1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN tác ĐỘNG của BIẾN đổi xã hội THỜI kỳ đổi mới đến NGHIÊN cứu và vận DỤNG học THUYẾT đấu TRANH GIAI cấp của CHỦ NGHĨA mác lê NIN ở nước TA HIỆN NAY

21 429 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 330 KB

Nội dung

Trong thế giới hiện đại, chúng ta đều biết rằng xã hội không bao giờ tĩnh tại, rằng những biến đổi chinh trị, xã hội và văn hoá diễn ra thường xuyên. Một số biến đổi xã hội mạnh mẽ nhất trong thế giới hiện đại lại diễn ra bởi sự xuất hiện của ô tô, của thuốc kháng sinh, của vô tuyến truyền hình, của máy vi tính và gần đây nhất là của mạng internet, với các yếu tố cấu thành những xã hội thông tin đang đến gần. Những biến đổi xã hội cũng có thể diễn ra dưới tác động của các nhân tố môi trường và những chuyển đổi quốc tế về lợi thế chính trị và kinh tế.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong thế giới hiện đại, chúng ta đều biết rằng xã hội không bao giờ tĩnh tại, rằngnhững biến đổi chinh trị, xã hội và văn hoá diễn ra thường xuyên Một số biến đổi xã hộimạnh mẽ nhất trong thế giới hiện đại lại diễn ra bởi sự xuất hiện của ô tô, của thuốckháng sinh, của vô tuyến truyền hình, của máy vi tính và gần đây nhất là của mạnginternet, với các yếu tố cấu thành những xã hội thông tin đang đến gần Những biến đổi

xã hội cũng có thể diễn ra dưới tác động của các nhân tố môi trường và những chuyểnđổi quốc tế về lợi thế chính trị và kinh tế

Các nhà xã hội học đã tiến hành nghiên cứu vấn đề biến đổi xã hội một cách rộngkhắp thông qua việc phân tích kỹ lưỡng các quá trình biến đổi đặc biệt Các lý thuyết vềbiến đổi xã hội hiện nay bao trùm một phổ rất rộng lớn các loại biến đổi từ ngắn hạn đếndài hạn, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, từ cấp độ toàn cầu đến cấp độ gia đình Các nhà

xã hội học cũng quan tâm đến những biến đổi có tác động đến các chuẩn mực, các giá trị,hành vi, ý nghĩa văn hoá và các quan hệ xã hội

Ở nước ta, 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt củaĐảng, cùng với những thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội, xã hội Việt Nam cũng đãdiễn ra một quá trình biến đổi toàn diện vô cùng lớn lao cả ở tầm vĩ mô và vi mô, cả

về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên, cùng với những thành tựu to lớncủa công cuộc đổi mới, những biến đổi mạnh mẽ của xã hội thời gian qua cũng đangđặt ra nhiều vấn đề, thách thức gay gắt Đó là, sự mất cân đối về cơ cấu của nền kinh

tế, cơ cấu giai cấp, cơ cấu dân cư, cơ cấu ngành nghề…; sự phân hoá giữa thành thị vànông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa giàu và nghèo trong phát triển; sự bấtbình đẳng giữa các tầng lớp, các giới, các nhóm xã hội…; đặc biệt, sự phân hoá giàunghèo, sự phân tầng xã hội ngày càng trở nên gay gắt làm cho các giai cấp, tầng lớp

xã hội mới cũng đang biến đổi đa dạng, đang xen, đan cài vào nhau rất phức tạp ảnhhưởng không nhỏ đến việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết đấu tranh giai cấp củachủ nghĩa Mác – Lênin ở nước ta hiện nay

Trang 2

Với ý nghĩa đó tôi chọn chủ đề tiểu luận : “Tác động của biến đổi xã hội trong thời kỳ đổi mới đến nghiên cứu và vận dụng học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta hiện nay”.

