Các tính chất của hệ thống thuế tối ưu

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính công (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG THUẾ NHÀ NƯỚC

3.1.3. Các tính chất của hệ thống thuế tối ưu

a) Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

Có rất nhiều về khái niệm thuế, song bất cứ ai cũng đều phải công nhận rằng thuế bao giờ cũng là khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Điều này có thể được lý giải bởi những lý do sau đây:

Thuế là khoản đóng góp mang tính chất pháp lệnh của Nhà nước đối với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội.

- Là khoản thu mang tính ổn định tương đối.

- Hình thức thu bao quát được hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập và mọi tiêu dùng xã hội.

- Đảm bảo được tính tự chủ trong cân đối ngân sách. - Thể hiện một nền tài chính quốc gia lành mạnh.

Theo khảo sát của World Bank tại 85 nước trên thế giới, có đến 60 quốc gia mà khoản thu từ thuế chiếm 80% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Trang 34

b) Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, đến quan hệ cung cầu, đến cơ cấu đầu tư và sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế.

Căn cứ vào từng tình huống cụ thể, Nhà nước có thể chủ động điều tiết nền kinh tế bằng thuế. Khi nền kinh tế ở vào giai đoạn cực thịnh Nhà nước có thể tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách.

Trong giai đoạn này việc tăng thuế thường không gây ra phản ứng ở người nộp thuế bởi vì ở giai đoạn này thu nhập của người dân rất cao và ổn định nên việc tăng thuế sẽ không ảnh hưởng đến đời sống của họ. Số bội thu ngân sách sẽ được lập thành quỹ dự trữ để đề phòng khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy thoái.

Việc tăng thuế trong giai đoạn này sẽ có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tổng cầu, làm giảm bớt sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế

bước sang giai đoạn suy thoái, việc giảm thuế sẽ có tác dụng nâng cao tổng cầu, từ đó mà xúc tiến việc phục hưng nền kinh tế.

Thuế có tác dụng trực tiếp đến giá cả, đến thu nhập, vì vậy dựa vào công cụ thuế Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích lũy và đầu tư . Khi ban hành một sắc thuế do những yêu cầu về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, Nhà nước đã có những quy định về đối tượng, phạm vi đánh thuế, thuế suất, chế độ miễn giảm. Các quy định này xét về bề ngoài là một sự cưỡng chế, nhưng bên trong là nhằm mục đích điều chỉnh những quan hệ kinh tế - xã hội nhất định.

c) Thuế góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối.

Trong nền kinh tế hàng hóa nói chung, đặc biệt là kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, để thị trường tự điều chỉnh thì việc phân phối của cải và thu nhập sẽ càng tập trung, tạo ra hai cực đối lập nhau, một thiểu số người sẽ giàu lên nhanh chóng và đa số người nghèo cuộc sống sẽ không được cải thiện.

Tình trạng trên chẳng những liên quan đến vấn đề đạo đức, công bằng mà còn tạo nên sự đối lập giai cấp làm mất đi ý nghĩa cao cả của sự phát triển kinh tế của một đất nước. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia là kết quả nổ lực cộng đồng của toàn dân, mỗi thành viên trong xã hội đều có những đóng góp nhất định của họ.

Thành quả của sự phát triển kinh tế nếu không chia sẻ cho mọi người cùng hưởng thì rõ ràng mất đi sự công bằng. Bởi vậy cần phải có sự can thiệp của Nhà nước trong sự phân phối thu nhập trong xã hội, đặc biệt thông qua công cụ thuế.

Vai trò là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội của thuế thể rõ trong thuế trực thu. Ví dụ như thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào những người có thu nhập cao. Như vậy ngoài việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn đóng vai trò quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội. Vai trò này còn thể hiện rõ rệt khi sử dụng thuế suất lũy tiến.

Trang 35

thu như: Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt. . . Các loại thuế này thường đánh rất cao vào những mặt hàng, dịch vụ cao cấp nhằm điều tiết bớt thu nhập của các cá nhân có thu nhập tương đối cao so với mức bình quân xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính công (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)