1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên kết giữa đà nẵng và miền trung phát triển du lịch

17 368 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 344,7 KB

Nội dung

Liên kết giữa Đà Nẵng miền Trung phát triển du lịch 19/02/2009 Tiềm năng du lịch của miền trung, nhất là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, là rất lớn, sở hữu 3 Di sản văn hóa thế giới, một sản phẩm du lịch đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có được. Những người làm du lịch cũng như các doanh nghiệp (DN) du lịchliên quan đến ba địa phương này đã từng ngồi lại với nhau để tìm cách tương hỗ cho nhau, khai thác thế mạnh của nhau. Nhưng, để liên kết phát triển, cần nhiều hơn thế nữa. Vì vậy, có một kịch bản mà có lẽ bất cứ ai làm du lịch cũng dễ dàng nghĩ đến được: hình thành các tour, tuyến du lịch với tên gọi “ba địa phương một điểm đến”, trong đó các DN du lịch - lữ hành - khách sạn - nhà hàng - điểm đến . có sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển. như vậy, hiệu quả đem lại là rất lớn, cụ thể là sự hình thành nên các sản phẩm du lịch mới, đa dạng, thu hút du khách trong ngoài nước đến miền Trung. Cách đây tròn 4 năm, Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng (Vitours) phối hợp với 10 DN lữ hành thuộc nhóm các công ty du lịch liên kết - Happy Holiday tại TP.HCM 3 DN du lịch tại Hà Nội tiến hành ký kết hợp tác, triển khai chương trình “Happy Holiday - Hành trình di sản” dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Tổng Cục Du lịch tại Đà Nẵng, giám đốc các Sở Du lịch TP.HCM, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế. Chương trình liên kết này nhằm đưa khách từ Hà Nội TP.HCM vùng phụ cận đến Đà Nẵng, sau đó hình thành các tour đi miền Trung vào ngày cuối tuần. Lúc đó, một lãnh đạo Tổng Cục Du lịch tại miền Trung đã nói rằng, cái được lớn nhất của sự liên kết trên là sẽ giải quyết được những vướng mắc lâu nay ở các địa phương trong khu vực, hình thành một chuỗi điểm đến liên hoàn đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho du khách. Đến nay, theo Vitour, đơn vị điều hành chương trình tại Đà Nẵng, sau 4 năm hoạt động, chương trình liên kết đã có bước phát triển rất mạnh mẽ giữa các đơn vị lữ hành, khách sạn, hàng không giữa 3 địa phương này với các DN Hà Nội, TP.HCM. Ông Lê Tấn Thanh Tùng, Trưởng phòng Điều hành Vitour, đưa ra những con số cụ thể: từ chỗ ban đầu TP.HCM có 10 DN tham gia thì nay đã lên đến 200 DN, từ 3 DN Hà Nội tham gia thì nay con số này đã là 150. Về tần suất, từ chỗ 1 tuần khởi hành 1 lần thì nay đã tăng lên gấp 4 lần. Quan trọng hơn, theo ông Tùng, cái tên "Hành trình di sản" hiện nay (thay vì Happy Holiday - Hành trình di sản" như trước đây) đã trở thành thương hiệu quốc tế gắn liền với miền Trung. Bà Dương Thị Thơ, Trưởng Phòng Quản lý Du lịch, Sở VH-TT-DL thành phố Đà Nẵng, nhận xét, hiệu quả của chương trình liên kết này là rất tốt, nổi bật trong đó là nhờ sự liên kết, phối hợp với nhau mà các đơn vị lữ hành - lưu trú - nhà hàng - điểm đến . (giữa TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế) tổ chức các chương trình giảm giá để kích cầu, nhất là trong thời điểm khó khăn hiện nay. Có thể thấy, chương trình liên kết trên là một mô hình rất cần được nhân rộng để có thể khai thác tốt tiềm năng du lịch của 3 địa phương nói chung, miền Trung nói riêng. Xây dựng thương hiệu chung, tại sao không? Cũng cách đây chừng 4 năm, ngành du lịch 3 địa phương Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam cùng nhau ký bản ghi nhớ liên kết, hợp tác để cùng phát triển du lịch. Vấn đề quan trọng nhất của sự hợp tác này được qui tụ về một mục tiêu: 3 địa phương một điểm đến, với những giải pháp thực hiện như hợp tác trong các lĩnh vực qui hoạch, thu hút đầu tư, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực . Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch chung cũng được 3 địa phương đặt ra, như xây dựng thương hiệu du biển chung cho cả khu vực, từ Lăng Cô cho đến Cửa Đại. Ở cấp quản lý địa phương là vậy, còn đối với các DN du lịch, đó là sự tăng cường hợp tác cùng nhau trong việc tổ chức chương trình khai thác tour cũng như đặt các văn phòng đại diện lẫn nhau. Đến nay, việc ghi nhớ ấy đã tiến hành đến đâu, như thế nào, chưa thấy nói đến. Nhưng từ Đà Nẵng, đã có những động thái cụ thể trong nỗ lực hợp tác, liên kết với Quảng Nam cả Thừa Thiên - Huế, trong đó có lĩnh vực du lịch. Tháng 7 năm ngoái, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành “Kế hoạch hợp tác liên kết, hỗ trợ giữa thành phố Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam”. Trong đó, có một nội dung quan trọng là hợp tác xây dựng thành phố Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước khu vực. Trước mắt, từ nay đến năm 2010, xây dựng chung chương trình quảng bá du lịch; đẩy mạnh kết nối các chương trình lễ hội du lịch, lễ hội văn hóa của hai địa phương. Đồng thời, phối hợp với tỉnh Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh hợp tác, thực hiện các hoạt động: Thống nhất tên gọi “Ba địa phương - Một điểm đến” để cùng quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch. Tiếp tục phối hợp tham gia các roadshow du lịch trên các thị trường Nhật, Trung Quốc, Nga, Mỹ; liên kết phát triển sản phẩm du lịch chung (Con đường di sản Miền Trung), sản phẩm du lịch đặc thù (du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử, các di sản văn hóa thế giới .) trong mối quan hệ mở, tương hỗ cùng phát triển. Phối hợp xây dựng các tour chuyên đề về văn hóa nghệ thuật, làng nghề, lễ hội. Triển khai tour du lịch biển đảo với các tuyến kết nối Sông Hương - cửa Thuận An; sông Hàn - Cù Lao Chàm - sông Thu Bồn . Xúc tiến hoạt động của các văn phòng xúc tiến du lịch của Đà Nẵng, Hội An Huế tại 3 địa phương; tăng cường quảng cáo các tour, tuyến trong các khu du lịch, phòng nghỉ khách sạn; điểm du lịch trên địa bàn. Nhìn lại trước đây hiện nay, có thể thấy các địa phương - đặc biệt là Đà Nẵng, trung tâm của khu vực - đã rất ý thức được sự quan trọng của vấn đề liên kết trong phát triển du lịch. Vấn đề hiện nay là hành động, là cụ thể hóa những chương trình, kể cả ý tưởng, đã vạch ra bằng cách bắt tay vào thực hiện. Phải xác định được lợi thế cũng như hạn chế trong mối quan hệ tương hỗ với nhau để cùng phát triển, thu hút du khách trong ngoài nước. Đà Nẵng, với vai trò trung tâm khu vực, có sân bay, cảng biển quốc tế, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, có hệ thống dịch vụ lưu trú hoàn chỉnh, có nhiều bãi biển đẹp… sẽ là sự bổ sung lý tưởng cho Thừa Thiên – Huế Quảng Nam, nơi sở hữu 3 Di sản văn hóa thế giới cùng những sản phẩm du lịch phi vật thể khác. Ninh Bình: Triển khai Đề án chiến lược phát triển Du lịch 16/02/2009 Ngày 12/2/2009, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị triển khai Đề án chiến lược phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng chí Trần Hữu Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo một số sở, ngành; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã… Theo dự kiến, Đề án chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 sẽ tập trung vào 8 nhóm vấn đề, đó là: Công tác xây dựng tổ chức thực hiện quy hoạch; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch; đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch; nâng cấp phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh cơ sở vật chất phục vụ du lịch; chú trọng công tác bảo vệ tài nguyên môi trường vệ sinh môi trường; chuẩn hoá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; phát triển thị trường quảng bá, xúc tiến du lịch; giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch bảo vệ tài nguyên du lịch. Tại hội nghị, các đại biểu đều nhất trí với những nội dung, giải pháp trong Đề án chiến lược phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đóng góp xây dựng đề án, nhiều ý kiến cho rằng: Để thu hút du khách, tạo hình ảnh, thương hiệu của du lịch Ninh Bình, cần phải tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch; xây dựng nếp văn hoá, văn minh du lịch. Ngành Du lịch phải nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, tích cực tuyên truyền, quảng bá, xây dựng nhiều tour, tuyến hấp dẫn, nâng cao năng lực lưu trú. Phát triển du lịch phải gắn với phát triển các dịch vụ du lịch, thu hút giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương. Tạo điều kiện thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp làm du lịch. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu trung tâm dịch vụ tại thành phố Ninh Bình để sớm đưa vào hoạt động. Để du lịch phát triển bền vững phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân; đồng thời các cấp, các ngành cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, giáo dục ý thức cộng đồng về phát triển bảo vệ tài nguyên du lịch. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Hữu Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch, với đa dạng các loại hình như du lịch sinh thái; du lịch hang động, du lịch văn hoá, tâm linh, lễ hội, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng . Khai thác phát huy thế mạnh của du lịch, những năm qua, tỉnh đã ban hành Nghị quyết, quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, đồng thời có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, đầu tư cho du lịch. Trong thực tế còn bộc lộ những hạn chế trong công tác quy hoạch, nhất là chưa dự báo chính xác các chỉ tiêu nhu cầu phát triển chủ yếu của ngành du lịch Ninh Bình nên việc xây dựng tổ chức thực hiện đề án phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là rất cần thiết. Để Đề án phù hợp với lộ trình phát triển của du lịch, có tính khả thi cao, đồng chí đề nghị các ngành, các cấp tích cực đóng góp ý kiến xây dựng để sớm hoàn thiện Đề án. Người dân vẫn thích tour du lịch cao cấp trong ngoài nước 13/02/2009 Theo những người được phỏng vấn, các khoản phụ phí, cắt xén điểm tham quan trong tour du lịch là điều khiến du khách bất bình. Theo khảo sát của Ban tổ chức chương trình “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2008-2009”, gần một nửa trong số 968 người được phỏng vấn cho biết, trong thời điểm hiện nay vẫn đi du lịch thường xuyên, 36% trả lời “thỉnh thoảng”. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đang thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn, nhưng nhiều người dân tiếp tục đi du lịch, sẵn sàng chi trả cho tour du lịch cao cấp trong ngoài nước. Trong đó, hơn 60% người được phỏng vấn trả lời họ gia đình xây dựng kế hoạch tiết kiệm tiền đi du lịch hàng năm, 57% số người có thể chi 5 đến 10 triệu đồng/chuyến đi . Du lịch trọn gói của các công ty lữ hành được sự ưu ái trong lựa chọn của khách hàng . Hơn một nửa ý kiến người tiêu dùng trả lời khi chọn tour du lịch thì uy tín của công ty du lịch là điều quan trọng, để tìm thông tin du lịch, gần một nửa số người lựa chọn qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo đài, mạng Internet, qua người thân, bạn bè, tờ rơi quảng cáo. Góp ý cho các công ty du lịch lữ hành, có hơn 45% ý kiến cho biết năm nay, họ mong đợi giảm giá tour du lịch, 34% là nâng cao chất lượng phục vụ . Hội nghị triển khai Chương trình hành động Ngành Du lịch tại BR-VT TPHCM 11/02/2009 Ngày 6/2/2009 tại Thành phố Vũng Tàu, Vụ Lữ hành Vụ Khách sạn của Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Ngành Du lịch nhằm tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thúc đẩy du lịch nội địa, trong đó đặt trọng tâm vào triển khai Chiến dịch khuyến mại mang tên ấn tượng Việt Nam “Impressive Vietnam”. Tham dự Hội nghị có khoảng gần 150 đại biểu đến từ các doanh nghiệp lữ hành các khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Sau khi nghe Ông Vũ Thế Bình, Vụ Lữ hành trình bày Chương trình hành động; Bà Đỗ Thị Hồng Xoan, Vụ trưởng Vụ Khách sạn Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu phát biểu, các doanh nghiệp lữ hành khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã hăng hái phát biểu trao đổi thảo luận về Chương trình hành động đặc biệt là Chiến dịch khuyến mại, thể hiện sự quan tâm hưởng ứng mong muốn tham gia vào chương trình này. Cũng trong ngày 