Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
53
Dung lượng
548,44 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Tỷ giáhốiđoáivàviệcápdụngchế
độ tỷgiáởViệtNam
lời nói đầu
Xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách sâu sắc, toàn diện
trên phạm vi toàn thế giới. Nó là quy luật khách quan mà ViệtNam cần sớm nắm bắt và
vận dụng. Việc tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giơi sẽ mở ra cho chúng ta
nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những
chính sách phù hợp. Một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh
tế là ngoại thương. Nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của chính sách
kinh tế đối ngoại phải kể đến vai trò quan trọng của chếđộtỷgiáhốiđoái của mỗi quốc
gia. Chúng ta chưa quên sự can thiệp bất thành của 15 ngân hàng Trung ương trước sự
sụp đổ của hệ thống tỷgiáhốiđoái Châu Âu những năm 90; sự phá giá bất ngờ của
đồng bảng Anh tháng 9/1992 trước sự tấn công của những kẻ đầu cơ, mặc dù đã có sự
can thiệp tích cực cuả Ngân hàng Trung ương Đức và Anh với khối lượng 15 tỷ bảng
Anh; hay hai sự kiện làm rung chuyển thế giới chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là: Sự
khủng hoảng của đồng Pê-sô (Mêhicô) tháng 12/1994 và sự mất giá kỷ lục trong năm
1995, rồi lại sự lên giá đột biến của USD năm 1996.
Là một nước đang đi những bước đầu tiên tham gia vào quá trình hội nhập quốc
tế cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu tỷgiáhối
đoái đang trở thành vấn đề cấp bách đặt ra cho chúng ta. Xuất phát từ thực tế khách
quan đó, trong bài viết này, em xin đề cập tới vấn đề: "Tỷ giáhốiđoáivàviệcápdụng
chế độtỷgiáởViệt Nam."
Cấu trúc bài viết gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về tỷgiáhối đoái.
Chương II: Thực trạng tỷgiáhốiđoáiởViệtNam trong
những năm gần đây.
Chương III: Một số giải pháp góp phần bổ xung, hoàn thiện
chính sách tỷgiáhốiđoáiởViệt Nam.
chương I:
Tổng quan về tỷgiáhối đoái.
I. Khái niệm tỷ giá:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, vai trò của thương mại quốc tế
ngày càng được nâng cao, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà phân công lao động
quốc tế đã đạt đến giai đoạn cao và mang tính toàn cầu, thương mại quốc tế trở thành
vấn đề mang tính chất sống còn đối với mỗi quốc giavà là mối quan tâm hàng đầu của
mọi tổ chức kinh tế trên thế giới. Các quan hệ thương mại , tín dụng , đầu tư, khoa học
kỹ thuật đều có giá cả , biểu hiện bằng những đồng tiền khác nhau của những nước
khác nhau. Do hệ thống tiền tệ và chính sách giá cả mỗi nước một khác, nên việc thanh
toán giữa các nước đòi hỏi phải so sánh giá trị , sức mua của các đồng tiền khác nhau,
và thanh toán với nhau không theo giá cả của từng nước mà theo giá cả quốc tế( còn gọi
là giá ngoại thương). Từ đó xuất hiện khái niệm tỷgiáhối đoái.
Như vậy : Tỷgiáhốiđoái theo cách hiểu thông thường là sự so sánh giá trị giữa
đơn vị tiền tệ khác nhau của các nước có quan hệ với nhau.Hay nói cách khác : Tỷgiá
hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền
tệ nước khác.
Ví dụ, trên thị trường hốiđoáiViệtNam ngày30/06/2000 là 14087 VND/USD
thì đó là tỷgiáhốiđoái của đồng ViệtNam so với đô la Mỹ.
Trên phương diện kinh tế, tỷgiáhốiđoái là một phạm trù kinh tế vốn có cuả nền
sản xuất hàng hoá, nó cho thấy sức mua đối ngoại thực tế của một đồng tiền trên thị
trường quốc tế.
