1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam

170 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Về mặt lý luận: Đối thoại xã hội (ĐTXH) là nội hàm và là một nội dung cốt lõi trong quan hệ lao động (QHLĐ). Tại doanh nghiệp, đối thoại được coi là "chìa khóa", là sợi chỉ đỏ làm lành mạnh hóa QHLĐ [38]. Bởi vì nếu không có đối thoại điều hòa mối quan hệ giữa các chủ thể thì sẽ thường xuyên dẫn đến nguy cơ mất cân bằng về lợi ích gây ra xung đột, tranh chấp, ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của các bên và lợi ích chung của xã hội [7]. Hơn nữa, ĐTXH còn là quyền cơ bản của NLĐ tại nơi làm việc. Đối thoại xã hội tốt làm giảm các xung đột lao động và là cơ sở để ổn định, phát triển sản xuất, góp phần phát triển bền vững doanh nghiệp. Được cung cấp đầy đủ thông tin, được tham gia đóng góp ý kiến vào các chính sách của doanh nghiệp giúp NLĐ yên tâm làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc tăng năng suất lao động. Đồng thời, đối thoại tốt tạo môi trường làm việc thân thiện góp phần giảm thiểu những mâu thuẫn, làm giảm tỷ lệ thay thế lao động và tăng sự gắn bó của NLĐ với doanh nghiệp. Những nguyên lý về ĐTXH trong QHLĐ cần được bổ sung đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Nguyên lý về ĐTXH đã được nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong bối cảnh ra đời của nhiều định chế kinh tế mới ở phạm vi khu vực và toàn cầu thì điều kiện ra đời, vận hành, phát triển QHLĐ, nguyên lý về các thành tố cơ bản của QHLĐ trong đó có ĐTXH cũng cần có những bước chuyển thích hợp để phù hợp hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Về mặt thực tiễn: Các doanh nghiệp may là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên tình hình ĐTXH ở đây còn nhiều tồn tại. Dệt may luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp may (chiếm trên 80% tổng số doanh nghiệp trong ngành). Các sản phẩm may mặc của Việt Nam đứng top 5 trong số 153 nước xuất khẩu may trên thế giới (VITAS, 2019) và sẽ tiếp tục đạt lợi ích khi Việt Nam gia nhập các Hiệp định kinh tế trong khu vực và thế giới như: EVFTA, CPTPP,... Doanh nghiệp may sử dụng nhiều lao động phổ thông, lực lượng lao động không ổn định và có độ nhạy cảm cao về QHLĐ nói chung và ĐTXH nói riêng. Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (VGCL), các doanh nghiệp may luôn dẫn đầu cả nước về số vụ tranh chấp lao động (TCLĐ) và đình công. 2 Các cuộc đình công đều là tự phát, không có sự tham gia của tổ chức công đoàn (TCCĐ) (VGCL, 2019). Đối thoại xã hội được xem là chìa khóa để bình ổn QHLĐ trong ngành. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, ĐTXH đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp may trong thương mại quốc tế, đặc biệt là sự phù hợp với các quy định quốc tế về lao động và tuân thủ các cam kết lao động trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia. Một cơ chế đối thoại cởi mở giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ giúp cải thiện điều kiện làm việc (ĐKLV) và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình ĐTXH tại các doanh nghiệp may hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: Đối thoại còn hình thức, nội dung không rõ ràng, thậm chí một số doanh nghiệp còn lập biên bản đối thoại khống nhằm đối phó với các đối tác và cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) khi kiểm tra, giám sát; Chất lượng các bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) còn thấp; Việc thực hiện nội dung TƯLĐTT chưa thường xuyên, đầy đủ (MOLISA, 2018); Văn hóa đối thoại trong các doanh nghiệp may còn “mờ nhạt”; Tổ chức công đoàn cơ sở (TCCĐCS) còn nặng về hoạt động phong trào, chưa thực sự chủ động trong việc đề xuất nội dung, yêu cầu ĐTXH và thực hiện vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ (VGCL, 2019). Các doanh nghiệp may hoạt động trong ngành đầu tiên ký TƯLĐTT ngành ở Việt Nam. Tuy nhiên sau 10 năm thực hiện thì số lượng doanh nghiệp tham gia chưa nhiều. Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt may Việt Nam được ký lần đầu tiên vào năm 2011. Từ đó đến nay Công đoàn Dệt may Việt Nam (CĐDMVN) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã 3 lần đối thoại và điều chỉnh vào năm 2012, 2014 và 2017. Thỏa ước lao động tập thể ngành tạo ra hành lang pháp lý hỗ trợ phát triển QHLĐ cho các doanh nghiệp may. Thực tế cho thấy tại các doanh nghiệp may tham gia TƯLĐTT ngành, TCLĐ giảm đáng kể. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào TƯLĐTT ngành vẫn còn khiêm tốn (lần 1 là 69 doanh nghiệp và lần 4 là 81 doanh nghiệp trên tổng số gần 6000 doanh nghiệp may của cả nước) (CĐDMVN, 2019). Cho thấy mức lan tỏa của TƯLĐTT ngành còn chưa cao. Thực tế thì VITAS và CĐDMVN chỉ đại diện cho một số nhỏ doanh nghiệp mà chưa thể đại diện cho cả ngành để giải quyết những vấn đề liên quan đến QHLĐ. Thúc đẩy ĐTXH tại các doanh nghiệp may góp phần phát triển QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Gần nhất, Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong xây dựng và phát triển QHLĐ trong tình hình mới. Chỉ thị nhấn mạnh thúc đẩy các hoạt 3 động đối thoại, thương lượng tập thể (TLTT). Trong đó khẳng định, cơ quan nhà nước, TCCĐ, tổ chức đại diện người sử dụng lao động (TCĐDNSDLĐ) phải quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, TLTT, ký kết TƯLĐTT bảo đảm thực chất; Thúc đẩy thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khuyến khích khác trong TƯLĐTT hoặc trong quy chế của doanh nghiệp; Mở rộng đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT cấp ngành và nhóm doanh nghiệp. Xuất phát từ tính cấp thiết về mặt khoa học và thực tiễn được phân tích ở trên NCS lựa chọn chủ đề: "Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ. 2.Câu hỏi nghiên cứu Từ khoảng trống nghiên cứu và trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu đã được trình bày ở Chương 1 của luận án, các câu hỏi nghiên cứu được giải quyết trong đề tài là: (i)Khung nghiên cứu về ĐTXH trong QHLĐ tại doanh nghiệp và ảnh hưởng của các yếu tố đến ĐTXH trong QHLĐ tại doanh nghiệp? (ii)Đối thoại xã hội trong QHLĐ tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam hiện nay như thế nào và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTXH tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam ra sao? (iii)Những giải pháp nào cần được thực hiện để thúc đẩy ĐTXH tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam? 3.Mục tiêu nghiên cứu 3.1.Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là trên cơ sở khung nghiên cứu về ĐTXH tại doanh nghiệp được xác lập và thực trạng đánh giá tình hình thực hiện ĐTXH tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn thúc đẩy ĐTXH trong QHLĐ tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam. 3.2.Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài gồm: Một là, hệ thống những vấn đề lý luận và xác lập khung nghiên cứu về ĐTXH trong QHLĐ tại doanh nghiệp (hình thức ĐTXH, nội dung ĐTXH); Phát triển các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện ĐTXH trong QHLĐ tại doanh nghiệp; Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến ĐTXH trong QHLĐ tại doanh nghiệp. 4 Hai là, tìm hiểu kinh nghiệm ĐTXH trong QHLĐ tại một số doanh nghiệp may ở nước ngoài qua đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp may ở Việt Nam. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng ĐTXH trong QHLĐ tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam hiện nay; Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTXH tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam. Từ đó rút ra các thành công, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện ĐTXH. Bốn là, nghiên cứu định hướng, quan điểm thúc đẩy ĐTXH tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam bổ sung cơ sở đề xuất các giải pháp. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐTXH trong QHLĐ tại doanh nghiệp nói chung và tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam nói riêng. 4.2.Phạm vi nghiên cứu (i)Phạm vi về không gian Luận án nghiên cứu thực tiễn tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam. Phạm vi điều tra thực tế tại 158 doanh nghiệp may được chia thành 02 nhóm gồm: 112 doanh nghiệp đã tham gia TƯLĐTT ngành Dệt may Việt Nam và 46 doanh nghiệp chưa tham gia (Xem Biểu đồ 2 - Phụ lục 2.2) nhằm tìm ra sự khác biệt trong thực hiện ĐTXH tại các nhóm doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp may được phân bổ ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam và chú trọng đến các tỉnh, thành phố tập trung số lượng lớn doanh nghiệp may (Xem Biểu đồ 4 - Phụ lục 2.2). (ii) Phạm vi về thời gian Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng ĐTXH trong QHLĐ tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020; Thời gian thực hiện điều tra thực tế từ 15/07/2019 – 15/10/2019. Các giải pháp, kiến nghị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. (iii) Phạm vi về nội dung Theo chủ thể tham gia thì ĐTXH trong doanh nghiệp bao gồm ĐTXH cá nhân và ĐTXH tập thể. Trong đó, ĐTXH tập thể là hoạt động trao đổi thông tin, tham khảo ýkiến hay TLTT giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và tập thể NLĐ thông qua tổ chức đại diện người lao động (TCĐDNLĐ) về những vấn đề cùng quan tâm nhằm tăng cường sự hiểu biết và đạt được mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đối thoại xã hội tập thể thể hiện rõ tính đại diện và quá trình tương tác giữa các chủ thể. Đây cũng là hình thức đối thoại còn nhiều rào cản, khó khăn bởi kết quả đối thoại 5 còn phụ thuộc vào năng lực của tổ chức đại diện. Luận án xác định phạm vi nghiên cứu là ĐTXH tập thể giữa NSDLĐ với TCĐDNLĐ tại doanh nghiệp ở các khía cạnh cụ thể là: (i) Trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến (nội dung, kênh và kết quả); (ii) Thương lượng tập thể (nội dung, quy trình và kết quả); (iii) Yếu tố ảnh hưởng đến ĐTXH (PLLĐ quốc gia, năng lực cơ quan QLNN về lao động, năng lực chủ thể QHLĐ, văn hóa doanh nghiệp và TƯLĐTT ngành). 5.Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tài liệu là các sách chuyên khảo về QHLĐ; Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành về QHLĐ ở trong và ngoài nước; Luận văn, Luận án tiến sĩ (LATS) về QHLĐ và ĐTXH trong QHLĐ; Kỷ yếu các hội thảo chuyên đề về QHLĐ; Các văn bản pháp luật liên quan đến QHLĐ và ĐTXH trong QHLĐ. Nghiên cứu sử dụng kết hợp dữ liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức như: ILO, MOLISA, GSO, VCCI, CIRD, CDI, FES, OXFAM, ILSSA, VGCL, IWTU, CĐDMVN, các doanh nghiệp may khảo sát...; Bản tin thị trường lao động của ILSSA; Bản tin QHLĐ của CIRD; Bản tin Công đoàn đổi mới vì quyền và lợi ích NLĐ của IWTU và nhiều ấn phẩm khác đến năm 2020. 5.1.2. Phương pháp phỏng vấn Giai đoạn 1 - Phỏng vấn chuyên gia hiệu chỉnh thang đo, thiết kế Phiếu điều tra: Mục đích: Mục đích của giai đoạn này nhằm khám phá, điều chỉnh, sàng lọc các biến quan sát đưa vào mô hình nghiên cứu, kiểm tra các thang đo sử dụng và thiết lập bảng câu hỏi. Cách thức thức triển khai như sau: Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào hình thức trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến, TLTT và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện ĐTXH tại doanh nghiệp; Lên lịch phỏng vấn; Gặp gỡ phỏng vấn sâu và