Bài giảng Tài chính công
Bài giảng Tài chính Công Khoa Kinh tế Trang 1 CHƯƠNG 1: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CƠ SỞ KINH TẾ CHO NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ 1.1. Tổng quan chung về tài chính công 1.1.1. Khái niệm của tài chính công Khái niệm Thuật ngữ tài chính công được hiểu là sự hợp thành bởi ý nghĩa và phạm vi của hai thuật ngữ “tài chính” và “công”. Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Thuật ngữ công hay công cộng: xét về ý nghĩa, thuật ngữ công có thể hiểu trên các khía cạnh: - Về quan hệ sở hữu (đối với tài sản, các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ) là sở hữu công cộng; - Về mục tiêu hoạt động: là vì lợi ích công cộng; - Về chủ thể tiến hành hoạt động: là các chủ thể thuộc khu vực công; - Về pháp luật điều chỉnh: là các luật công. Như vậy, Tài chính công là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực hợp pháp của Nhà nước (trước tiên là quyền lực chính trị) phân phối và phân phối lại của cải xã hội (chủ yếu là sản phẩm mới được tạo ra), để thực hiện các chức năng kinh tế và xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận của Nhà nước. Đặc trưng: từ những luận giải trên cho thấy các đặc trưng của tài chính công là: - Về mặt sở hữu: các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính công thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, thường gọi là sở hữu nhà nước. - Về mặt mục đích: các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong tài chính công được sử dụng vì lợi ích chung toàn xã hội, của toàn quốc và của cả cộng đồng. - Về mặt chủ thể: các hoạt động thu, chi bằng tiền trong tài chính công do chủ thể thuộc khu vực công tiến hành. Các quan hệ tài chính công là quan hệ kinh tế nảy sinh gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ công mà một bên của quan hệ là chủ thể thuộc khu vực công. - Về mặt pháp luật: các quan hệ tài chính chịu sự điều chỉnh bởi các “luật công”, dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật. Phân biệt phạm trù tài chính công và tài chính nhà nước: Tài chính công khác với tài chính nhà nước ở hai điểm sau đây: - Tài chính công không gắn với các hoạt động mang tính kinh doanh thu lợi nhuận, còn tài chính nhà nước thì bao gồm cả các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước. Bài giảng Tài chính Công Khoa Kinh tế Trang 2 => Tài chính công chỉ bao gồm tài chính của các hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận của nhà nước như: Ngân sách nhà nước, Tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, Các quỹ dự trữ của nhà nước Tài chính nhà nước, ngoài tài chính của các hoạt động phi lợi nhuận, còn bao gồm tài chính của các hoạt động - Tài chính công gắn với nhiệm vụ chi tiêu phuc vụ việc thưc hiện các chức năng vốn có của nhà nước, còn tài chính nhà nước thì còn bao gồm cả các hoạt động chi tiêu phục vụ việc cung ứng những hàng hoá và dịch vụ thông thường tại các doanh nghiệp nhà nước. 1.1.2. Đặc điểm của tài chính công: - Tài chính công liên quan đến sở hữu công và các đặc điểm kinh tế của Nhà nước. Tài chính công chịu sự điều chỉnh của các luật : luật ngân sách Nhà nước, luật tổ chức bộ máy Nhà nước, các luật thuế. - Tài chính công bao gồm các quỹ tiền tệ, trong đó lớn nhất là quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách - Tài chính công được sử dụng để cung cấp các hàng hóa dịch vụ phục vụ các lợi ích cộng đồng và không vì mục tiêu lợi nhuận 1.1.3. Chức năng của tài chính công 1.1.3.1. Chức năng phân phối Chức năng phân phối của tài chính công là khả năng khách quan mà nhờ đó Nhà nước có thể chiếm hữu và chi phối một phần của cải xã hội (trước hết là sản phẩm mới được tạo ra ) để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội do Nhà nước đảm nhiệm. Đối tượng phân phối của tài chính công là của cải xã hội, trong đó chủ yếu là sản phẩm mới được tạo ra. Nhà nước là chủ thể phân phối của tài chính công. Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng phân phối của tài chính công là các quỹ tiền tệ của Nhà nước được hình thành và sử dụng. 1.1.3.2. Chức năng điều chỉnh và kiểm soát Chức năng điều chỉnh và kiểm soát của tài chính công là khả năng khách quan mà nhờ đó Nhà nước có thể điều chỉnh lại và xem xét lại tính đúng đắn, hợp lý của quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội. Đối tượng điều chỉnh và kiểm soát của tài chính công là quá trình phân phối của cải xã hội (trong đó chủ yếu là sản phẩm mới tạo ra) để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Kết quả điều chỉnh và kiểm soát của tài chính công : đảm bảo cho quá trình phân phối của cải xã hội để tạo lập các quỹ tiền tệ của Nhà nước được đúng đắn, hợp lý, góp phần điều chỉnh hoạt động tài chính của các chủ thể kinh tế- xã hội theo định hướng của Nhà nước. Bài giảng Tài chính Công Khoa Kinh tế Trang 3 1.1.4. Phân loại tài chính công 1.1.4.1. Các quỹ tài chính công trong ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước bao gồm quỹ ngân sách Nhà nước và một số quỹ khác, Các quỹ này đều có thu, chi nằm trong dự toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Qũy Ngân sách Nhà nước là một bộ phận các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của Ngân sách Nhà nước các cấp. Qũy Ngân sách Nhà nước được quản lý tại kho bạc Nhà nước Một số quỹ khác trong Ngân sách Nhà nước : các khoản thu để lại cho đơn vị chi quản lý qua Ngân sách Nhà nước, các quỹ mang tính trung gian trong quá trình thực hiện cấp phát thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước. 1.1.4.2. Các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước Các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước như : Qũy BHXH, Qũy dự trữ quốc gia, các quỹ chuyên dùng khác. Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách vẫn chịu sự quản lý của chính quyền, nhưng được tách khỏi Ngân sách và có tính độc lập nhất định. Nguồn hình thành các quỹ tài chính ngoài ngân sách có thể 100% từ Ngân sách Nhà nước, cũng có thể một phần từ Ngân sách Nhà nước, một phần từ nguồn khác, hoặc 100% từ các nguồn khác. 1.2. Vai trò chính phủ và tài chính công 1.2.1. Chính phủ với việc phân phối lại thu nhập a) Khái niệm : Phân phối lại thu nhập xã hội là sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật, của các chính sách để vận động, thuyết phục những người có thu nhập cao đóng góp để cùng nhà nước giúp đỡ cộng đồng và những người có thu nhập thấp. b) Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập - Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản do được thừa kế tài sản, do hành vi tiêu dung và tiết kiệm khác nhau, do