa phát triển thị trường du lịch của vùngtương xứng với vị thế và tiềm năng du lịch, chưa thúc đẩy ngành du lịch địa phươngphát triển, Do đó, sự phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐBcòn chưa thực sự mang lại hiệu quả Để có điều kiện hội nhập vào trào lưu phát triển dulịch của cả nước, của khu vực và quốc tế, khai thác hiệu quả các tiềm
Trang 15năng du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thì việc đề ra,thực hiện chính sách phát triển các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB trong giai đoạntrước mắt và tầm nhìn lâu dài là một yêu cầu cần thiết và cấp bách.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học (NCKH), các đề tàitrong và ngoài nước nghiên cứu về sự phát triển du lịch tại các vùng du lịch nóichung và tại vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng Những công trình nghiên cứu này đãcung cấp cơ sở lý luận và quan điểm, cách tiếp cận về sự phát triển du lịch tại đây,những vấn đề lý luận về KDL, chính sách phát triển du lịch, tình hình phát triển dulịch vùng ĐBSH&DHĐB Từ đó có thể khẳng định, việc nghiên cứu chính sáchphát triển KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB là rất quan trọng, có ý nghĩa và cần đượcquan tâm nghiên cứu
Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh (NCS) đã quyết định lựa chọn đề
tài “Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Du lịch Đồng bằng
Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế Thông qua
nghiên cứu này, NCS mong muốn đóng góp một phần cho việc hoàn thiện những chính
sách nói trên để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của vùng.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và các câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất được giải pháp và kiến nghị chủ yếu hoàn
thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận
án xác định nhiệm vụ bao gồm: 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác địnhphương pháp nghiên cứu của luận án; 2) Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận vềchính sách phát triển các KDLQG tại vùng du lịch; 3) Tổng quan kinh nghiệm chínhsách phát triển một số KDLQG trên thế giới và tại Việt Nam và rút ra các bài họcvận dụng trong hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịchĐBSH&DHĐB của Việt Nam; 4) Khảo sát, phân tích và đánh giá toàn diện nộidung và quy trình chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịchĐBSH&DHĐB và các yếu tố ảnh hưởng, rút ra những thành công, hạn chế vànguyên nhân từ thực trạng; 5) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiệnchính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB
Câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đăt ra các câu
hỏi nghiên cứu sau:
Trang 16Một là, Cơ sở lý luận về chính sách phát triển các KDLQG tại vùng du lịchnhư thế nào? Kinh nghiệm nào về chính sách phát triển KDLQG trên thế giới và tạiViệt Nam mà KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB có thể áp dụng?
Hai là, Nội dung các chính sách phát triển các KDLQG được quy hoạch tạivùng ĐBSH&DHĐB thế nào? Quy trình chính sách phát triển KDLQG tại vùngĐBSH&DHĐB như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chính sách phát triểnKDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB?
Ba là, Quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển KDLQGvùng ĐBSH&DHĐB như thế nào và cần có các giải pháp và kiến nghị gì để hoàn thiệnchính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về chính sách phát triển các KDLQG tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các chính sách phát triển KDLQG và quy trìnhchính sách nhằm phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
Tại các KDLQG, có nhiều nhóm chính sách phát triển KDLQG như chínhsách kinh tế, chính sách văn hóa, chính sách du lịch,… Tuy nhiên, trong phạm viluận án của mình, NCS tập trung vào các chính sách du lịch nhằm phát triển du lịchtại các KDLQG
Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn chuyên gia tại các KDLQG được quyhoạch, NCS đã giới hạn nghiên cứu 8 chính sách du lịch, cụ thể là: Chính sách bảotồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; Chính sách tài chính; Chính sách kíchcầu du lịch; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch; Chính sách đầu tư CSHT
và CSVCKT du lịch; Chính sách phát triển SPDL; Chính sách xúc tiến, quảng bá dulịch và Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch
Các chính sách du lịch trong phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm cácchính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương
- Về phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu tại các
KDLQG được xác định theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vềPhê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030” Theo Quy hoạch, vùng du lịch ĐBSH&DHĐB gồm 9
KDLQG: KDL Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), KDL Ba Vì –
Trang 17Suối Hai (Hà Nội), KDL Tam Đảo (Vĩnh Phúc), KDL Tam Chúc (Hà Nam), KDLCôn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), KDL Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – HảiPhòng), KDL Vân Đồn (Quảng Ninh), KDLQG Trà Cổ (Quảng Ninh) và KDLTràng An (Ninh Bình) Trong đó, tính đến tháng 7 năm 2021 chỉ có duy nhất mộtKDLQG được công nhận chính thức, đó là KDLQG Trà Cổ, Thành phố Móng Cái,Quảng Ninh (theo Quyết định số 1501/QĐ-BVHTTDL ngày 24/4/2019), còn lại 8KDLQG vẫn đang được quy hoạch hoặc sắp được quy hoạch chính thức.
giai đoạn 2015 – 2019, một số vấn đề được xem xét trong bối cảnh năm 2020 và đề xuấtgiải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
4 Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và tập trung làm rõ hơn một số cơ sở lý
luận về chính sách phát triển KDLQG tại vùng du lịch, bao gồm xác định các chínhsách phát triển du lịch tại các KDLQG, xác định nội dung và quy trình chính sáchphát triển KDLQG, tìm hiểu và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đếnchính sách phát triển KDLQG tại Vùng du lịch
Về thực tiễn
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số KDLQG tiêu biểu ở Việt Nam
và thế giới (tại Trung Quốc và Hàn Quốc), rút ra được 8 bài học kinh nghiệm về chính sáchphát triển KDLQG vận dụng cho vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB trong thời gian tới
- Đánh giá được thực trạng 8 chính sách phát triển du lịch tại các KDLQGthuộc Vùng và quy trình chính sách phát triển KDLQG, đánh giá mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố cấp vĩ mô và cấp tỉnh tới thực trạng chính sách phát triển KDLQG thuộcVùng du lịch ĐBSH&DHĐB, rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân đểlàm căn cứ đề xuất các giải pháp, kiến nghị
- Đề xuất được các nhóm giải pháp và kiến nghị Chính phủ, Bộ, Ban, Ngànhnhằm hoàn thiện chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB ViệtNam trong thời gian tới
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho các KDLQG tại các vùng du lịch khác ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới Cụ thể:
+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Luận án có thể được sử dụng
để hỗ trợ công tác hoạch định chính sách, quản lý và khai thác TNDL tại cácKDLQG của các vùng du lịch ở Việt Nam để phát triển du lịch
Trang 18+ Đối với chính quyền địa phương tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB (cụ thể là tạicác địa phương có KDLQG được xác định trong Quyết định số 2163/QĐ-TTg): Luận án đềxuất các định hướng giúp chính quyền địa phương quản lý TNDL tại địa phương có cácchính sách nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong việc gìn giữ và bảo tồncác giá trị tự nhiên – văn hóa của địa phương, phối hợp và hỗ trợ các DNDL khai thácTNDL nhằm phát triển các KDL hiệu quả và bền vững.
+ Đối với công ty lữ hành: Luận án gợi ý giúp công ty lữ hành xây dựng, khaithác và phát triển các SPDL mới, mang tính lâu dài và hiệu quả tại vùng du lịch
ĐBSH&DHĐB
+ Đối với các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giaó dục nghề nghiệp du lịch:Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về quản lý, khai thác và bảo vệTNDL, nghiên cứu về phát triển du lịch tại các KDL
5 Kết cấu của luận án
Nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài; Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển các KDLQG Chương 3 Thực trạng chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng
ĐBSH&DHĐB;
Chương 4 Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB
Trang 19CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu đề tài
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS tổng hợp các công trình liênquan đến đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm 4 vấn đề:
1) KDL, KDLQG; 2) QLNN về du lịch; 3) Chính sách phát triển du lịch, chính sách phát triển KDL; và 4) Nghiên cứu về du lịch tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.
