Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
594,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn phát triển vừa qua, Việt Nam đã đạt được kết quả tương đối cao về tăngtrưởngkinh tế. Cụ thể, tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội đạt trung bình 7,9% thời kỳ 1990-1997, 6,6% thời kỳ 1998-2004 và gần 8,4% thời kỳ 2005-2007. Và tất nhiên, để đạt được những con số tăngtrưởngkinhtếkhá ấn tượng này thì rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không phải chỉ do đơn thuần một yếu tố quyết định mà đó là sự tổng hoà của nhiều nhân tố. Các nghiên cứu tương tự cũng được thực hiện ở nhiều quốc gia đang phát triển và tất cả đều cho thấy các vấn đề về số liệu và sự biến dạng giá có xu huớng nghiêm trọng tại các nước đang phát triển hơn so với các quốc gia công nghiệp, làm cho các kết quả trở nên khó lý giải hơn. Ví dụ, hiếm có quốc gia đang phát triển nào có số liệu đáng tin cậy về sự khác biệt chất lượng của các yếu tố vốn khác nhau hay trình độ lao động khác nhau. Nói chung, các phân tích nguồn gốc tăngtrưởng tại các nước đang phát triển đều thường cho rằng việc tạo lập vốn có một vai trò lớn hơn so với nghiên cứu tại các quốc gia công nghiệp, và với Việt Nam (là nước nằm trong nhóm các nước đang phát triển) cũng không là ngoại lệ. Chính vì tầm quan trọng này mà không phải ngẫu nhiên khi Đảng và Nhà nước ta, trong chiến lược 10 năm cũng như kế hoạch 5 năm đều đưa ra mục tiêu: “Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăngtrưởngkinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường” và coi đó là một trong mười mục tiêu tổng quát nhất. Tất cả đều chỉ ra một điều rằng việc huyđộngvốnvàtăngtrưởngkinhtế có một mốiquanhệ mật thiết với nhau mà nếu thiếu một trong hai yếu tố, thì yếu tố kia khó có thể tồn tại được. Trong khuôn khổ của một nghiên cứu nhỏ, báo cáo chưa thể đề cập và phân tích được tất cả các khía cạnh của mốiquan hệ: khảnănghuyđộngvốn - tăngtrưởngkinh tế. Dựa vào phương pháp luận, các số liệu thống kê và những nghiên cứu trước đây, báo cáo dừng lại ở làm rõ ba nội dung: - Đưa ra cơ sở lý luận về mốiquanhệgiữatăngtrưởngkinhtếvàkhảnănghuyđộng vốn. - Phân tích để làm rõ mốiquanhệgiữatăngtrưởngkinhtếvàkhảnănghuyđộngvốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn 1995-2007. - Nêu lên được những thuận lợi và khó khăn trong việc huyđộngvốn ở Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường khảnănghuyđộngvốn của Việt Nam đến năm 2015. 1 Thông qua nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc làm rõ hơn mốiquanhệgiữatăngtrưởngkinhtếvàkhảnănghuyđộngvốn đầu tư ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số nhận định về những giải pháp nhằm tăng cường khảnănghuyđộngvốn của Việt Nam trong thời gian tới. Nhiều khía cạnh chưa được nghiên cứu sâu và đầy đủ trong báo cáo vừa là hạn chế, nhưng mong cũng là gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của T.S Phạm Văn Hùng - Giảng viên trường Đại học Kinhtế Quốc dân trong việc thực hiện báo cáo này. Hà Nội, tháng 6 năm 2009 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐIQUANHỆGIỮATĂNGTRƯỞNGKINHTẾVÀKHẢNĂNGHUYĐỘNGVỐN 1.1. Tăngtrưởngkinhtế 1.1.1 Khái niệm: Qui mô của một nền kinhtế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI). Vì thế, khái niệm về tăngtrưởngkinhtế ở đây đã được nhiều tổ chức cũng như các nhà kinhtế học thống nhất hiểu là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Trong đó: - Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinhtế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). - Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. - Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số. Là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định, nên tăngtrưởngkinhtế là chỉ số thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, do mức độ bất bình đẳng kinhtế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Điều