kết quả kinh doanh - Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động: khả năng và kĩ năng lao động dẫn đến sự khác nhau về thu nhập, chế độ làm việc, nghề nghiệp và tính chất công việc c) Đường Lorenz và hệ số Gini Đường Lozen : phản ánh thu nhập giữa các nhóm dân số trong một quốc gia Bài giảng Tài chính Công Khoa Kinh tế Trang 4 Đường Lozen - Trục hoành biểu thị phần trăm cộng dồn của dân số và được sắp xếp theo thứ tự thu nhập tăng dần.Trục tung là tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗi phần trăm trong dân số nhận được. Đường chéo là đại diện của sự phân phối thu nhập "hoàn toàn công bằng". - Đường Lozen cho thấy mối quan hệ định lượng giữa tỷ lệ phần trăm của dân số có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian nhất định – - Khoảng cách giữa đường chéo và đường Lozen là một dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng. Đường Lozen càng xa đường chéo thì mức độ bất bình đẳng càng lớn, phần trăm thu nhập của người nghèo nhận được giảm đi. Chính phủ phải dung các chính sách phân phối để kéo đường cong Lozen gần với đường phân giác. Hệ số GINI: Hệ số Gini thường được sử dụng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân Hệ số GINI(G) = Diện tích (A)/ Diện tích (A+B) Hệ số GINI có thể nhận được giá trị từ 0 đến 1. G= 0 phân phối thu nhập hoàn toàn bình đẳng G= 1 phân phối thu nhập hoàn toàn bất bình đẳng d) Chính phủ với chức năng phân phối lại thu nhập - Thông qua chính sách thuế: cụ thể và rõ nhất là thuế thu nhập cá nhân và thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế thu nhập cá nhân động viên thu nhập của những người có thu nhập ở một mức khá cao so với mặt bằng xã hội .Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào người mua sắm, sử dụng một số hàng hóa, dịch vụ thuộc diện xa xỉ. - Trợ cấp : + Thông qua các chính sách an sinh xã hội vĩ mô + Thông qua các cuộc vận động, các phong trào hỗ trợ + Thông qua việc hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn, thuộc diện chính sách. Bài giảng Tài chính Công Khoa Kinh tế Trang 5 Công thức tính: Hệ số GINI được tính bằng cách lấy 1 trừ đi thương của tích giữa 2 số phần trăm cộng dồn chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng của 2 người kế tiếp nhau (sắp xếp chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng (giá tháng 1 của năm cần tính và cùng một mặt bằng giá) theo thứ tự tăng dần) và hiệu số phần trăm cộng dồn của chính hai người đó. Hệ số GINI (G) được tính theo công thức sau: Trong đó: F i - là phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i Y i - là phần trăm cộng dồn chi tiêu đến người thứ i Sau đây là ví dụ tính Hệ số GINI theo 5 nhóm thu nhập của dân cư. Năm nhóm thu nhập được hình thành bằng cách sắp xếp thu nhập bình quân đầu người theo thứ tự tăng dần và chia mỗi nhóm gồm 20% dân số. Ta có bảng số liệu để tính hệ số GINI như sau: BẢNG SỐ LIỆU ĐỂ TÍNH HỆ SỐ GINI Thứ tự nhóm-i TNBQ đầu người/tháng (1000đ) Tỷ trọng dân số của từng nhóm Tỷ trọng thu nhập từng nhóm Tỷ lệ cộng dồn F i -F i-1 Y i +Y i-1 (F i -F i-1 )(Y i +Y i-1 ) Dân số (F i ) Thu nhập (Y i ) A 1 2 3=(1x2) 4 5 6 7 8=(6x7) 1 141,75 0,2 0,0584 0,2 0,0584 0,2 0,0584 0,011687 2 240,66 0,2 0,0992 0,4 0,1576 0,2 0,2161 0,043214 3 346,98 0,2 0,1430 0,6 0,3007 0,2 0,4583 0,091662 4 514,21 