1.1.1.1 Khu du lịch, khu du lịch quốc gia
Hiện nay, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục hình thành, phát triển các KDL vàKDLQG Các KDL này thường gắn với các địa danh lịch sử, các vùng kinh tế theomột chiến lược và quy hoạch quốc gia hoặc địa phương Trong thời gian vừa qua, đã
có một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về KDL,KDLQG Các công trình nghiên cứu này đã đưa ra cách nhìn tổng quát về KDL vàKDLQG, những tác động của các KDL đối với tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xãhội tại khu vực đó Những công trình này chủ yếu dưới dạng các bài báo khoa học,các đề tài nghiên cứu, một số sách chuyên khảo và tham khảo
Trên thế giới, các tác giả thường nghiên cứu khái quát về sự phát triển du lịchtại KDL hoặc vùng du lịch ở nước ngoài và các vấn đề liên quan đến sự phát triển đó.Các công trình nghiên cứu đã khái quát bức tranh phát triển của các KDL, kinh nghiệmphát triển của các nước và vùng lãnh thổ trong quá trình hình thành và hoạt động củacác KDL Cụ thể như các giai đoạn phát triển KDL vùng ngoại ô, ven biển hoặc khunghỉ mát tại các các quốc gia như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, và mối quan hệgiữa chính phủ và địa phương trong phát triển KDL như lập chính sách, xây dựng kếhoạch và giải quyết các tác động trong kinh doanh du lịch tại địa phương Đây là các
nội dung chính trong các công trình “Tourism in Developing Countries” của hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon (1997) và “The Business of Rural Tourism
International Perspectives” của tác giả Stephen J Page và Don Getz (1997).
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu trong thời gian vừa qua cũng đã kháiquát được những vấn đề lớn về KDL, vai trò và điều kiện hình thành, phát triển các KDLViệt Nam, các KDL biển quốc gia và các KDL nói chung Bên cạnh đó, các công trình đãđúc kết được những kinh nghiệm thực tiễn phát triển các KDL khác nhau tại các quốc giađiển hình trên thế giới để từ đó tổng kết, đúc kết thành những
Trang 20bài học kinh nghiệm quý giá trong khai thác và phát triển du lịch tại các KDL củaViệt Nam Có thể kể đến như đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm 2004 về
“Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến,
điểm du lịch ở Việt Nam” đã tổng hợp hệ thống lý luận về khu, tuyến, điểm du lịch,
trong đó đề cập đến cách tiếp cận về KDL như một địa điểm nghỉ dưỡng; vai trò, ýnghĩa của các KDL đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam; Các điều kiện đểhình thành, phát triển và quản lý các KDL; Những nhóm tiêu chí chính để xây dựngKDL Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong việc xác định tiêu chíxây dựng các KDL (chủ yếu nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước như TrungQuốc, Thái Lan, Hoa Kỳ ) làm cơ sở cho việc xác định tiêu chí xác định và quản lýcác KDL ở Việt Nam Cùng cách tiếp cận đó, đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL
(tác giả Lê Văn Minh) năm 2006 về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát
triển KDL” phân tích ở góc độ sâu hơn về đầu tư phát triển KDL Đề tài đã tổng hợp
kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình trong việc quản lý tài nguyên và pháttriển du lich, trong đầu tư phát triển KDL, trong việc huy động sự tham gia của cộngđồng để phát triển du lịch tại các KDL Đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm
2011 về “Hiện trạng và giải pháp phát triển các KDL biển quốc gia tại vùng du lịch
Bắc Trung bộ” lại tiếp cận ở góc độ rộng hơn là một khu vực địa lý du lịch, trong đó
tiến hành tổng hợp và hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận về phát triển KDL biển,đánh giá đặc điểm các KDLQG biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ và các nhân tốtác động đến nó trong quá trình phát triển, đồng thời cũng tiến hành tổng kết kinhnghiệm phát triển của một số KDLQG biển nước ngoài
Ngoài việc đưa ra những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý
và phát triển các KDL nói chung và một số KDL đặc trưng, như KDL biển, những
đề tài nói trên cũng đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển du lịchtại các KDL cụ thể và đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp Cụ thể, đề tài NCKH cấp
Bộ của VNCPTDL năm 2004 về “Phương hướng phát triển du lịch - Nghiên cứu
xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở Việt Nam”, đề tài NCKH cấp Bộ
của VNCPTDL năm 2011 về “Hiện trạng và giải pháp phát triển các KDL biển
quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung bộ”, đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL năm
2006 về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển KDL”,
Trang 21Trên thế giới, các công trình cụ thể của các tác giả David Jeffries (2007) trong
cuốn “Governments and Tourism”, tác giả HwanSuk Chris Choi và Ercan Sirakaya (2006) trong bài viết “Sustainability indicators for managing community tourism”, tác giả Arvid Flagestad và Christine A Hope (2001) trong bài báo “Strategic success in
winter sports destinations: a sustainable value creation perspective”,… đã đề cập tới
các vấn đề có liên quan đến vai trò QLNN từ TW đến địa phương, bao gồm các vấn đề:
Cách thức mà các quốc gia và vùng khác nhau đối phó với những cơ hội và nguy cơ do
du lịch gây ra; Cách thức nhận định những cơ hội và thách thức từ hoạt động du lịch;Những bài học kinh nghiệm nào có thể được áp dụng ở những quốc gia và vùng khác;Chức năng bổ sung của khu vực công và tư nhân trong ngành du lịch Không chỉ baogồm các vấn đề chung liên quan đến vai trò của Chính phủ, trong các nghiên cứu khác
mà còn đề cập đến những vấn đề cụ thể thể hiện vai trò QLNN đối với hoạt động dulịch tại mỗi quốc gia, mỗi vùng Các vấn đề được đề cập bao gồm: công tác xã hội hóahoạt động du lịch, phát triển du lịch dựa trên cộng đồng hay xã hội hóa du lịch là mộttrong những chủ trương, định hướng quan trọng của Nhà nước trong quản lý các hoạtđộng du lịch quốc gia và hoạt động du lịch tại các địa phương khác nhau; Phát triển dulịch bền vững nhằm đảm bảo phát triển thành công điểm đến du lịch cũng như KDL,…
Tại Việt Nam, các công trình phân tích chủ yếu dựa trên một số nội dung cơ bảnsau: Về vai trò của Nhà nước trong phát triển du lịch, để phát triển du lịch bền vữngcần có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước Vai trò quản lý và điều tiết được thể hiệnthông qua các vấn đề cơ bản như: tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty địaphương, tạo ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, xoá bỏ các rào cản hoạt động khônghiệu quả, tạo ra lợi thế cho vùng và các doanh nghiệp trong vùng trong phát triển du
lịch (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mạnh Cường (2015), ĐH Kinh tế quốc dân về “Vai
trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh”).