thảo luận trực tiếp nhằm đánh giá và kiểm tra mức độ phù hợp về mặt thuật ngữ, cú pháp được sử dụng trong câu hỏi để đảm bảo tính rõ ràng, nhất quán cho đáp viên; Tiến hành hiệu chỉnh bảng câu hỏi trong phiếu điều tra. Đối tượng phỏng vấn bao gồm 22 chuyên gia đến từ: Cục QHLĐ - tiền lương, CIRD, Sở LĐTB&XH TP.Hồ Chí Minh, văn phòng ILO tại Việt Nam, VITAS, VCA, CĐDMVN, VGCL, các tổ chức phi chính phủ (NGOs): FES, OXFAM, CDI... và các chuyên gia độc lập về lĩnh vực lao động (Chi tiết tại Phụ lục 3.2). Từ kết quả nghiên cứu này, NCS đã phát hiện ra hai thang đo mới của yếu tố "Năng lực cơ quan QLNN 6 về lao động" là: qlnn5 và qlnn6; Hiệu chỉnh thuật ngữ các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện ĐTXH và thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTXH tại doanh nghiệp. Thông qua phỏng vấn chuyên gia, NCS cũng phát hiện yếu tố "TƯLĐTT ngành Dệt may Việt Nam" có kiểm soát đến kết quả thực hiện ĐTXH trong QHLĐ tại các doanh nghiệp may. Vì vậy, NCS đề xuất yếu tố này vào mô hình nghiên cứu. Xem Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia ở Phụ lục 3.3. Giai đoạn 2 - Phỏng vấn bổ sung thông tin cụ thể về thực trạng ĐTXH tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam. Nội dung phỏng vấn về thực trạng trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến, thực trạng TLTT và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện ĐTXH tại doanh nghiệp may. Nghiên cứu sinh tiến hành mở rộng phỏng vấn (trực tiếp và qua điện thoại) bằng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc đối với 61 người là: đại diện doanh nghiệp, NLĐ và cán bộ công đoàn (CBCĐ) tại các doanh nghiệp may trên địa bàn tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Ninh, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai vào khoảng thời gian từ 15/10/2018 đến 03/12/2018 trong khuôn khổ thực hiện Báo cáo về thực tiễn QHLĐ tại Việt Nam do ILO tài trợ và vào khoảng thời gian từ 15/07/2019 đến 15/10/2019 trong khuôn khổ thực hiện đề tài luận án của NCS (Xem Phụ lục 3.5). 5.1.3. Phương pháp điều tra Phương pháp điều tra được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho phân tích thực trạng ĐTXH và kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTXH tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam. Thiết kế phiếu điều tra: Sau khi nghiên cứu tổng quan và phỏng vấn sâu các chuyên gia về QHLĐ, NCS lựa chọn các chỉ báo phù hợp với từng nội dung nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu để xây dựng phiếu điều tra. Phiếu điều tra được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm thể hiện mức độ đồng ý theo thang điểm từ 1 đến 5 với 1 là: Hoàn toàn không đồng ý và 5 là: Hoàn toàn đồng ý. Các câu hỏi được xây dựng rõ ràng, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, phổ thông. Phiếu điều tra được thiết kế bao gồm 02 phần: Phần 1 là thực trạng ĐTXH trong QHLĐ tại doanh nghiệp; Phần 2 là thông tin chung về người trả lời phiếu (Xem chi tiết ở Phụ lục 2.1). Đối tượng điều tra: 03 đối tượng được lựa chọn điều tra là các chủ thể ĐTXH tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam. Cụ thể là: NLĐ, NSDLĐ và CBCĐCS. Nội dung điều tra: Nội dung điều tra thể hiện mức độ đồng ý cho những phát biểu về: Nội dung, kênh và kết quả trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến; Nội dung, quy trình và kết quả TLTT; Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả thực hiện ĐTXH tại doanh nghiệp. 