NỘI DUNG

I Biến đổi xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

1 Bối cảnh xã hội của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Gần 30 thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu tolớn về kinh tế Đồng thời trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đất nước cũng đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ trong cơcấu xã hội, trong hệ thống các giá trị, trên quy mô toàn xã hội và trong mỗi lĩnh vực vàhoạt động của các nhóm xã hội khác nhau Bên cạnh đó, những tác nhân từ bên ngoàinhư xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và khu vực cũng đã và đang tác động đáng

kể, chi phối chiều hướng và nhịp độ biến đổi xã hội của đất nước

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề nhận diện

và dự báo các xu hướng biến đổi xã hội của Việt Nam vẫn là một trong nhữngnhiệm vụ nghiên cứu của khoa học xã hội, đặc biệt, của xã hội học

Nghiên cứu về biến đổi xã hội thường được nhìn nhận từ một số chiều cạnhhoặc cách tiếp cận: cấu trúc – hành vi, vĩ mô - vi mô hoặc kết hợp các cách tiếp cậnnày Như vậy, nghiên cứu những biến đổi xã hội có thể được triển khai trên 2 trụcchính là: những biến đổi của cơ cấu xã hội và những biến đổi trong các khuôn mẫuhành vi và lối sống của các nhóm xã hội

Nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi về thực trạng và xu hướng biến đổi củacác nhóm xã hội quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay là một loạinghiên cứu cơ bản ở tầm vĩ mô, và cần phải tiến hành trong một thời gian dài mới

có thể trả lời cho vấn đề này một các khái quát Tuy nhiên, trong điều kiện hạn chế

về thời gian và nguồn lực, việc tiến hành những nghiên cứu trong phạm vi từng

nhóm xã hội hay từng lĩnh vực riêng lẻ sẽ có thể cho những câu trả lời hẹp hơn về

các biến đổi xã hội đang diễn ra ở các nhóm xã hội hoặc các lĩnh vực được nghiên

Trang 3

cứu Bằng cách đó, từng bước chúng ta sẽ nhận diện những biến đổi quan trọng của

xã hội Việt Nam trong quá trình đổi mới và phát triển, bao gồm cả tác động củatăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội, phát triển con người, bảođảm công bằng xã hội

Các nghiên cứu như vậy nếu được tiến hành một cách liên tục, mang tính lịchđại thì sẽ có thể so sánh các kết quả tại những thời điểm khác nhau, thực sự cho thấynhững biến đổi xã hội vi mô và vĩ mô qua thời gian

Trong thập niên 1990 đã có một số công trình nghiên cứu của khoa học xã hội

mở đầu cho hướng nghiên cứu về biến đổi xã hội, trong đó có những đề tài thuộc cácchương trình nghiên cứu cấp nhà nước, nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc đổimới chính sách xã hội và phản ánh những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu

xã hội Việt Nam Một số nghiên cứu khác đề cập tới chủ đề biến đổi xã hội trongquan hệ với những biến đổi trong các lĩnh vực cụ thể như y tế, giáo dục, phát triểnnông thôn, phát triển đô thị, Ngoài ra, các cuộc điều tra thống kê thường kỳ, có quy

mô toàn quốc, điều tra đa mục tiêu, điều tra về thực trạng Giàu Nghèo ở Việt Nam,

và nhiều báo cáo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (như NHTG, UNDP, các tổ chứcNGO) cũng đã phân tích và cung cấp nhiều thông tin, hiểu biết về chủ đề biến đổi xãhội Theo hướng này, cần tiếp tục khai thác các nguồn tư liệu hiện có để bổ sung chomột cái nhìn toàn diện hơn về chủ đề biến đổi xã hội trong thập niên 1990, rút ranhững bài học kinh nghiệm để triển khai các nghiên cứu tiếp tục trong thời gian tới

Nhiều nghiên cứu đó đưa ra nhận định chung là kinh tế thị trường càng pháttriển, sự phân hóa giàu nghèo cũng như mức độ phân tầng xã hội có xu hướng diễn ramạnh mẽ hơn

Kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập và sự phát triển rộng rãi các loại hìnhhoạt động sản xuất kinh doanh đó tạo ra nhiều cơ may, vận hội cho các cá nhân,các nhóm hội phát triển vượt lên thành các nhóm giàu có, khá giả Bên cạnh đó,những cá nhân, nhóm xã hội nào không nắm bắt được các cơ hội cụ thể sẽ chỉ đạtđược mức sống trung binh, chậm chễ bị suy giảm và rơi vào nhóm có mức sốngnghèo đói Những cá nhân, những nhóm xã hội có khả năng nắm bắt cơ may, biết

Trang 4

tận dụng và hội đủ các điều kiện do chính sách mở cửa tạo ra, kết hợp với khảnăng tính toán nhạy bén, đó tạo nên sức mạnh kinh tế làm thay đổi đáng kể điềukiện sống của bản thân và góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển Cóthể gọi đó là những nhóm xã hội vượt trội mà sự giàu có lên của họ có thể làmdoãng rộng khoảng cách giàu nghèo, nhưng cũng góp phần tạo ra động lực tăngtrưởng kinh tế, tiến bộ xã hội.