Trong quản lý nhà nước về du lịch, ngoài việc thể hiện vai trò trong phát triển
du lịch, thì các góc độ tiếp cận về kinh tế, pháp luật hay các yếu tố đảm bảo an toàn cho
du khách và sự phát triển du lịch cũng được coi là những công cụ rất quan trọng
Ở góc độ pháp luật, luận án tiến sĩ của Trịnh Đăng Thanh (2004), QLNN bằng
pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN bằng pháp luật
đối với hoạt động du lịch; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải phápnhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trước yêu cầu mới.Qua luận án, tác giả đã nghiên cứu khái quát các vấn đề QLNN đối với hoạt động dulịch nói chung và ở từng địa phương nói riêng Trong khi đó, đề tài NCKH cấp Bộ
Trang 22của VNCPTDL (2006) về “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an
toàn cho khách du lịch tại Việt Nam” lại tiếp cận QLNN nhằm đảm bảo an toàn xã
hội tại Việt Nam Trong luận án, tác giả đã tiến hành tổng quan các vấn đề lý luận
về an toàn của khách du lịch; Tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia, một sốđịa phương, KDL ở Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch(Nghiên cứu một số biện pháp đã được áp dụng tại một số quốc gia; một số địaphương; khu, điểm du lịch ở Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn cho khách dulịch) Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng vấn đề an toàn của khách du lịch ở ViệtNam hiện nay Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp vĩ mô từ Nhà nướcnhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch ở Việt Nam
Về kinh tế, vai trò QLNN rất quan trọng để thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triểncủa kinh tế du lịch Để làm được điều này, trước hết các xác định cách thức đo lường
sự đóng góp của du lịch trong nền kinh tế cũng như những tác động của nó tới nền kinh
tế nói chung Cụ thể, tác giả Phan Thị Thu Hương (2016) trong luận án tiến sĩ Nghiên
cứu ứng dụng tài khoản vệ tinh du lịch ở cấp tỉnh, thành phố (Minh họa tại Thừa Thiên Huế), trường ĐH Kinh tế quốc dân, đã sử dụng cách tiếp cận tài khoản vệ tinh du lịch
để nghiên cứu xây dựng tài khoản vệ tinh du lịch cấp tỉnh ở nước ta hiện nay, luận án
đã xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng tài khoản vệ tinh du lịch ởViệt Nam Luận án đã đề xuất các bước cũng như phương pháp tính tác động kinh tếcủa hoạt động du lịch thông qua đóng góp của hoạt động du lịch vào tăng trưởng kinh
tế địa phương, cũng như ước tính việc làm tạo ra từ hoạt động du lịch ở phạm vi cấptỉnh; Luận án đề xuất phương pháp ước tính tổng lượt khách du lịch ở phạm vi cấp tỉnhtrên cơ sở tính toán được các hệ số phản ánh tỷ lệ khách nội địa và khách quốc tế đếntrong ngày tại các địa phương, đây là chỉ tiêu cơ bản là cơ sở cho việc tính tài khoản vệ
tinh du lịch ở phạm vi cấp tỉnh; Còn tác giả Nguyễn Thị Hương (2016), “Nghiên cứu
thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” trong
Luận án tiến sĩ, ĐH Kinh tế quốc dân của mình đã đưa ra các thảo luận và xác định cácchỉ tiêu có liên quan giữa Tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) và phương pháp đo lườngtăng trưởng theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), trên cơ sở đó đưa ra những phântích về sự tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế theocách đánh giá trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp Luận án đã đề xuất một số khuyến nghị ởgóc độ QLNN nhằm đẩy mạnh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế và tăngcường công tác thống kê đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế nóichung
Vấn đề về NNL du lịch có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển du lịch nói
Trang 23chung và trong thực hiện các hoạt động du lịch nói riêng, bởi nhân lực du lịch là yếu tốthen chốt, là chìa khóa để phát triển du lịch, giữa du lịch và NNL du lịch có sự tác độngqua lại lẫn nhau, du lịch tạo ra việc làm, giải quyết vấn đề kinh tế xã hội của một quốcgia, đến lượt mình, nguồn nhân lực du lịch với số lượng, chất lượng và cơ cấu phù hợplại quyết định đến sự phát triển du lịch tại quốc gia đó Như vậy, ở góc độ QLNN, pháttriển NNL du lịch được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu giúpphát triển du lịch Tại Việt Nam, công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng rấtđược Nhà nước coi trọng Để đảm bảo đạt được các mục tiêu, thực hiện được các chủtrương của Nhà nước thì phát triển nguồn nhân lực du lịch, đảm bảo cả số lượng, chấtlượng và cơ cấu, đáp ứng được yêu cầu của ngành là rất cần thiết Cụ thể, tác giả Vũ
Đức Minh (2007) trong bài báo Đào tạo NNL cho ngành Du lịch Việt Nam, thực trạng
và giải pháp, Tạp chí Khoa học Thương mại, đã đề cập đến thực trạng đào tạo NNL
cho ngành Du lịch trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp và dạy nghề, đào tạo lại tại các DNDL ở Việt Nam Qua đó, đề xuất các giảipháp về đào tạo nhằm phát triển NNL cho ngành Du lịch Việt Nam, trong đó có giảipháp đối với các cơ sở đào tạo, giải pháp đối với DNDL
1.1.1.3 Chính sách phát triển du lịch, chính sách phát triển khu du lịch
Để phát triển du lịch thì rất cần những chính sách hỗ trợ Vì thế, nghiên cứu
về các chính sách du lịch là một trong những hướng nghiên cứu khá phổ biến trênthế giới và ở Việt Nam hiện nay Các chính sách hỗ trợ sẽ đảm bảo phát triển vàquản lý du lịch theo đinh hướng chung của mỗi quốc gia, từ đó đảm bảo sự pháttriển bền vững và mang lại hiệu quả Đây là công cụ quản lý của nhà nước đối với
sự phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các vùng, các KDL nói riêng
Trên thế giới, tác giả David Scowsill (2015) trong bản báo cáo “Governing
National Tourism Policy” của trong World Travel & Tourism Council và tác giả S.
Medlik (1995) trong cuốn sách “Managing Tourism”, đều thống nhất rằng: Các
chính sách hỗ trợ sẽ đảm bảo phát triển và quản lý du lịch theo đinh hướng chungcủa mỗi quốc gia, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả Đây
là công cụ quản lý của nhà nước đối với sự phát triển du lịch nói chung và phát triển
du lịch tại các vùng, các KDL nói riêng
Tại Việt Nam, để có thể thúc đẩy du lịch phát triển xứng tầm với tiềm lực sẵn
có thì cần phải có một chiến lược đúng đắn và những chính sách phù hợp Cácnhóm chính sách này bao gồm:
Trang 24- Chính sách tài chính phát triển du lịch Để phát triển du lịch đòi hỏi phải cónguồn vốn và tài chính phù hợp để đầu tư, thực thi và phát triển các hoạt động du lịch vàngành Du lịch Việt Nam Cụ thể, về các kênh huy động vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốnđầu tư cho phát triển du lịch, tác giả Nguyễn Thị Bằng (1996), trong Luận án phó tiến sĩ
Kinh tế, ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội về “Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu
tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam” đã phân tích thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn
đầu tư phát triển du lịch khá khiêm tốn trước năm 1996 và đề xuất các giải pháp về huy độngvốn và sử dụng vốn đầu tư, làm cơ sở xây dựng các chính sách của Nhà nước cho đầu tư pháttriển du lịch Việt Nam đến năm 2005 Luận án đã đề cập huy động vốn đầu tư và sử dụngvốn đầu tư cho du lịch trong giai đoạn trước (trước năm 2005) và đề xuất, kiến nghị các địnhhướng về chính sách nhằm huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch Việt Namcho các giai
đoạn sau đó
Bên cạnh nguồn vốn đầu tư, các chính sách, giải pháp tài chính mà ngành Dulịch Việt Nam đã áp dụng trong thời gian vừa qua cũng là nội dung quan trọng trongnghiên cứu chính sách phát triển du lịch Tác giả Chu Văn Yêm (2004) trong Luận
án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính về “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2010”, đã phân tích thực trạng du lịch Việt Nam từ năm
1996 đến 2002; đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế và nguyên nhânphát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt những giải pháp tài chính mà ngành Du lịchViệt Nam đã áp dụng nhưng chưa đạt được hiệu quả cao Từ đó đề xuất một số giảipháp tài chính để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, trong đó có một số giảipháp chủ chốt như các chính sách để tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước, giảipháp về tín dụng, bảo hiểm tạo nguồn ngân quỹ cần thiết cho hoạt động du lịch cũngnhư sự phát triển của ngành Du lịch