Tuy nhiên, không phải đồng tiền quốc gia nào cũng được nhận để thanh toán
bên ngoài quê hương của nó. Để chuyển đổi ra nội tệ của nước nào đó, nó phải được
ngân hàng nước đó thu mua. Trên thế giới hiện nay có một số ngoại tệ mạnh được sử
dụng rộng rãi, phổ biến như: USD(Mỹ), JPY(Nhật), Bảng (Anh)
II.Lịch sử hình thành và phát triển của tỷgiáhối đoái.
1. Thời kỳ lưu thông tiền vàng và tiền đúc :
Từ trước công nguyên, sau cuộc phân công lao động xã hội lần thứ 2, vàng và
bạc đúc thành thỏi đã trở thành đồng tiền ngự trị các loại tiền khác như : ốc , vỏ sò , da
thú và dần chiếm vị trí độc tôn trên thị trường hàng hoá tiền tệ.Tuy nhiên doviệcdùng
vàng thỏi tính theo trọng lượng đã gây rất nhiều khó khăn cho trao đổi , nên tiền đúc đã
ra đời . Bắt đầu từ cuộc phân công lao động lần thứ 3 , trong lưu thông đã xuất hiện loại
tiền đúc của các lái buôn giàu có ( khắc tên người phát hành vàng và trọng lượng vàng )
về sau do thương nghiệp mở rộng thì tiền đúc không còn do các thương nhân, nhà thờ
đúc mà do nhà nước . Mỗi nước tuỳ theo phong tục của mình đã đưa ra những đồng tiền
riêng mang dấu ấn quốc giavà khác với đòng tiền các quốc gia khác về trọng lượng và
đơn vị đồng tiền , với đơn vị tiền vàng khác nhau, dẫn đến xu hướng người dân nước
nào sử dụng đồng tiền nước đó. Trong quan hệ ngoại giao, việc xác định tỷgiá trao đổi
hoàn toàn giản đơn, chỉ việc so sánh trọng lượng kim loại thực tế của hai đồng tiền với
nhau.
2. Chếđộ bản vị vàng và vàng - hốiđoái :
Trong chếđộ này, việc xác định tỷgiá giữa các đồng tiền vẫn là việc so sánh
trọng lượng vàng mà mỗi đơn vị tiền giấy làm đại biểu , hay có thể nói là việc so sánh
hàm lượng vàng chứa đựng trong mỗi đơn vị tiền tệ của mỗi nước.
Tỷ giáhốiđoái trong giai đoạn này giao động xung quanh điểm vàng. Điểm vàng
là ngang giá vàng của các đồng tiền cộng ( hoặc trừ) chi phí vận chuyển vàng( phí vận
tải , phí bảo hiểm, phí đóng góp và thủ tục phí) giữa các nước hữu quan. Khi tỷgiá vượt
điểm vàng thì nước mắc nợ sẽ không dùng tiền quốc gia mình để mua ngoại tệ dùng vào
việc trả nợ, mà họ sẽ chuyển vàng ra nước ngoài để trả nợ.
Với đặc trưng này chếđộ bản vị vàng là một chếđộ ổn định , sức mua của đồng
tiền rất ít khi bị biến động. Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa , chế
độ này đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nó có khả năng điều tiết khối lượng tiền trong lưu
thông một cách tự phát không cần đến sự can thiệp của nhà nước theo cơ chế: sự tăng
giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông luôn tỷ lệ nghịch với sự tăng giảm dự trữ vàng
trong nền kinh tế. Dođó , việc lựa chọn phương hướng xử lý tỷgiá rất ít khi phải đặt ra.
