1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn mối quan hệ giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế cơ sở lý luận và thực tiễn ở việt nam

16 569 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 531,5 KB

Nội dung

Trước thực tế trên, tác giả thực hiện đề tài “Mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” nhằm

Trang 1

- -BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đề tài:

TẾ NHÀ NƯỚC VÀ KHU VỰC KINH TẾ

TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH

TẾ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở

VIỆT NAM

GVHD : TS Nguyễn Chí Hải

Thực hiện : Hoàng Thị Xuân

Lớp : Kinh Tế Học K10

TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011

Trang 2

Mở đầu 1

Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân 3

1.1 Lý luận về khu vực kinh tế Nhà nước 3

1.1.1 Khái niệm kinh tế Nhà nước 3

1.1.2 Vai trò của kinh tế Nhà nước 3

1.2 Lý luận về khu vực kinh tế tư nhân 4

1.2.1 Khái niệm kinh tế tư nhân 4

1.2.1 Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân 4

1.3 Mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân 5

1.3.1 Tính thống nhất trong mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân 5

1.3.2 Tính mâu thuẫn trong mối quan hệ giữ khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân 5

Chương 2: Thực tiễn mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế ở Việt Nam 6

2.1 Tính thống nhất trong mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam 6

2.3 Tính mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam 7

Chương 3: Một số giải pháp đối với mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam 11

3.1 Giải pháp nâng cao tính thống nhất giữa hai khu vực 11

3.2 Giải pháp khắc phục tính mâu thuẫn giữa hai khu vực 11

Kết luận 13 Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, bất cứ một nền sản xuất xã hội nào muốn đạt hiệu quả tăng trưởng cao đều phải phát triển nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực như năng suất lao động tăng nhanh, công nghệ sản xuất không ngừng được cải tiến, hàng hóa sản xuất ra nhiều, thu nhập quốc dân tăng… thì cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực cần giải quyết như lạm phát tăng cao, thất nghiệp, khủng hoảng, phân hóa giàu nghèo… Do vậy, Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế có hiệu quả, công bằng và ổn định Như vậy, sự phát triển bền vững của nền kinh tế không thể tách rời sự phát triển hài hòa giữa hai khu vực kinh tế cơ bản là kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân

Trước thực tế trên, tác giả thực hiện đề tài “Mối quan hệ giữa khu vực kinh tế

Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” nhằm tìm ra mối quan hệ bản chất giữa hai khu vực kinh tế cơ

bản này, từ đó đưa ra những giải pháp giúp hai khu vực phát triển hài hòa và cùng đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, tác giả mong muốn làm rõ hơn bản chất, vai trò của mối quan hệ này đối với quá trình phát triển kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Từ

đó, tác giả mong muốn đưa ra một số giải pháp giúp hai khu vực phát triển hài hòa để sớm đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tác giả là mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước

và khu vực kinh tế tư nhân

Trang 4

4 Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân, không mở rộng sang các thành phần kinh tế khác

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài tiểu luận này, tác giả chủ yếu sưu tầm và tổng hợp các bài viết từ sách, báo, giáo trình, văn kiện Đại hội Đảng, các bài viết trên mạng internet, các báo cáo nghiên cứu tại các hội thảo, chuyên đề sau đó dùng phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với liệt kê để làm sáng tỏ vấn đề

6 Nội dung và kết cấu bài luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân

Chương 2: Thực tiễn mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh

tế tư nhân ở Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp đối với mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước

và khu vực kinh tế tư nhân

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KHU VỰC KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

1.1 Lý luận về khu vực kinh tế Nhà nước

1.1.1 Khái niệm kinh tế Nhà nước

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, vốn, nhân lực làm cơ sở kinh tế

Khu vực kinh tế nhà nước gồm hai bộ phận cấu thành: doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản,

tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước, các quỹ quốc gia…

1.1.2 Vai trò của kinh tế Nhà nước 1

Tại Đại hội XI, Đảng ta đã khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt của nền kinh tế, do đó

nó có khả năng chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định

Thứ hai, kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế; là lực lượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển

Thứ ba, kinh tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế khác thông qua các công cụ và đòn bẩy kinh tế

Thứ tư, kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt có khả năng đầu tư vào những lĩnh vực có vị trí quan trọng sống còn, nhưng đòi hỏi vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn lại chậm…

1 Vũ Văn Phúc (2011), Sở hữu Nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo điện tử.

Trang 6

1.2 Lý luận về khu vực kinh tế tư nhân

1.2.1 Khái niệm kinh tế tư nhân

Khái niệm kinh tế tư nhân dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân

Khu vực kinh tế tư nhân, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Theo nghĩa hẹp, khu vực tư nhân chỉ bao gồm các hoạt động kinh tế tư nhân trong nước

1.2.1 Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân 2

Vai trò của kinh tế tư nhân thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, kinh tế tư nhân tạo ra một khối lượng của cải vật chất to lớn, đóng góp đáng kể vào giá trị thu nhập của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ở các nước có nền kinh tế phát triển cao và hiệu quả, tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân của khu vực kinh tế tư nhân bao giờ cũng cao hơn khu vực kinh tế Nhà nước

Thứ hai, kinh tế tư nhân tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách Nhà nước, tham gia tích cực và hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội

Thứ ba, kinh tế tư nhân có sự tương thích rất cao với kinh tế thị trường, đặc biệt là tính chất mở cửa thị trường ngày càng tăng, sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các thực thể kinh tế phải rất linh hoạt và tự chủ trong hoạt động kinh doanh, điều này vốn là nhược điểm của kinh tế nhà nước

Thứ tư, kinh tế tư nhân có vai trò đắc lực tạo ra sự phát triển của xã hội, tạo cho mỗi cá nhân vô số cơ hội có việc làm để khẳng định mình, người dân có vị thế kinh tế

xã hội độc lập hơn và có điều kiện phát huy khả năng trong môi trường cạnh tranh lành mạnh

1.3 Mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân

2 Đặng Minh Tiến (2008), Phát triển kinh tế tư nhân – xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở

nước ta hiện nay, Báo Doanh Nhân.

Trang 7

1.3.1 Tính thống nhất trong mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân

Tính chất nhiều thành phần kinh tế là nét đặc trưng có tính quy luật của nền kinh

tế quá độ lên Chủ nghĩa xã hội Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quá độ luôn luôn vận động, phát triển trong mối quan hệ, tác động qua lại, đan xen trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, trên cơ sở vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và bình đẳng trước pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt Nam, sự phát triển của lực lượng sản xuất không thể tách rời sự phát triển hài hòa giữa hai khu vực kinh tế cơ bản là kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân

Trong mối quan hệ giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, quyết định bản chất và định hướng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, còn kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là "chỗ dựa thiết yếu”, là một trong những động lực của nền kinh tế

Như vậy, kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau, tạo điều kiện để cùng tồn tại và đóng góp cho sự phát triển của đất nước

1.3.2 Tính mâu thuẫn trong mối quan hệ giữ khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân 3

Bên cạnh quan hệ thống nhất, có liên quan mật thiết đến nhau, giữa khu vực kinh

tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân còn tồn tại những mâu thuẫn

Tính mâu thuẫn giữa hai thành phần kinh tế này biểu hiện xu hướng vận động khác nhau, mang bản chất kinh tế khác nhau, lợi ích kinh tế khác nhau, tranh giành thị trường, tranh giành nguồn lực để phát triển…

3Phạm Ngọc Thứ (2008), Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Tổng Hợp, TP.HCM

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN MỐI QUAN HỆ GIỮA KHU VỰC KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH

TẾ Ở VIỆT NAM 2.1 Tính thống nhất trong mối quan hệ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam

Khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân ở nước ta có mối quan hệ chặt chẽ

và thống nhất Chúng đều là bộ phận cấu thành của hệ thống phân công lao động xã hội

và mục tiêu chung nhất là đáp ứng nhu cầu của xã hội và dân cư trên thị trường để hướng tới mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển

Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, trong

đó khu vực kinh tế Nhà nước có những đóng góp nhất định như doanh nghiệp Nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế, có đóng góp lớn vào nguồn thu của ngân sách và thu hút lao động Trong số 2176 doanh nghiệp Nhà nước (thống kê 2006) có 1546 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; 355 doanh nghiệp quốc phòng an ninh và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; và 295 nông, lâm trường quốc doanh

Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng nhiều cho kinh tế quốc dân Số liệu thống kê giai đoạn gần đây (2005 – 2009), đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP luôn chiếm trên 46%, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 35%, giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 50% lao động của

xã hội và tạo ra nhiều việc làm mới

Từ khi kinh tế tư nhận được thừa nhận và được khuyến khích phát triển, thành phần kinh tế này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế Các doanh nghiệp Nhà nước trước đây vốn trì trệ, dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước đã từng bước có sự thay đổi để thích nghi trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn Đây là động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước phát triển