- Các chính sách đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực (NNL) du lịch: Nhânlực là yếu tố quyết định đến việc thực thi và triển khai mọi hoạt động, trong đó có du lịch.Nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch, chính sách phát triển NNL du lịch luôn đượcchú trọng và quan tâm Các tác giả Đinh Thị Hải Hậu (2014) trong Luận án tiến sĩ kinh tế,
Học viện Tài chính về “Huy động vốn đầu tư cho phát triển NNL du lịch việt nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Trần Sơn Hải (2010) trong luận án tiến sĩ kinh tế Học viện
Tài chính về “Phát triển NNL ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên”, Trần Quang Hảo (2008), trong bài viết trên Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4/2008
về “Đâu là điều kiện cần thiết để phát triển NNL du lịch”
đều đề cập đến vấn đề này Trong đó, theo tác giả Trần Quang Hảo, điều kiện cần thiết
Trang 25để phát triển NNL du lịch là các định hướng chính sách phát triển NNL du lịch ViệtNam Tác giả đã đề cập đến việc giải bài toán phát triển NNL du lịch trong đó giảipháp đã thực hiện trong thời gian qua là liên kết giữa doanh nghiệp, người sử dụnglao động với cơ sở đào tạo để tạo ra NNL đáp ứng yêu cầu xã hội chưa đạt được kếtquả mong muốn Lý do chính của những hạn chế trong hoạt động giáo dục đào tạochủ yếu xuất phát từ cơ chế, chính sách và hoạt động quản lý về giáo dục đào tạocòn nhiều hạn chế, bất cập Tác giả đã đề xuất giải pháp để phát triển NNL du lịch
là cần có sự quan tâm giải quyết cụ thể, khoa học, đồng bộ, tích cực hơn từ Chínhphủ, các Bộ, ngành, địa phương, của cả hệ thống giáo dục đào tạo, có sự phối hợpthực sự chặt chẽ, nghiêm túc với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động
Muốn phát triển được nhân lực du lịch thì phải có vốn, vậy huy động vốn từ đâu
và như thế nào là nội dung mà tác giả Đinh Thị Hải Hậu trong luận án của mình đã đềcập Theo đó, tác giả đã đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển NNL
du lịch Việt Nam trong những năm qua và chỉ ra những kết quả đạt được và nguyênnhân, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó Trên cơ sở đó đã đề xuất cácgiải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển NNL du lịch Việt Namđến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Đối với vùng du lịch, công trình nghiên cứutiêu biểu tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của tác giả Trần Sơn Hải
đã nghiên cứu về vấn đề phát triển NNL ngành Du lịch trên địa bàn thuộc 5 tỉnh duyênhải Nam Trung bộ và 5 tỉnh Tây Nguyên bằng cách tiếp cận liên ngành giữa phươngpháp luận nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, phương pháp luận nghiên cứu pháttriển ngành Du lịch và phương pháp luận nghiên cứu phát triển vùng của khoa họcvùng Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển đất nước thông qua pháttriển vùng, điển hình là ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc – Trung - Nam, thì việc kết hợpgiữa phát triển ngành và phát triển vùng là đặc biệt có ý nghĩa mới đối với chiến lượcquản lý hành chính công trong tương lai gần của đất nước Luận án đã làm sáng tỏ một
số nội dung cơ bản liên quan đến phát triển NNL du lịch như khái niệm, các đặc điểmđặc trưng của NNL ngành Du lịch, số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, nội dungQLNN đối với phát triển NNL ngành Du lịch Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giảipháp, chính sách đồng bộ nhằm phát triển NNL ngành Du lịch tại khu vực khảo sát;đồng thời đề xuất những kiến nghị cụ thể đối với các bên có liên quan đến phát triểnNNL ngành Du lịch như Bộ GDĐT, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Ủy ban nhân dân (UBND) cáctỉnh trong khu vực để các giải pháp, chính sách có tính khả thi, mang lại hiệu quả nhưmong muốn
Trang 26- Các chính sách khác: Bên cạnh những chính sách cho từng lĩnh vực cụ thể thì
để phát triển du lịch Việt Nam vẫn rất cần các chính sách khác mang tính tổng hợp Cácchính sách này cần được triển khai toàn diện và trên các khía cạnh khác nhau của hoạt động
du lịch Về mặt lý luận, VNCPTDL (2014), trong đề tài cấp cơ sở về “Tổng quan hệ thống
chính sách phát triển du lịch Việt Nam,” nhóm tác giả xác
định: xuất phát từ tính chất của ngành du lịch là một ngành liên ngành, liên vùng và
có tính xã hội cao, các chính sách đối với ngành Du lịch vì thế cũng mang tính phứctạp và đa dạng Các chính sách phát triển du lịch không chỉ có những chính sách nội
bộ trong ngành mà còn có sự tham gia của nhiều ngành khác có liên quan vì bảnthân du lịch không thể tự phát triển du lịch nếu không có sự tham gia, hỗ trợ của cácngành khác Từ lý luận đó, nhóm tác giả đã nghiên cứu và trình bày tổng quan và hệthống hóa các chính sách phát triển du lịch Việt Nam từ năm 2005 đến 2014, nhưchính sách phát triển sản phẩm, chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch, chính sáchđầu tư CSHT và CSVCKT du lịch,…; và đã tiến hành phân tích thực trạng cácchính sách này tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa chínhsách phát triển du lịch trong giai đoạn tới
Để phát triển du lịch rất cần dựa vào TNDL Trong đề tài NCKH cấp Nhà nước
của VNCPTDL về “Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp quản lý khai thác
TNDL ở Việt Nam”, tác giả Trịnh Quang Hảo (2002), nhận định, muốn khai thác và
quản lý hiệu quả TNDL thì rất cần phải có các chính sách phù hợp Tác giả đã hệ thống
và tổng quan những vấn đề lý luận chung về TNDL, quản lý khai thác TNDL, phân tíchhiện trạng quản lý khai thác TNDL hiện nay ở Việt Nam, đưa ra những khó khăn bấtcập và nguyên nhân, nhằm tìm cách tháo gỡ và có các chính sách, giải pháp hoàn thiệncông tác quản lý khai thác TNDL ở Việt Nam Từ đó, đề xuất một số kiến nghị chínhsách nhằm tháo gỡ những bức xúc hiện nay trong quản lý khai thác TNDL
Còn với các dịch vụ du lịch, chẳng hạn như dịch vụ lữ hành, việc vận dụngchính sách liên kết, hợp táccùng phát triển là điều rất cần thiết Đó cũng là nội dụng màluận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội của Nguyễn Trùng
Khánh (2012) về “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” đề
cập Tác giả đã cố gắng hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến liên
kết, hợp tácphát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếnhư: khách du lịch, dịch vụ lữ hành du lịch, khách sạn Tác giả cũng khẳng định tínhchất dịch vụ thương mại của hoạt động lữ hành du lịch; chỉ ra các điều kiện phát triểndịch vụ lữ hành du lịch, bao gồm các điều kiện về cung và cầu, Từ đó,
Trang 27tác giả đã phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch lữ hành của Việt Nam, chỉ ranhững thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành du lịch đềxuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành
du lịch cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1.4 Nghiên cứu về du lịch tại vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
ĐBSH&DHĐB được coi là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa với truyềnthống lâu đời và đặc sắc của dân tộc Việt Nam Đây cũng là khu vực có mức độphát triển kinh tế tương đối tốt của Việt Nam, đặc biệt là kinh tế du lịch
Trong lĩnh vực du lịch, đề tài NCKH cấp Bộ của VNCPTDL (2015) về
“Nghiên cứu xây dựng sản phẩm đặc thù vùng đồng bằng sông Hồng” và đề tài NCKH cấp Bộ của tác giả Trần Thị Bích Hằng (2019), “Phát triển SPDL vùng
ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2020-2030” đã đánh giá tiềm năng phát triển SPDL đặc
thù vùng Đồng bằng Sông Hồng nói riêng và vùng ĐBSH&DHĐB nói chung; Làm
rõ các TNDL đặc sắc và lợi thế so sánh của Vùng làm căn cứ để xác định SPDL đặcthù Đánh giá hiện trạng phát triển SPDL đặc thù, công tác tổ chức, liên kết pháttriển SPDL vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB Xác địnhcác nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SPDL đặc thù của từngvùng Xây dựng hệ thống SPDL đặc thù vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng dulịch ĐBSH&DHĐB Đề xuất các kiến nghị và giải pháp phát triển sản phẩm đặc thùvùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng du lịch ĐBSH&DHĐB,…
Ngoài các lĩnh vực cụ thể, tại một vài địa phương tiêu biểu trong vùngĐBSH&DHĐB cũng có những đề tài nghiên cứu có liên quan đến kinh tế nói chung và
