Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại ổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế ngày càng phát triển, các quan hệ kinh tế cũng ngày càngđược mở rộng và phức tạp thêm Trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì sự xuất hiệncủa hệ thống Ngân hàng thương mại có vai trò hết sức quan trọng trong việc điềutiết nền kinh tế phát triển theo định hướng, Các ngân hàng thương mại ngày càngtỏ rõ vai trò là kênh dẫn vốn hữu hiệu từ cá nhân, từ các tổ chức đến các nhà đầutư Hiện nay, với diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đang trên bên vực phá sản, thếgiới cũng đã chứng kiến sự sụp đổ của các đế chế tài chính, sự tụt dốc của cườngquốc kinh tế Hoa Kỳ, của Nhật Bản …Không nằm ngoài vòng xoáy đó, kinh tếViệt Nam cũng đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nghiêm trọng: tỷ lệthất nghiệp gia tăng nhanh, lạm phát leo thang, chỉ số giá tiêu dùng giảm…Songtrong thời gian vừa qua, chúng ta không thể phủ nhận Nhà nước, các Ngânhàng, đã có những biện pháp tích cực dần đưa nước ta thoát khỏi tình trạngtrên, trên đà phục hồi nền kinh tế.
Là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của Ngân hàng, không thểphủ nhận vai trò to lớn của hoạt động tín dụng trung dài hạn trong việc ổn địnhvà thúc đẩy sự phát triển kinh tế sau những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chínhthế giới Hiệu quả của hoạt động này không chỉ có ý nghĩa đối với Ngân hàng màcòn có ý nghĩa với từng cá nhân, từng doanh nghiệp và với cả nền kinh tế và chấtlượng của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: ngân hàng, khách hàng, môi trườngkinh tế, Trước những vai trò to lớn của mình, nâng cao chất lượng hoạt động tíndụng trung dài hạn là việc làm cần thiết và liên tục đối với mỗi ngân hàng, đòihỏi ngân hàng phải có những chính sách hợp lý mới thu được hiệu quả cao.
Thời gian vừa qua em có tham gia thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổphần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long, nhận thức được tầm quan
trọng của tín dụng trung dài hạn nên em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượngtín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam,Chi nhánh Thăng Long” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 2Cơ cấu đề tài có 3 chương lớn sau:
Chương I Lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng tín dụng trung, dàihạn tại Ngân hàng thương mại.
Chương II Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngânhàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long.
Chương III Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tạiNgân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long.
Trang 3CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.1.1.Ngân hàng thương mại.
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nềnkinh tế nói chung và đối với các cộng đồng địa phương, chủ thể nói riêng Theocác nghiên cứu, lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịchsử phát triển của nền sản xuất hàng hóa Quá trình phát triển kinh tế là điều kiệnvà đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng; đến lượt mình, sự phát triển của hệ thốngngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Kinh tế thị trường sảnsinh ra các chợ tiền trong đó, ngân hàng thương mại không phải chạy theo tiềnbạc mà bắt tiền bạc chạy theo mình, điều khiển tiền bạc chuyển hóa tinh vi từ nơinày đến nơi khác Các ngân hàng mạnh, nền kinh tế sẽ mạnh; các ngân hàng yếu,nền kinh tế sẽ yếu Thậm chí nếu các ngân hàng đổ vỡ, nền kinh tế sẽ lâm vàokhủng hoảng và sụp đổ Vì thế, các nhà kinh tế học đã thường gọi “ngân hàng làdoanh nghiệp đặt biệt”, là “hệ thần kinh, là trái tim của nền kinh tế”.
Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợvàng Trong điều kiện lưu thông tiền kim loại ( bạc hoặc vàng), các chủ cửa hàngvàng bạc vừa đổi tiền, thanh toán hộ, vừa đúc tiền và cho vay nặng lãi Họ chínhlà những người làm nghề kinh doanh tiền tệ hay còn gọi là nhà buôn tiền Từnhững hoạt động thực tiễn họ nhận thấy rằng luôn có những người gửi tiền vàovà lấy tiền ra nhưng hai hoạt động này không đồng thời cùng một lúc đã tạo ramột số dư thường xuyên có ở trong két và nhà buôn tiền có thể sử dụng một phầntiền gửi của khách để cho vay Hoạt động này đã làm thay đổi cơ bản hoạt độngcủa nhà buôn tiền- kẻ cho vay nặng lãi thành nhà buôn tiền- ngân hàng Bên cạnhđó, nó còn tạo ra một lợi nhuận lớn nên các ngân hàng tìm cách thu hút tiền gửiđể cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền.
Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặcvai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Song, các yếu tố trên đang khôngngừng thay đổi Trong thực tế hiện nay có rất nhiều những tổ chức tài chính khác
Trang 4( như công ty chứng khoán, bảo hiểm, các quỹ) đang cố gắng cung cấp các dịchvụ ngân hàng Và ngược lại, các ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấpsản phẩm, dịch vụ về bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư vào cácquỹ, Theo cách tiếp cận trên phương diện các loại hình dịch vụ mà chúng cungcấp thì ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tàichính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và thanh toán- và thực hiệnnhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trongnền kinh tế Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng Hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam ghi “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ vàdịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhân tiền gửi và sử dụng số tiềnnày để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Ở nước ta, các loại hình ngân hàng được hoạt động theo Luật các tổchức tín dụng là: Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển,ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại.
* Mua bán ngoại tệ.
Đây là một trong những dịch vụ đầu tiên của Ngân hàng Với hoạt độngnày, Ngân hàng thực hiện trao đổi, mua bán ngoại tệ: mua bán một loại tiền nàylấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.
* Nhận tiền gửi.
Để có thể cho vay, Ngân hàng cần phải huy động được nhiều tiền, mộttrong những nguồn quan trọng đó là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.Ngân hàng nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúnghạn Khi nhận tiền gửi, Ngân hàng phải trả cho người gửi tiền một khoản lãi nhưlà phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trướcmắt và cho phép Ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.
* Cho vay.
- Cho vay thương mại: Cho vay là hoạt động sinh lời cao của Ngân hàngthương mại Ở thời kỳ đầu, các Ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thựcchất là cho vay đối với những người bán Sau đó, Ngân hàng cho vay trực tiếp
Trang 5đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sảnxuất kinh doanh.
- Cho vay tiêu dùng: Trong thời kỳ đầu, các Ngân hàng không tích cựccho vay đối với các cá nhân, các hộ gia đình vì họ nghĩ rằng những khoản chovay với mục đích tiêu dùng này có khả năng vỡ nợ cao Nhưng hiện nay, với sựgia tăng của thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đãkhiến cho Ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động này và hướng đến người tiêudùng như một khách hàng tiềm năng.
- Tài trợ dự án: Đây là hoạt động tài trợ trung, dài hạn: tài trợ xây dựng,phát triển ngành, đầu tư bất động sản,
* Bảo quản tài sản hộ.
Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản tài chính, giấy tờ cầm cố haynhững giấy tờ quan trọng khác của khách hàng với nguyên tắc an toàn, bí mật,thuận tiện Dịch vụ này phát triển cùng nhiều dịch vụ khác như mua bán hộ cácgiấy tờ có giá, thanh toán lãi hoặc cổ tức hộ,
* Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.
Việc giao dịch, thanh toán qua Ngân hàng đã mở đầu cho thanh toánkhông dùng tiền mặt Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt đã gópphần rút ngắn thời gian kinh doanh, nâng cao thu nhập cho khách hàng Cùng vớisự phát triển của công nghệ thông tin đã phát triển một số hình thức thanh toánmới bằng thẻ, điện,
* Quản lý ngân quỹ.
Quản lý ngân quỹ là việc Ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi chomột công ty kinh doanh, tiến hành đầu tư phần tiền mặt tạm thời vào các chứngkhoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt đểthanh toán.
* Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ.
Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ,Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận đến các khoản cho vay của Ngânhàng.Các Ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải
Trang 6cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợcho Chính phủ.
* Bảo lãnh.
Bảo lãnh là một nghiệp vụ ngày càng đa dạng và phát triển mạnh Ngânhàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa và trang thiếtbị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác,
* Cho thuê thiết bị trung dài hạn ( Leasing).
Ngân hàng tích cực cho khách hàng quyền lựa chọn thuê các thiết bị máymóc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua trong đó Ngân hàng mua thiết bị vàcho khách hàng thuê với điều kiện khách hàng phải trả tới hơn 70% hoặc 100%giá trị của tài sản cho thuê Cho thuê thiết bị trung dài hạn cũng được xếp vào tíndụng trung dài hạn.
* Cung cấp dịch vụ ủy thác, tư vấn.
Nhiều khách hàng coi Ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính vìtrong lĩnh vực tài chính, các Ngân hàng có rất nhiều chuyên gia trong quản lý.Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính, thành lập, mua bán, sápnhập doanh nghiệp.
* Cung cấp các dịch vụ môi giới, đầu tư chứng khoán * Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm.
Từ nhiều năm nay, Ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đóbảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng gặp những rủi ro, mất khảnăng trong thanh toán Ngân hàng liên kết với các công ty bảo hiểm hoặc mởcông ty bảo hiểm con để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm.
* Cung cấp các dịch vụ đại lý.aq
Nhiều ngân hàng, thường là những Ngân hàng lớn có chi nhánh rộngkhắp, cung cấp dịch vụ đại lý cho các Ngân hàng khác như thanh toán hộ, pháthàng hộ, làm Ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ.