này chỉ được làm rõ khi ta đi nghiên cứu kỹ hơn về khái niệm “chất lượng tăngtrưởngkinh tế” mà do yếu tố khách quan nên đề tài này không đề cập đến. 1.1.2. Lý thuyết tăngtrưởngkinhtế Giải thích nguồn gốc của tăngtrưởngkinh tế, ngay từ thế kỷ 18 cho đến nay các nhà kinhtế học như: Ricardo, Solow, Keynes… đã dùng đến các mô hình kinhtế để biện dẫn cho điều này: ♦ Mô hình David Ricardo (1772-1823): với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăngtrưởngkinh tế. Nhưng đất sản xuất 3 lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nong phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăngvà lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăngtrưởngkinh tế. Nhưng thực tế mức tăngtrưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng. ♦ Mô hình hai khu vực: cho rằng tăngtrưởngkinhtế dựa vào sự tăngtrưởng hai khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố tăngnăng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima. ♦ Mô hình Harrod-Domar: thì lại lập luận nguồn gốc tăngtrưởngkinhtế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. ♦ Mô hình Robert Solow (1956): với luận điểm cơ bản là việc tăngvốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăngtrưởngkinhtế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăngtrưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinhtế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăngtrưởngkinhtế trong dài hạn (tăng trưởngkinhtế bằng không (0)). ♦ Mô hình Kaldor: tin rằng tăngtrưởngkinhtế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ. ♦ Mô hình Sung Sang Park: lại lý giải nguồn gốc tăngtrưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người. ♦ Mô hình Tân cổ điển: nguồn gốc của tăngtrưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L). Trước Keynes, kinhtế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạch tăngtrưởngkinhtế với phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các trường phái trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăngtrưởngkinh tế. Lý thuyết tăngtrưởngkinhtế của kinhtế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2) nền kinhtế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăngtrưởngkinhtế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinhtế đang ở trạng thái tăngtrưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăngtrưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất ổn định kinh tế). 4 Trong khi đó, lý thuyết tăngtrưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinhtế ở trạng thái toàn dụng lao động. Mô hình tăngtrưởngkinhtế của họ cho thấy, khi nền kinhtế đang ở trạng thái tăngtrưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăngtrưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng. 1.1.3. Các nhân tố của tăngtrưởngkinhtế Sau khi nghiên cứu về tăngtrưởngkinhtế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinhtế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinhtế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăngtrưởngkinhtế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. Mô hình 1: Lượng và chất của tăngtrưởngkinhtế Tiến bộ công nghệ Tiến bộ công nghệ TFP TFP Tiến bộ công nghệ Tiến bộ công nghệ Nguồn: Xây dựng dựa vào mô hình của Vinod et al. (2000) ► Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăngtrưởngkinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinhtế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinhtế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, “một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, 5 Tài sản vốn vật chất Tài sản vốn con người Tài sản vốn tài nguyên - Giảm méo mó liên quan đến đầu tư hình thành tài sản vốn vật chất; - Các biện pháp trước thất bại của thị trường; - Quản lý hiệu quả. Tăngtrưởng Duy trì tăng trưởng, Tăng phúc lợi, XĐGN tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến”. ► Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinhtế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô. ► Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị .nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăngtrưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia .), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi . ► Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăngtrưởngkinhtế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao độngvà tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao độngvà tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới . có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng. 1.1.4. Các mô hình tăngtrưởng 6 Quá trình đầu tư và hình thành các loại tài sản vốn có tính quyết định tới hình thành mô hình tăngtrưởng của một nước và ảnh hưởng tới tăngtrưởng cả về lượng và chất. Kết quả có thể tạo ra một trong ba loại mô hình tăngtrưởng sau đây ► Mô hình tăngtrưởng trì trệ: Nền kinhtế có thể đạt tăngtrưởng trong một giai đoạn ngắn nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần, dẫn đến trì trệvà khó duy trì tăngtrưởng được lâu dài. Mô hình tăngtrưởng loại này thường không bền vững. Lý do chính là đầu tư quá thấp vào hình thành các loại tài sản vốnvà hiệu quả đầu tư công rất thấo. Nền kinhtế có thể rơi vào vòng luẩn quẩn do tăngtrưởng thấp dẫn đến thiếu nguồn lực để đầu tư, nhất là vào vốn con người vàvốn tài nguyên… Kết quả của mô hình này là vừa không duy trì được tăng trưởng, không tăng phúc lợi và không thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Mô hình này có thể thấy ở một số nước đang phát triển mà trong nhiều năm các chỉ số phát triển không được cải thiện, nhất là tình trạng nghèo đói vẫn dai dẳng và thu nhập đầu người không được cải thiện. ► Mô hình tăngtrưởng bị bóp méo: Tăngtrưởng có được chủ yếu dựa vào khai thác quá mức vốn tài nguyên, trợ cấp vốn vật chất một cách rộng rãi bằng nhiều biện pháp như miễn thuế, cho khất nợ thuế, cấp vốn ưu đãi đầu tư và trợ cấp tín dụng đầu tư… Trong khi đó, đầu tư vào vốn con người và đổi mới công nghệ còn chậm. So với loại thứ nhất, mô hình bị bóp méo tốt hơn cho người nghèo và cải thiện phúc lợi nói chung. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là đầu tư thiên lệch, quá chú trọng ưu tiên đầu tư vốn vật chất thông qua các chính sách ưu đãi vốnvàtăng đầu tư công. Với mô hình này, tăngtrưởng còn có thể đạt được chừng nào Nhà nước vẫn có khảnăng duy trì các khoản trợ cấp vốn vật chất. Tuy nhiên, trong dài hạn nền kinhtế sẽ phải đối mặt với những méo mó về cơ cấu vàhệ quả là tăngtrưởng không bền vững, đặc biệt đối với các nước nghèo có quy mô ngân sách nhỏ vàquản lý đầu tư không hiệu quả. Do nguồn lực cạnh tranh dành cho các ưu đãi này chiếm một tỷ trọng lớn của ngân sách nên có thể giảm nguồn lực để đầu tư vào các loại tài sản khác. Tuy nhiên, tác động của các ưu đãi này thường là nhỏ, mang tính ngắn hạn và không đóng góp nhiều vào tăngnăng suất. Trong nhiều trường hợp, ưu đãi đầu tư vốn vật chất còn làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành và của cả nền kinh tế. ► Mô hình tăngtrưởng bền vững: Các loại tài sản vốn được hình thành và đầu tư cân đối, không bị bóp méo. Đầu tư của Nhà nước chú trọng tới các lĩnh vực tạo tác động lan toả, tích cực tới cả nền kinh tế, như đầu tư cho giáo dục, y tếvà bảo vệ vốn tài nguyên. Theo mô hình này, vốn con người là một trọng tâm của chính sách đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phổ biến, tiếp thu và đổi mới công nghệ. So với hai loại mô hình trên, tăngtrưởng theo mô hình này đạt được mục tiêu tăng phúc lợi và xoá đói nghèo. Tốc độ tăngtrưởng không nhất thiết quá cao nhưng có thể duy trì trong dài hạn nhờ vao sự đầu tư và hình thành hài hoà, cân đối, không méo mó các loại tài sản vốn. Các nền kinhtế tiến tới mô hình tăngtrưởng này thường có một chính phủ khá trong sạch vàquản lý hiệu quả. 7 