du lịch nói riêng, có thể được sử dụng để hỗ trợ nghiên cứu cho luận án của NCS Cáccông trình này nghiên cứu ở góc độ tổ chức hoạt động du lịch và phát triển du lịch bềnvững tại một địa phương cụ thể trong vùng ĐBSH&DHĐB, cụ thể là tại Hà Nội vàQuảng Ninh Tại Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân (2013) của
Nguyễn Văn Đức về “Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa
quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững” đã nêu ra các hoạt động du lịch
tại các di tích lịch sử văn hóa ở Hà Nội chưa đảm bảo được nguyên tắc bảo tồn và pháttriển bền vững, chưa có sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý di tích lịch sử văn hóa vớicác doanh nghiệp lữ hành để phát triển SPDL bền vững Luận án đã tổng hợp cơ sởkhoa học về tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa, đưa ra thựctrạng tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của HàNội Từ đó, đề tài cũng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
Trang 28tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội.Đây là nguồn thông tin tham khảo để định hướng quản lý hoạt động du lịch tại cácđiểm du lịch cụ thể nói riêng và các điểm du lịch nói chung ở vùng ĐBSH&DHĐB nóichung hiện nay Tại Quảng Ninh, tác giả Nguyễn Đăng Tiến trong Luận án tiến sĩ, Họcviện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2016)
về “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát
triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng” đã nghiên cứu và làm sáng tỏ
những mặt thuận lợi và hạn chế của điền kiện tự nhiên, nhân văn và điều kiện sinh khíhậu cho việc triển khai các hoạt động du lịch và từng loại hình du lịch phục vụ pháttriển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững Những vấn đề lý luận, thực tiễnnghiên cứu góp phần hoàn thiện về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánhgiá điều kiện tự nhiên, nhân văn và sinh khí hậu phục vụ mục đích của con người, trong
đó có hoạt động du lịch Luận án đã xác lập cơ sở khoa học và tài liệu tham khảo có giátrị cho việc hoạch định chiến lược và thiết kế tổ chức không gian phát triển du lịchtrong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng.Đồng thời kết quả này là tài liệu chỉ dẫn cho các cấp chính quyền địa phương cụ thểhóa kế hoạch, tổ chức hoạt động du lịch, thực thi các giải pháp cho quản lý phát triển
du lịch bền vững tại địa phương và vùng du lịch
1.1.2 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trên, bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khácnhau, bao gồm cả phương pháp định tính và định lượng, đã phần nào khái quát được
hệ thống những chính sách, những quy định của Nhà nước, của chính quyền địaphương đối với du lịch và phát triển du lịch, hệ thống những kinh nghiệm về pháttriển du lịch, về nhân lực du lịch của các địa phương và của các quốc gia, vùng lãnhthổ điển hình Cụ thể, các nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề:
Một là, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về KDL nói chung như khái quát vềKDL, vai trò và điều kiện hình thành, phát triển các KDL, kinh nghiệm và các giaiđoạn phát triển một số KDL trên thế giới và ở Việt Nam nói chung
Hai là, một số vấn đề cơ bản về QLNN về du lịch, như vai trò QLNN từtrung ương (TW) đến địa phương trong phát triển du lịch bền vững, quản lý và điềutiết các vấn đề về kinh tế, pháp luật, an ninh chính trị và an toàn xã hội cho dukhách tại các địa điểm du lịch Vai trò QLNN được thể hiện rất rõ thông qua cácchính sách kinh tế - xã hội nói chung và chính sách du lịch nói riêng để đảm bảo sựphát triển du lịch tại điểm đến
Trang 29Ba là, chính sách phát triển du lịch và chính sách phát triển KDL, trong đóchủ yếu bao gồm các chính sách tài chính, chính sách đào tạo, phát triển NNL dulịch, chính sách về TNDL , chính sách hợp tác, liên kết phát triển du lịch tại ViệtNam nói chung,…
Bốn là, khái quát về các yếu tố môi trường, hệ thống pháp luật, du lịch vàkinh tế nói chung trong sự phát triển du lịch bền vững vùng Đồng bằng Sông Hồng
và tại một số các địa phương cụ thể vùng ĐBSH&DHĐB
Những công trình nghiên cứu này chưa nghiên cứu và tiếp cận một cách hệthống và toàn diện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng Du lịchĐBSH&DHĐB Chưa chỉ ra đầy đủ các chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch
và những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện và hoàn thiện chính sách du lịch nhằmphát triển du lịch nói chung và tại các KDLQG nói riêng thuộc vùng du lịchĐBSH&DHĐB
Nhận thấy những khoảng trống của những công trình nghiên cứu đã được
công bố, NCS thấy rằng việc lựa chọn đề tài: “Chính sách phát triển các KDLQG
thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB Việt Nam” sẽ kế thừa phần nào kết quả trong các
công trình nghiên cứu trước về các lý luận cơ bản về vùng du lịch, KDL nói chung,
về QLNN về du lịch, về chính sách phát triển du lịch và chính sách phát triển vùng
du lịch và tại điểm du lịch, về các yếu tố môi trường, hệ thống pháp luật, du lịch,văn hóa – xã hội và kinh tế nói chung trong sự phát triển bền vững của vùng du lịchĐBSH&DHĐB và tại một số các địa phương cụ thể thuộc Vùng Từ đó, tiếp tụcnghiên cứu, phát hiện và làm rõ các vấn đề sau:
- Các chính sách du lịch đang được áp dụng tại các KDL và KDLQG
- Quy trình thực hiện chính sách phát triển các KDLQG
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chính sách phát triển các KDLQG
- Thực trạng triển khai chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịchĐBSH&DHĐB
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sửdụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế nói chung và cách tiếpcận liên ngành, liên vùng và hệ thống thường được áp dụng trong nghiên cứu các đềtài về du lịch nói riêng Trên cơ sở phương pháp luận nói trên và xuất phát từ mục
Trang 30tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp phân tích, thống
kê, tổng hợp, đối chiếu, dự báo Đặc biệt, phương pháp so sánh được sử dụng trongluận án nhằm phân tích, đánh giá thực trạng chính sách và quy trình chính sách pháttriển KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB Việt Nam
Bên cạnh đó, luận án sử dụng kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứuđịnh lượng trong thu thập và phân tích dữ liệu, cụ thể như sau:
1.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.2.1.1 Đối với dữ liệu thứ cấp
Các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập để thực hiện luận án này bao gồm:
- Về dữ liệu thứ cấp nghiên cứu cơ sở lý luận, NCS đã tiến hành thu thập,tổng hợp và xử lý thông tin từ việc nghiên cứu tài liệu, các công trình NCKH, các sách,báo, tạp chí về du lịch có liên quan đến luận án, bao gồm: chính sách và quy trình triểnkhai chính sách phát triển du lịch tại các KDL và các KDLQG hiện nay, các bài học kinhnghiệm về chính sách phát triển KDLQG tại một số KDLQG tiêu biểu trên thế giới và tạiViệt Nam
- Về dữ liệu thứ cấp nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp, kiến nghị, NCS
đã tìm kiếm và tiếp cận các thông tin về các văn bản, Quy định, Nghị quyết, Quyết
định, Chỉ thị, Thông tư,… của Chính phủ và các địa phương về phát triển du lịch tại cácKDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB; Các số liệu thực tế về doanh thu và lượtkhách đến trong giai đoạn 2015 - 2019 từ các CQQL du lịch từng địa phương, số liệu
dự báo về mục tiêu lượt khách và doanh thu từ khách du lịch đến năm 2030,…
1.2.1.2 Đối với dữ liệu sơ cấp
Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu, NCS đã sử dụng phươngpháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều tra xã hội học với các doanh nghiệp cóhoạt động kinh doanh du lịch, gọi tắt là doanh nghiệp du lịch (DNDL), tại cácKDLQG được xác định trong Quy hoạch, là đối tượng chính thụ hưởng chính sách
a Phương pháp phỏng vấn sâu
Để làm rõ thực trạng nghiên cứu về chính sách phát triển các KDLQG tại vùng
du lịch ĐBSH&DHĐB, NCS đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 15 chuyêngia, là những người làm việc trực tiếp hoặc có liên quan đến lĩnh vực du lịch tại:Trường Đại học (ĐH) Thương mại, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội,
và đại diện các CQQL du lịch tại địa phương có KDLQG được quy hoạch vùngĐBSH&DHĐB, như các Sở Du lịch Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Sở
Trang 31VHTTDL Hà Nam và đại diện đội ngũ quản lý của các công ty du lịch nhưViettravel, Hanoitourist, Leadtravel, Vietsense (Xem Phụ lục 01).