Trang 71.1.3 Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại * Trung gian tài chính.
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chứctrong nền kinh tế Trong thực tế luôn xảy ra trường hợp có những cá nhân và tổchức tạm thời thâm hụt trong chi tiêu và có những cá nhân và tổ chức thặng dưtrong chi tiêu Điều tất yếu xảy ra là tiền sẽ chuyển từ nhóm thặng dư sang nhómthâm hụt này nếu cả hai bên cùng có lợi Thu nhập gia tăng là động lực để tạo ramối quan hệ giữa hai nhóm Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trởlại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệtín dụng Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn Trung gian tàichính làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm,đồng thời làm giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư ( tăng thu nhập cho ngườiđầu tư) từ đó mà khuyến khích đầu tư Song, hoạt động của trung gian sẽ có hiệuquả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng các kĩ thuật nghiệp vụ hạn chế, phân tánrủi ro và giảm chi phí giao dịch.
Một đóng góp khác nữa của ngân hàng là họ sẵn sàng chấp nhận cáckhoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro chongười gửi tiền Thực tế là các ngân hàng tham gia việc kinh doanh rủi ro Ngânhàng cũng thỏa mãn nhu cầu thanh khoản của nhiều khách hàng.
Một lý do nữa làm ngân hàng phát triển và thịnh vượng là khả năngthẩm định thông tin Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thôngtin được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả củathị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi có chuyên mônvà kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựa chọn các côngcụ và có yếu tố rủi ro- lợi nhuận hấp dẫn nhất.
* Tạo phương tiện thanh toán.
Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán Trướcđây, các ngân hàng thợ vàng đã tạo được phương tiện thanh toán bằng cách pháthành các giấy nhận nợ với khách hàng Với nhiều ưu thế, giấy nhận nợ của ngânhàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất giữ,nó trở thành tiền giấy Việc in tiền mang lại lợi nhuận lớn và với nhu cầu có
Trang 8đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến việc Nhà nước tập trung quyền lực pháthành vào một tổ chức hoặc là Bộ Tài chính, hoặc là Ngân hàng Trung ương.
Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàngnhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chitrả để có được hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu Khi ngân hàng cho vay, số dưtrên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hành tăng lên, khách hàng có thểdùng để mua hàng hóa và dịch vụ Do đó, bằng việc cho vay, ngân hàng đã tạo raphương tiện thanh toán Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo raphương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng nàyđến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay Trong khi không có một ngân hàng riênglẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thểtạo ra khối lượng tiền gửi gấp bội thông qua hoạt động cho vay.
* Trung gian thanh toán.
Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất tại các quốc gia hiệnnay Thay mặt khách hàng của mình, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hànghóa và dịch vụ Một số hình thức thanh toán như: séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, cácloại thẻ, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấptiền giấy khi khách hàng cần Các ngân hàng thanh toán bù trừ với nhau thôngqua ngân hàng Trung ương hoặc qua các trung gian thanh toán Nhiều hình thứcthanh toán cũng được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán,không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàngtrên toàn thế giới.
Trên cơ sở các chức năng trên, ngân hàng có một số dịch vụ sau: nhậntiền gửi, cho vay, mua bán ngoại tệ, bảo quản tài sản hộ, cung cấp các tài khoảngiao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động củaChính phủ, bảo lãnh, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, cung cấp dịch vụ ủy thácvà tư vấn, cung cấp các dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán, cung cấp cácdịch vụ bảo hiểm, cung cấp các dịch vụ đại lý,
Dựa trên những chức năng của mình, Ngân hàng thương mại có những vaitrò như:
- Ngân hàng thương mại tập trung tiền nhàn rỗi trong dân cư và cung ứngnó cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trang 9- Ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung gian thanh toán, giúp hoatjđộng sản xuất, lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh chóng
- Ngân hàng góp phần quan trọng trong điều tiết thị trường tiền tệ, thịtrường vốn.
- Ngân hàng giúp thu hút và mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, cungcấp các dịch vụ ngày càng tiện ích đến khách hàng.
1.1.4 Các loại hình tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ra đời từ thế kỷ XVI, là một tất yếu khách quan, phù hợp vớisự phát triển của xã hội và ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinhtế toàn cầu Theo định nghĩa: “ Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn lẫnnhau theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo một thời gian nhất định với mộtbên là ngân hàng- một tổ chức chuyên doanh trong lĩnh vực tiền tệ với một bênlà các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội và dân cư trong xã hội, trong đó ngânhàng đóng vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay” Có rất nhiều cáchđể phân chia tín dụng ngân hàng như phân chia theo thời gian, theo hình thức tàitrợ, theo hình thức đảm bảo, theo rủi ro,
1.1.4.1 Tín dụng chia theo thời gian.
Việc phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàngvì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn, sinh lợi của tín dụng cũng nhưkhả năng thanh toán của khách hàng Theo thời gian: tín dụng được chia thành 3loại:
- Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, chủ yếu tài trợcho tài sản lưu động.
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm( có ngân hàng quy địnhlà 7 năm), tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, cây trồng vậtnuôi, trang thiết bị chống hao mòn.
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm( có ngân hàng là 7 năm) tài trợcho công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu, đường, máy móc, thiết bị có giátrị lớn, thường có thời hạn sử dụng lâu.
Trang 10Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong ngân hàng thương mại thường cao hơntỷ trọng trung dài hạn vì tín dụng trung dài hạn có rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắthơn và khan hiếm hơn.
1.1.4.2 Tín dụng chia theo hình thức tài trợ.
- Cho vay: Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với camkết khách hàng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong khoảng thời gian xác định Chovay là tài sản lớn nhất trong các khoản mục tín dụng.
- Chiết khấu thương phiếu: Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàngứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu, trừ điphần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn hoặcmột giấy nợ.
- Cho thuê: Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho kháchhàng thuê theo những thỏa thuận nhất định Sau thời gian nhất định, khách hàngphải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.
- Bảo lãnh: Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tàichính hộ khách hàng của mình Mặc dù không phải xuất tiền ra nhưng ngân hàngđã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi.
1.1.4.3 Tín dụng chia theo hình thức đảm bảo.
Có 2 loại: tín dụng có đảm bảo và tín dụng không có đảm bảo bằng tàisản thế chấp, cầm cố Về nguyên tắc, mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều cóđảm bảo nhưng ngân hàng chỉ ghi vào hợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngânhàng có thể bán đi thu nợ được nếu khách hàng không trả được nợ Tín dụngkhông cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín, thườnglà khách hàng làm ăn có lãi thường xuyên, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảyra tình trạng nợ nần, dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của ngườivay Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu khôngcần tài sản đảm bảo Các khoản cho vay đối với các công ty lớn, các tổ chức tàichính lớn, hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khảnăng giám sát việc bán hàng, cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.
Trang 111.1.4.4 Tín dụng phân loại theo rủi ro.
Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại khoảnmục tín dụng, dự trù quỹ cho các khoản tín dụng có rủi ro cao, đánh giá chấtlượng tín dụng.
- Tín dụng lành mạnh: là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.- Tín dụng có vấn đề: là các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnhnhư khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, khách hànggặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính,
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là các khoản nợ đã quá hạn với thời hạnngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn,
- Nợ quá hạn khó đòi: là các khoản nợ quá hạn lâu, khả năng trả nợ rấtkém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì,
1.1.4.5 Phân loại khác.
- Theo ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp,
- Theo đối tượng tín dụng: Tài sản lưu động, tài sản cố định.- Theo mục đích: sản xuất, tiêu dùng,
Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hóatrong cấp tín dụng của ngân hàng Với xu hướng đa dạng, các ngân hàng sẽ mởrộng phạm vi tài trợ song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngân hàng có lợithế.
1.1.5 Tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại.
1.1.5.1 Khái niệm.
Theo định nghĩa, tín dụng trung và dài hạn là hoạt động tài chính chokhách hàng vay vốn trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án phát triển sảnxuất kinh doanh, phục vụ đời sống.
Tùy theo ở từng quốc gia, từng thời kỳ mà có những quy định khác nhauvề tín dụng trung và dài hạn Ở Việt Nam, thời hạn cho vay được xác định phùhợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàngvà tính chất nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng Hiện nay, thời hạn của tín dụng
Trang 12trung và dài hạn được xác định là những khoản cho vay trên 1 năm Chúng đượctrả bằng những khoản trả vay theo thời gain trong kỳ hạn của khoản vay, đượcđảm bảo bằng những tài sản thế chấp, cầm cố Mục đích của hoạt động tín dụngtrung dài hạn là để đầu tư dự án, xây dựng mới, mua sắm tài sản cố định, mởrộng sản xuất kinh doanh, đổi mới cải tiến thiết bị công nghệ, ứng dụng khoa họckỹ thuật nhằm mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xãhội và pháp luật quy định.
1.1.5.2 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn.