Tuy có nhiều ưu điểm làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng trong
giai đoạn đầu, nhưng chếđộ bản vị vàng không tồn tại được lâu. Nguyên nhân chính là
do trong nền kinh tế thế giới có sự phát triển không đồng đều giữa các nước, dẫn đến
một hiện tượng tất yếu là những nước giàu tích trữ được nhiều vàng, còn những nước
nghèo thì tiền dấu hiệu tràn lan và họ cũng không có khả năng đúc vàng vì lượng vàng
dự trữ đã cạn kiệt. Để đối phó với tình hình này, chính phủ ở các nước nghèo đã ngăn
cấm việc xuất khẩu vàng tự do.Như vậy, trong quan hệ giữa các nước chếđộ bảo vệ
mậu dịch tự do đã thay thế cho chếđộ mậu dịch tự do,vàng không còn được lưu thông
giữa các nước- chếđộ bản vị vàng bắt đầu tan giã vào đầu chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đến năm 1924, nước Anh chuyển chếđộ bản vị vàng sang chếđộ giấy bạc ngân
hàng được chuyển đổi ra vàng không đầy đủ: Không lưu hành tiền đúc bằng vàng, tiền
giấy chỉ được đổi lấy vàng thoi( chếđộ bản vị vàng thoi- mỗi thoi nặng 12,444kg vàng
). Khi đó bảng Anh (GBP) là loại ngoại tệ mạnh chủ chốt trong thanh toán quốc tế, dự
trữ quốc tế. Tiền giấy của các nước tuy không đổi được lấy vàng nhưng có thể đổi lấy
bảng Anh. Chếđộ tiền tệ thông qua ngoại tệ mạnh đổi lấy vàng gọi là chếđộ bản vị
vàng hốiđoái ( ở đây là chếđộ bản vị bảng Anh). Trong chếđộ này bảng Anh được tự
do chuyển đổi ra vàng:
1700 GBP = 400 ounce = 12,444 kg vàng.
Khi bảng Anh sụp đổ thì cuộc săn vàng lại di chuyển ồ ạt sang Mỹ. USD là loại
ngoại tệ mạnh thứ hai trên thế giới lúc bấy giờ. Chính phủ Mỹ vì không muốn dự trữ
vàng cạn kiệt nên đầu năm 1934 phải tuyên bố đình chỉ đổi USD ra vàng ở trong nước.
Như vậy, từ năm 1934, tạm thời không còn đồng tiền nào có thể đổi ra vàng
được nữa. Một lần nữa tiền vàng lại rút khỏi lưu thông và thay thế bằng tiền dấu hiệu.
3. Chếđộtỷgiá cố định - chếđộ bản vị USD:
Đến năm 1944, tại hội nghị Bretton Woods, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ra đời, với
điều lệ đầu tiên là xây dựngtỷgiá cố định cho mỗi đồng tiền. Theo chếđộ này, các
nước phải quy định hàm lượng vàng riêng cho đồng tiền của mình và so sánh với hàm
lượng vàng của USD (1 USD = 0,88867 gr vàng nguyên chất ) để có một tỷgiá chính
thức. Biên độ giao động của tỷgiá không được vượt quá 1% của tỷgiá chính thức đã
được đăng ký tại IMF. Nếu vượt quá biên độ này thì ngân hàng TW phải can thiệp bằng
cách mua vào hoặc bán ra một lượng USD nhất định nhằm bảo vệ tỷgiá chính thức với
USD. Thông qua tiền tệ sẽ được đổi ra vàng theo giá: 35 USD = 1 ounce vàng. Như vậy
về nguyên tắc vàng vẫn đóng vai trò trung tâm để so sánh sức mua của các đồng tiền với
nhau thông qua USD.
VD: Nội dung vàng của GBP là 2,488281 gr vàng nguyên chất. Như vậy đồng
giá vàng của GBP sẽ là : 1 GBP = 2,488281/0,888671=2,8 USD. Như vậy tỷgiá chính
thức của 1GBP sẽ là 2,8 USD nếu như không có những yếu tố trên thị trường tác động.
Sở dĩ chếđộ này có thể tồn tại trong suốt thời gian dài là do lúc đó Mỹ có lượng
dự trữ vàng lớn nhất thế giới 24,7 tỷ USD khoảng 20000 tấn vàng, chiếm 70% dự trữ
vàng của thế giới tư bản- USD trở thành phương tiện thanh toán và dự trữ quốc tế.