Thời gian phỏng vấn từ tháng 6/2019 đến tháng 8/2019, mỗi buổi phỏng vấntiến hành trong khoảng 30-40 phút
Nội dung phỏng vấn tập trung vào ba vấn đề chính: 1) Các chính sách được
áp dụng để phát triển các KDLQG; 2) Thực trạng chính sách phát triển các KDLQGvùng du lịch ĐBSH&DHĐB, bao gồm: Các chính sách đang được áp dụng tạiKDLQG của Vùng; Nội dung quy trình chính sách phát triển các KDLQG và nhữngkhó khăn trong việc triển khai chính sách; và 3) Các giải pháp, kiến nghị để hoànthiện các chính sách phát triển KDLQG tại địa phương (Xem Phụ lục 02)
Cách thức thực hiện: Phỏng vấn sâu được tiến hành thông qua các cuộc hẹngặp trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại Nội dung phỏng vấn được ghi chép đầy
đủ và lưu trữ trong máy tính
Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu: Dữ liệu thu thập từ các cuộc phỏng vấnđược sắp xếp, phân loại để phục vụ cho quá trình phân tích và tổng hợp các vấn đềliên quan đến chính sách phát triển các KDLQG được nghiên cứu trong luận án
b Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu khảo sát dành cho các DNDLtại các KDLQG đã được xác định trong Quy hoạch vùng ĐBSH&DHĐB, họ là nhữngngười chịu ảnh hưởng trực tiếp và cũng hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách này
- Thời gian thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2019
- Thiết kế phiếu khảo sát căn cứ nội dung nghiên cứu của đề tài Để đánh giá các thông tin dữ liệu trong Phiếu khảo sát, luận án sử dụng thang đo Likert 5 mức độ
Phiếu khảo sát được thiết kế làm hai phần: Phần I là các thông tin chung vềDNDL Phần II tập trung vào các chính sách thực tế đang được áp dụng, các yếu tốảnh hưởng tới chính sách và một số nội dung trong quy trình chính sách, ngoài raphiếu điều tra còn có các câu hỏi mở liên quan đến đánh giá của doanh nghiệp vềnhững hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc áp dụng các chính sách đó hiệnnay, từ đó đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách phát triển
Nội dung các câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng đảm bảo được mục tiêu của nghiên cứu (Xem Phụ lục 03)
- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Do NCS không có được danh sách và địa chỉliên lạc của tất cả các đối tượng trong tổng thể và cũng không đủ điều kiện khảo sát tất cả, chonên mẫu nghiên cứu của đề tài này được chọn theo phương pháp lấy mẫu xác
Trang 32suất thuận tiện, tức là chọn mẫu dựa trên khả năng có thể tiếp cận được tới các đối
tượng nghiên cứu một cách thuận tiện nhất (Nguyễn Văn Thắng, 2015).
Trong luận án, NCS xác định kích thước của mẫu dựa theo yêu cầu của phântích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Cụ thể, theo Hair và các tácgiả (2006), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ sốquan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát Số quansát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát đủ điểu kiện cần thiết; biến đo lườngđơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát Công thức chọn mẫu là: n=5xm
Trên cơ sở đó, với 28 biến trong phiếu khảo sát (Phụ lục 03) tại mỗi KDLQGthuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, số lượng phiếu tối thiểu cần điều tra tại mỗiKDLQG là: n = 5 x 28 = 140
Kích thước mẫu này lớn hơn kích thước tối thiếu (50 hoặc 100), vì vậy cỡmẫu này đã đảm bao yêu cầu nghiên cứu
Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB có 9 KDLQG đã được xác định trong Quyhoạch nên tổng số phiếu điều tra tối thiểu của cả vùng sẽ là: 140 x 9 = 1.260 phiếu
- Cách thức khảo sát: NCS tiến hành phát phiếu cho các DNDL tại cácKDLQG vùng ĐBSH&DHĐB, bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưutrú, ăn uống, vận chuyển và bán vé thăm quan tại điểm du lịch, thông qua hai hình thức:phát phiếu trực tiếp và gửi phiếu online
Trong đó, tổng số phiếu phát ra là 1.800 phiếu, số phiếu thu về là 1.467
phiếu, số phiếu đủ điều kiện phân tích là 1.389 phiếu (đạt 77,17%), số phiếu không
đủ điều kiện phân tích là 78 (phiếu không đủ điều kiện phân tích là phiếu phát trựctiếp nhưng người được khảo sát không trả lời đầy đủ các câu hỏi, còn đối với cácphiếu online đều có gắn * bắt buộc phải trả lời hết các câu hỏi nên tất cả phiếu thu
về đều đủ điều kiện phân tích) (Bảng 1.1)
Tùy từng địa phương trong vùng ĐBSH&DHĐB, dựa trên cơ sở quy mô vàmức độ phát triển du lịch tại đó mà số lượng phiếu phát ra và thu về sẽ khác nhau.Các địa phương có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch sẽ phát ra và thu đượcnhiều phiếu hơn do ở đó có nhiều DNDL, ngược lại ở các địa phương khác có điềukiện phát triển du lịch du lich ít hơn thì số phiếu phát ra và thu về cũng sẽ nhỏ hơn.Theo đó, kết quả thu được như Bảng 1.1
Qua thống kê từ kết quả phiếu điều tra cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp cóhoạt động kinh doanh tại các KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB với nhiều lĩnh vựckinh doanh khác nhau, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Trang 33có kết hợp với kinh doanh cung ứng dịch vụ vận chuyển du lịch, bán vé thăm quantại điểm du lịch (có/không kèm trong chương trình du lịch của doanh nghiệp), cácdịch vụ vui chơi, giải trí và dịch vụ khác (tổ chức team building, sự kiện,…); Ngoài
ra, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, bên cạnh việc kinh doanh dịch vụ chính thìcòn tổ chức cung ứng thêm các dịch vụ thăm quan tại điểm du lịch và các dịch vụkhác Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và ăn uống có địa chỉgần hoặc trong phạm vi khu/điểm du lịch tại địa phương, còn các doanh nghiệp kinhdoanh lữ hành, vận chuyển và kinh doanh các dịch vụ khác lại có phạm vi hoạt độngtương đối rộng tại hầu hết các điểm du lịch trong khu vực thuộc vùng du lịchĐBSH&DHĐB nói riêng và Việt Nam nói chung, do tính chất và bản chất của hoạtđộng kinh doanh lữ hành có sự đa dạng và phong phú về các tour và dịch vụ du lịch,điều này giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh có khả năng tiếp cận khách hàng tốthơn, từ đó có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trên thị trường du lịch hiệnnay Do vậy, một doanh nghiệp có thể được điều tra tại nhiều KDLQG khác nhau
Bảng 1.1 Số lượng phiếu điều tra DNDL tại các KDLQG
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) 150 124 82.67
Điểm du lịch Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh-Hải 250 168 67.20
1.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
1.2.2.1 Đối với dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để hệ thống hóa các chính sách du
lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG, những nhân tố ảnh hưởng đến nhóm
Trang 34chính sách này.