1.1.5.2.1 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp - Tín dụng trung dài hạn là nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp có điềukiện mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường Mở rộng quy mô sản xuất,
mở rộng thị trường là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, giúp doanhnghiệp ngày càng lớn mạnh, cạnh tranh hơn trong nền kinh tế thị trường Doanhnghiệp nào cũng muốn mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường nhưng hoạtđộng này cần phải có nguồn vốn lớn và trong thời gian dài, không thể một sớmmột chiều được Đây là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm đượcvới nguồn vốn tự có của mình Do vậy, nhu cầu vốn trung dài hạn để sản xuấtkinh doanh là rất lớn Có nhiều cách để một doanh nghiệp huy động nguồn vốntrung dài hạn như: vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu, Song, với những lợi thếđặc thù, tín dụng trung dài hạn ngân hàng là hình thức được các doanh nghiệp ưutiên chọn lựa hơn cả.
- Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mớicông nghệ, thay đổi cơ cấu sản xuất Xã hội, nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi
từng ngày cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ Ứng dụng khoa họccông nghệ kỹ thuật trong sản xuất giúp sản xuất ngày càng mở rộng, giảm giáthành, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tín dụng trung dài hạn sẽgiúp các doanh nghiệp làm được việc đó, giúp doanh nghiệp thích nghi với tìnhhình thị trường, với đặc thù của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệpkinh doanh có hiệu quả.
- Tín dụng trung và dài hạn là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp trongviệc thỏa mãn và chớp cơ hội kinh doanh Cơ hội kinh doanh xuất hiện trên thị
trường nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ nguồn vốn để chớp
Trang 13lấy được những cơ hội ấy Chớp lấy cơ hội kinh doanh là một việc hết sức quantrọng vì nó giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, có được cơ hội mà cácdoanh nghiệp khác không có, tạo thế dẫn đầu Tín dụng trung dài hạn sẽ giúpdoanh nghiệp thực hiện được điều này Khi doanh nghiệp đi vay vốn tại ngânhàng thương mại sẽ có thể được điều chỉnh kỳ hạn nợ, tránh được các chi phíphát hành, lệ phí bảo hiểm, lệ phí đăng ký, Việc trả nợ cũng được xây dựngtheo một sự phân chia ổn định và hợp lý để doanh nghiệp có thể chủ động tìmkiếm các nguồn trả nợ một cách dễ dàng.
1.1.5.2.2 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với nền kinh tế.
- Tín dụng trung dài hạn thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn,điều hòa lượng cung cầu về vốn trong nền kinh tế, giúp nền kinh tế phát triểntheo chiều sâu Ngân hàng thương mại có chức năng chủ yếu là trung gian tài
chính, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và cho vay đối với các đốitượng có nhu cầu Ngân hàng thương mại là một kênh truyền dẫn vốn hiệu quả từnơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, nó giúp các doanh nghiệp nói riêng và nền kinhtế nói chung hoạt động liền mạch , không đứt quãng, hiệu quả cao Những điềunày cũng được thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn Thông quacho vay trung dài hạn mà xây dựng được cơ sở hạ tầng, đổi mới khoa học côngnghệ, đấy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế, thúcđẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh quá trình chu chuyển tiền tệ.
- Tín dụng trung và dài hạn có vai trò quan trọng trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn là chủ trươngchung của Đảng và Nhà nước ta và tín dụng trung dài hạn có vai trò quan trọngtrong vấn đề này Đầu tư cho vay trung dài hạn góp phần phát triển khoa họccông nghệ, tạo công ăn việc làm, ổn định lạm phát, nâng cao đời sống dân cư,phát triển lực lượng lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
- Tín dụng trung và dài hạn tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tếđối ngoại Hiện nay trong nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của một quốc gia
không đứng độc lập riêng rẽ mà nằm trong tổng thể của nền kinh tế thế giới vàchịu sự ảnh hưởng nhất định của nó Tín dụng trung dài hạn đã trở thành mộttrong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau thông qua các hình
Trang 14thức: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng hỗ trợ phát triển, cho vay việntrợ, Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ có ý nghĩa to lớn với sựphát triển kinh tế quốc gia nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung Đối vớinước ta, vấn đề này là hết sức cấp thiết vì nhu cầu vốn cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa là rất lớn trong khi quá trình sử dụng vốn lại có nhiềubất cập, hiệu quả thấp, gây thất thoát lãng phí.
1.1.5.2.3 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn đối với hoạt động củangân hàng.
- Tín dụng trung dài hạn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng,nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Các khoản tín dụng trung dài hạn
có đặc điểm số lượng lớn, lãi suất cao, thời gian dài, do vậy nó là hoạt động cótính chiến lược của ngân hàng, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Từ đósẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
- Giúp tạo ra và duy trì khách hàng của mình trong tương lai Bằng việc
cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng đã duy trì và tạo ra các khách hàng củamình trong tương lai Ngân hàng là ngành có môi trường cạnh tranh gay gắt.Điều đó bắt buộc mỗi ngân hàng phải không ngừng vận động, đa dạng hóa hoạtđộng cho vay, đa dạng hóa khách hàng nếu muốn đứng vững trên thị trườngtrước sự cạnh tranh của các ngân hàng khác Tín dụng trung dài hạn chính là mộtcông cụ hiệu quả để lôi kéo khách hàng mới về phía mình và giữ chân được cáckhách hàng truyền thống.
- Tín dụng trung và dài hạn còn là cách thức khả thi để giải quyếtnguồn vốn huy động còn dư thừa tại mỗi ngân hàng thương mại
1.1.5.3 Nội dung nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn.1.1.5.3.1 Mục đích cho vay.
Như đã nói ở trên, tín dụng trung dài hạn là các khoản cho vay có thờihạn trên 1 năm nên nó thường không được dùng để bổ sung vào nguồn vốn lưuđộng của doanh nghiệp như tín dụng ngắn(có thời hạn dưới 1 năm) mà để nhằmđầu tư vào các dự án có thời gian tương đối dài như mua sắm máy móc thiết bị,đổi mới trang thiết bị và công nghệ, xây dựng sửa chữa nhà xưởng cơ sở vật chất
Trang 15kỹ thuật nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, và phát triển trongtương lai của doanh nghiệp.
1.1.5.3.2 Đối tượng cho vay.
Với mục đích cho vay như trên, đối tượng cho vay của tín dụng trung vàdài hạn là giá trị vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ chuyển giao, chi phí nhâncông, giá thuế và chuyển nhượng đất đai, giá thuê mua các tài sản, chi phí muabảo hiểm và các chi phí khác Đó chính là các chi phí cấu thành trong tổng mứcđầu tư của dự án không phân biệt thành phần kinh tế, là tổ chức, cá nhân hay làdoanh nghiệp, bao gồm:
1.1.5.3.3 Điều kiện cho vay
Để được vay vốn, đơn vị xin vay phải gửi đến ngân hàng:- Đơn xin vay
- Luận chứng kinh tế, kỹ thuật và dự toán đã được thẩm định và cấp trênphê duyệt
- Các báo cáo tài chính của đơn vị trong một vài năm trước
Ngoài ra,vì liên quan đến vấn đề doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợkhông đơn vị xin vay phải chứng tỏ được dự án đưa ra là hiệu quả, có tính khảthi cao Bởi vậy, họ phải gửi đến ngân hàng các bản tính toán hiệu quả của dựán, lợi nhuận mà dự án mang lại qua các năm, các chỉ tiêu phản ánh khả năngsinh lợi của dự án Bên cạnh đó có tính toán đầy đủ các số tiền xin vay, cácnguồn trả nợ và lệnh trả nợ Ngân hàng cho vay sẽ xem xét kỹ các tài liệu nhằmđánh giá đầy đủ khả năng của đơn vị vay vốn trước khi quyết định cho vay, tìnhhình tài chính và nghiã vụ của họ với Nhà nước và các tổ chức tài chính như thếnào.
Một trong các điều kiện để cho các Ngân hàng Thương mại cho vay làthế chấp Thế chấp có thể chia làm 2 loại: đảm bảo đối vật và đảm bảo đối nhân.
- Đảm bảo đối vật: theo định nghĩa: “đảm bảo đối vật là hình thức đảmbảo tín dụng mà trong đó Ngân hàng đóng vai trò là chủ nợ được thừa hưởng mộtsố quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng nhằm làm căn cứ để thuhồi nợ trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không có khả năng trả nợ”.
Trang 16Có 2 hình thức đảm bảo đối vật chính là: thế chấp và cầm cố.
+ Thế chấp là phương tiện chuyển dịch quyền lợi về tài sản sang cho chủnợ với mục đích làm đảm bảo cho món nợ hoặc miễn trừ một nghĩa vụ Người đivay được gọi là người thế chấp và người cho vay được gọi là người được thếchấp.Trong trường hợp thế chấp tài sản, người thế chấp vẫn nắm giữ tài sản thếchấp.
+ Cầm cố là hành vi giao nộp tài sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyềnsở hữu tài sản của con nợ (người được cầm cố) để thực hiện một nghĩa vụ Nghĩavụ cầm cố trong quan hệ tín dụng là trong trường hợp người đi vay không thanhtoán nợ đúng hạn theo hợp đồng thì Ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố vàđược ưu tiên thu nợ trước các chủ nợ khác Trong trường hợp cầm cố tài sản, bêncho vay là bên nắm giữ tài sản cầm cố.