0,2 0,2120 0,8 0,5126 0,2 0,8133 0,162662 5 1182,27 0,2 0,4874 1 1 0,2 1,5126 0,302528 Tổng cộng 48517,40 1 1 0,611753 Thay số liệu vào công thức ở trên hệ số GINI tính được: G = 1 - 0,611753 ≈ 0,3882 Bài giảng Tài chính Công Khoa Kinh tế Trang 6 1.2.2. Độc quyền và vai trò của chính phủ - Thị trường cạnh tranh: nhiều người bán, nhiều người mua và không chủ thể nào có thể can thiệp giá. Tự do tham gia và rút lui khỏi thị trường, hàng hóa là duy nhất, không có sự can thiệp của chính phủ. - Độc quyền là tình trạng thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán, sản phẩm không có hàng hóa thay thế gần gũi. - Nguyên nhân xuất hiện độc quyền : + Do được phép của Chính phủ. Trong một số hoàn cảnh nhất định với một số ngành chủ đạo thì Chính phủ thường cho phép nó tồn tại và hoạt động dưới dạng độc quyền + Nhà nước nắm giữ quá nhiều nền kinh tế. + Do chế độ bản quyền, tạo cho người giữ bản quyền một vị thế độc quyền trong một khu vực địa lý nhất định - Can thiệp của Chính phủ: + Sử dụng thuế để giảm bớt lợi nhuận của ngành độc quyền. + Các chính sách chống độc quyền, hạn chế các hành vi và các cơ cấu thị trường có thể tạo ra độc quyền. + Khuyến khích cạnh trạnh, giảm bớt rào cản thâm nhập thị trường, trợ cấp doanh nghiệp vừa và nhỏ, dỡ bỏ ngăn cách thị trường trong nước và thị trường quốc tế. + Kiểm soát giá cả của các công ty Nhà nước hoạt động độc quyền. 1.2.3. Các yếu tố ngoại lai và vai trò của chính phủ 1.2.3.1. Khái niệm Ngoại ứng là các chi phí hoặc lợi ích mà bên thứ ba (không phải là người mua hay người bán) gánh chịu do các giao dịch thị trường và không được phản ánh trong giá cả hàng hóa. Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường), nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường. Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải là người mua và người bán ) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán. 1.2.3.2. Ngoại ứng tiêu cực Chi phí ngoại ứng biên (MEC) là chi phí tăng thêm mà nhóm thứ ba phải gánh chịu do việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ. Chi phí ngoại ứng biên là một phần của chi phí xã hội biên, tuy nhiên nó lại không được phản ánh trong giá cả hàng hóa. Giả sử ngành công nghiệp giấy hoạt động trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Cân bằng thị trường sẽ tại điểm A, nơi đường cầu (D) cắt đường cung (S). Giá cả hiện tại của giấy là 100 $/ tấn, và sản lượng của ngành là 5 tỷ tấn giấy mỗi năm tại mức giá này. Đường cầu D phản ánh lợi ích cá nhân biên mà người mua nhận được từ mỗi tấn giấy. Bài giảng Tài chính Công Khoa Kinh tế Trang 7 Giả định là việc sản xuất và tiêu dùng giấy chỉ đem lại lợi ích cho người mua, khi đó lợi ích xã hội biên của giấy sẽ bằng với lợi ích cá nhân biên của người mua, và đường cầu D cũng phản ánh lợi ích xã hội biên của giấy. Đường cung dựa trên chi phí biên của doanh nghiệp khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. Nhưng đường chi phí biên của doanh nghiệp không phản ánh được tất cả các chi phí mà xã hội phải chịu khi sản xuất thêm một đơn vị giấy. Giả sử chi phí ngoại ứng biên là cố định và bằng 10$ cho mỗi tấn giấy được sản xuất thêm. Chi phí ngoại ứng biên là 10$/tấn là không được tính đến trong các quyết định sản lượng khi sản xuất giấy. Nhưng chi phí ngoại ứng là một phần chi