Trang 9

2.3 Tính mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, nhưng không có vai trò, vị trí như nhau trong quá trình hình thành và xây dựng chế độ kinh tế - xã hội mới Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước ta sử dụng một phần lớn tài sản thuộc sở hữu nhà nước xây dựng khu vực kinh tế Nhà nước đủ mạnh để làm công

cụ hướng dẫn, điều chỉnh những biến động tự phát của kinh tế thị trường Nhưng số liệu thống kê cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước chưa làm tròn được vài trò, trọng trách của mình

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đóng góp cho nền kinh tế của các thành phần kinh tế (%)

Chỉ tiêu Khu vực Nhà nước2001 - Khu vực tư nhân FDI

2005

2006 -2009

2001 -2005

2005 -2009

2001 -2005

2005 -2009

Nguồn: www.thesaigontime.vn Dựa vào bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư của khu vực Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế nhưng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước luôn thấp hơn khu vực kinh tế tư nhân và đang có xu hướng giảm xuống Trong 3 năm trở lại đây, trung bình khu vực kinh tế nhà nước chỉ đóng góp khoảng 35% vào GDP còn khu vực kinh tế tư nhân là khoảng 46%

Về phương diện lao động – việc làm có thể thấy khu vực kinh tế nhà nước có thành tích rất tồi trong việc giải quyết công ăn việc làm và tạo việc làm mới cho xã hội mặc dù khu vực này sử dụng gần ½ tổng đầu tư toàn xã hội Tỷ trọng lao động khu vực kinh tế nhà nước giảm rất nhanh từ mức 43,5% trong giai đoạn 2001 – 2005 xuống chỉ còn 24,1% trong giai đoạn 2006 – 2009 Không những thế, tỷ lệ tạo ra việc làm mới cũng giảm một cách tương ứng từ -4% xuống -22%, tức là khu vực kinh tế nhà nước không những không tạo ra việc làm mới mà còn cắt giảm lao động Trái với bức tranh

Trang 10

ảm đạm của khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế khi giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 50% lao động của xã hội và tạo ra nhiều việc làm mới

Trong hoạt động sản xuất công ngiệp, lĩnh vực trung tâm trong chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam thì vai trò của khu vực kinh tế nhà nước ngày càng mất dần vị thế dẫn dắt nền kinh tế, thay vào đó khuy vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở nên quan trọng, trở thành lực lượng trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng4

Về cơ cấu sản phẩm công nghiệp, đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước vẫn chỉ xoay quanh công nghiệp khai thác tài nguyên, sản xuất thực phẩm và đồ uống, dệt may… tương tự như sản phẩm của khu vực tư nhân, tức kinh tế nhà nước chưa thể hiện được vai trò chủ đạo của nền kinh tế trong việc tạo ra những bước đột phá công nghiệp, dẫn dắt nền kinh tế phát triển vững mạnh5

Về hiệu quả đầu tư, hệ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước năm 2007 là 8,1 lần, cao hơn nhiều so với con số 3,7 lần của khu vực kinh tế tư nhân Tức là, để tạo 1 đơn vị giá trị GDP, khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần 3,74 đơn vị đầu tư, trong khi khu vực Nhà nước cần tới 8,1 đơn vị Doanh thu trên tổng số tài sản khu vực tư nhân cũng cao hơn khu vực Nhà nước Nếu trong 1 tỷ đồng tài sản, doanh nghiệp tư nhân sẽ tạo

ra được 1,18 tỷ đồng doanh thu thì khu vực Nhà nước chỉ tạo ra được 0,80 tỷ đồng

Về cơ cấu đầu tư, đầu tư Nhà nước vẫn còn tập trung ở một số ngành mà tư nhân

có khả năng và sẵn sàng đầu tư như: ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, thương mại, khách sạn, xây dựng dân dụng, du lịch, dệt may… Năm 2007, tổng giá trị đầu tư ra ngoài các lĩnh vực kinh doanh chính của 70 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là gần 117.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản là hơn 23.400 tỷ đồng

4Vũ Thành Tự Anh (2010), Doanh nghiệp Nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo, Thời

báo Kinh tế Sài Gòn.

5 Nguyễn Tấn Phát (2011), Nhận diện cấu trúc kinh tế Việt Nam dưới góc độ phân tích cấu trúc sản

phẩm ngành công nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 2, tháng 2/2011.

Ngày đăng: 23/12/2013, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w