- Đảm bảo đối nhân: theo định nghĩa: “đảm bảo đối nhân là sự cam kếtcủa một hoặc nhiều người về việc trả nợ Ngân hàng thay cho khách hàng vayvốn khi người này không trả được nợ”(đây là việc đảm bảo bằng uy tín kháchhàng) Trong đảm bảo đối nhân có 3 chủ thể liên quan với nhau là người đi vay,ngân hàng và người bảo lãnh Người bảo lãnh phải có đủ năng lực bảo lãnh theoquy định của pháp luật như: phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân, phảicó đủ năng lực tài chính, có uy tín,
Đảm bảo tín dụng không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất hay khôngphải là tiêu chuẩn mang tính nguyên tắc nhưng trong thời gian qua, các ngânhàng thương mại nước ta vẫn xếp đảm bảo tiền vay vào vị trí số một.
Trang 17- Huy động vốn của dân cư dưới hình thức phát hành trái phiếu dài hạnhoặc huy động tiền gửi định kỳ dài hạn để cho vay trung dài hạn Nguồn vốn nàyhiện nay rất hạn chế do dân chúng ít người muốn gửi tiền dài hạn và kỳ hạn củatrái phiếu huy động không dài Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể sử dụng cácnguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn nhưng cũng bị hạn chế ở một tỷ lệ nhấtđịnh.
- Vốn vay từ Ngân hàng Trung ương: Nguồn tiền này tùy thuộc vào chínhsách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ.
- Vay nợ nước ngoài: Đây là hình thức được các ngân hàng trên thế giớisử dụng nhiều vì có thể vay với khối lượng lớn và mức lãi suất chấp nhận được.Song, chỉ nên sử dụng nguồn vốn này để cho vay những dự án có khả năng trả nợcao, tránh việc không thu hồi được nợ.
- Vốn nhận uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dự ánđầu tư của Nhà nước, tổ chức kinh tế-tài chính, tín dụng, xã hội trong và ngoàinước Đặc điểm của nguồn vốn này là không ổn định, ngân hàng chỉ đóng vai tròtrung gian, không có quyền lựa chọn.
- Ngoài những nguồn vốn trên, đối với các Ngân hàng quốc doanh Việtnam thì hàng năm các Ngân hàng này còn nhận được một khoản vốn điều lệ từNgân hàng Trung ương.
1.1.5.3.5 Thời hạn cho vay.
Như định nghĩa về tín dụng trung dài hạn, thời hạn cho vay là trên 1 nămvà được xác định căn cứ vào yêu cầu của dự án, khả năng trả vốn của dự án đầutư và tính chất nguồn vốn của bên cho vay Thời gian cho vay được tính từ khibên vay nhận được khoản vốn đầu tiên cho đến khi trả hết nợ Thời hạn cho vaybao gồm thời gian ân hạn (nếu có) và thời gian trả nợ Trong đó, thời gian ân hạnđược tính tương xứng với thời gian xây dựng công trình, thời gian lắp đặt máymóc và sản xuất thử sản phẩm còn thời gian gian trả nợ tuỳ vào đặc điểm sảnxuất kinh doanh của đơn vị vay, tuỳ vào khả năng thu nhập của bên vay mà haibên thoả thuận kỳ hạn trả nợ và số tiền trả nợ từng kỳ.
1.1.5.3.6 Lãi suất cho vay.
Trang 18Về cơ bản, lãi suất cho vay trung dài hạn thường cao hơn lãi suất chovay ngắn hạn do có thời hạn dài hơn nên phải chịu rủi ro hơn Lãi suất cho vaycòn được xác định tuỳ vào dự án, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, chính sách củangân hàng cũng như sự thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng.
Lãi suất cho vay có thể được tính theo lãi suất cố định hoặc lãi suất biếnđộng Lãi suất cố định là lãi suất giữ nguyên không thay đổi trong suốt thời kỳthực hiện hợp đồng Lãi suất biến đổi là lãi suất có thể thay đổi lên xuống trongthời hạn vay Trong cho vay trung dài hạn, phần lớn các ngân hàng sử dụng lãisuất biến đổi để tránh rủi ro cho ngân hàng và người vay khi lãi suất trên thịtrường biến động
1.1.5.3.7 Hạn mức tín dụng.
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạnnhất định mà Ngân hàng có thể cung cấp cho một khách hàng theo thoả thuậntrong hợp đồng tín dụng Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Quy định của Ngânhàng Nhà nước, mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ; bản thân cácNgân hàng Thương mại, khối lượng vốn huy động của Ngân hàng càng lớn thìmức tín dụng mà Ngân hàng có thể cung cấp cho từng khách hàng càng nhiều, vàvào chính sách tín dụng của Ngân hàng Thương mại từng thời kỳ và đối với mỗidự án cũng có khác nhau; phụ thuộc vào chính nhu cầu vay vốn của người vay,tình hình tài chính và uy tín của người vay ảnh hưởng trực tiếp tới hạn mức tíndụng; sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế Khi nền kinh tế bất ổn thì rủi ro trênthị trường sẽ cao nên Do vậy khả năng thu hồi vốn sẽ xấu đi.
Trang 19các vấn đề như tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, uy tín của chủ đầu tư, năng lựctài chính của chủ đầu tư,
* Thẩm định dự án đầu tư
Sau khi tiến hành thẩm định chủ đầu tư, Ngân hàng tiến hành thẩm địnhdự án đầu tư Khi thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng phải xem xét trên cácphương diện: thẩm định trên phương diện thị trường( khả năng tiêu thụ sảnphẩm, khả năng cạnh tranh, ), thẩm định tài chính dự án đầu tư xem dự án cóhiệu quả về mặt tài chính hay không, phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảyra đối với dự án.
1.1.5.4 Các hình thức tín dụng trung và dài hạn.
Tín dụng trung và dài hạn có một số hình thức chính là: Tín dụng theo dựán đầu tư, cho thuê tài chính, bảo lãnh trung dài hạn.
* Tín dụng theo dự án đầu tư
Đây là hình thức tín dụng trung dài hạn chủ yếu của các ngân hàng thươngmại Việt Nam hiện nay Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất dựa trên cơ sởcăn cứ khoa học và thực tiễn về việc bỏ vốn để cải tạo đổi mới kỹ thuật và côngnghệ những đối tượng là tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về sốlượng hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ trong mộtkhoảng thời gian nhất định Dự án do doanh nghiệp đưa ra và sau khi được cáccấp có thẩm quyền xét duyệt về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, xã hội sẽ được gửitới ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vay vốn tài trợ của dự án Dựa vào lĩnh vực tàitrợ mà ta chia làm hai hình thức phổ biến: hình thức tín dụng trung dài hạn nhằmcải tạo, khôi phục, mở rộng, thay thế tài sản cố định và hình thức tín dụng trungdài hạn nhằm để đầu tư xây dựng theo dự án mới, đổi mới kỹ thuật, ứng dụngkhoa học công nghệ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó,nếu chia theo hình thức cho vay, ta có thể chia tín dụng theo dự án thành 2 loại:tín dụng đồng tài trợ và tín dụng trực tiếp.
- Tín dụng đồng tài trợ là quá trình cho vay của một nhóm tổ chức tíndụng (từ 2 tổ chức tín dụng trở lên) cho một dự án, do một tổ chức tín dụng làmđầu mối, phối hợp với các bên bên đồng tài trợ để thực hiện, nhằn phân tán rủi rocủa các tổ chức tín dụng Hình thức này được được áp dụng trong các trường hợp
Trang 20: Các dự án đầu tư đòi hỏi một khoản vốn lớn mà các ngân hàng riêng lẻ thìkhông đáp ứng hết được ( vì ngân hàng thường chỉ được phép đầu tư vốn tới mộtmức độ nhất định so với tổng nguồn vốn của mình và không được đầu tư qúanhiều vốn vào một công ty để đảm bảo an toàn vốn tài sản) hoặc đối với một vàidự án ngân hàng có thể đáp ứng toàn bộ nhưng rủi ro quá lớn ngân hàng khôngmuốn đảm nhận hết Việc cho vay đồng tài trợ này sẽ giúp ngân hàng phân tánđược rủi ro.
- Tín dụng trực tiếp theo dự án: ngân hàng thương mại tiến hành mọi hoạtđộng và tự chịu trách nhiệm với từng dự án đầu tư của khách hàng mà họ đã lựachọn để tài trợ.
* Cho thuê tài chính
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là cho vay để khách hàngmua tài sản nhưng nếu khách hàng không đủ điều kiện để vay, để mở rộng tíndụng, ngân hàng thương mại đã mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng vàcho khách hàng thuê lại Hoạt động cho thuê có 2 hình thức chủ yếu là cho thuênghiệp vụ( đáp ứng nhu cầu thuê trong thời gian ngắn) và cho thuê tài chính( đápứng nhu cầu thuê trong thời gian dài).
Vậy nên, ta có thể hiểu sơ lược: cho thuê tài chính là hoạt động tín dụngtrung dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chứctín dụng với khách hàng thuê Khi hết thời hạn thuê, khách hàng có thể thuê tiếphoặc mua lại theo các thoả thuận trong hợp đồng thuê Trong thời hạn thuê cácbên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng Hoạt động cho thuê chủ yếu củangân hàng thương mại là cho thuê tài chính.
* Bảo lãnh trung dài hạn mua thiết bị trả chậm: là cam kết của ngân hàngdưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho kháchhàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng như cam kết, đứng trảnhập thiết bị máy móc, thiết bị với thời hạn ít nhất là một năm trong trường hợpkhách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ với nhà xuất khẩu
Hình thức này được áp dụng khi chủ đầu tư không đủ khả năng trả nợngay một lần Họ ký hợp đồng với bên xuất khẩu xin trả nợ dần theo giá trị củathiết bị hàng năm dưới sự bảo lãnh của ngân hàng Hình thức này rất có lợi chochủ đầu tư vì họ không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua máy móc thiết bị
Trang 21ngay lập tức mà khoản tiền nay sẽ được trả dần theo một chuỗi niên kim khi cácmáy móc này sinh lời Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư không thực hiện được nghĩa vụtrả nợ cho nhà xuất khẩu thì ngân hàng bảo lãnh phải đứng ra trả nợ thay cho chủđầu tư và lúc này ngân hàng trở thành chủ nợ chính của nhà đầu tư.
1.2 Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại ngân hàngthương mại.
1.2.1 Quan điểm vể nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
Tín dụng ngân hàng là một sản phẩm của ngân hàng cung ứng phục vụnhu cầu các khách hàng của mình Cũng như các sản phẩm, hàng hóa khác trênthị trường nó cũng có chất lượng, tuy nhiên vì ngành ngân hàng là một ngànhkinh tế đặc biệt, liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế nênchất lượng sản phẩm của nó- chất lượng tín dụng ngân hàng có những đặc trưngriêng Chất lượng tín dụng được thể hiện ở khả năng đáp ứng yêu cầu hợp lý củakhách hàng có lựa chọn, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồngthời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội
Dựa vào định nghĩa tín dụng trung dài hạn là các khoản vay có thời hạntrên 1 năm nên chất lượng tín dụng trung dài hạn là chất lượng của các khoảnvay có thời hạn trên một năm, được đánh giá là có chất lượng tốt khi vốn vayđược sử dụng đúng mục đích phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanhđem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, đảm bảo trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
Việc xem xét chất lượng tín dụng trung dài hạn được thực hiện trên 3nhân tố: khách hàng, ngân hàng thương mại và bối cảnh kinh tế Ba nhân tố nàytác động qua lại, vừa thúc đẩy vừa kiềm chế lẫn nhau Do đó khi xem xét chấtlượng tín dụng trung dài hạn, ta phải xem xét trên cả ba giác độ đó.
* Đối với ngân hàng:
Chất lượng tín dụng trung dài hạn được đánh giá phải dựa vào những thựclực, những đường lối chính sách của ngân hàng, dựa vào khả năng cho vay trungdài hạn, khả năng thu nợ, cân đối nguồn vốn của ngân hàng Bởi vậy, chất lượngtín dụng trung dài hạn thể hiện ở phạm vi, mức độ giới hạn tín dụng phải phùhợp với thực lực theo hướng tích cực của ngân hàng và phải bảo đảm được khảnăng cạnh tranh trên thị trường, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, phục vụ
Trang 22tăng trưởng và phát triển Chất lượng tín dụng trung dài hạn thể hiện ở chỉ tiêulợi nhuận hợp lý, dư nợ tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý, đảm bảo cơ cấugiữa nguồn vốn ngắn hạn, trung dài hạn trong nền kinh tế.
* Đối với khách hàng.
Trong tín dụng trung dài hạn, vấn đề mà khách hàng quan tâm chính làsự thỏa mãn những yêu cầu của họ, lãi suất có hợp lý không, thủ tục có đơn giảnkhông, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng những quy định của tín dụng,góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cải thiện hoạtđộng sản xuất kinh doanh và duy trì sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.
* Đối với nền kinh tế.
Đối với nền kinh tế, khoản tín dụng trung dài hạn có chất lượng phải hỗtrợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh ngàycàng phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, xây dựng cơ sởhạ tầng kinh tế, vừa thúc đẩy tiêu dùng, thu hút tối đa nguồn vốn trong nước, vừatranh thủ vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn.
Trang 231.2.2.2 Về phía ngân hàng.
a Các chỉ tiêu định tính.
- Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản
- Vốn gốc và lãi phải được hoàn trả đúng thời hạn, đúng theo hợp đồng đã ký.- Cho vay phải tuân thủ các điều kiện như lập hồ sơ cho vay, phương ánsản xuất kinh doanh có hiệu quả, có báo cáo tài chính,
- Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.b Các chỉ tiêu định lượng
* Chỉ tiêu về huy động vốn trung dài hạn:
Chỉ tiêu thể hiện quy mô, tốc độ tăng trưởng và khả năng huy động vốntrung dài hạn của ngân hàng.
Vốn trung dài hạn/ Tổng nguồn vốn huy động.
năng cung ứng vốn cho đầu tư phát triển Nếu tỷ lệ này quá thấp, ngân hàng sẽkhông có cơ hội mở rộng hoạt động tín dụng trung dài hạn
* Nhóm chỉ tiêu cho vay trung dài hạn
- Doanh số cho vay trung dài hạn: phản ánh lượng vốn trung dài hạn màngân hàng đã giải ngân Con số này thể hiện xu hướng hoạt động tín dụng trungdài hạn mở rộng hay thu hẹp Con số này tăng tức là hoạt động tín dụng trung dàihạn đang được mở rộng và ngược lại, con số này giảm là hoạt động tín dụngđang bị thu hẹp Tuy nhiên việc doanh số cho vay tăng không phải lúc nào cũnglà tốt và ngược lại doanh số cho vay thu hẹp không phải lúc nào cũng là xấu, vấnđề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong các thời kỳ nhất định.
- Doanh số thu nợ trung dài hạn: phản ánh lượng vốn trung dài hạn màngân hàng đã được hoàn trả trong một thời kỳ Doanh số này có thể phản ánhdoanh nghiệp có tình hình kinh doanh ổn định hay không.
- Dư nợ tín dụng trung dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn trung dàihạn của ngân hàng đã được giải ngân tại một thời điểm cụ thể.
Chỉ tiêu: Dư nợ tín dụng trung dài hạn / Tổng dư nợ
Trang 24 Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn là lớnhay nhỏ trong tổng dư nợ và mối tương quan với dư nợ tín dụng ngắn hạn.
Chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng vốn vay.
Hiệu suất sử dụng vốn vay = Tổng dư nợ tín dụng/ Tống vốn huy động.=> chỉ tiêu này thể hiện tương quan giữa đầu vào- đầu ra vốn của ngânhàng giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khảnăng huy động vốn, đồng thời cũng xác định hiệu quả của một đồng vốn huyđộng Trong trường hợp mọi khoản vay đều có hiệu quả thì tỷ lệ này >=1 là tốtnhất.
Chỉ tiêu: Vòng quay vốn tín dụng.
Vòng quay vốn tín dụng= doanh số cho vay trong kỳ/ dư nợ trong kỳ.=> Chỉ tiêu này là mức độ luân chuyển của vốn, thể hiện khả năng tổchức, quản lý, khai thác sử dụng vốn Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng,các chỉ tiêu cần phải đồng nhất trong việc áp dụng đối với từng loại cho vay cụthể Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của ngân hàng là tốt.
Trong chỉ tiêu nợ quá hạn có thể chia ra thành tỷ lệ nợ quá hạn thôngthường, tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng và tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi.
- Tỷ lệ nợ quá hạn thông thường: áp dụng cho các khoản nợ quá hạndưới 180 ngày Chỉ tiêu này có ý nghĩa với ban lãnh đạo ngân hàng trong việcđốc thúc cán bộ cho vay nhằm thu nợ đúng hạn Song, trong trường hợp này, khảnăng trả nợ của ngân hàng vẫn cao nên nó không thực sự phản ánh chính xácchất lượng cho vay trung dài hạn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng: áp dụng cho các khoản nợ quá hạn từ 6 đến12 tháng Đây là khoản nợ quá hạn có vấn đề với ngân hàng, thể hiện chất lượng
Trang 25cho vay của khoản vay kém Nếu không có biện pháp khắc phục khoản nợ này,ngân hàng sẽ phải gánh chịu tổn thất.
- Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi: áp dụng cho các khoản nợ quá hạn trên 1năm Đây là khoản nợ quá hạn nguy hiểm đối với ngân hàng Nếu tỷ lệ này cao,ngân hàng không những phải gánh chịu tổn thất mà còn có thể mất khả năngthanh toán.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dàihạn.
1.3.1 Các nhân tố khách quan.
1.3.1.1 Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng nóichung và chất lượng tín dụng trung, dài hạn nói riêng Mọi thay đổi của môitrường kinh tế sẽ ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Nếu sự thay đổilà theo chiều hướng tốt thì chất lượng của các khoản tín dụng trung, dài hạn sẽđược nâng cao và ngược lại;nếu sự thay đổi theo chiều hướng xấu thì sẽ làm chochất lượng các khoản tín dụng trung, dài hạn xấu đi Ví dụ: trong một môi trườngkinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, đồng tiền bị mất giá, chỉ số giá tiêu dùng tăngnhanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, dẫnđến những khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng Ngược lại, trong một môitrường kinh tế tốt, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, thu được lợi nhuận cao,ngày càng muốn mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, xây dựng nhà xưởng, đảmbảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Bên cạnh những ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước, môitrường kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung dài hạncủa ngân hàng Môi trường kinh tế nước ta là một bộ phận của môi trường kinhtế thế giới( nhất là khi chúng ta đã gia nhập WTO) nên không tránh khỏi nhữngtác động chung của nền kinh tế toàn cầu Dưới sự ảnh hưởng đó, những doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là bị chịu nhiều tác động hơn cả.Sự thay đổi ấy thể hiện trực tiếp qua sự biến động về nhu cầu thị trường, sự biếnđộng về tỷ giá khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu bị thua lỗảnh hưởng tới việc trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.
Trang 261.3.1.2 Môi trường chính trị - xã hội.
Môi trường chính trị xã hội là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt củađời sống Đối với một doanh nghiệp, môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ giúpcho doanh nghiệp mạnh dạn có những phương án đầu tư lâu dài cho sản xuấtkinh doanh lâu dài, cần có những nguồn vốn lớn, điều đó giúp mở rộng quy môcủa tín dụng trung, dài hạn Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽđảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, giúp chất lượng tín dụng trung dài hạnđược nâng cao Ngược lại, nếu môi trường chính trị, xã hội mà bất ổn thì cácdoanh nghiệp sẽ không dám mạnh dạn đầu tư mà chỉ duy trì ở mức tái sản xuấtgiản đơn để bảo đảm an toàn vốn, các món vay chủ yếu sẽ là ngắn hạn cònkhoản tín dụng trung , dài hạn sẽ không có hoặc rất nhỏ vì sự không ổn định vềchính trị, xã hội dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, bấttrắc hơn nên nó sẽ ảnh hưởng tới công tác thu nợ của ngân hàng.
Cũng giống như phân tích ở trên, không chỉ có tình hình chính trị xã hộitrong nước mà cả tình hình chính trị, xã hội ở nước ngoài cũng có ảnh hưởng tớichất lượng tín dụng trung, dài hạn vì hiện nay các quan hệ kinh tế, xã hội ngàycàng được mở rộng cho nên các loại hình doanh nghiệp đa quốc gia cũng ngàycàng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động Bởi vậy, tình hình kinh tế xã hộinước ngoài cũng sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
1.3.1.3 Môi trường pháp lý.
Mọi quốc gia đều cần có pháp luật Trong kinh tế, không có pháp luậthoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển thì mọi hoạt độngcủa nền kinh tế không thể trôi chảy được Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môitrường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành được thuận lợivà đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết khiếu nại khi có tranh chấpxảy ra Pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của nhà nước Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bảndưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnhtranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủiro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quáhạn cho ngân hàng Bởi vây, môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến khả năngphát sinh nợ quá hạn nói chung và nợ quá hạn trung, dài hạn nói riêng đối với
Trang 27ngân hàng Một môi trường pháp lý thuận lợi, minh bạch sẽ giúp cho các doanhnghiệp hoạt động hiệu quả, nâng cao được chất lượng các khoản tín dụng trung,dài hạn mà các doanh nghiệp vay ngân hàng.
Môi trường pháp lý của thế giới cũng có những ảnh hưởng đến chất lượngtín dụng Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng thị trường, mở rộngnhững mối quan hệ kinh tế quốc tế mà cần phải áp dụng luật pháp chung nênviệc pháp luật nước đó như thế nào cũng sẽ có ảnh hưởng đến tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
1.3.1.4 Chính sách tín dụng.
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng điđúng quỹ đạo, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của mọi ngân hàng.Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đảm bảo được khả năng sinh lời của hoạtđộng tín dụng trên cơ sở thu hút các nguồn lực, phân tán rủi ro, tuân thủ phápluật, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội Ngượclại, nếu chính sách tín dụng không hợp lý sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khithực hiện nghiệp vụ tín dụng điều đó có nghĩa là chất lượng tín dụng trung, dàihạn cao hay thấp phụ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngânhàng có đúng đắn hay không.
1.3.1.5 Môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên là yếu tố khách quan có một ảnh hưởng không nhỏtới chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung đặc biệt là tín dụng trung, dàihạn nói riêng bởi vì thiên tai là một yếu tố bất khả kháng, chúng ta không thể dựđoán một cách chắc chắn là khi nào những thiên tai như bão lũ lụt, hạn hán, dịchbệnh…sẽ xảy ra và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của chúng là như thế nào Khithiên tai xảy ra sẽ có rất nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, bị ảnh hưởng.Điều đó làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh chung và làm ảnhhưởng đến quy mô nguồn trung dài hạn và mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàngvà doanh nghiệp bị xấu đi.
1.3.2 Những nhân tố chủ quan.
Bên cạnh những nhân tố khách quan như ở trên, chất lượng tín dụng trungvà dài hạn còn bị ảnh hưởng bởi những nhân tố chủ quan như:
Trang 281.3.2.1 Về phía khách hàng.
- Năng lực của khách hàng.
Mọi khách hàng khi đi vay đều mong muốn món vay đem lại hiệu quảnhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được điều đó Nhiều khi do nănglực bị hạn chế, họ không dự đoán được những thay đổi của thị trường như sự lênxuống của nhu cầu về hàng hóa, không thích ứng được với môi trường pháp lýthay đổi hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáo sảnphẩm mà hoạt động của doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do thiếu kinhnghiệm trên thương trường mà doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnhtranh…Tất cả những yếu tố như vậy sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượngtín dụng hay mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng.
- Sự trung thực của khách hàng.
Việc sử dụng vốn vay sai mục đích có thể gây hậu quả rất lớn đối với cảngân hàng và doanh nghiệp Khi khách hàng gửi đến ngân hàng hồ sơ vay vốn,ngân hàng phải tiến hàng thẩm định kỹ càng trước khi cho vay Điều đó đã giảmthiểu được rủi ro đối với cả hai bên: khách hàng và doanh nghiêp Nhưng nếukhách hàng trung thực, sử dụng vốn vay sai mục đích sẽ dẫn đến những rủi rolớn, gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây sụp đổ ngân hàng Ví dụ doanhnghiệp sử dụng vốn vay vào đầu tư bất động sản hay những tài sản có biến độnglớn trên thị trường, sau đó các tài sản này bị sụt giá dẫn đến việc doanh nghiệpkhông trả được nợ cho ngân hàng Các doanh nghiệp còn chiếm dụng vốn lẫnnhau dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh gặp khó khăn trong việc trảnợ ngân hàng.
- Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng.
Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toántriển khai dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không được thựchiện kỹ càng Tuy nhiên trong một số trường hợp, cho dù phương án sản xuấtkinh doanh của người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chínhxác đến mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủiro do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiệnsản xuất kinh doanh, gây tác động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho
Trang 29doanh nghiệp, từ đó cũng sẽ mang lại rủi ro cho hoạt động tín dụng trung, dàihạn.
1.3.2.2 Về phía ngân hàng.
- Công tác thẩm định.
Thẩm định là một khâu hết sức quan trọng trong nội dung nghiệp vụ chovay nói chung và đặc biệt là các khoản cho vay trung, dài hạn vì các khoản chovay trung dài hạn thường có quy mô lớn, lãi suất cao, thời hạn dài nên chứa đựngnhiều rủi ro, có thể gây ảnh hưởng lớn đến ngân hàng.
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức, xem xét một cách khách quan,khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tưđể ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư Mục đích của việc này là nhằm giúpngân hàng rút ra kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trảnợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để đưa ra quyết định cho vay hoặc từchối cho vay Thông qua công tác thẩm định, ngân hàng sẽ phát hiện, bổ sungthêm những giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của dự án đồng thời làm cơ sởđể xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Bởi vậy, nếu công tác thẩmđịnh được thực hiện tốt, chất lượng, kỹ càng sẽ làm giảm rủi ro cho tín dụngtrung dài hạn, giúp ngân hàng ổn định được khoản vay, thu được lợi nhuận.
- Chính sách tín dụng.
Nếu chính sách tín dụng chung là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tín dụngthì chính sách tín dụng của một ngân hàng cụ thể là kim chỉ nam cho hoạt độngtín dụng của ngân hàng đó Chính sách tín dụng vừa phải phù hợp với đường lốiphát triển của nhà nước vừa phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của ngườigửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân ngân hàng Chính sách tíndụng phải tạo ra sự công bằng, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng vàđảm bảo sức hấp dẫn đối với khách hàng Một chính sách tín dụng đồng bộ,thống nhất và đầy đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộtín dụng Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thốngnhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tíndụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệuquả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng Nếu đặt một mức lãi suất cho vay quá cao sẽ
Trang 30dẫn đến việc các doanh nghiệp không vay được vốn, gây ứ đọng vốn cho ngânhàng, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Ngược lại,nếu ngân hàng cho vay ở mức lãi suất quá thấp sẽ có quá nhiều doanh nghiệp đếnvay vốn và ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu Bên cạnh đó, ngân hàng cònkhó có thể bù đắp được lãi suất huy động khi lãi suất cho vay thấp như vậy.
- Chất lượng nhân sự.
Trong mọi hoàn cảnh, con người luôn là yếu tố quyết định và trong ngânhàng cũng vậy, con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lývốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung Chấtlượng nhân sự luôn là yếu tố được các ngân hàng đặt lên hàng đầu nhất là trongnền kinh tế tri thức như hiện nay Việc tuyển chọn nhân sự có đại đức nghềnghiệp tốt, trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, am hiểu thịtrường, nắm vững những văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng, sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa được những sai phạm trong hoạt động tín dụng.Ngược lại, đối với những cán bộ không được đào tạo đầy đủ, không am hiểu vềngành kinh doanh mình đang tài trợ trong khi ngân hàng không có đủ các số liệuthống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá sẽ có nguy cơ dẫn đến việcxác định sai hiệu quả dự án, gây những rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngânhàng.
- Công tác tổ chức của ngân hàng.
Công tác tổ chức không chỉ tác động tới hoạt động tín dụng, chất lượngtín dụng mà còn tác động tới mọi hoạt động của ngân hàng Nếu công tác tổ chứckhông khoa học sẽ làm mọi hoạt động không được trôi chảy, không theo dõi sátsao được công việc Sự phân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫnđến sự không rõ ràng, chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu tráchnhiệm đối với công việc của mình, đồng thời không sử dụng được các nguồn lựcmột cách có hiệu quả vì mỗi cán bộ không phát huy hết được những khả năngcủa bản thân Nếu được tổ chức tốt, các công việc đối với một món vay sẽ đượcthực hiện tuần tự, chặt chẽ, vừa đảm bảo về mặt thời gian vừa không có sự sơ hởnên sẽ làm cho chất lượng của món vay được nâng cao.
Trang 31- Thông tin tín dụng.
Thông tin luôn là một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi hoạt động.Nếu ngân hàng có những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về khách hàng thìcông tác tín dụng của ngân hàng càng được thực hiện tốt và các rủi ro sẽ đượchạn chế ở mức thấp nhất có thể, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn Ngượclại, nếu các thông tin là không đầy đủ, thiếu chính xác và kịp thời sẽ dẫn đến rủiro tín dụng cao làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Trang 32CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNGTRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THĂNG LONG.2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam,chi nhánh Thăng Long.
2.1.1 Sự hình thành và phát triển.
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại Thương chính thức đượcthành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngânhàng Trung ương (nay là NHNN) Theo Quyết định nói trên, Ngân hàng NgoạiThương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của ViệtNam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm chovay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảohiểm ), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tạicác ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanhtoán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) Ngoài ra, Ngân hàngNgoại Thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về cácchính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và vềquan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốctế Đến ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chínhphủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việcthành lập lại Ngân hàng Ngoại Thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 đượcquy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủtướng Chính phủ.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuốinăm 2006, Ngân hàng Ngoại Thương đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngânhàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Côngty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nướcngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại Thươngcòn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước
Trang 33trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất độngsản, quỹ đầu tư Với những thành tựu như vậy, Ngân hàng Ngoại Thương xứngđáng là ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long gọitắt là Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long là một chi nhánh mớicủa Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cầu Giấy được thànhlập ngày 03/03/2003 là chi nhánh cấp II thuộc Ngân hàng Ngoại Thương ViệtNam
- Ngày 18/12/2006 được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I trực thuộcNgân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
- Ngày 01/08/2007 chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long đổitên thành Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long theo quyếtđịnh số 567/QĐ NHNT TCCB ĐT ban hành ngày 11/07/2007 và có hiệu lực kểtừ ngày 01/08/2007
Từ đó đến nay Ngân hàng hoạt động với tên giao dịch chính thức tiếngViệt là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long.
- Tên giao dịch tiếng Anh: Joint stock commercial bank for foreign Tradeof Vietnam – Thăng Long Branch.
- Trụ sợ chính : số 98 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức.
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chinhánh Thăng Long được cơ cấu theo hướng hiện đại Việc phân chia các phòngban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm Ta có thể khái quát bộmáy tổ chức của ngân hàng theo sơ đồ sau:
Trang 34Bảng 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh Thăng Long.
Giám đốc
PGD Kim Liên – Ô chợ
Dừa
P.Kế toán và thánh toán
dịch vụ P Hành
chính nhân sự
Phó giám đốc
P.Ngân quỹ P.Khách hàng
PGD Phố Vọng PGD Lê Văn
Lương
Tổ kiểm tra nội bộ
Nguồn: Phòng Nhân sự, VCB Thăng Long.
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long gồm 4 phòngnghiệp vụ, một tổ kiểm tra và năm phòng giao dịch trực thuộc :
Các phòng nghiệp vụ gồm tại trụ sở chính chi nhánh gồm:- Phòng hành chính nhân sự
- Phòng kế toán và thanh toán dịch vụ- Phòng quan hệ khách hàng
- Phòng ngân quỹ- Tổ kiểm tra nội bộ
Các phòng giao dịch trực thuộc :
- Phòng giao dịch Kim Liên – Ô Chợ Dừa.- Phòng giao dịch Lê Văn Lương.
- Phòng giao dịch Phố Vọng.
Trang 35- Phòng giao dịch Lạc Long Quân.- Phòng giao dịch Xuân Thủy.
Hiện nay, chi toàn bộ chi nhánh có trên 100 cán bộ công nhân viên 95%cán bộ công nhân viên của chi nhánh có trình độ học vấn đại học trở lên, còn lạilà cao đẳng và trung cấp.
2.1.3 Các phòng ban chức năng.
2.1.3.1.Phòng hành chính nhân sự.
- Chức năng: Tham mưu và giúp giám đốc chi nhánh trong công tác tổ
chức bộ máy, công tác cán bộ,thực hiện công tác quản lý hành chính tại chinhánh theo luật lao động và các quy định hiện hành của NHNN và Ngân hàngNgoại Thương Việt Nam.
- Nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban Giám đốc chi nhánh về công tác cán bộ,
công tác tổ chức, quản lý nhân sự và xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng kếhoạch tiền lương, xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác quản lý hành chính ,xây dựng cơ bản, sửa chữa và xây dựng nhỏ của chi nhánh …; xây dựng kếhoạch và lập đề án phát triển mạng lưới các phòng giao dịch, điểm giao dịch;thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và các báo cáo đột xuất
2.1.3.2 Phòng kế toán và thanh toán dịch vụ.
- Chức năng : Tham mưu giúp Ban Giám Đốc chi nhánh trong việc triển
khai thực hiện chế độ kế toán , chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán;phục vụ khách hàng; phát hành và thanh toán các loại thẻ, huy động vốn; quản lýhồ sơ tín dụng, thực hiện việc thu nợ gốc, lãi các hợp đồng vay vốn của kháchhàng; thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại; cân đối nguồnngoại tệ, đề xuất các lãi xuất đầu vào đầu ra của chi nhánh; lập và duyệt các báocáo thồng kê gửi NHNN, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
- Nhiệm vụ : Tổng hợp số liệu kế toán, lập các bảng cân đối kế toán định
kỳ; theo dõi quản lý chi tiêu tài chính tại chi nhánh; hạch toán và quản lý tiềnlương, thưởng, tình hình dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm tiền gửi, quản lý các quỹcủa chi nhánh; tổ chức thanh toán liên ngân hàng; in, chấm, đối chiếu, quản lý sổphụ nội bảng và ngoại bảng, các tài khoản nội bộ của chi nhánh, tài khoản tiềngửi, tài khoản tiền vay của khách hàng; đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ
Trang 36hàng tháng, quý, năm; hạch toán tiền gửi cho khách hàng, thu nợ gốc, lãi tiền vaycủa khách hàng; thẩm định khách hàng, xác định hạn mức tín dụng, hoàn tất hồsơ và thủ tục với phòng thẻ Vietcombank TW để phát hành thẻ cho khách hàng;thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, phát hành thông báo thư bảo lãnh,mở L/C trả chậm đối với nước ngoài, các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước đối vớitrường hợp ký quỹ 100%; tư vấn cho khách hàng,
2.1.3.3 Phòng khách hàng
Phòng Khách hàng trước kia có tên là phòng quan hệ khách hàng Theoquyết định số 958/QĐ.NHNT.TCCB-DDT của Hội Đồng Quản Trị Ngân hàngNgoại Thương Việt Nam ban hành ngày 15/8/2008 đã đổi tên thành phòngKhách hàng.
- Chức năng: duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các
mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng; phân tích rủi ro và thẩm định giớihạn tín dụng,cấp tín dụng đối với khách hàng.
- Nhiệm vụ : Xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển khách
hàng định kỳ hàng năm; xây dựng triển khai chính sách khách hàng; tổ chức việcđánh giá thực hiện chính sách khách hàng định kỳ nhằm kịp thời đề xuất điềuchỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn; thiết kếcác các sản phẩm phù hợp với khách hàng và triển khai các biện pháp Marketingtới khách hàng; xử lý các yêu cầu liên quan đến khách hàng trên tất cả các lĩnhvực, cung cấp kịp thời các thông tin có liên quan đến khách hàng theo yêu cầucủa các phòng ban khác, đàm phán ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ đếnkhách hàng; tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện vàquản lý các khoản tín dụng theo quy trình, quy định hiện hành; thực hiện chínhsách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục khách hàng; cung cấp thông tinvề khách hàng; giao đầy đủ, cập nhật hồ sơ tín dụng theo quy định tại quy trìnhtín dụng cho phòng/ bộ phận QLN để lưu giữ và cập nhật thông tin trên hệ thống;chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng,
2.1.3.4.Phòng ngân quỹ
- Chức năng: triển khai thực hiện công tác quản lý tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá, giấy tờ coi như có giá, ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh, thu chitiền mặt VNĐ về ngoại tệ và đảm bảo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, chế
Trang 37độ quản lý kho quỹ của nhà nước, của NHNN và Ngân hàng Ngoại Thương ViệtNam.
- Nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tiền mặt đảm bảo sẵn
sàng các loại tiền mặt để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ khách hàngvà nội bộ Ngân hàng; tiếp nhận và lưu giữ các loại tài liệu về kho quỹ, thông tinvề tiền thật, tiền giả, tiền mất cắp…; Thực hiện thu chi tiền mặt ngoại tệ, séc làcác ngoại tệ tự do chuyển đổi mà Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam quy địnhmua từng thời kỳ, giám định tiền giả, tiền thật; Thực hiện nghiêm túc và đúngquy định về việc thu nộp tiền giả VNĐ và ngoại tệ; Trực tiếp quản lý kho tiền,quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp cầm cố chứng từ có giá, ấn chỉ quan trọng chưasử dụng; Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động ngân quỹ; đảm bảo mức tồn quỹtiền mặt VNĐ, ngoại tệ phục vụ hoạt động của chi nhánh có hiệu quả; xử lý tiềnmặt đã hết hạn lưu hành hoặc không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo chế độ quyđịnh,
2.1.3.5 Tổ kiểm tra nội bộ
- Chức năng: tham mưu và giúp cho Ban Giám Đốc trong việc kiểm tra,
giám sát thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước, quy chế, quy định củaNHNN và NHNTVN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ,tín dụng của chi nhánh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước của Ngân hàng và kháchhàng tại chi nhánh.
- Nhiệm vụ: Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm soát nội
bộ trình Giám đốc chi nhánh duyệt; kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật, quy định của NHNN và các quy chế, quy trình nghiệp vụ và quyđịnh nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
2.1.4 Tình hình hoạt động của Chi nhánh.
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là hoạt động cơ bản của ngân hàng Bản chất của ngânhàng là đi vay để cho vay, là kinh doanh tiền tệ Lợi nhuận của ngân hàng đượchình thành từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu vẫn là lợi nhuận thu từ chênh lệch giữalãi suất cho vay và lãi suất huy động Cho vay là hoạt động sinh lời cao nên cácngân hàng tìm mọi cách để huy động được tiền Một trong những nguồn quan
Trang 38trọng là tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng Ngân hàng nhận tiềngửi để bảo quản hộ người có tiền và cam kết hoàn trả đúng hạn Trong cuộc cạnhtranh để tìm và nhận được những khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi chotiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầutiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.
Đối với Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long, hoạt độnghuy động vốn được thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức: tiền gửi, tiền vay,phát hành giấy tờ có giá Trong các hình thức này, hình thức nhận tiền gửi chiếmtỷ trọng lớn hơn cả, chiếm khoảng 90% tổng vốn huy động.
Bảng 2.2 Nguồn vốn huy động của Chi nhánh giai đoạn 2007– 2009.
Đơn vị tính : tỷ đồng , triệu USD
- Ngắn hạn- Trung dài hạn
3040210- Nội tệ
- Ngoại tệ
Nguồn : Báo cáo tài chính , NHNT Chi nhánh Thăng Long 2007-2009.
- Năm 2007, Chi nhánh được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1, trựcthuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Với những nỗ lực không ngừng củatoàn thể cán bộ công nhân viên Chi Nhánh, hoạt động kinh doanh trong năm2007 đã đạt những kết quả khả quan, tổng nguồn vốn huy động được trong giaiđoạn này là 1165 tỷ đồng.
- Năm 2008, bất chấp sự đổ bộ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,nguồn vôn huy động được của chi nhánh vẫn tăng cao Cụ thể là 2050 tỷ đồng,tăng 75,97% so với năm 2007 Điều này chứng tỏ chi nhánh đã tạo được niềm tinvà uy tín đối với khách hàng.
- Năm 2009, chịu ảnh hưởng từ vòng xoáy khủng hoảng kinh tế thế giới,nền kinh tế Việt Nam tiềm ẩn nhiều bất ổn trong bối cảnh suy giảm của tất cả cácnền kinh tế trên toàn cầu Tuy nhiên, với những nỗ lực to lớn của Chính phủ
Trang 39trong việc điều hành nền kinh tế, áp dụng linh hoạt các biện pháp quản lý vĩ môvới các chủ trương, chính sách đồng bộ và kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗtrợ doanh nghiệp (triển khai các gói kích cầu hỗ trợ nền kinh tế, ổn định lãi suất,tỷ giá ), nền kinh tế đã và đang có những chuyển biến tích cực Trong bối cảnhđó, nguồn vốn huy động của chi nhánh là 3250 tỷ đồng, tăng 58,54% so với năm2008 và tăng 178,97% so với năm 2007 Trong đó, huy động vốn từ tổ chức kinhtế đạt 1150 tỷ VND tăng 95,93% so với năm 2008, huy động vốn từ dân cư đạt2100 tỷ quy VND tăng 29,92% so với năm 2008 Để đạt được những kết quảtrên, Chi nhánh đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm thu hút vốn từ dân cư vàcác tổ chức kinh tế trên địa bàn như: phát triển và mở rộng các sản phẩm dịchvụ, tăng cường khuyến mãi cho khách hàng; tăng cường hợp tác với các tổ chứcvà doanh nghiệp có các khoản thanh toán dịch vụ thường xuyên, ổn định sốlượng khách hàng, trả lương như Cục Hải quan Hà Nội, Viện Dầu khí Việt Nam,Công ty Panasonic Việt Nam…;tăng cường công tác phát triển mạng lưới, mởphòng giao dịch tại các khu vực đông dân cư; bổ sung nhân sự tại quầy giao dịchnhằm phục vụ khách hàng được tốt hơn, nhanh hơn, giảm thiểu thời gian chờđợi, tăng thiện cảm của khách hàng và nâng cao thươnghiệu Vietcombank.
Trong công tác huy động vốn, Chi nhánh có những thuận lợi nhất địnhkhi đóng đô tại một địa bàn năng động, có nhiều công ty có lượng vốn lớn, tiềmnăng phát triển như Cầu Giấy, các phòng giao dịch nằm tập trung tại các khu đôthị, đã dần dần mở rộng được quy mô của chi nhánh nhằm tăng cường cạnh tranhsong cũng có những khó khăn nhất định như: biến động của thị trường, cạnhtranh lớn, các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, Thị phần huy động vốn năm2009 của Chi nhánh giảm xuống, còn khoảng 0,44% tổng huy động vốn của toànđịa bàn Hà Nội Nguyên nhân của sự sụt giảm trên chính là do Chi nhánh phảiđối mặt với nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn tiêu biểu sự cạnh tranhtừ các ngân hàng TMCP khác.
2.1.4.2 Hoạt động cho vay.
Cho vay là hoạt động đặc biệt của ngân hàng, là nhân tố tạo nguồn lợinhuận lớn cho ngân hàng Cho vay có một số hình thức như: cho vay thươngmại, cho vay tiêu dùng, tài trợ cho dự án,
Bảng 2.3.Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2007 – 2009.
Trang 40Đơn vị tính : tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu
1 Tổng dư nợ cho vay - Trong hạn - Nợ quá hạn.
574 533 41
1678 1628 50
2200 2145 55
Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
Tại Chi nhánh Thăng Long, trong giai đoạn 2007-2009, tổng dư nợ chovay và doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm Dư nợ cho vay năm 2008 là1678 tỷ đồng, tăng 192% so với năm 2007, năm 2009 là 2200 tỷ đồng, tăng283% so với 2007 và tăng 31,1% so với năm 2008 Doanh số cho vay cũng có sựtăng trưởng đáng kể Doanh số cho vay năm 2008 đạt 2419 tỷ đồng, tăng gấp 2,7lần so với năm 2007 Năm 2009 đạt 3910 tỷ đồng, tăng gấp 4,36 lần so với năm2007 và tăng 1,62 lần so với năm 2008.
Năm 2008 là năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu khi cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới xuất hiện, tuy vậy dư nợ tín dụng của Chi nhánh vẫn tăngcao, điều đó chứng tỏ ngân hàng đã tạo dựng được uy tín của mình với kháchhàng và đồng thời cũng chứng tỏ các biện pháp, các công cụ cũng như chínhsách tín dụng mà ngân hàng đặt ra đem lại kêt quả tốt Việc sử dụng lãi suất linhhoạt theo từng thời kỳ đã đóng vai trò không nhỏ trong thành công này Năm2009, ngân hàng tiếp tục tăng cường xây dựng mối quan hệ bền vững với cáckhách hàng truyền thống, nỗ lực tìm kiếm các khách hàng mới, phát triển cáckhách hàng có hoạt động kinh doanh ổn định, tình hình tài chính lành mạnh đểđầu tư trong đó có các khách hàng như CTCP Long Giang TSQ, CTCP Habeco-Hải Phòng, CT T.S.Q Việt Nam.
Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đạt ở mức thấp Chỉ có năm 2007, tỷ lệnày là 7%, còn lại các năm 2008, 2009, tỷ lệ đều dưới 3%, đảm bảo độ an toàncho hoạt động tín dụng tại chi nhánh Trong nợ quá hạn,khoản mục nợ nhóm 4,nhóm 5 năm 2007 là 5,8 tỷ đồng ( chiếm 14,15% nợ quá hạn) là khá cao nhưngtrong các năm 2008, 2009 thì con số này đã giảm xuống đáng kể chỉ còn lần lượt