7 Thời gian điều tra: Thực hiện khảo sát tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam từ 15/07/2019 đến 15/10/2019. Kích cỡ mẫu nghiên cứu Nghiên cứu sinh lựa chọn phương pháp chọn mẫu phân tầng. Theo đó, các doanh nghiệp may khảo sát được chia theo 02 nhóm là doanh nghiệp may đã tham gia và chưa tham gia TƯLĐTT ngành Dệt may Việt Nam. Để đảm bảo kích thước mẫu điều tra, NCS sử dụng cách tính của Bollen (1998) và dựa theo nghiên cứu của Hair và các cộng sự (1998) về kích thước mẫu dự kiến phải lớn hơn hoặc bằng 100 và mẫu nhỏ nhất phải có tỷ lệ mong muốn và n = 5*k (k là số thang đo trong nghiên cứu). Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). Trong nghiên cứu này có 29 thang đo, do đó mẫu tối thiểu là 29*5 = 145. Dưới sự hỗ trợ của MOLISA, VCCI, VGCL, VITAS, VINATEX, CĐDMVN phiếu điều tra được gửi tới 169 doanh nghiệp may và nhận được phản hồi của 158 doanh nghiệp (Xem Phụ lục 4). Chi tiết quy mô mẫu điều tra cụ thể như sau (Xem Mục 1 - Phụ lục 2.2): Theo đối tượng điều tra: Ở mỗi doanh nghiệp may, NCS gửi 3 - 6 phiếu đến đại diện doanh nghiệp, NLĐ và CBCĐ. Số lượng phiếu điều tra phát ra là 914 phiếu, số phiếu thu về là 807 phiếu trong đó có 775 phiếu hợp lệ. Cơ cấu doanh nghiệp theo nhóm: Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy có 112 doanh nghiệp chưa tham gia TƯLĐTT ngành Dệt may Việt Nam (chiếm 70,9%) và 46 doanh nghiệp đã tham gia TƯLĐTT ngành (chiếm 29,1%). Cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp: Phần lớn doanh nghiệp may được điều tra là doanh nghiệp trong nước (chiếm 85,8%) trong đó chủ yếu là DNTN và doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ doanh nghiệp nước ngoài chiếm 14,2%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế về loại hình các doanh nghiệp may hiện nay theo phản ánh của VITAS (2019). Cơ cấu doanh nghiệp theo địa phương, nghiên cứu tiến hành điều tra các doanh nghiệp may được phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam trong đó chú trọng đến các tỉnh, TP tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp may là Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương. Với quy mô, kích cỡ, cơ cấu mẫu điều tra đối sánh với với tỷ lệ trên quy mô tổng thể thì có thể khẳng định mẫu điều tra có ý nghĩa tống kê và có tính đại diện. 5.1.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống Nghiên cứu tình huống được thực hiện tại 02 doanh nghiệp may với mục đích minh họa, so sánh tình hình thực hiện ĐTXH tại doanh nghiệp đã tham gia và chưa tham gia TƯLĐTT ngành Dệt may Việt Nam (Xem Phụ lục 7). Cụ thể là: 8 (i)Công ty Cổ phần Dệt may đầu tư thương mại Thành Công (TCM) chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm may phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu tại số 36 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Đây là đại diện của nhóm doanh nghiệp đã tham gia TƯLĐTT ngành Dệt may Việt Nam. (ii)Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Ivory Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc chuyên gia công xuất khẩu hàng may mặc, quần áo cho các nhãn hàng nước ngoài tại Khu 1, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. Đây là đại diện của nhóm doanh nghiệp chưa tham gia TƯLĐTT ngành Dệt may Việt Nam. 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được thông qua điều tra. Thống kê mô tả %, điểm trung bình của mẫu nghiên cứu được biểu thị bằng hình vẽ, bảng biểu để phân tích thực trạng ĐTXH và tạo nền tảng cho phân tích định lượng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện ĐTXH tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam. 5.2.2. Phương pháp định lượng Phương pháp định lượng sơ bộ Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng bảng hỏi chi tiết theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại 02 doanh nghiệp. Trong đó: 01 doanh nghiệp may ở Hà Nội là công ty may Fanvico (tại Khu công nghiệp Duyên Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) - chưa tham gia TƯLĐTT ngành Dệt may Việt Nam và tại 01 doanh nghiệp may ở Hưng Yên là công ty Cổ phần