CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG CỘNG.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính công (Trang 42 - 43)

4.1. Nội dung cơ bản của đánh giá chi tiêu công cộng

4.1.1 Khái niệm

Đánh giá chi tiêu công cộng la việc đánh giá công tác hoạch định chính sách ngân sách và xây dựng thể chế. Là một công cụ chủ yếu trong phân tích các vấn đề của khu vực công cộng và tác động của khoản chi tiêu công cộng đến các đối tượng khác nhau trong xã hội. Ngày nay việc thực hiện trở nên cần thiết vì những lí do sau;

Thứ nhất, chỉ thông qua đánh giá chi tiêu công cộng chúng ta mới có thể biết được sự can thiệp của chính phủ bằng các chie tiêu có cơ sở lập luận vững chắc hay không.

Thứ hai, đánh giá chi tiêu công cộng sẽ giúp nâng cao năng lực của chính phủ trong việc sử dụng hiệu quả và hiệu lực các nguồn công quỹ để thúc đẩy nhanh hơn nữa việc đại được các mục tiêu phát triển của mình thông qua PER:

- Nâng cao sự hiểu biết của cán bộ công chức nhà nước về mục đích và lợi ích của chi tiêu công cộng, tăng cường giao lưu đối thoại giữa nhà hoạch định chính sách và các đối tượng chịu tác động của chính sách để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng của chính sách.

- Nâng cao năng lực của các cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách ở các cấp các ngành tạo sự hiểu biết tốt hơn về các kỹ năng phân tích chi tiêu từ đó củng cố cơ sở của các quyết định chi tiêu.

- Cải thiện công tác soạn lập ngân sách và sự điều phối giữa các ngân sách đầu tư và ngân sách thường xuyên, cải tiến hệ thống định mức phân bổ ngân sách.

Thứ ba, qua những phát hiện của đánh giá chi tiêu công cộng chúng ta có thể tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực mà điều này sẽ có lợi cho phúc lợi nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng.

Thứ tư, một quy trình đánh giá chi tiêu công cộng thực hiện tốt sẽ thu hút được sự tham gia đông đảo các bên liên quan và tầng lớp dân cư. Như vậy, PER thực sự trở thành công cụ để thực hiện tiêu chuẩn quản lí chi tiêu công cộng đặc biệt là thu hút sự tham gia của xã hội.

4.1.2. Nội dung cơ bản của việc đánh giá chi tiêu công cộng cấp tổng thể

4.1.2.1. Xác định và thực hiện chiến lược phân tích chi tiêu công cộng a, Chúng ta biết gì về việc thực hiện ngân sách nhà nước. a, Chúng ta biết gì về việc thực hiện ngân sách nhà nước.

Câu hỏi này nhằm làm rõ hai tiêu chí. Thứ nhất là độ tin cậy của các số liệu ngân sách. Vì số liệu ngân sách là đầu vào quan trọng nhất để tiến hành PER đồng thời nó là sự

Trang 43

phán ánh chính sách về mặt tài chính nên nếu những số liệu này có độ tin cậy không cao mà PER đưa ra sẽ thiếu một luận cứ vững chắc. Thứ hai, là cần xác định mức độ minh bạch của ngân sách trên ba cấp dộ: Kỷ luật tài khóa tổng thể, các chỉ số kinh tế xã hội và các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính công (Trang 42 - 43)