- Phương pháp tổng hợp: Sử dụng để tổng hợp hoạt động và kết quả kinh doanh
du lịch tại các địa phương có KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB, ngoài ra,
NCS còn sử dụng phương pháp này để tổng hợp các chính sách du lịch, quy trìnhchính sách phát triển du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triểnKDLQG thuộc Vùng
mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn để đánh giá từng nội dung chính sách và quy trìnhchính sách phát triển du lịch giữa các KDLQG thuộc vùng du lịch
ĐBSH&DHĐB trong thời gian vừa qua
- Phương pháp phân tích: Áp dụng để phân tích số liệu thông tin, làm rõ hơn
bản chất, mức độ và nguyên nhân của các thực trạng chính sách và các yếu tố ảnh hưởngđến chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB
1.2.2.2 Đối với phân tích dữ liệu sơ cấp
Đối với phiếu khảo sát DNDL tại các KDLQG đã được xác định trong Quy hoạch vùng ĐBSH&DHĐB, NCS phân tích các dữ liệu sơ cấp bằng cách:
Bước 1: Dùng phần mềm excel để xử lý dữ liệu
Bước 2: Đưa ra kết luận về mức độ đánh giá của doanh nghiệp theo mức sau:
= : Đánh giá của doanh nghiệp ở mức rất tốt
4 ≤ < : Đánh giá của doanh nghiệp ở mức tốt
3 ≤ < : Đánh giá của doanh nghiệp ở mức trung bình
2 ≤ < 3 : Đánh giá của doanh nghiệp ở mức kém
1 ≤ < : Đánh giá của doanh nghiệp ở mức rất kém
Trang 35CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA
2.1 Một số khái luận cơ bản về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
2.1.1 Khu du lịch quốc gia
2.1.1.1 Khái niệm khu du lịch quốc gia
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về KDL Dưới góc nhìn của nhà quy hoạch,
tác giả Edward Inskeep (Tourism Planning: An Integrated and Sustainable Development
Approach, 1991) đã viết: “KDL là một khu vực cung cấp đồng bộ các dịch vụ và tiện nghi đặc thù cho khách du lịch, đặc biệt là những tiện nghi được thiết kế phù hợp phục vụ các mục đích, nhu cầu du lịch Các KDL thường thể hiện tính tổng hợp cao, được qui hoạch mới hoặc kế thừa một vài KDL cũ chưa được quy hoạch nhưng vẫn đang hoạt động, cung ứng các tiện nghi và dịch vụ cho du khách” Cũng theo tác giả này, khái niệm về KDL
được hiểu là “một khu vực lãnh thổ thống nhất có nhiều tiềm năng phát triển du lịch trên
cơ sở các yếu tố đặc thù về du lịch ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai”.
Tư tưởng cơ bản của khái niệm trên bao gồm: 1) KDL là một SPDL, trong đó,sản phẩm là một tài nguyên và đi kèm với nó là quá trình phát triển tài nguyên đó ;2) Sự phát triển KDL có thể do Nhà nước, tư nhân hoặc các tổ chức phi lợi nhuậntiến hành; Thành phần cơ bản của SPDL trong KDL là giá trị hấp dẫn của TNDL được
hỗ trợ bởi các dịch vụ và các trang thiết bị phục vụ
Ở Việt Nam, điều 6, Luật Du lịch Việt Nam 2017, KDL được định nghĩa là
“khu vực có ưu thế về TNDL, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách du lịch KDL bao gồm KDL cấp tỉnh và KDLQG ”.
Như vậy có thể hiểu, KDL là nơi có TNDL, có không gian diện tích đủ rộng,được quy hoạch đầu tư phát triển để trở thành nơi cung cấp đồng bộ các dịch vụ vàtiện nghi du lịch đặc thù phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch; đem lại hiệuquả kinh tế - xã hội và môi trường
KDLQG là một khái niệm mới trên thế giới Hiện nay chưa có quan niệm chung
về KDLQG Các quốc gia trên thế giới vẫn sử dụng quan niệm về KDL nói chung vàxác định các KDLQG trên cơ sở giá trị nguồn TNDL tại đó mang giá trị cấp quốc gia(Ví dụ: Trung Quốc, Hàn Quốc,…) Tiêu chuẩn này khác nhau ở mỗi nước, vì thế, quanđiểm về KDLQG ở các nước khác nhau cũng không giống nhau Ở Việt Nam, KDLQG
là danh hiệu do Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyếtđịnh công nhận cho một KDL đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn tương
Trang 36ứng của một KDLQG, đó là các điều kiện, tiêu chí về tài nguyên, cơ sở hạ tầng,CSVCKT du lịch, các dịch vụ du lịch, an ninh,…
Theo khoản 2, điều 26, chương IV của Luật Du lịch Việt Nam 2017 và Điều
13, Chương IV, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP về Quy định một số điều của Luật
Du lịch 2017, các điều kiện công nhận KDLQG cũng được quy định cụ thể Trong
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”, cả nước có 46 KDL được định hướng quy hoạch phát triển thành du lịch
quốc gia Tuy nhiên, đến năm 2015, phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý bổ sungKhu di tích Núi Sam (tỉnh An Giang) vào Danh mục các KDLQG và Khu di tíchNúi Sam đã được chính thức công nhận trở thành KDLQG vào ngày 13/7/2018.3) “Có kết cấu hạ tầng, CSVCKT, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhucầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm: a) Có cơ sở kinhdoanh dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe đạt tiêuchuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 500.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sởlưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 300.000 lượt khách lưu trú mỗi năm, trong đó có cơ sở lưutrú du lịch được công nhận hạng từ 4 sao trở lên; b) Có hệ thống
điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch; c) Có nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyếtminh về KDL; có hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ,các điểm tham quan; d) Cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch”
Trang 374) “Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia; đảm bảo
đi lại và thông tin thuận lợi, xuyên suốt, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế và côngnghệ hiện đại”
5) “Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trườngtheo quy định của pháp luật, bao gồm: a) Có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thảitập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môitrường; b) Có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn; c) Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổchức quản lý KDL; d) Có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch; có hình thức tiếp nhận vàgiải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
đ) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ,tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm; e) Áp dụng các biệnpháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật”
Như vậy, tại Việt Nam, KDLQG được hiểu là các KDL đảm bảo đầy đủ cácđiều kiện theo quy định của Luật Du lịch 2017 và Nghị định 168/2017/NĐ-CP (nhưtrên phân tích) và sẽ được Chính phủ nước Việt Nam công nhận chính thức Đây làquan điểm duy nhất ở Việt Nam về KDLQG và cũng là cách tiếp cận của NCS khinghiên cứu luận án
2.1.1.2 Đặc điểm khu du lịch quốc gia
KDLQG là khu vực địa lý có sức hấp dẫn về du lịch và có các hoạt động kinhdoanh du lịch đảm bảo chất lượng KDLQG có những đặc điểm riêng biệt, khác với cácđiểm hấp dẫn du lịch khác Các đặc điểm của KDLQG được khái quát như sau:
- Được tổ chức hình thành, khai thác kinh doanh theo quy định của luật phápquốc gia, được sự quản lý của các Bộ, ban, ngành cấp quốc gia Tùy thuộc vào từngKDLQG mà sẽ xây dựng cách thức tổ chức quản lý khác nhau Tổ chức hình thànhKDLQG nhất thiết phải có dự án và luận chứng kinh tế kỹ thuật và phải qua thẩmđịnh theo trình tự quy định của pháp luật
- Có khả năng mở rộng, gồm nhiều điểm hấp dẫn du lịch có sự liên kết vớinhau KDLQG cần có sự phân biệt rõ ranh giới hành chính, tuy nhiên, tùy từngKDLQG mà quy mô và diện tích của nó sẽ có sự khác nhau Trong đó có xác địnhcác điểm tham du lịch trong cùng phạm vi địa giới hành chính, tạo ra cụm điểm dulịch liền kề, hấp dẫn, có nét đặc trưng chung, thu hút du khách trong và ngoài nước
- Có sức hấp dẫn đặc biệt, được xây dựng và hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầucủa khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, bao gồm các yếu tố hấp dẫn đặc biệt nhưTNDL được xếp hạng quốc gia (phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, văn
Trang 38hóa) và các sự kiện ở mức độ ít nhất là thu hút được thị trường trong vùng, ngoài racòn có sức hút với thị trường cả nước và quốc tế Tùy thuộc từng KDLQG sẽ có cácđặc điểm TNDL khác nhau, tạo ra nét hấp dẫn riêng, thu hút du khách.