may Hưng Yên (địa chỉ: số 8 đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) - đã tham gia TƯLĐTT ngành. Số phiếu điều tra là 150 phiếu. Số phiếu hợp lệ thu về là 126 phiếu, đạt 84%, 24 phiếu không sử dụng được do thiếu thông tin. Mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là nhằm kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu sơ bộ về thang đo (Bảng 1 - Phụ lục 2.2) cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đảm bảo > 0,6 đủ độ tin cậy. Như vậy, phiếu điều tra được chấp nhận. Tuy nhiên, cần phải thay đổi trật tự một số câu hỏi để thuận tiện hơn cho người trả lời. Phương pháp định lượng chính thức Từ 775 phiếu điều tra hợp lệ thu được, NCS tiến hành làm sạch, mã hóa, nhập liệu bằng phần mềm Excel. Sau đó xử lý bằng phần mềm SPSS 21 và AMOS 21 để kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định mô hình SEM và kiểm định Bootstrap nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến kết quả thực hiện ĐTXH tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam với các công việc cụ thể sau: 9 -Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha phải đảm bảo ≥0,6 và các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 1998); -Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố lớn nhất của mỗi Item ≥ 0,5 và đảm bảo: tổng phương sai trích ≥ 50% (Anderson & Gerbing, 1998), KMO ≥ 0,5, kiểm định Bartlett với Sig < 0,05; -Các biến còn lại (thang đo hoàn chỉnh) sẽ được đưa vào phân tích CFA để kiểm tra vai trò của các biến trong nhân tố nhằm xác định: tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của các thang đo. Sau đó đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thực tế. Theo Hair và các cộng sự đề nghị 1< Chi-square/df

Ngày đăng: 19/09/2021, 15:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

60 SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính 61SPSSStatistical Package for thePhần mềm thống kê - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
60 SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính 61SPSSStatistical Package for thePhần mềm thống kê (Trang 11)
Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của đối thoại xã hội - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của đối thoại xã hội (Trang 35)
Hình 1.3. Các điều kiện để thực hiện đối thoại xã hội hiệu quả - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Hình 1.3. Các điều kiện để thực hiện đối thoại xã hội hiệu quả (Trang 36)
a. Kế hoạch, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
a. Kế hoạch, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 50)
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến (Trang 56)
Bảng 2.3. Nội dung thương lượng tập thể - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Bảng 2.3. Nội dung thương lượng tập thể (Trang 57)
Hình 2.1. Quy trình thương lượng tập thể - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Hình 2.1. Quy trình thương lượng tập thể (Trang 59)
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thương lượng tập thể - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thương lượng tập thể (Trang 61)
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp theo các tác giả ở trong và ngoài nước - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp theo các tác giả ở trong và ngoài nước (Trang 62)
2.3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
2.3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp (Trang 67)
Hình 3.2. Quy trình thương lượng tập thể tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Hình 3.2. Quy trình thương lượng tập thể tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam (Trang 98)
góp phần ổn định tình hình QHLĐ, giảm thiểu bất đồng, TCLĐ tại doanh nghiệp (3,68/5 điểm) - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