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn lại nhiều nguồnthông tin cho biết khoảng cách chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo ở thành phố, cácvùng miền tại Việt Nam đang ngày càng nới rộng

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình trạng phân hóa giàu nghèo tại ViệtNam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng (năm 2002) sang mức chênh lệchthu nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư

CIEM dẫn báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố giữanăm 2011 cho biết, số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên 1 triệu hộ, tức tăng 50% saukhi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ thu nhập 200.000 đồng/người/tháng lên400.000 đồng/người/tháng tại nông thôn; từ 260.000đồng/người/tháng lên500.000đồng/người/tháng tại khu vực thành thị Theo chuẩn nghèo mới, hộ nghèochiếm 20% dân số

Sự chênh lệch trong thu nhập được thể hiện rõ ở các thành phố, vùng miền.CIEM dẫn số liệu năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội cho biết, thu nhập bìnhquân đầu người ở thủ đô trên 1.850 đô la Mỹ, TPHCM khoảng 3.000 đô la Mỹ, CầnThơ khoảng 2.350 đô la Mỹ

Riêng Bà Rịa-Vũng Tàu, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đã đạt 5.800

đô la, cao hơn gần 5 lần bình quân cả nước cùng thời điểm Đặc biệt, nếu năm 2015TPHCM chỉ đặt mức thu nhập bình quân đầu người là 4.800 đô la, Hà Nội khoảng3.300 đô la thì Bà Rịa-Vũng Tàu đã đặt chỉ tiêu tới 11.500 đô la (nếu tính cả dầu thô

là 15.000 đô la Mỹ)

Ngược lại, các tỉnh nghèo thì thu nhập rất thấp Năm 2011, thu nhập bình quânđầu người của Nam Định đạt 19,2 triệu đồng/năm (khoảng 900 đô la Mỹ), Bắc Kạn là

Trang 5

14,6 triệu đồng (khoảng hơn 700 đô la ), Quảng Ngãi bình quân thu nhập chưa đến 9triệu đồng/người/năm (hơn 400 đô la), Hà Giang chưa đến 6 triệu đồng/năm (dưới

300 đô la)

Điểm đáng lưu ý là số người có tài sản từ 1 triệu đô la tại Việt Nam đang tăngmanh, với mức tăng năm 2011 là 33% so với cùng kỳ năm 2010 CIEM đã đưa thôngtin này trong báo cáo về “Giảm khoảng cách chênh lệch thu nhập” dẫn lại kết quảkhảo sát do Công ty quản lý tài sản Merrill Lynch Global Wealth Management vàhãng tư vấn Capgemini của Mỹ thực hiện về số lượng các triệu phú đô la tại châu Ánửa đầu năm 2011

Các số liệu, tà liệu chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chothấy ở Việt Nam số triệu phú đô la lên đến gần 170 người vào thời điểm năm 2011.Riêng 100 nhân vật giàu nhất năm 2011, mỗi người đều có tài sản chứng khoán vượt

2 triệu đô la, trong đó có 2 người đạt chuẩn hội viên câu lạc bộ 100 triệu đô la Mỹ

“Đây là một dấu hiệu đáng mừng và rất đáng khích lệ sau gần 30 năm đổi mới”, báocáo của CIEM nhận định

Cùng với thời gian, các nhóm xã hội mới này được định hình, khẳng định vịtrí và vai trò của chúng trong cơ cấu kinh tế - xã hội Mặc dù đây vẫn còn là mộtnhóm thiểu số nhưng họ đã ít nhiều có ảnh hưởng đến sự thay đổi diện mạo xã hội

2 Những biến đổi trong cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội

Tự do hoá kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa - đó là những tác nhân quan trọng thúc đẩy những biến đổi trong cấu trúc

xã hội, được thể hiện một cách điển hình trong hiện tượng phân tầng xã hội theo mứcsống của các nhóm dân cư Hơn thế nữa, trong hiện tượng này còn chứa đựng và phảnánh rất nhiều biến đổi xã hội khác

Thực trạng phân tầng xã hội (PTXH), phân hoá giàu nghèo (PHGN) trong thời

kỳ Đổi mới thực ra không phải là một cái gì mới Các nghiên cứu cho thấy: PTXH đãtừng tồn tại cả trong thời kỳ trước đổi mới Quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trungbao cấp sang cơ chế thị trường chỉ tạo ra một môi trường kinh tế - xã hội quá độ đặcthù, chứa đựng nhiều yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp khiến cho PTXH trở thành

Trang 6

bột phát trong thập niên đầu tiên của đổi mới Một số các yếu tố như vậy là: môitrường pháp lý chưa được hoàn thiện tạo điều kiện cho sự liên kết quyền lực vì lợi íchcủa các cá nhân hoặc nhóm đặc thù, những lợi thế so sánh, vị thế đặc biệt (độc quyền)của một số ngành; tính năng động, sự chuẩn bị sẵn sàng của các cá nhân, các nhóm xãhội khác nhau khi bước vào kinh tế thị trường Và nhiều yếu tố khác nữa, các yếu tốnày quy định mức độ PTXH khác nhau không chỉ giữa các tầng lớp, nhóm xã hội,giữa các vùng miền, các ngành mà cả trong từng bộ phận của cơ cấu xã hội.

Một số giả thuyết nghiên cứu khác cũng đã được đưa ra để có thể kiểmđịnh qua các nghiên cứu tiếp tục như:

 PTXH / phân hóa giàu nghèo trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăngnhưng với tốc độ chậm hơn trước do những tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chững lại

 Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, sự PTXH có thể kích thích hình thànhmột tầng lớp vượt trội - tầng lớp trung lưu mới ở đô thị hay tầng lớp khá giả vànăng động nhất ở nông thôn, đóng vai trong tích cực (động lực) cho tiến trình pháttriển sắp tới

 Những chuyển đổi trong quá trình hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế

sẽ có tác động tới các nhóm xã hội theo hướng hạn chế bớt quá trình phân tầng xã hộiđột biến như trong thập niên 1900

 v.v

Bên cạnh những xu hướng gia tăng sự PTXH, những cố gắng to lớn của nhànước Việt Nam nhằm giảm thiểu những khác biệt và phân hoá xã hội cũng đã đượcghi nhận qua thành tựu của các chính sách xã hội, đặc biệt là thành công củachương trình xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ nghèo chung giảm từ trên 70% vào năm

1990 xuống còn 32% vào năm 2000 (giảm trên 1/2 tỷ lệ hộ nghèo đói so với năm1990) Còn theo chuẩn quốc gia cũ, các tỷ lệ tương ứng là 30% năm 1990 và 11%năm 2000 (giảm 2/3 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 1990) (Cùng với tốc dộ tăng trưởngkinh tế thời kỳ 1991-2000 đạt 7,5% / năm, Việt Nam đựơc biết đến như một tấmgương xuất sắc về sự chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trungsang nền kinh tế thị trường)

Trang 7

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, sự pháttriển của kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc

tế (về kinh tế, văn hoá, xã hội) sẽ tiếp tục tác động tới các nhóm xã hội quan trọng,

theo cả hai chiều hướng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng và tiêu cực làm gia tăng

các khác biệt và phân tầng xã hội Vì vậy, nghiên cứu và phân tích các yếu tố củaquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển

xã hội, tới những biến đổi của các giai tầng và các nhóm xã hội chủ yếu của xã hội

Việt Nam hiện nay vẫn đặc biệt có ý nghĩa Từ cách tiếp cận xã hội học nên đặc

biệt quan tâm nghiên cứu sự xuất hiện các nhóm xã hội mới và các quan hệ xã hội mới, các nhóm xã hội năng động nhất có khả năng góp phần tích cực vào xu thế hội nhập và phát triển của đất nước

Có thể chỉ ra nhiều nhóm xã hội mới như vậy đã xuất hiện với diện mạo ítnhiều rõ nét Bên cạnh đó là các các nhóm xã hội “cũ”, vốn có từ trước, song giờ đây

đã có những thay đổi căn bản trong những điều kiện mới Vấn đề chỉ rõ vị trí và vaitrò của các nhóm xã hội mới này trong quá trình phát triển là rất có ý nghĩa trong lĩnhvực quản lý Chẳng hạn, giới doanh nhân (theo khu vực, theo ngành, theo độ tuổi, );giới trí thức, đặc biệt là trí thức khoa học kỹ thuật; công nhân kỹ thuật, tay nghề cao;giới quản lý và đội ngũ công chức, vv…

Bên cạnh việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội

cũng là xuất phát điểm tạo ra những biến đổi đáng kể trong thực tiễn về mô hìnhquản lý, trong nhận thức của người dân và giới quản lý Những biến đổi xã hội theohướng này đã được nhận thức và nghiên cứu ở một mức độ nhất định Quá trình

dân chủ hoá đời sống xã hội được phản ánh tập trung qua việc triển khai rộng khắp

việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở Những tổng kết thực tiễn và nghiên cứu

đánh giá đã được tiến hành cho thấy những bước tiến theo hướng này Bên cạnh

đó, trình độ dân trí, mức độ công khai, dư luận xã hội, sự đối thoại trực tiếp hoặcthông qua đại diện, qua các phương tiện truyền thông đại chúng giữa người dân với

Trang 8

chính quyền các cấp đang cho thấy những chuyển biến đáng kể và cần có được tiếptục nghiên cứu sâu hơn.

Đây cũng là cơ sở thực tế làm chuyển biến nhận thức, quan niệm và thay đổidần các yếu tố của hệ giá trị cũ bằng các yếu tố của hệ giá trị mới, cập nhật với nhữngđiều kiện mới

II Tác động của biến đổi xã hội đến nghiên cứu và vận dụng học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta hiện nay

1 Tác động của biến đổi xã hội đến toàn xã hội.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện kinh tế thi trường định hướng xãhội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa và hội nhậpquốc tế, nên kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tưu to lớn.Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự hình thành nhiều thành phần kinh tế, cơ cấugiai cấp – xã hội có nhiều biến động Trong xã hội đã và đang xuất hiện nhiều giai tầng

xã hội; cơ cấu, tính chất, vị trí, mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội đã thayđổi cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội Biến đổi cơ cấu giai cấp – xã hội

ở nước ta hiện nay đặt ra nhiều nội dung mới cho công tác tư tưởng, lý luận để giữvững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Tuy nhiên, cùng với những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, những biếnđổi mạnh mẽ của xã hội thời gian qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề, thách thức gaygắt Đó là, sự mất cân đối về cơ cấu của nền kinh tế, cơ cấu giai cấp, cơ cấu dân cư, cơcấu ngành nghề, cơ cấu dân tộc, tôn giáo…; sự phân hoá giữa thành thị và nông thôn,giữa đồng bằng và miền núi, giữa giàu và nghèo trong phát triển; sự bất bình đẳng giữacác tầng lớp, các giới, các nhóm xã hội…; đặc biệt, sự phân hoá giàu nghèo, sự phântầng xã hội ngày càng trở nên gay gắt Bên cạnh đó là sự xuất hiện những vấn đề mớinhư: dân số tăng, việc làm và di cư tự do; sự tăng nhanh của giai cấp công nhân và sựgiảm sút nguồn lực lao động ở nông thôn; các tệ nạn xã hội; sự bất bình đẳng giới vànguy cơ khủng hoảng gia đình; sự thay đổi chuẩn mực đạo đức và lối sống ở lớp trẻ…

Những thành tựu của công cuộc đổi mới cũng như những vấn đề bức xúc đang đặt

ra hiện nay thực chất vừa là kết quả của sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp; đồng thời, vừa

Trang 9

là tác nhân thúc đẩy sự biến đổi mạnh mẽ hơn nữa cơ cấu xã hội giai cấp Cơ cấu xã hộigiai cấp là một nhân tố luôn luôn biến đổi Đó là do, trong quá trình vận động và pháttriển của các xã hội, những biến đổi ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đều tácđộng mạnh mẽ, thúc đẩy sự biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp và đến lượt nó, sự biếnđổi cơ cấu xã hội giai cấp lại tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trên phương diện chính trị - xã hội là xây dựng cho được một cơ cấu xã hội giaicấp trong đó liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tríthức làm thành nền tảng xã hội Nhưng trong nền kinh tế nhiều thành phần, với sự đadạng của các thành phần kinh tế và đi cùng với nó là sự đa dạng của các giai cấp, tầnglớp, trong sự phát triển của nó sẽ phá vỡ cơ cấu xã hội giai cấp nền tảng của chế độ xãhội chúng ta đang xây dựng, đặt ra những thánh thức cho việc giữ vững định hướng

xã hội chủ nghĩa Sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa nằm trong quá trình biến đổi tựphát của cơ cấu xã hội giai cấp trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơchế thi trường Ở đây cần phải quán triệt sâu sắc không chỉ nhận thức mà cả hànhđộng với các chủ trương và chính sách cụ thể để thực hiện tư tưởng của Đảng: Kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong sự đa dạng của cơ cấu xã hội giai cấp, sự phân tâm xã hội về nhiềuphương diện tất yếu xảy đến, bởi mỗi giai tầng xã hội, ngoài lợi ích chung còn lợi ichriêng, nhiều khi lợi ích này chi phối trực tiếp đến thái độ, hành vi chính trị, xã hội của

họ Sự đa dạng về giai tầng xã hội làm xuất hiện trong xã hội sự đa dạng về tư tưởng

xã hội và sinh hoạt xã hội Từ lợi ích kinh tế, với sự bảo đạm tư liệu sản xuất, với tỉtrọng đáng kể đóng góp cho ngân sách có thể là cơ sở cho việc bung ra các tổ chức xãhội – nghề nghiệp, tạo cơ sở về tổ chức cho các yêu sách về chính trị Trong mỗi giaitầng xã hội đang diễn ra quá trình phân hóa mạnh không chỉ phân hóa về kinh tế màcòn có sự phân hóa trên các bình diện khác: văn hóa, xã hội, làm cho biến đổi cơ cấu

xã hội giai cấp ở nước ta sẽ ngày càng phức tạp hơn và khó kiểm soát Trong giai cấpcông nhân có công nhân làm thuê, công nhân góp vốn cổ phần, mở xưởng sản xuấtvới quy mô và tính chất khác nhau Trong giai cấp nông dân cũng có sự phân hóa vàđội ngũ trí thức đã xuất hiện phân hóa trên nhiều phương diện Vì thế, trên thực tế rất

Trang 10

khó cho việc nhận diện chính xác, đầy đủ các đặc trưng xã hội của từng giai tầng xãhội ở nước ta hiện nay Nó đặt ra cho công tác tư tưởng, lý luận hai vấn đề bức thiết:một là, phải nghiên cứu nắm bắt được thực trạng, dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xãhội giai cấp phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; hai là,nghiên cứu đổi mới có hiệu quả về cả nội dung và hình thức công tác tuyên truyền,giáo dục để khơi dậy, phát huy tinh thần yêu nước, xây dựng tinh thần tự chủ dân tộc,củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thời gian vưa qua, trong khi cơ cấu xã hội giai cấp biến động mạnh những biếnđổi đó đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển đất nước, cụ thểtrên các mặt: kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội

Ở chiều tích cực: Về mặt kinh tế: sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp đó đã góp

phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, qua đó góp phần nâng cao đời sốngmọi mặt của đại đa số các tầng lớp nhân dân

Về mặt chính trị, sự biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp (như tự do hoá các ngànhnghề, nhiều tầng lớp xã hội mới xuất hiện ) đã góp phần nâng cao địa vị cũng như ýthức dân chủ của người dân Như vậy, mô hình cơ cấu xã hội giai cấp ở giai đoạn mớinày, về cơ bản, là có lợi cho sự ổn định xã hội và phát triển đất nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa

Về mặt văn hoá: Việc giao lưu ngày càng gia tăng giữa các tộc người trongnước, cũng như giữa trong nước và nước ngoài, sự phục sinh của nhiều tín ngưỡngdân gian, sự du nhập và nảy sinh nhiều tôn giáo mới đang làm cho văn hoá ViệtNam ngày thêm đa dạng và phong phú - mà đa dạng và phong phú chính là mộtnguyên nhân không thể thiếu để phát triển

Ở chiều tác động tiêu cực: Sự tác động tiêu cực của biến đổi cơ cấu giai cấp

-xã hội ở giai đoạn này có nhiều, song có thể quy lại mấy biểu hiện cơ bản sau:

Biến đổi cơ cấu xã hội giai cấp đang làm gia tăng sự bất bình đẳng của xã hội:

đó là bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị, giữa miền xuôi và miền núi, giữa người

có thu nhập cao và người thu nhập thấp, giữa lao động trí óc và lao động chân tay

Ngày đăng: 14/10/2016, 23:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w