1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN học thuyết hình thái kinh tế xã hội và việc vận dụng học thuyết này của đảng ta vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay

11 125 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 39,88 KB

Nội dung

Trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng trì trệ và tăng trưởng rất thấp, sản xuất không đủ cho tiêu dùng, tích luỹ phần lớn là dựa vào vay mượn từ bên ngoài, phát triển thị trường hàng hoá thiếu thốn nghiêm trọng nhất là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu. cơ sở vật chầt kỳ thật, phần lớn các ngành kinh tế xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Đời sông của nhân dân rất khó khăn.Trước bối cảnh đó Đảng ta đã đổi mới tư duy có quan điểm nhận thức đúng đắn về hình thái kinh tế xã hội trong hệ thống triết học Mác Lênin nó có ý nghĩ to lớn cả về mặt lý luân và mặt thực tiễn, đồng thời cũng phê phán những quan điểm sai trái về hình thái kinh tế xã hội ở nước ta lúc bấy giờ. Đảng ta đã đề xướng và lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của đất nước.

Trang 1

KHOA …



TIỂU LUẬN HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VIỆC VẬN DỤNG HỌC THUYẾT NÀY CỦA ĐẢNG TA VÀO SỰ NGHIỆP XÂY

DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ tên học viên:……….

Lớp:……….,

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

2

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và việc vận dụng học thuyết này của Đảng ta vào sự nghiệp xây dựng chủ

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng trì trệ và tăng trưởng rất thấp, sản xuất không đủ cho tiêu dùng, tích luỹ phần lớn là dựa vào vay mượn từ bên ngoài, phát triển thị trường hàng hoá thiếu thốn nghiêm trọng nhất là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu

cơ sở vật chầt kỳ thật, phần lớn các ngành kinh tế - xã hội xuống cấp nghiêm trọng Đời sông của nhân dân rất khó khăn

Trước bối cảnh đó Đảng ta đã đổi mới tư duy có quan điểm nhận thức đúng đắn về hình thái kinh tế xã hội trong hệ thống triết học Mác -Lênin nó có ý nghĩ to lớn cả về mặt lý luân và mặt thực tiễn, đồng thời cũng phê phán những quan điểm sai trái về hình thái kinh tế - xã hội ở nước ta lúc bấy giờ Đảng ta đã đề xướng và lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được đánh dấu là một bước ngoặt lịch sử về đổi mới ty duy về đường lối phát triển đất nước trong thời kỳ mới, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp Sau hơn 30 năm đổi mới chúng ta đạt được những thành tực rất quan trọng nhưng vấn còn nhiều mặt còn hạn chế, về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyế Do đó,

nghiên cứu vấn đề “Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và việc vận dụng học thuyết này của Đảng ta vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực

tiễn sâu sắc

Trang 4

NỘI DUNG

1 Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng, xây dựng trên các quan hệ xã hội đó Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra vai trò của các yếu tố cơ bản và mối quan hệ các yếu tố đó bên trong của một kết cấu kinh tế - xã hội Các yếu tố cơ bản được Mác chỉ ra là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng

Đối với lực lượng sản xuất, Mác quan niệm trong quá trình sản xuất vật chất, Mác xác định có mối quan hệ “song trùng’’ là con người và tự nhiên là lực lượng sản xuất, còn quan hệ sản xuất là con người với con người Lực lượng sản xuất đây là một yếu tố xét cho đến cùng nó quyết đinh đến các yếu tố khác, đó chính là quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng Lực lượng sản xuất còn quyết định sự biến đổi của các hình thái kinh

tế - xã hội Lực lượng sản xuất còn nói lên trính độ kỹ thuật của một hình thái kinh tế - xã hội, đồng thời nói lên tiêu chuẩn khach quan để phân biệt

sự khác nhau của của các thời đại kinh tế, kỹ thuật của một giai đoạn lịch

sử [1, tr.190]

Khi tiếp thu tư tưởng của C.Mác, Lênin đã nhấn mạnh đặc điểm của phương pháp duy vật trong nhận thức xã hội là ở chỗ phương pháp đòi hỏi phải gắn toàn bộ sự phong phú của các quan hệ xã hội vào quan hệ sản xuát, đồng thời cần xem xét những quan hệ sản xuất trong sự tương ứng của chúng với trình độ của những lực lượng sản xuất để giải thích sự vận động của các hình thái xã hội Hai mặt quan hệ này thống nhất thành một phương thức sản xuất và hợp thành nền tảng vật chất của mọi hình thái