6/2/2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Trưởng phòng Quản lý Lữ hành của Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp với 3 Nhóm công tác thị trường gồm Pháp Tây Âu, Úc Niu Di Lân, ASEAN đại diện Ban Tiếp thị hành khách của Việt Nam Airlines để trao đổi, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện Chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp lữ hành tróng các Nhóm này, đặc biệt là vấn đề đàm phán, ký kết hợp đồng với các khách sạn hàng không Việt Nam để sớm đưa ra các tour khuyến mại. Một số doanh nghiệp lữ hành trong 3 Nhóm này đã đàm phán ký được hợp đồng với một số khách sạn thống nhất được với hàng không Việt Nam về mức giá khuyến mại cụ thể. Đại diện Hàng không Việt Nam các doanh nghiệp lữ hành thuộc 3 Nhóm đã trao đổi, thống nhất một số nguyên tắc trong việc giảm giá, đồng thời thống nhất cùng nhau soạn thảo Bản cam kết chung làm cơ sở để từng doanh nghiệp đàm phán trực tiếp với Hàng không Việt Nam xây dựng các tour trọn gói khuyến mại cụ thể. Dự kiến Bản cam kết này sẽ sớm được triển khai. Sáng 7/2/2009, tại trụ sở Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Lữ hành Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Ngành Du lịch để thúc đẩy du lịch nội địa. Hội nghị đã thu hút khoảng 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa các khách sạn từ 1-4 sao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự Hội nghị còn có Đại diện Ban Tiếp thị Hành khách Văn phòng đại diện của Hàng không Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh. Sau khi nghe Ông Vũ Thế Bình, Vụ lữ hành trình bày khái quát về Chương trình hành động của Ngành Du lịch Chương trình khuyến mại với mục tiêu nhằm vào khách nội địa, thông báo chủ trương của Chính phủ về việc giảm 50% thuế VAT giãn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 9 tháng cho các doanh nghiệp du lịch, Bà Đỗ Thị Hồng Xoan Vụ trưởng Vụ Khách sạn Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu làm rõ thêm ý nghĩa sự cần thiết của việc tham gia Chiến dịch khuyến mại này trong bối cảnh Ngành Du lịch thế giới trong nước đang chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh trong tháng 1/2009, các doanh nghiệp lữ hành khách sạn tham dự Hội nghị đã phát biểu tỏ rõ sự hưởng ứng ủng hộ triển khai Chương trình Chiến dịch khuyến mại này, đồng thời đánh giá cao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm thuế VAT giãn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp du lịch. Trước khi kết thúc Hội nghị, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa đã thống nhất thành lập Nhóm công tác thị trường nội địa, bầu ra Trưởng Nhóm là Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist 5 Phó Trưởng Nhóm là các Công ty Du Lịch: Lửa Việt, Thế hệ trẻ, FIDITOUR, Dầu khí Sàigòn Công ty CP Du lịch Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay trong tuần từ 9-14/2/2009, Nhóm thị trường này sẽ họp tại Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh để thống nhất kế hoạch triển khai dự kiến mở màn kế hoạch triển khai là đi đàm phán với các khách sạn tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để đưa ra được mức giá giảm cụ thể cho các tour khuyến mại cho khách nội địa tới tham quan, nghỉ mát tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Một số doanh nghiệp như Lửa Việt, Thế hệ trẻ dự định sẽ tung ra tour khuyến mại cho khách du lịch nội địa vào cuối tuần này. Chiều ngày 7/2/2009 cũng tại trụ sở Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Lữ hành, Vụ Khách sạn của Tổng cục Du lịch đã chủ trì với sự phối hợp của Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp với các khách sạn đã cam kết tham gia Chương trình khuyến mại đại diện các Nhóm công tác thị trường. Tại cuộc họp này, đại diện Nhóm công tác thị trường các khách sạn đã trao đổi về một số vướng mắc còn gặp phải trong quá trình đàm phán để ký kết hợp đồng cụ thể cho các tour khuyến mại thời gian qua. Sau khi trao đổi, thảo luận, hai bên đã đi đến thống nhất khẳng định ủng hộ hoàn toàn hưởng ứng tham gia nhiệt tình vào Chương trình khuyến mại do Tổng cục Du lịch khởi xướng, đồng thời sẽ thu hẹp khoảng cách để sớm ký kết được các hợp đồng giảm giá cụ thể cho các tour khuyến mại. Một số giám đốc khách sạn lớn từ 3- 5 sao như khách sạn REX, khách sạn OSCAR Sàigòn, khách sạn Grand, . đã phát biểu sẵn sàng giảm giá từ 30% trở lên cho các tour khuyến mại. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy mối liên kết giữa các hãng lữ hành, các khách sạn các hãng vận chuyển trong thời điểm khó khăn hiện nay của Ngành Du lịch đang được thiết lập ngày càng chặt chẽ hơn. Nếu liên kết hợp tác tốt, chắc chắn Chiến dịch khuyến mại mang tên Ấn tượng Việt Nam sẽ được thực hiện thành công, góp phần đưa ngành Du lịch Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức hiện nay để phục hồi phát triển trong thời gian tới. Quảng Nam: Xây dựng thương hiệu du lịch Hội An 11/02/2009 Không phải ngẫu nhiên mà thành phố Hội An trong những năm qua liên tục được lựa chọn để tổ chức những sự kiện chính trị, văn hóa lớn mang tầm khu vực, quốc gia như Hội nghị các quan chức cấp cao APEC lần thứ 3 (SOM III), Phiên họp nhóm công tác du lịch APEC (TWG) lần thứ 29 trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC lần thứ 4, đón chào các Hoa hậu Hoàn vũ giao lưu tại Hội An, Lễ hội Việt - Nhật kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Nhật Bản, Vòng chung kết Hoa hậu Việt Nam 2008,… Hội An đã có những cách rất riêng để khẳng định vị thế, tạo thương hiệu là thành phố của những sự kiện văn hóa - chính trị lớn. Luôn luôn mới Luôn luôn làm mới mình là cách để Hội An luôn trở nên hấp dẫn với du khách. Làm mới không có nghĩa là nhạt nhòa, là đánh mất bản sắc riêng của mình. Trước mỗi sự kiện văn hóa - chính trị lớn, Hội An luôn tập trung mọi nguồn lực để chuẩn bị tốt nhất, tìm kiếm những kịch bản đón tiếp, chiêu đãi khách hoàn hảo nhất để không bao giờ lặp lại mình. Những sản phẩm du lịch mới, độc đáo luôn được Hội An “tung ra” đúng thời điểm để tránh sự nhàm chán, cũ kỹ. Cách đây vài năm, với chương trình “Cảm xúc mùa hè”, Hội An thu hút được khá đông khách du lịch trong ngoài nước đến vào những tháng thấp điểm. Với lợi thế có biển Cửa Đại đẹp, sạch, Cù Lao Chàm hoang sơ, cùng nhiều khu du lịch sinh thái hấp dẫn, Hội An đã xây dựng chương trình “Cảm xúc mùa hè” với những tour du lịch tham quan phố cổ, kết hợp nghỉ dưỡng, tham gia các hoạt động thể thao ở biển. Trên cơ sở tài nguyên nhân văn tự nhiên, tháng du lịch "Cảm xúc mùa hè" được quảng bá với một nét riêng hướng tới phát triển giới thiệu với du khách các sản phẩm đặc thù, bao gồm các tour khám phá biển - Cù Lao Chàm, phố đêm Hội An, phố cổ không có tiếng xe máy, các làng nghề . như các sản phẩm chiến lược chất lượng. Chính quyền Hội An xác định chương trình nhằm quảng bá du lịch chứ không phải lễ hội như các chương trình khác nhằm vào việc thu hút ngày càng đông khách nội địa đến với các di sản văn hóa Quảng Nam với chất lượng cao hơn, khắc phục tính mùa vụ của khách quốc tế. Chính vì vậy, trong những tháng tổ chức chương trình “Cảm xúc mùa hè”, ở giai đoạn thấp điểm du lịch, nhưng hầu hết các phòng khách sạn của Hội An cũng gần kín chỗ, tăng gần 30% so với cùng thời điểm vào những năm chưa tổ chức chương trình. Tiếp đấy, chương trình “phố đêm Hội An”, “phố không động cơ” trình làng, giới thiệu một Hội An về đêm với những vẻ đẹp lung linh huyền ảo của những năm đầu thế kỷ XX. Ấn tượng thành công nhất đến thời điểm này có lẽ là chương trình tái hiện Đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ XX, vẫn được người dân ở đây gọi là “Đêm phố cổ”. Đến nay người dân Hội An đã tổ chức hơn 120 đêm phố cổ định kỳ vào các tối 14 âm lịch hằng tháng, các đêm phố cổ đột xuất để phục vụ các sự kiện văn hóa hoặc hội nghị quốc tế diễn ra tại đây. Ước tính đã thu hút khoảng hơn 500 nghìn lượt du khách trong ngoài nước đến Hội An tham quan tham gia các hoạt động trong những "Đêm phố cổ". Khi tổ chức những sự kiện văn hóa - chính trị lớn như SOM III, TWG lần thứ 29, Hoa hậu hoàn vũ, năm du lịch quốc gia tại Quảng