MỞ ĐẦU Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài việc thiết lập quan hệ phápluật với cơ quan quản lí nhà nước và các tổ chức doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, doanh nghiệp còn có các quan hệ phápluật trong nội bộ doanh nghiệp, trong đó có các quan hệ phápluậthìnhthành trong quá trình sửdụngvà thuê mướn lao động. Để tránh các vấn đề tranh chấp xảy ra giữa người lao động vàsửdụng lao động, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về đặc điểm của quan hệ phápluật giữa người lao động và người sửdụng lao động. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Trong mối quan hệ phápluật giữa người lao động và người sửdụng lao động, người lao động phải tự mình thực hiện công việc. Điều đó có nghĩa là người lao động phải tự mình thực hiện công việc bằng các hành vi lao động để thực hiện công việc mà không được chuyển giao nghĩa vụ đó cho người khác, đặc biệt là người không có quan hệ lao động với người sửdụng lao động đó. Quan hệ phápluật giữa NLĐ và NSDLĐ khác hẳn với quan hệ lao động ở dạng khoán việc dân sự do luật dân sự điều chỉnh hay quan hệ lao động giữa NLĐ là thành viên của gia đình tiến hành thực hiện công việc trong quá trình duy trì sinh hoạt gia đình do luật hôn nhân và gia đình diều chỉnh ( Khoản 4 điều 3 BLLĐ ). Những lí do căn bản dẫn đến việc xác định nghĩa vụ thông thường nhưng có tính bất di bất dịch đối với người lao động có thể thấy là: - Về mặt hình thức, NLĐ đã cam kết với NSDLĐ về việc thực hiện công việc. Sự cam kết của NLĐ là điều được xác định vàkhông thể thay đổi trừ trường hợp họ khôngthực hiện được hoặc quan hệ lao động đó bị chấm dứt - Về mặt nội dung, NLĐ tham gia quan hệ lao động là với mục đích bán sức lao động của mình cho NSDLĐ. Sức lao động đó chỉ có và tồn tại trong bản than NLĐ đó mà không thể tồn tại trong bất kì NLĐ nào khác. - Về khía cạnhpháp lí, Bộ luật lao động đã quy định về nghĩa vụ bắt buộc của NLĐ. Do đó, thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã cam kết chính là tuân thủ vàthực hiện nghiêm chỉnh các quy định của phápluật trong lĩnh vực hợp đồng lao động. 2. Người sửdụng lao động có quyền quản lí đối với người lao động Đặc điểm này nói lên quyền kiểm soát của NSDLĐ đối với quá trình thực hiện công việc của NLĐ, bao hàm nhiều khía cạnh, có tính chất toàn diện của NSDLĐ. Nội dung của quyền quản lí lao động gồm quyền tuyển chọn, phân công, sắp xếp, điều động, giám sát, xử phạt,… đối với NLĐ. Tuy nhiên, mọi hoạt động thuộc hành vi quản lí của NSDLĐ phải được thực hiện trong khuôn khỏ của phápluật đồng thời NSDLĐ phải chịu trách nhiệm trước phápluậtvề hành vi quản lí của mình. Sở dĩ NSDLĐ có quyền quản lí đối với NLĐ là vì: - Họ được thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản; - Họ thực hiện quyền kiểm soat với tư cách là người mua sức lao động; - Họ thực hiện quyền năng pháp lí do phápluật trao cho; - Xét ở góc độ chung nhất và có tính chất “tự nhiên” là họ phải thực hiên hành vi quản lí sản xuất, cái không thể thiếu trong quá trình sản xuất-kinh doanh. Điều này không chỉ đúng với nguyên lí diều khiển mà còn liên quan đến mục tiêu và quá trình sản xuất, kinh doanh. Qua đó ta rút ra được tính đặc trưng của quan hệ phápluật giữa NLĐ và NSDLĐ, đó là trong quan hệ phápluật này, NLĐ bị lệ thuộc về mặt pháp lí vào NSDLĐ. Đó là sự lệ thuộc về mặt pháp lí, bàn về khía cạnh này của NLĐ, có ý kiến cho rằng đó là vấn đề có xuất phát điểm từ “sự lệ thuộc kinh tế”. Tuy nhiên, sự lệ thuộc pháp lí có thể xuất phát và có cơ sở kinh tế nhưng không hẳn do “sự lệ thuộc kinh tế” tạo ra. 3. Trong quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt quan hệ phápluật giữa người lao động và người sửdụng lao động có sự tham gia của đại diện lao động Đây chính là tính đặc thù của quan hệ phápluật giữa NLĐ và NSDLĐ so với các quan hệ lao động khác trong xã hội. Sự tham gia của đại diện lao động vào quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ được thực hiện thong qua nhiều biện pháp gián tiếp (tham gia xâydựng kế hoạch, quy hoạch, chính sách, phápluật lao động…) và trực tiếp (giúp đỡ cho NLĐ trong quá trình kí kết hợp đồng lao động, đại diện và bảo vệ NLĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động…) Việc tham gia của đại diện lao động, đặc biệt là tổ chức công đoàn có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, với tư cách cá nhân, NLĐ không có nhiều khả năng đạt được sự bình đẳng thực tế với NSDLĐ, cái về mặt lí thuyết luôn được nhắc đến. Yếu tố tập thể trong hoạt động của đại diện lao động là một trong những đảm bảo tốt cho NLĐ trong quan hệ lao động. Sự tham gia của các tổ chức công đoàn trong lĩnh vực lao động là đòi hỏi tự nhiên xuất phát từ chính nhu cầu liên kết để bảo vệ quyền lợi cơ bản gắn liền với lao động. Trên thế giới từ trước đến nay, các hoạt động công đoàn đã trở thành vấn đề có tính truyền thống trong lao động. Người ta sẽ rất ngạc nhiên nếu như không có hoạt dộng công đoàn. Tuy nhiên, tương ứng với từng chế độ kinh tế-chính trị-xã hội sẽ có các biểu hiện khác nhau trong hoạt động của công đoàn phù hợp với công nhận về mặt chính trị-xã hội vásự công nhạn của páp luật quốc gia. Việc tham gia của đại diện nhưng NSDLĐ, mặc dù vẫn tồn tại một cách cần thiết nhưng không phải là đặc trưng và sánh ngang về mặt tính chất so với việ tham gia của đại diện lao động, của các tổ chức công đoàn. Các hiệ p hội của giới sửdụng lao động có thể rất mạnhvà có vai trò nhiều mặt trong đời sống xã hội nhưng vềphương diện lao động, sự tham gia của các đại diện lao động, đặc biệt là tổ chức công đoàn như là điều kiện cho môi trường lao động dân chủ và công bằng hơn trong xã hội hiện đại. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Qua các phân tích ở trên, ta thấy được phần nào tầm quan trọng của mối quan hệ phápluật giữa người lao động và người sửdụng lao động. Qua đó, để người lao động có đủ hiểu biết để thực hiện đầy đủ các điều kiện cần thiết trước khi kí kết hợp đồng lao động. Cũng như người sửdụng lao động có thể thực hiện đầy đủ quyền lợi cho người lao động theo cam kết của pháp luật.