g óp phần ổn định tình hình QHLĐ, giảm thiểu bất đồng, TCLĐ tại doanh nghiệp (3,68/5 điểm) (Trang 101)
các biến quan sát có tương quan với nhau. Bảng phương sai được giải thích (Xem Bảng 9 - Phụ lục 2.2)  với các nhân tố đề xuất giải thích được 57,654% &gt; 50% và Eigenvalues đạt 4,274 &gt; 1 thỏa mãn yêu cầu. - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
c ác biến quan sát có tương quan với nhau. Bảng phương sai được giải thích (Xem Bảng 9 - Phụ lục 2.2) với các nhân tố đề xuất giải thích được 57,654% &gt; 50% và Eigenvalues đạt 4,274 &gt; 1 thỏa mãn yêu cầu (Trang 118)
Giá trị hội tụ: Bảng 8- Phụ lục 2.2 cho thấy các trọng số (đã chuẩn hóa) đều &gt; 0,5 chứng tỏ thang đo các khái niệm đều đạt được giá trị hội tụ. - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
i á trị hội tụ: Bảng 8- Phụ lục 2.2 cho thấy các trọng số (đã chuẩn hóa) đều &gt; 0,5 chứng tỏ thang đo các khái niệm đều đạt được giá trị hội tụ (Trang 119)
Bảng 3.2. Hệ số hồi quy chuẩn hóa - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Bảng 3.2. Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Trang 120)
Hình 4.1. Quy trình họp giữa lãnh đạo doanh nghiệp với tổ trưởng/chuyền trưởng Nguồn: NCS phát triển từ CIRD (ii) Họp giữa lãnh đạo doanh nghiệp với tập thể NLĐ: Cuộc họp trực tiếp giữa lãnh đạo doanh nghiệp và tập thể NLĐ rất hữu ích trong việc loại bỏ c - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Hình 4.1. Quy trình họp giữa lãnh đạo doanh nghiệp với tổ trưởng/chuyền trưởng Nguồn: NCS phát triển từ CIRD (ii) Họp giữa lãnh đạo doanh nghiệp với tập thể NLĐ: Cuộc họp trực tiếp giữa lãnh đạo doanh nghiệp và tập thể NLĐ rất hữu ích trong việc loại bỏ c (Trang 135)
Hình 4.2. Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin của Góc nhân sự - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Hình 4.2. Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin của Góc nhân sự (Trang 136)
Hình 4.3. Đề xuất quy trình giải quyết ý kiến của Ủy ban Canteen - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Hình 4.3. Đề xuất quy trình giải quyết ý kiến của Ủy ban Canteen (Trang 137)
những đóng góp của họ như: công khai thông tin NLĐ trên bảng thông báo, thưởng cho NLĐ, ghi nhận và lưu hồ sơ để xét bình bầu danh hiệu vào cuối tháng/quý/năm,… - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
nh ững đóng góp của họ như: công khai thông tin NLĐ trên bảng thông báo, thưởng cho NLĐ, ghi nhận và lưu hồ sơ để xét bình bầu danh hiệu vào cuối tháng/quý/năm,… (Trang 139)
Hình 4.5. Hướng dẫn cách thức sử dụng các kênh trao đổi thông tin và phản hồi ý kiến tại doanh nghiệp - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Hình 4.5. Hướng dẫn cách thức sử dụng các kênh trao đổi thông tin và phản hồi ý kiến tại doanh nghiệp (Trang 141)
2 Cử thành viên tham gia thương Bầu thành viên tham gia thương lượng lượng - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
2 Cử thành viên tham gia thương Bầu thành viên tham gia thương lượng lượng (Trang 148)
Bảng 4.1. Đề xuất quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp may GiaiBướcHoạt động của NSDLĐHoạt động của tập thể NLĐ đoạn - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
Bảng 4.1. Đề xuất quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp may GiaiBướcHoạt động của NSDLĐHoạt động của tập thể NLĐ đoạn (Trang 148)
(iii) Khắc phục được tình hình biến động và bất ổn trong QHLĐ, huy động sức mạnh tập thể của NLĐ, CĐCS trong quá trình thương lượng - Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam
iii Khắc phục được tình hình biến động và bất ổn trong QHLĐ, huy động sức mạnh tập thể của NLĐ, CĐCS trong quá trình thương lượng (Trang 166)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w