- Có giá trị và quy mô đủ lớn về nguồn tài nguyên và giá trị khai thác trong
du lịch theo quy định của từng quốc gia, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trườngcho địa phương và quốc gia, bao gồm tất cả các đối tượng có liên quan như khách dulịch, người dân địa phương, DNDL và chính quyền sở tại
- Mang tính đặc trưng riêng của vùng (về lịch sử, văn hóa, tự nhiên, nhântạo) có thể tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh được với các KDL khác Tính cạnh tranh
về giá trị tài nguyên được xét cấp vùng hoặc cấp quốc gia, mang lại nét khác biệt và hấpdẫn đặc biệt hơn với du khách so với các điểm đến du lịch khác
- Được quy hoạch và đầu tư đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bềnvững KDLQG phải nằm trong quy hoạch tổng thể du lịch quốc gia, quy hoạch phát triểnkinh tế vùng lãnh thổ và theo những định hướng chiến lược phát triển du lịch thống nhấtchung của quốc gia
- Các KDLQG có thể được xây dựng khép kín hoặc không khép kín, trong đó
có thể có hoặc không có dân cư địa phương sinh sống Tùy thuộc vào đặc trưng của giátrị TNDL từng vùng, các KDLQG khác nhau sẽ được xây dựng và tổ chức theo các cáchkhác nhau Trên cơ sở tính bền vững hoặc nhạy cảm của TNDL tại đó, có thể đượckhoanh vùng hoặc không, do vậy có thể có hoặc không cho phép sự tham gia của ngườidân địa phương trong các hoạt động du lịch
2.1.2 Phát triển khu du lịch quốc gia
2.1.2.1 Khái niệm phát triển khu du lịch quốc gia
KDLQG là danh hiệu do người đứng đầu quốc gia ra quyết định công nhậntrên cơ sở các điều kiện được quy định rõ ràng theo tiêu chuẩn từng quốc gia (theoLuật Du lịch 2017 và Nghị định 168/2017/NĐ-CP của Việt Nam) Vấn đề cốt lõi đểphát triển KDLQG là khai thác được TNDL để đáp ứng tốt nhu cầu của khách dulịch Vì vậy phát triển KDLQG trọng tâm là phát triển du lịch tại các KDLQG Đây
là quan điểm NCS sử dụng trong luận án
Theo cách tiếp cận truyền thống, phát triển du lịch tại các KDLQG là việc mở rộng quy mô, cơ cấu SPDL, đồng thời tăng chất lượng dịch vụ du lịch tại KDLQG
Theo cách tiếp cận về kinh tế du lịch, phát triển du lịch tại các KDLQG là việc tăng khả năng cung dịch vụ du lịch tại đây, đồng thời kích thích tăng cầu tiêu dùng
Trang 39dịch vụ du lịch của du khách, bên cạnh đó, tăng cường các điều kiện hoạt động vàmôi trường hoạt động kinh doanh du lịch tại các KDLQG.
Như vậy, phát triển du lịch tại các KDLQG là sự gia tăng về số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý các loại hình dịch vụ du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại KDLQG nhằm cung ứng tốt hơn cho khách du lịch và đem lại lợi ích ngày càng cao cho các đối tượng liên quan khác (như chính quyền địa phương, công ty
du lịch và cộng đồng dân cư), từ đó đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cho các KDLQG và địa phương có KDLQG đó.
2.1.2.2 Nội dung phát triển khu du lịch quốc gia
Trên cơ sở khái niệm về phát triển KDLQG được NCS đề xuất ở trên, nộidung phát triển KDLQG bao gồm các vấn đề sau:
- Quy hoạch, phát triển KDLQG nhằm đảm bảo phát triển cơ cấu hợp lí các lĩnhvực trong ngành du lịch và giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế khác, đảm bảo mang lạilợi ích cho tất cả các bên liên quan Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển luôn là mộttrong những nhiệm vụ QLNN quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ ngành/lĩnh vựckinh tế - xã hội nào, trong đó có ngành/lĩnh vực du lịch Quy hoạch phát triển các KDLQG làquy hoạch ngành và du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liênvùng và xã hội hoá cao Đối với mọi cấp, quy hoạch du lịch là rất cần thiết để có thể quản lý
và thành công trong sự phát triển ngành du lịch tại điểm đến Kinh nghiệm cho thấy nhữngđịa phương phát triển du lịch không có quy hoạch đều gặp phải những vấn đề về xã hội vàmôi trường, giảm lợi ích về kinh tế, không thể nào cạnh tranh một cách hiệu quả đối với bất
kỳ một điểm đến khác đã có quy hoạch du lịch Theo đó, để đảm bảo phát huy tối đa hiệuquả và lợi ích đạt được, việc lập quy hoạch phát triển du lịch tại KDLQG phải đảm bảo phùhợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của vùng du lịch,chiến lược phát triển ngành du lịch; bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch,đồng thời phát huy được thế mạnh để tạo ra SPDL đặc thù của từng địa phương, từng vùngnhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả TNDL tại các KDLQG
- Bảo vệ, tôn tạo TNDL, các giá trị văn hóa và môi trường du lịch ở cácKDLQG, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và tăng mức độ thỏa mãn sự trải nghiệm của
du khách Môi trường tự nhiên và xã hội cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển mới đảm bảochất lượng SPDL và phát triển du lịch bền vững Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quyềnhạn ban hành các quy định, UBND các cấp tại các vùng du lịch phải có biện pháp để bảo vệ,tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với
Trang 40thực tế tại địa phương Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm xử lýcác loại chất thải phát sinh trong quá trình kinh doanh Khách du lịch, dân cư tạivùng du lịch có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ giá trị di sản văn hóa, bản sắc vănhoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằmnâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.
- Nghiên cứu, đầu tư xây dựng và phát triển SPDL, tăng quy mô, sô lượng vàchất lượng SPDL tại các KDLQG, đảm bảo gìn giữ và phát huy được các giá trị TNDL
Để có SPDL và phát triển du lịch, cần có sự liên doanh, liên kết cả trong và ngoài ngành
du lịch, cả địa phương với trong và ngoài nước Nhu cầu của thị trường thì lớn nên cầnkích cầu du lịch một cách phù hợp, chú trọng khâu đầu tư vào SPDL cần liên kết để theokịp, trước hết là với các DNDL tại vùng du lịch Cần có dịch vụ cho khách “dừng chân”như các dịch vụ vui chơi giải trí Đảm bảo tuyệt đối an toàn phương tiện tàu thuyền, vănhoá ẩm thực, du lịch tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt cộng đồng dân tộc Ngaytrong việc đầu tư xây dựng SPDL tại các KDLQG tại các vùng du lịch tối thiểu cũng cầntới sự liên kết của ba nhà: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà tổ chức du lịch
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đầu
tư phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyêndùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao tại các KDLQG, tăng tiện nghi và nâng caomức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách tại đây Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đảm bảo anninh, an toàn, trật tự xã hội và vệ sinh môi trường tại các KDLQG Phát triển mạng lưới giaothông thuận tiện và nhanh chóng, tạo điều kiện phát huy hiệu quả hoạt động phục vụ du lịch.Đầu tư đổi mới, nâng cấp và hiện đại hóa các phương tiện vận chuyển khách du lịch đa dạng,
cả đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ Ưu tiên các dự án quan trọng, tăng cường công tácquản lý các công trình xây dựng một cách hiệu quả Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cấp chấtlượng CSVCKT, thiết bị, công nghệ phục vụ du lịch hiện đại cũng rất quan trọng Đầu tưxây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng các tuyến, điểm và KDL hiện đại Hiện đại hoá cácphương tiện thông tin liên lạc và các trang thiết bị phục vụ du khách
- Đào tạo, phát triển NNL du lịch đảm bảo đủ số lượng, cao về chất lượng vàhợp lý về cơ cấu tại địa phương phát triển du lịch Phát triển NNL du lịch cần tăng cường sốlượng và nâng cao chất lượng của lực lượng lao động trong ngành du lịch, từ đó góp phẩnkhẳng định chất lượng dịch vụ cung ứng, gồm: lao động thuộc các cơ quan QLNN về du lịch
từ TW đến địa phương, lao động trong các DNDL gồm đội