Vào những năm 70, tình trạng khủng hoảng USD diễn ra thường xuyên, Mỹ đã
phát hành trên 166 tỷ USD tiền giấy, điều này có nghĩa là ngân hàng TW của các nước
luôn phải mua USD để bảo vệ tỷ giá.Lượng USD này lại được đổi ở cục dự trữ liên
bang Mỹ làm cho kho vàng của Mỹ giảm đi nhanh chóng . Để đối phó với tình ttạng
này, ngày 15-08-1971 Mỹ đã phải tuyên bố ngừng chuyển đổi USD ra vàng theo tỷgiá
chính thức. Sau đó ngày 18-12-1971 thì tuyên bố phá giá USD ở mức 7,89%. Tới ngày
12-02-1973Mỹ lại phá giáUSD tiếp 10%. Qua 2 lần phá giá liên tiếp, chếđộ bản vị
USD sụp đổ hoàn toàn.
Sau khi chếđộ USD sụp đổ thì toàn bộ cơ chế thanh toán quốc tế tư bản chủ
nghĩa bị hỗn loạn, USD bị dình chỉ đổi ra vàng. Dođó trong thanh toán quốc tế giữa các
nước, người ta đòi hỏi ngày càng nhiều điều kiện đảm bảo bằng vàng. Mặc dù Mỹ đã
tìm mọi cách để loại vàng ra khỏi thanh toán quốc tế,nhưng một số nước (như Pháp) lại
có xu hướng dùng vàng làm cơ sở cho thanh toán quốc tế Cuộc đấu tranh giữa các nước
thông qua vấn đề vai trò của vàng ngày càng mạnh. Tuy nhiên, không có dấu hiệu gì
chứng tỏ hệ thống tiền tệ có thể phục hồi được chếđộ bản vị vàng và vàng -hối đoái.
Các nước tư bản đã có kinh nghiệm không thể sử dụng đồng ngoại tệ mạnh đóng vai trò
tiền tệ quốc tế được, bởi vì nhất định nước có đồng ngoại tệ mạnh đó sẽ lạm dụng, làm
thiệt hại đến lợi ích của các nước khác
4. Chếđộ bản vị SDR (Special Drawing Right).
Từ năm 1970, các nước tư bản hội viên của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thành
lập một cơ chế tiền tệ – tín dụng mới để điều tiết cán cân thanh toán quốc tế mà không
cần đến dự trữ vàng hoặc ngoại hối.
SDR không phải là tiền, nên không có nội dung vật chất, hình dáng, mầu sắc cụ
thể, mà nó chỉ là một đơn vị thanh toán ghi sổ (chuyển khoản) trên danh nghĩa có nội
dung vàng là 0.888671 gr vàng nguyên chất (bằng 1 USD trước đây). IMF mở sổ riêng
cho từng nước để theo dõi việc phân phối SDR. Chỉ có những nước bị thiếu hụt trong
cán cân thanh toán giữa các nước hội viên của IMF mới được vay để trả nợ. Có thể nói
đây là tiền ghi sổ của IMF.
Các nước tư bản, thông qua quỹ tiền tệ quốc tế, trong nhiều năm đã cố gắng thực
hiện cuộc cải cách tiền tệ quốc tế trên tinh thần học thuyết phi tiền tệ hoá vàng, tức loại
bỏ chức năng làm tiền tệ quốc tế của vàng, xây dựng cho được một đồng tiền làm bản vị
cho các quốc gia trên thế giới, thay thế cho USD làm chức năng thước đogiá trị,
phương tiện chi trả và dự trữ quốc tế, xoá bỏ chếđộ công bố nội dung vàng của các
đòng tiền quốc gia. SDR là loại vàng giấy thay cho kim loại vàng do IMF phát hành .