Nam, . Hội An luôn có những “yếu tố bất ngờ” trong kịch bản để đãi khách. Như tại SOM III, chương trình biểu diễn thời trang “Sắc màu Hội An” diễn ra trên những trục đường phố cổ với dàn diễn viên, người mẫu “không chuyên”, vốn là những cư dân Hội An, biểu diễn hồn nhiên, chân chất, đã khiến không ít nguyên thủ quốc gia, các vị quan chức cao cấp hết lời khen ngợi. “Bao giờ cũng vậy, Hội An luôn có những bất ngờ nho nhỏ để du khách không bao giờ nhàm chán, đã đến Hội An 1-2 lần, hay nhiều hơn nữa, du khách vẫn luôn thấy mình hồi hộp, háo hức như chàng trai trẻ gặp cô gái mình thương”, anh Ja Son - một doanh nhân người Singapore - đang kinh doanh tại Hội An - hóm hỉnh nhận xét. Thành phố của những sự kiện văn hóa “Người dân chính quyền Hội An ý thức rất rõ những ưu điểm giúp Hội An được lựa chọn để tổ chức sự kiện văn hoá lớn”, ông Lê Văn Giảng - Chủ tịch UBND TP. Hội An - tự hào khẳng định như thế trong một cuộc họp báo trước ngày tổ chức sự kiện Hoa Hậu Việt Nam 2008. Theo ông, ngoài yếu tố là một di sản văn hóa, Hội An có lợi thế là có kinh nghiệm tổ chức nhiều sự kiện lớn trong thời gian qua. Thân thiện, Nồng hậu, Chuyên nghiệp nhưng không khô cứng là những gì mà người dân Hội An đã chứng tỏ trong những sự kiện lớn, nhỏ được tổ chức tại đây. Người dân chính quyền Hội An đã cho thấy hình ảnh một vị chủ nhà chuyên nghiệp. Theo ông Giảng, điều khiến Hội An thành công với những sự kiện lớn trong thời gian qua chính là biết biến những sự kiện này thành những hoạt động mang tính cộng đồng, huy động người dân, chính quyền doanh nghiệp cùng tham gia. Hầu như trong tất cả những hoạt động, doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng, lữ hành đều hưởng ứng với chính quyền thông qua các hình thức như đóng góp kinh phí, tài trợ phòng, giảm giá, đưa ra nhiều chương trình ưu đãi cho du khách, thực hiện nếp văn minh trong kinh doanh, ứng xử, không ép giá, nâng giá. Người dân thì nhiệt tình tham gia các chương trình biểu diễn cần huy động diễn viên quần chúng, giữ gìn vệ sinh môi trường, thân thiện với du khách, . Không chỉ xây dựng hình ảnh một Hội An nồng nàn, hiếu khách, chính quyền người dân ở đây còn có nhiều ý tưởng rất độc đáo để biến phố cổ thành thành phố sinh thái, văn hóa, môi trường, xanh, sạch, đẹp. Dự án quy hoạch, sắp xếp trồng cây xanh trên địa bàn thành phố ven biển giai đoạn từ nay đến 2012 đã được chính quyền phê duyệt triển khai. Theo đó, mỗi năm thành phố sẽ chi 5 tỷ đồng cho việc trồng 10.000 cây xanh, hoa thực hiện chăm sóc. Đầu tháng 9/2008, Hội An đã phát động trồng cây xanh đến từng cơ quan, doanh nghiệp, trường học, hộ dân. Hai năm trước, Hội An cũng đã phát động cuộc vận động xây dựng cửa hàng cửa hiệu đạt chuẩn văn minh, đồng thời cũng đã có những quy hoạch, sắp xếp, chấn chỉnh lại những hoạt động kinh doanh, vui chơi, giải trí trong khu vực phố cổ cho phù hợp. Còn theo ông Đinh Hài - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch, việc tổ chức những sự kiện văn hóa lớn như thế mang lại rất nhiều thuận lợi cho Quảng Nam nói chung, Hội An nói riêng. Đây là cơ hội để tiếp tục quảng bá tiềm năng du lịch Quảng Nam, giới thiệu vẻ đẹp của Quảng Nam, nâng tầm thương hiệu ngành du lịch tỉnh Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng miền núi Bắc Bộ đến 20 04/02/2009 Ngày 30/12/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch đã ký ban hành Quyết định số 91 / 2008/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO DU LỊCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 91 /2008/QĐ-BVHTTDL Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO DU LỊCH Căn cứ Luật Du lịch ngày 27 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Căn cứ Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; Căn cứ Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2010; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau: 1. Phạm vi của Quy hoạch Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (sau đây viết tắt là vùng TDMNBB) bao gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình. 2. Mục