1.1.5. Đo lường tăngtrưởng Để đo lường tăngtrưởngkinhtế có thể dùng mức tăngtrưởng tuyệt đối, tốc độ tăngtrưởngkinhtế hoặc tốc độ tăngtrưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăngtrưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinhtếgiữa hai kỳ cần so sánh. Tốc độ tăngtrưởngkinhtế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinhtế kỳ hiện tại so với quy mô kinhtế kỳ trước chia cho quy mô kinhtế kỳ trước. Tốc độ tăngtrưởngkinhtế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%) Trong đó: - Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinhtế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăngtrưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinhtế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăngtrưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăngtrưởngkinhtế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. 1.2. Vốn đầu tư 1.2.1. Khái niệm Vốn đầu tư, cùng với lao độngvà đất đai là một những yếu tố đầu vào cơ bản của mọi quá trình sản xuất. Mặc dù lý thuyết kinhtế hiện đại ngày nay đề cập vốn đầu tư theo quan điểm rộng hơn, đầy đủ hơn, bao gồm cả đầu tư để nâng cao tri thức, thậm trí bao gồm cả đầu tư để tạo ra nền tảng, tiêu chuẩn đạo đức xã hội, môitrườngkinh doanh (nguồn vốn xã hội) cũng là những đầu tư quan trọng của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc mở rộng khái niệm vốn đầu tư theo quan điểm này không có ý nghĩa nhiều trong phân tích kinhtếvà thực tiễn thống kê ở nước ta. Vốn đầu tư, được xem xét ở đây chỉ với tư cách là nguồn lực vật chất được sử dụng có ý thức nhằm tạo dựng tài sản (hữu hình và vô hình) để nâng cao và mở rộng sản xuất, thông qua việc xây dựng, mua sắm thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu cho sản xuất, nghiên cứu, triển khai và tiếp thu công nghệ mớivànâng cao đời sống người dân. Ngay cả với khái niệm khá cụ thể và rõ ràng như vậy, thì nội dung của vốn đầu tư phát triển cũng có khá nhiều điểm cần phải lưu ý: - Ở phạm vi doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh hộ gia đình (sau đây gọi tắt là đơn vị kinhtế cơ sở), vốn đầu tư bao gồm giá trị mua sắm máy móc, nhà xưởng, tài sản lưu độngvà chi phí khác cho mục đích sản xuất của chính đơn vị cơ sở đó. - Vốn đầu tư của nhà nước (khái niệm này sẽ nói rõ ở phần sau) bao gồm cả những chỉ tiêu công cộng cho hạ tầng kĩ thuật như cầu cống, đường xá, đê điều, các công trình 8 phúc lợi như trường học, bệnh viện. Mặc dù nó không tạo ra lợi nhuận hay mở rộng năng lực sản xuất cho cụ thể một ngành hay lĩnh vực nào, song hiển nhiên đây cũng là nguồn lực được sử dụng để nâng cao năng lực của cả nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư ở doanh nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. - Ở phạm vi toàn quốc, vốn đầu tư phát triển không đơn thuần là phép cộng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vàvốn đầu tư nhà nước. Phần chuyển nhượng vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp đương nhiên phải loại trừ vì nó không làm tăngnăng lực sản xuất của quốc gia (mặc dù nó có thể làm cho các nguồn lực này hoạt động hiệu quả hơn). Tính toán chỉ tiêu vốn đầu tư ở phạm vi địa phương (tỉnh, thành) thậm chí lại còn khó khăn hơn nhiều, không những nó phải loại trừ phần chuyển nhượng tài sản, thiết bị qua sử dụng, chuyển nhượng vốn lưu động (giữa các công ty trên địa bàn) nhưng lại được tính nếu đó là mua bán, chuyển nhượng với các doanh nghiệp tỉnh ngoài. - Vốn đầu tư phát triển còn bao gồm cả những nguồn lực cho khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiên cứu - điều này phù hợp với nội dung và ý nghĩa của chỉ tiêu này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và triển khai, đào tạo cán bộ trong xã hội hiện nay có mặt ở hầu hết các ngành, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những trung tâm, đơn vị lớn có ngân sách riêng, còn rất nhiều cơ quan đơn vị khác phần ngân sách này là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động thường xuyên. Vì vậy rất khó có thể thu thập thông tin đầy đủ. 1.2.2. Phân loại vốn đầu tư a. Đứng trên góc độ vĩ mô: nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài - Nguồn vốn đầu tư trong nước: được hình thành từ phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế. Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn khu vực dân doanh. + Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động đầu tư và phát triển kinhtế của Việt Nam thời gian qua. Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chiếm khoảng 51% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Chi đầu tư phát triển trong giai đoạn này cũng chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách nhà nước. + Nguồn vốn dân doanh bao gồm phần tích luỹ của dân cư, của các doanh nghiệp dân doanh (công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ 9 phần, hợp tác xã…) được đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển. Cùng với quá trình đổi mớivà mở cửa, quy mô vốn của khu vực này không ngừng gia tăng. - Nguồn vốn nước ngoài: bao gồm nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODF) trong đó ODA chiếm tỷ trọng cơ bản (nguồn vốn ODA trong quá trình quản lý sử dụng có thể được chuyển vào ngân sách, được đưa vào phần tín dụng đầu tư của nhà nước, thực hiện các dự án độc lập, tuy nhiên đứng trên góc độ nguồn hình thành, vẫn có thể xem xét đây là nguồn vốn độc lập và trên thực tế có thể bọc tách được); nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại nước ngoài và nguồn huyđộng qua thị trườngvốn quốc tế. Đối với Việt Nam, trong thời gian qua mới chủ yếu tập trung thu hút được từ hai nguồn vốn nước ngoài cơ bản là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vàvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thực tế cũng cho thấy hai nguồn này đã có những đóng góp quan trọng cho tăngtrưởngvà phát triển kinhtế Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, khi quá trình hội nhập kinhtế mà Việt Nam đang chủ động tham gia diễn ra ngày càng sâu sắc hơn thì các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác sẽ chiếm vị thế ngày càng đáng kể hơn. Quy mô vốn đầu tư huyđộng có thể lớn hơn nhưng mức độ tương thuộc trong hoạt động đầu tư vàkinh doanh của các doanh nghiệp và của nền kinhtế cũng cao hơn. b. Trên góc độ vi mô: nguồn vốn đầu tư cơ sở cũng được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn tự tài trợ của đơn vị và nguồn tài trợ từ bên ngoài. Nguồn vốn tự tài trợ bao gồm vốn chủ sở hữu, thu nhập giữ lại và khấu hao tài sản cố định. Đối với nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài sẽ bao gồm nguồn vốn tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính như các ngân hàng, các tổ chức tín dụng… và nguồn vốn tài trợ trực tiếp qua thị trường tài chính dài hạn như thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng thuê mua… Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình với những mục tiêu đầu tư khác nhau mà các cơ sở, các đơn vị sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ có thể huyđộng các nguồn vốn đầu tư với quy mô và cơ cấu phù hợp đảm bảo chi phí và hiệu quả đầu tư cho từng dự án cụ thể. Tuỳ thuộc vào từng đơn vị cụ thể mà cơ cấu và đặc trưng của các nguồn vốn có thể khác nhau: đối với các cơ quanquản lý nhà nước, các cơ sở hoạt động phúc lợi công cộng thì vốn đầu tư có thể hình thành từ ngân sách cấp, từ vốn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và cốn tự có của đơn vị; đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn đầu tư có thể hình thành từ nguồn ngân sách, từ khấu hao cơ bản, từ phần tự tích luỹ, từ nguồn vốn vay hoặc góp vốn liên doanh liên kết; đối với doanh nghiệp dân doanh nguồn vốn có thể bao gồm vốn tự có, vốn góp cổ phần, góp liên doanh liên kết và từ vốn vay. 10