2

Trang 5

kinh tế - xã hội Lênin đã đánh giá rất cao việc Mác không dừng lại ở lý luận trừu tượng về xã hội, về quan hệ sản xuất nói chung mà đã đi sâu nghiên cứu một hình thái kinh tế xã hội cụ thể là xã hội tư bản với những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phức tạp Mác xem quan hệ sản xuất nó chính là cái sườn của mỗi hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử, khi đi vào nghiên cứu phân tích một hình thái kinh tế - xã hội Mác không dừng lại ở cái sườn đó mà Mác xem trong sự tương ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng [2, tr.389]

Lênin khẳng định với sự ra đời của bộ Tư bản, Mác đã thực hiện

“một kiểu mẫu về sự phân tích khoa học theo phương pháp duy vật, một hình thái xã hội và lại là một hình thái xã hội phức tạp nhất - một kiểu mẫu

đã được mọi người công nhận và không ai vượt nổi” [4, tr.110], trong lý luận hình thái kinh tế - xã hội Mác coi bên cạnh các quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau Mác còn vạch ra mỗi quan hệ cơ bản để xác định diên mạo của một hình thái kinh tế - xã hội Đó là mỗi quan hệ biện chứng giữa cơ sơ hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng

Về kiến trúc thượng tầng, nó chính là một bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội và nó có tác đông mạnh mẽ tới cả hai yếu tố trên Mác và Ăngghen luôn nhấn mạnh đến kiến trúc thượng tầng chính trị và pháp lý và xem đây là hai bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng Về thực chất chính là nói đến vai trò của nhà nước

Như vậy nếu vào năm 1859 Mác đã trình bày hết sức sáng tỏ cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hôi và cơ chế vận động của nó trong Lời tựa tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị thì về sau, vào năm 1888, Ăngghen đã tóm tắt lại một lần nữa quan niệm về hình thái kinh tế - xã hội của Mác và nhấn mạnh rằng cái cơ sở để cắt nghĩa được lịch sử là cả

Trang 6

phương thức sản xuất lẫn cơ cấu xã hội Ăngghen viết “trong mối thời đại lịch sử, phương thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội do phương thức đó quyết định đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại, cái cơ

sở mà chỉ có xuất phát từ đó, nớ cắt nghĩa được lịch sử đó” [3, tr.390]

Các yếu tố cấu thành của hình thái kinh tế - xã hội có quan hệ biện chứng với nhau và mối quan hệ giữa các yếu tố đó hợp thành hai quy luật

cơ bản vận động ở tất cả các hình thái kinh tế - xã hội Đó là quy luật quan

hệ sản xuất phù hợ với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và quy luật cơ sở hạ tầng quan hệ biện chứng với kiến trúc thượng tầng Đây là hai quy luật chung nó tạo động lực bên trong thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất Sự phát triển của lực lượng sản xuất là động lực xét đến cùng nó đưa đến sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử

2 Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và việc vận dụng học thuyết này của Đảng ta vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Sự vận dụng của Đảng ta trong xác định nhiệm vụ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta Trải qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, quan điểm tư duy của Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã thay đổi có tính cách mạng trên nhiều vấn đề to lớn và trọng đại như về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ hơn đã có những đổi mới tư duy lý luận thực tiễn rất quan trọng về nền kinh tế của đất nước Thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế, đổi mới chế độ phân phối và nhận thức rõ hơn về nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước

ta hiện nay

4

Trang 7

Thực tiễn cũng đòi hỏi cũng phải tiếp tục đổi mới mạnh hơn để giải phóng sức sản xuất, phát huy ngày càng tốt hơn mọi nguồn lực của đất nước tạo tiền đề thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Từ Đại hội VI của Đảng đã khẳng định phải giải phóng sức sản xuấ khuyến khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo, coi đó là khâu đột phá để phát triển Chủ trương phải không ngừng đổi mới hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để cải thiện đời sống nhân dân Từ đó tạo ra sự đồng thuận ngày càng cao trong xã hội, tạo động lực thu hút mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho sự phát triển và giữ vững,

ổn định chính trị xã hội Một điều quan trọng đáng chú ý là đã lấy phát triển lực lượng sản xuất làm động lực để hoàn thiện và đổi mới quan hệ sản xuất