phí xã hội trong việc sản xuất giấy giống các chi phí khác như lương hay chi phí nguyên liệu. Chi phí biên mà doanh nghiệp dựa vào đó để đưa ra quyết định của mình là chi phí cá nhân biên (MPC). Để xác định được chi phí xã hội biên, chi phí cá nhân biên (MPC) phải được cộng thêm với chi phí ngoại ứng biên (MEC) MSC = MPC + MEC Vì MEC = 10 và không đổi tại tất cả các mức sản lượng, đường MSC sẽ nằm trên đường MPC. Khoảng cách giữa MSC và MPC là 10, không phụ thuộc vào mức sản lượng. Cân bằng thị trường tương ứng với điểm A, tại đó: MPC = MSB Cân bằng hiệu quả sẽ tương ứng với điểm B, tại đó chi phí xã hội biên của hàng hóa, đã bao gồm cả chi phí ngoại ứng biên, bằng với lợi ích xã hội biên của nó. MSC = MPC+ MEC = MSB Sản lượng cân bằng ở mức 5 triệu tấn giấy là sản lượng không hiệu quả vì chi phí xã hội biên của nó bằng 110$/tấn tại điểm G, trong khi lợi ích xã hội biên của nó chỉ là 100$/ tấn. Lợi ích xã hội ròng bằng với diện tích BGA sẽ đạt được nếu các nhà sản xuất giảm sản lượng giấy từ 5 triệu tấn xuống 4,5 triệu tấn. Khi có ngoại ứng tiêu cực, sản lượng được sản xuất ra sẽ dư thừa, vượt quá mức sản lượng hiệu quả mà xã hội cần. Chi phí, lợi ích Bài giảng Tài chính Công Khoa Kinh tế Trang 8 Hình 1.1 Cân bằng thị trường, ngoại ứng tiêu cực và hiệu quả Sản lượng cân bằng 5 tấn/ năm là không hiệu quả vì MSC> MSB tại mức sản lượng này. Mức sản lượng hiệu quả tương ứng với điểm B, 4,5 tấn/năm. Giá cả là 105$/tấn. Sản lượng giảm từ 5 tấn xuống 4,5 tấn làm giảm chi phí xã hội biên của giấy từ 110$ xuống 105$ và tạo ra lợi ích ròng tương đương với diện tích BGA. 1.2.3.3. Ngoại ứng tích cực Khi có ngoại ứng tích cực, giá cả hàng hóa là thấp hơn lợi ích xã hội biên của hàng hóa. Ví dụ, giả sử việc tiêm chủng tạo ra một ngoại ứng tích cực. Những người tiêm chủng sẽ có được lợi ích cá nhân, tuy nhiên họ cũng cung cấp lợi ích cho những người không tiêm chủng bằng việc giảm số lượng những người bị ốm vò dịch bệnh và làm giảm việc lan rộng của bệnh. Ngoại ứng tích cực của tiêm chủng là việc giảm khả năng bị nhiễm bệnh cho người khác. Cân bằng thị trường tại điểm U. Tại điểm này, lượng tiêm chủng là 10 triệu/ năm với mức giá là 25$/đơn vị. Giả sử lợi ích ngoại biên (lợi ích tăng thêm của những người thứ ba không phải là người mua hoặc người bán ) là 20$/đơn vị tiêm chủng. Lợi ích biên mà người tiêu dùng dựa vào đó để đưa ra các quyết định là lợi ích cá nhân biên Cân bằng thị trường tương ứng với điểm mà tại đó lợi ích cá nhân biên MPB i bằng với chi phí xã hội biên của tiêm chủng. Giả sử chi phí cá nhân biên của tiêm chủng phản ánh chính xác chi phí xã hội biên. Lợi ích xã hội biên thực tế ở mức sản lượng cân bằng 10 triệu đơn vị mỗi năm là 45$, cao hơn giá cả (25$/đơn vị ). Lợi ích xã hội biên thực tế là tổng của lợi ích cá nhân biên mà người tiêu dùng nhận được và lợi ích ngoại ứng biên (MEB) mà những người thứ ba nhận được. MPB i + MEB = MSB Khi có ngoại ứng tích cực, lợi ích cá nhân biên sẽ thấp hơn lợi ích xã hội biên tại bất kỳ mức sản lượng nào Sản lượng D= MSB S= MPC MPC+ MEC= MSC 10 B G A 4.5 5 110 105 100 Bài giảng Tài chính Công Khoa Kinh tế Trang 9 Hình 1.2 Cân bằng thị trường, ngoại ứng tích cực và hiệu quả Thị trường cân bằng tại điểm U, tại đó MPB i = MSC. Sản lượng là 10 triệu mũi tiêm chủng một năm là không hiệu