Các nước phương tây muốn nâng vai trò của vàng lên nhằm mục đích loại bỏ
USD ra khỏi vị trí một đồng tiền chủ đạo thao túng các đồng tiền khác trong hệ thống
tiền tệ. Như vậy, trong cuộc tranh chấp trên, nhiễm nhiên SDR được cả Mỹ và Tây Âu
đưa lên làm phương tiện thanh toán và dự trữ quốc gia, làm thước đogià trị của các
đồng tiền khác. Chếđộ tiền tệ mới ra đời – chếđộ bản vị SDR. Nội dung SDR ngày nay
đã được thay đổi, không còn nội dung vàng nữa, mà được tính bằng 16 đồng tiền mạnh
nhất thế giới. Hiện nay là 5 đồng tiền mạnh của 5 quốc gia có tiềm lực về kinh tế tài
chính.
Kể từ khi thực hiên chếđộ này, hàm lượng vàng chứa đựng trong mỗi đồng tiền
đã mất dần đi ý nghĩa kinh tế của nó. Việc xác định tỷgiá không dựa vào ngang giá
vàng như trước đây mà hoàn toàn thả nổi theo quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị
trường. Qua đóviệc xác định tỷgiá được hợp lí hơn, chính xác hơn. Thông qua việc xác
định tỷgiá chéo người ta cũng có được tỉ giáhốiđoái của các đồng tiền các nước với
nhau.
III. Chức năng của tỷgiáhối đoái.
Mối quan hệ giữa người sản xuất hàng hoá trong nước với thị trường thế giới
đựoc thực hiện thông qua tỷgiáhốiđoái – một phạm trù kinh tế vốn có của nền sản xuất
hàng hoá. Dođótỷgiáhốiđoái có những chức năng sau:
III.1. Chức năng so sánh sức mua
Phạm trù tỷgiáhốiđoái thể hiện trong mối tương quan sức mua của hai đồng
tiền so sánh. Như ta đã biết: khi tiền tệ thực hiện chức năng thước đogiá trị, nó đã biến
giá trị của hàng hoá, dịch vụ thành hình thức giá cả. Điều đó chứng tỏ giá cả hàng hoá
chính là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Chính vì vậy mà mọi sức tăng giảm
của giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường cho thấy sức mua của tiền tệ giảm đi hay
tăng lên. Nếu như trong đồng ngoại tệ có sức mua cố định trong khi sức mua của đồng
nội tệ tăng hay giảm thì tỷgiáhốiđoái giữa đồng nội tệ với đồng khác cũng tăng hoặc
giảm. Giá cả của hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nội địa và thị trường thế giới có thể
so sánh với nhau thông qua tỷgiáhối đoái. Nhờ đó mà các quốc gia có thể tính toán
được mức chênh lệch về năng suất lao động ở trong nước với thế giới như thế nào, tính
toán được hiệu quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại. Qua chức năng so sánh sức
mua của các đồng tiền, tỷgiáhốiđoái trở thành một công cụ quan trọng trong việc
hoạch định các chiến lược phát trển, các hoạt động ngoại thương, các chính sách kinh tế
đối ngoại, các dịch vụ đối ngoại và các hoạt động kinh tế khác ở trong và ngoài nước.
III.2. Chức năng điều chỉnh xuất nhập khẩu và thu chi quốc tế .
Đây là một chức năng quan trọng nhất của tỷgiáhối đoái. Tỷgiáhốiđoái là một
phạm trù kinh tế – tài chính, đựơc sử dụng như một công cụ để so sánh về giá trị các chi
phí sản xuất của một doanh nghiệp với các giá cả trên thị trường thế giới, nó phản ánh
kết quả các hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước trọng một thời kì nhất định. Vì
thế, thông qua việc biểu hiện tương quan giá trị các đồng tiền của các nước với nhau mà
tỷ giáhốiđoái có một vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi ngang giávà cùng
với nhiều nhân tố khác, tỷgiáhốiđoái tác động tương quan giữa giá cả hàng hoá xuất
nhập khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hoá các nước.