Nếu như trước khi đổi mới chủ yếu phát triển kinh tế công hữu, trong nhận thức cũng như trong hành động không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần thì sau đó đã đi đến khẳng định xây dựng nền kinh tế đa sở hữu, gắn với thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế Từ 3 hình thức sở hữu toàn dân, tập thể và tư nhân, hình thành nên nhiều thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu không tồn tại biệt lập mà tồn tại đan xen với nhau hỗn hợp trong các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, hát triển mạnh hình thức

sở hữu hỗn hợ có tính xã hội cao, đăc trưng nổi lên là sở hữu cố phần đã dần dần xác đinh rõ tính pháp lý của sở hữu để có chủ sở hữu cụ thể, khắc phục tình trạng vô chủ nhằm phát huy các nguồn lực cho phát triển từ sở hữu chủ yếu về tiền mặt hiện vật đã chuyển sang sở hữu về giá trị tài sản trí tuệ, tách dần quyền của chủ sở hữu và quyền quản lý sử dụng, khuyến khích tích luỹ để phát triển đối với mọi loại hình sở hữu

Trang 8

Trong kinh tế tập thể, từ chỗ xác định mô hình hợp tác xã tập trung cao độ về tư liệu sản xuất, quản lý như với xí nghiệp quốc doanh, phân phối theo công điểm đã dần có những qui định để đổi mới cho phù hợp hơn với nguyên tắc tự nguyện, dân chủ cùng có lợi Chủ trương phát triển nhiều hợp tác với nhiều hình hức đa dang, phù hợp với trình độ phát triển ở các ngành nghề, khu vực và trình độ khác nhau, xã viên góp sức lao đông, hợp tác xã hoạt động như doanh nghiêp, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, xoá bỏ tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ laị vào nhà nước

Đặc biệt là kinh tế tư nhân từ chỗ bị kì thị hạn chế và nhiều cấm đoán đến nay đã có sư đổi mới căn bản, xác đinh rõ phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luậ của mọi công dân Phát triển kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, khẳng định chủ trương phá triển manh mẽ không hạn chế ngành nghề lĩnh vực mà lụât pháp không cấm, tạo

ra môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư nhân phát triển trên những định hưỡng ưu tiên của nhà nước, kể cả đầu tư

ra nước ngoài khuyến khích chuyển thành doanh nghiệ cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể

và kinh tế nhà nước

Qua việc nghiên cứu hình thái kinh tế - xã hội của lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, ta thấy được một lý luận quan trọng có ý nghĩa to lớn trong tình hình hiện nay Đây là một học thuyết nền tảng của triết học Mác, là một học thuyết vẫn còn nguyên giá tri cách mạng và khoa học trong tình hình hiện nay

Ví dụ như: Từ chỗ coi xí nghiệp quốc doanh là hình thức cao nhất, độc quyền và phát triển với tỉ trọng lớn trong các ngành nghề, lĩnh vực, hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân, đã đi đến khẳng định các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan rọng của

6

Trang 9

nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa Để xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử các thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế bình đẳng cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển lâu dài Từ chỗ xác định coi quốc doanh giữ vai rò chủ đạo đã chuyển sang kinh tế nhà nước heo nghĩa rộng gồm nhiều nguồn lực giữ vai trò chủ đạo trong đó doanh nghiệ nhà nước là lực lượng nòng cốt, mở đường dẫn dắt hỗ trợ các thành phần kinh

tế khác phát triển Doanh nghiệp nhà nước được sắp xế cơ cấu lại theo hướng tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt, phù hợp với nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và hội nhập

Thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, chuyển mạnh sang thực hiện công ty dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là nhà nước Chủ trương xoá bỏ đôc quyền kinh doanh và xoá

bỏ mọi hình thức bao cấ đối với doanh nghiệ nhà nước Các tổng công ty lớn hoạt động theo mô hình “công ty mẹ, công ty con”, xây dựng môt số tập đoàn kinh tế mạnh do các tổng công ty nhà nước làm nòng cốt có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước

Từ ví dụ trên khẳng định Đảng ta đã vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin

Trang 10

KẾT LUẬN

Nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ triết học mà cụ thể là lý luận các hình thái kinh tế - xã hội nhằm khẳng định sự lựa chọn của đảng ta hoàn toàn đúng đắn Thực tế hơn hơn 30 năm đổi mới, những thành tựu về kinh

tế, chính trị, khoa học xã hội đã chứng minh một cách hùng hồn nhất về sự lựa chọn của nhân dân ta, của Đảng ta là đúng đắn và khẳng định sự lựa chọn con đường xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan

Năm 1975, giải phóng miền Nam, đất nước việt Nam hoàn toàn độc lập, hai miền Nam Bắc thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, đó là cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội Sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn

8

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 C.Mác và Ph.ăng-ghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1976

2 C.Mác và Ph.ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia

-Sự thật, Hà Nội, 1976

3 C.Mác và Ph.ăngghen toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia

-Sự thật, Hà Nội, 1976

4 V.I.Lênin, toàn tập, tập 5, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.

Ngày đăng: 13/09/2021, 19:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w