quả vì MSB> MSC tại điểm này. Mức sản lượng hiệu quả là mức sản lượng 12 triệu mũi tiêm chủng, tương ứng với điểm V. Giá cả mà người tiêu dùng phải trả giảm từ 25$ xuống 10$. Việc gia tăng sản lượng để đạt mức sản lượng hiệu quả là tăng lợi ích ròng tương ứng với diện tích hình UZV. Sản lượng sản xuất ra sẽ thấp hơn mức sản lượng hiệu quả vì lợi ích xã hội biên tại điểm cân bằng thị trường là cao hơn chi phí xã hội biên. Sản lượng hiệu quả của tiêm chủng là tương ứng với điểm V. Tại điểm này, lợi ích xã hội biên của tiêm chủng bằng với chi phí xã hội biên. Điều kiện biên của hiệu quả đã được đáp ứng tại điểm này vì : MPB i + MEB = MSB = MSC Với mức sản lượng hiệu quả ở V, chi phí xã hội biên của tiêm chủng là 30$. Để đạt được mức sản lượng này, giá cả của tiêm chủng phải giảm xuống 10$, tương đương với điểm H trên đường cầu tiêm chủng. Lợi ích xã hội ròng được thể hiện bằng diện tích tam giác UZV sẽ đạt được nếu sản lượng tăng lên mức tương ứng với mức sản lượng ở điểm V. 1.2.3.4. Xử lý ngoại ứng bằng thuế và trợ cấp a) Đánh thuế điều chỉnh ngoại ứng tiêu cực Giả sử đánh thuế vào doanh nghiệp sản xuất giấy gây ô nhiễm nước do doanh nghiệp gây ra. Chi phí ngoại ứng biên của mỗi đơn vị sản phẩm MEC = 10$, thuế được đánh là : T = MEC Sản lượng D= MPB S= MSC MPB+ MEC= MSB z H U V 10 12 30 25 10 Chi phí, lợi ích 45 Bài giảng Tài chính Công Khoa Kinh tế Trang 10 Thuế được đánh 10$/tấn giấy bằng với chi phí ngoại ứng biên của sản xuất giấy. Thuế đánh vào mỗi đơn vị sản lượng giấy được sản xuất ra làm tăng chi phí cá nhân biên của việc sản xuất. Việc tăng chi phí do thuế làm điểm cân bằng sẽ giảm từ 5 triệu xuống 4,5 triệu (mức sản lượng hiệu quả của xã hội ) Hình 1.3 Đánh thuế điều chỉnh ngoại ứng Thuế điều chỉnh T = 10$/đơn vị sản lượng làm tăng chi phí cá nhân biên của doanh nghiệp lên một lượng tương đương với chi phí ngoại ứng biên và giúp đạt được mức sản lượng hiệu quả. Doanh thu thuế được thể hiện bằng diện tích hình FBJH. Doanh thu này bằng với tổng chi phí ngoại ứng tại mức sản lượng hiệu quả. Đánh thuế cho phép đạt được phúc lợi ròng tương đương với diện tích BGA. Với mức thuế 10$/tấn, doanh thu thuế sẽ là 45 triệu $ tại mức sản lượng4,5 triệu tấn giấy và được thể hiện bởi diện tích hình FBIH. Sau khi đánh thuế, chi phí ô nhiễm của sản xuất giấy đối với người sử dụng nguồn nước sẽ giảm. Ban đầu chi phí này là 50 triệu $ (10 $/tấn x 5 triệu tấn ), sau khi có thuế, sản lượng giảm xuống 4,5 triệu, chi phí ô nhiễm của việc sản xuất giấy giảm xuống 45 triệu $. Thuế điều chỉnh không làm giảm ô nhiễm nước xuống bằng 0. Nó làm tăng chi phí sử dụng nước để phản ánh tổn thất biên của những người sử dụng nguồn nước. Nhà sản xuất giấy, khi sử dụng nước, buộc phải so sánh chi phí bổ sung do thuế (10$/đơn vị sản lượng ) với các biện pháp thay thế khác để xử lý nước thải và khi đó sẽ quyết định sử dụng nước như thế nào khi phải chịu chi phí này. Số tiền thuế thu được có thể đem sử dụng cho nhiều mục đích. Nếu có thể xác định những người ị ảnh hưởng do việc sử dụng nước thì có thể sử dụng tiền thuế (45 triệu $) để đền bù cho họ. Thuế điều chỉnh ngoại ứng tiêu cực có thể có tác động sau: Sản lượng D= MSB S= MPC S’ = MPC+ T= MSC B G A 4.5 5 T Tổn thất phúc lợi J H F Doanh thu thuế = tổng chi phí ngoại ứng Chi phí, lợi ích 110 105 100 95