tiêu phát triển 2.1. Mục tiêu tổng quát: Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đóng góp của ngành du lịch vào sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng TDMNBB; đảm bảo phát triển du lịch gắn với yêu cầu giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển du lịch bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Về khách du lịch: Phấn đấu đến năm 2020 khách du lịch quốc tế đạt khoảng 1.600.000 lượt người, khách du lịch nội địa đạt khoảng 12.500.000 lượt người. - Về thu nhập du lịch: Phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 1.300 triệu USD. 3. Các định hướng phát triển chủ yếu 3.1. Thị trường du lịch: - Thị trường nội địa: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng,… - Thị trường quốc tế: Tây Âu, Châu Á Thái Bình Dương. 3.2. Sản phẩm dịch vụ: - Du lịch sinh thái: Các vườn, hồ (Hoàng Liên, Ba Bể, Núi Cốc,…). - Du lịch lịch sử - văn hóa: Đền Hùng, Điện Biên Phủ, ATK, văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc,… - Du lịch thể thao-mạo hiểm: Leo núi Fanxipan, vượt thác ghềnh trên hệ thống sông Hồng, các tuyến du lịch ngoại. 3.3. Xúc tiến, quảng bá du lịch: - Xây dựng hình ảnh chung của du lịch vùng TDMNBB, phát hành các ấn phẩm giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch vùng TDMNBB. - Giới thiệu tiềm năng về du lịch của vùng TDMNBB tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo trong nước quốc tế, trong khuôn khổ các chương trình về du lịch, văn hóa, thương mại xúc tiến đầu tư. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về xúc tiến quảng bá du lịch. 3.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: - Phối hợp với các cơ sở đào tạo sẵn có trong ngoài vùng quy hoạch, xây dựng mới mở rộng các chuyên ngành Du lịch của vùng quy hoạch. - Xây dựng cơ sở đào tạo nghề du lịch tại Lào Cai. - Tổ chức các chương trình đào tạo lại, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có. - Tăng cường hợp tác, trao đổi nghiệp vụ thông qua các chuyến khảo sát, các hội nghị, hội thảo quốc tế tại các nước có hoạt động du lịch phát triển. 3.5. Các khu du lịch quốc gia (có vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch vùng TDMNBB): Pác Bó, Bản Giốc (Cao Bằng); Ba Bể (Bắc Kạn); Điện Biên Phủ- Pá Khoang- Mường Phăng (Điện Biên); Sa Pa (Lào Cai); Thác Bà (Yên Bái); Hồ Hòa Bình (Hòa Bình), Đền Hùng (Phú Thọ); ATK (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn); Định Hóa (Thái Nguyên); Mộc Châu (Sơn La). 3.6. Đô thị du lịch: Đô thị du lịch nghỉ dưỡng núi Sa Pa (Lào Cai). 3.7. Các tuyến du lịch: - Các tuyến du lịch quốc gia quốc tế gồm: + Lạng Sơn-Hà Nội-các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (sau đây viết tắt là các tỉnh ĐBBB). + Cao Bằng-Bắc Kạn-Thái Nguyên-Hà Nội-các tỉnh ĐBBB. + Hà Giang-Tuyên Quang-Phú Thọ-Hà Nội-các tỉnh ĐBBB. + Tây Bắc-Hà Nội-các tỉnh ĐBBB. + Côn Minh (Trung Quốc)-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. + Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. - Các tuyến nội vùng gồm: + Hòa Bình-Sơn La-Điện Biên (Điện Biên Phủ)-Lai Châu-Lào Cai (Sa Pa)-Yên Bái-Hà Giang-Cao Bằng-Lạng Sơn. + Hòa Bình-Sơn La-Điện Biên (Điện Biên Phủ)-Yên Bái (Yên Bình)-Bắc Kạn (Ba Bể)-Lạng Sơn (Đồng Mỏ). + Thái Nguyên-Ba Bể-Cao Bằng (Bản Giốc)-Lạng Sơn. + Bắc Giang-Lạng Sơn-Cao Bằng-Bắc Kạn-Thái Nguyên-Tuyên Quang-Hà Giang. + Sơn La-Điện Biên (Điện Biên Phủ)-Lai Châu-Lào Cai (Sa Pa).\ + Phú Thọ (Việt Trì)-Yên Bái-Lào Cai (Sa Pa). + Phú Thọ (Việt Trì)-Sơn La-Điện Biên (Điện Biên Phủ)-Lào Cai (Sa Pa). 3.8. Các điểm du lịch quốc gia dự kiến phát triển (ngoài các điểm du lịch quốc gia thuộc các khu du lịch quốc gia được quy định tại điểm 3.5, khoản 3, Điều 1 của Quyết định này): Chùa Tam Thanh, Động Nhị Thanh, Núi Vọng Phu, Núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang). 