Trong trường hợp đồng bản tệ xuống giá- Tỷgiá của đồng bản tệ tăng so với
đồng ngoại tệ. Giả dụ đầu năm 1USD = 11.000 VNĐ cuối năm 1USD = 13.000 VNĐ,
tức là một đơn vị ngoại tệ đổi được nhiều đơn vị bản tệ hơn trước. Để thu được một
lượng ngoại tệ như đầu năm, vào cuối năm nhà xuất khẩu đầu tư nước ngoài khi bán
hàng vào Việtnam buộc phải tăng giá (Tính theo VNĐ). Bởi nếu nhà sản xuất xuất
khẩu không tăng giá thì họ sẽ bị thiệt thậm chí lỗ.
Trong khi đó, việc đồng bản tệ xuống giá lại có xu hướng kích thích tăng cường
khối lượng đẩu tư xuất khẩu. Bởi vì : cũng là một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu
có thể đổi được nhiều bản tệ hơn. Do vậy, nhà xuất khẩu khi thấy tỉ giá của đồng bản tệ
tăng so với đồng ngoại tệ có thể bán hàng ra nước ngoài với gía rẻ hơn vẫn thu được
một khoảng lợi nhuận như trước. (Tính theo đồng bản tệ)
Tình hình sẽ hoàn toàn ngược lại khi đồng bản tệ lên giá-Tỷ giá của đồng bản tệ
giảm so với đồng ngoại tệ.
Như vậy, tỷgiáhốiđoái có thể điều các hoạt động xuất nhập khẩu về tỷ trọng,
khối lượng và cơ cấu mặt hàng……
Ngoài khả năng điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, tỷgiáhốiđoái còn tác động
trực tiếp đến các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
Trong quan hệ vay nợ quốc tế, khi đồng bản tệ của nước đi vay mất giá, các
khoản nợ thực tế của của đồng bản tệ giảm xuống, nhưng gáng nặng nợ nước ngoài tăng
lên. Chính vì vậy chúng ta vay nợ nước ngoài với tỷgiá 900đ/1USD mà hiên nay là
15.000đ/1USD .
Ngoài ra tỷgiáhốiđoái còn ảnh hưởng đến dòng vốn tiền tệ từ những hoạt động
mang tính chất phi mậu dich như : Du lịch, kiều hối …
Tỷ giáhốiđoái còn có chức năng điều tiết mặt bằng giá cả trong nước. Khi giá trị
của đồng bản tệ giảm sẽ hạn chế nhập khẩu, song với nhưng mặt hàng thiết yếu phục vụ
cuộc sống và yếu cầu phát triển kinh tế thì khi giá cao vẫn phải nhập về, vì thế giá cả
của mặt hàng này tất nhiên sẽ tăng dođó ảnh hưởng tới mặt bằng giá cả nói chung.
III.3. Chức năng phân phối.
[...]... ápdụngchếđộ tuỷ giá nào là hết sực quan trọng Bởi vì các chếđộtỷgiá khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến cân bằng kinh tế đối ngoại (cán cân thanh toán quốc tế), xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp …Cho đến nay, chúng ta đã biết đến 3 chếđộtỷgiá cơ bản, đó là : Chếđộ bản vị vàng, chếđộtỷgiá cố định vàchếđộtỷgiá thả... thực hiện chính sách tỷgiá Đây là nguyên nhân cho sự tồn tại một cách vững chắc chếđộtỷgiá hiện hành Đó là một chếđộtỷgiá linh hoạt, năng động và có khuôn khổ, là một chếđộtỷgiá thả nổi có sự quản lý của nhà nước Mục tiêu hàng đầu của chính sách tỷ giáhốiđoáiởViệtNam là góp phần ổn định sức mua của đồng tiền ViệtNam Kết quả của việc điều hành chính sách tỷgiáhốiđoái của Nhà nước ta... của tỷgiá một cách dễ dàng và kịp thời hơn.Tuy nhiên ta không thể nói một cách chung chung rằng chếđộtỷgiá này là tốt hơn so với chế độtỷgiá kia vì còn phải căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng nước Dù rằng các quốc giaápdụngtỷgiá cố định thường có tỷ lệ lạm phát ổn định và thấp hơn so với các nước ápdụng chế độtỷgiá linh hoạt, tỷgiá thực lại ít bị biến động hơn nhưng tốc độ. .. tỷgiá thả nổi Trong