3.9. Bảo vệ tài nguyên du lịch: Lập, phê duyệt quy hoạch thực hiện quản lý quy hoạch bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn vùng từng tỉnh; tăng cường biện pháp quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch hoạt động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch; kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp các tài nguyên môi trường du lịch; phát triển du lịch sinh thái, lịch sử-văn hóa gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường phát triển du lịch bền vững. 4. Các biện pháp chủ yếu để thực hiện Quy hoạch 4.1. Về tổ chức điều hành: Thành lập Tổ điều phối phát triển du lịch vùng TDMNBB thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao Du lịch. 4.2. Về đầu tư phát triển du lịch: - Danh sách các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 (Danh mục kèm theo). - Tổng mức vốn đầu tư cho từng dự án được xác định cụ thể trong giai đoạn lập, thẩm định, phê duyệt dự án khả thi theo quy định của pháp luật. - Nguồn vốn: Chủ yếu được huy động từ các thành phần kinh tế trong nước ngoài nước tham gia đầu tư; nguồn vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa cách mạng đặc biệt quan trọng hoặc đã được xếp hạng di tích Quốc gia. - Các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Quyết định số 201/2006/QĐ-TTg về các nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bố chỉ tiêu đầu tư phát triển thuộc Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007-2010. Điều 2. Trách nhiệm của Tổng cục Du lịch: 1. Tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng TDMNBB đến năm 2020 để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; tổ chức hướng dẫn các địa phương trong vùng quy hoạch quản lý thực hiện Quy hoạch theo quy định pháp luật hiện hành. 2. Chủ trì nghiên cứu quyết định hoặc đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định một số vấn đề sau: - Nhiệm vụ, nội dung quy chế hoạt động của Tổ điều phối phát triển du lịch Vùng trực thuộc Bộ - Trách nhiệm quản lý của các ngành khác có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Du lịch, nhằm đẩy mạnh phát triển ngành Du lịch một cách bền vững. - Cơ chế nghĩa vụ đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch được hưởng lợi từ việc đầu tư của Nhà nước cho việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch. 3. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức liên quan triển khai đồng bộ các quy hoạch phát triển du lịch của địa phương trên địa bàn các tỉnh trong quá trình thực hiện Quy hoạch này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 4. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ các Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao Du lịch tỉnh được quy định tại khoản 1, Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc tế Du lịch Feria tại Tây Ban Nha 02/02/2009 Mùng hai tết xuân Kỷ Sửu, ngành du lịch Việt Nam khai xuân bằng việc tham dự Triển lãm Quốc tế Du lịch Feria (Fitur) từ 28/01 – 01/02/2009 tại thủ đô Madrid – Tây Ban Nha. Với sự phối hợp của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch chủ trì cùng 5 Doanh nghiệp lữ hành tham gia gian hàng diện tích 28 m2 nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tại thị trường Tây Âu, đặc biệt Tây Ban Nha kết các hợp đồng hợp tác phát triển du lịch. Fitur là triển lãm du lịch chuyên nghiệp lớn nhất Tây Ban Nha, được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của 135.000 công ty từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, 160.000 các nhà chuyên về du lịch, 90.000 các hãng thông tấn báo chí, 150.000 khách tham quan. Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao Du lịch, Lãnh đạo Vụ Thị trường Du lịch đã tham dự buổi chia tay Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới nghỉ hưu tại trụ sở của UNWTO ngày 28/01/2009. Đoàn công tác cũng đã tiếp đại diện vùng Châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Du lịch Thế giới thăm tại gian hàng của Du lịch Việt Nam, thông tin báo chí tới các hãng thông tấn quan tâm về du lịch Việt Nam. Gian hàng Du lịch Việt Nam thu hút nhiều sự quan tâm tìm hiểu thông tin của các nhà chuyên nghiệp cũng như công chúng Tây Ban Nha.

Ngày đăng: 23/12/2013, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w