đó, chế độtỷgiá thả nổi lại được chia thành : Thả nổi tự dovà thả nổi co quản lý Việcápdụngchếđộtỷgiá nào của mỗi quốc gia phụ thuộc vào : Trình độ phát triển kinh tế Tính chất tham gia hợp tác quốc tế Mức độ mở cửa kinh tế Tốc độ lạm phát vàtỷ lệ thất nghiệp Trong thực tế, dù ápdụngchếđộtỷgiá nào, đều có những điểm tích cực và hạn chế của chúng Điều nay đẫ... được sử dụng rất phổ biến Trong điều kiện ấy, vấn đề tỷgiáhốiđoáivà cơ chế điều hành tỷgiáhốiđoáiở cả tầm vi mô và vĩ mô đều thực sự trở thành vấn đề lớn trong chính sách tiền tệ của bất cứ quốc gia nào Việc điều chỉnh tỷgiáhốiđoái có thể sử dụng 1 số biện pháp sau: Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu: 1 trong số những biện pháp mà ngân hàng Trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷgiáhốiđoái là... định tỷgiá mua bán ngoại tệ giao ngay không vượt quá 0,1% so với tỷgiá này Việc điều chỉnh tỷgiá này nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam; giảm bớt sự mất cân bằng của đồng ViệtNam so với USD, dịch chuyển tỷgiá dần tới trạng thái cân bằng của nó Nhờ cơ chế điều hành tỷgiá mới, tình hình tỷ giáhốiđoáiởViệtNam rất ổn định, không biến động nhiều lắm, tỷgiá giữa... kinh tế Phá giá tiền tệ: Phá giá đồng tiền là việc Nhà nước chính thức hạ thấp sức mua của đồng tiền nước mình so với các ngoại tệ hay là việc nâng cao tỷgiáhốiđoái của ngoại tệ.Kết quả của phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷgiáhốiđoái Đây là điểm giống nhau giữa phá giá đồng tiền và điều chỉnh tỷgiáhối đoái, nhưng không phải không có sự khác biệt Điều chỉnh tỷgiáhốiđoái là việc làm thường... tốc độ tăng trưởng lại không có sự khác biệt lớn ở các chếđộtỷgiá Tuy vậy, điều này không có nghĩa là tỷgiá linh hoạt luôn gắn liền với lạm phát cao và biến động nhiều hơn trong tương lai Thực tế nhiều năm qua, lạm phát ở các nước có tỷgiá cố định thường thấp hơn các nước ápdụngchếđộtỷgiá linh hoạt Tuy vậy vẫn chưa có mối quan hệ rõ ràng giữa chếđộtỷgiá với tốc độ tăng trưởng kinh tế Đa... hướng vận động của tỷgiáhốiđoái để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, tránh được những đột biến và những cú sốc có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việc điều hành tỷgiá trong một biên độ dao động nhất định đã hạn chế đầu cơ tỷgiá của các ngân hàng và các cá nhân( vì chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra đã được giới hạn tối đa) Cơ chếtỷgiá thống nhất cũng tạo điều kiện cho việc hướng dẫn và vận hành... điểm và hạn chế sau: Ưu điểm: Chếđộtỷgiá này được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, các quan hệ này thường xuyên biến động theo nhiều nhân tố kinh tế Dođótỷgiá luôn luôn linh họat Hạn chế: Tính không ổn định là dặc trưng cơ bản của chếđộtỷgiá thả nổi Mặc dù có một số quan điểm ủng hộ cho chếđộtỷgiá này và cho rằng biến động của tỷgiá chỉ ở trong . đề: " ;Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng
chế độ tỷ giá ở Việt Nam. "
Cấu trúc bài viết gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về tỷ giá hối đoái.
Chương.
LUẬN VĂN:
Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế
độ tỷ giá ở Việt Nam
lời nói đầu
Xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá