Bảng 2.12. Hiệu suất sử dụng vốn vay trung dài hạn giai đoạn 2007-2009

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại ổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long (Trang 53 - 55)

1000 1500 2000 2500 2007 2008 2009 Tổng Ngắn hạn Trung dài hạn

Biểu đồ 1: Tương quan dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn giai đoạn 2007- 2009.

Điều này có thể cho thấy mặc dù việc cho vay trung dài hạn gặp nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn do các loại rủi ro có thể gặp như: rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất... nhưng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế là tương đối cao, có nhiều dự án đầu tư trung dài hạn có hiệu quả. Bên cạnh đó công tác Marketing ngân hàng ở Chi nhánh hoạt động tốt, chủ động tìm kiếm các dự án có hiệu quả để cho vay...

Nhưng ta có thể thấy rằng, trong khi tỷ lệ huy động vốn trung dài hạn liên tục giảm qua các năm, đến năm 2009, chỉ còn chiếm 6,5% tổng vốn huy động thì tỷ lệ cho vay lại tăng cao, đến năm 2009 đã chiếm đến 52% tổng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành quyết định chỉ cho phép sử dụng tối đa 25% nguồn ngắn hạn để đầu tư nguồn trung dài hạn nên bắt buộc ngân hàng phải sử dụng nhiều vốn tự có hoặc vay từ ngân hàng Trung ương hoặc vay nợ nước ngoài,...Đây cũng là một khó khăn cho ngân hàng vì vốn tự có của các Ngân hàng Việt Nam thường nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu và việc đi vay cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Hiệu suất sử dụng vốn vay trung dài hạn.

Bảng 2.12. Hiệu suất sử dụng vốn vay trung dài hạn giai đoạn 2007-2009.

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng dư nợ trung dài hạn. 112 383 1144

Tổng vốn huy động trung dài hạn 190 325 210

Hiệu suất sử dụng 0.59 1,12 5,4

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.

Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ có năm 2007 hiệu suất sử dụng nhỏ hơn 1, còn hai năm 2008, 2009 hiệu suất này đều lớn hơn 1, đặc biệt năm 2009, con số này đã lên đến hơn 5 chứng tỏ hiệu quả sử dụng của một đồng vốn là rất cao.

- Vòng quay vốn tín dụng.

Bảng 2.13. Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2007- 2009.

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2007 năm 2008 năm 2009

Doanh số cho vay trung dài hạn 127 421 1500

Dư nợ cho vay trung dài hạn 112 383 1144

Vòng quay vốn tín dụng 1,13 1,09 1,3

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long, giai đoạn 2007-2009.

Tỷ lệ này tương đối lớn thể hiện doanh nghiệp có khả năng khai thác, quản lý, sử dụng đồng vốn tương đối tốt, nhưng sự tăng trưởng không đều đặn. Năm 2008, vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn thấp hơn so với năm 2007. Điều này cũng dễ lý giải, đó là thời điểm khủng hoảng kinh tế đang diễn ra hết sức nặng nề nên các doanh nghiệp ít vay vốn trung dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu chỉ tập trung vay vốn ngắn hạn đảm bảo sản xuất.

2.2.2.2.2. Dư nợ theo nội tệ, ngoại tệ.

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là Ngân hàng có nhiều lợi thế về việc cho vay bằng ngoại tệ. Tỷ lệ này tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long năm 2009 là 36,5%, không phải là một tỷ lệ cao.

Bảng 1.14.Dư nợ theo nội tệ, ngoại tệ năm 2009.

Chỉ tiêu Số tiền(tỷ đồng) Tỷ trọng( %)

Tổng 1144 100

VND 726 63,5

Ngoại tệ quy đổi VND 418 36,5

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNT Thăng Long năm 2009.

Việc vay vốn bằng đồng ngoại tệ chứa đựng nhiều rủi ro, không chỉ là những rủi ro thông thường mà còn phải đối phó với rủi ro về tỷ giá hối đoái (đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính như hiện nay). Việc đồng Việt Nam bị mất giá so với đồng ngoại tệ thời gian qua gây ra tâm lý e ngại đối với khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ. Hơn nữa trong năm 2009 lãi suất bằng đồng Việt Nam giảm so với năm 2008( lãi suất cho vay năm 2009 khoảng 14-15% thấp hơn lãi suất cho vay năm 2008, có lúc lên đến 25%) và Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn 4% với những khoản vay bằng VND, do đó các doanh nghiệp được khuyến khích vay bằng nội tệ và lãi suất cho vay thấp nên doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vốn vay. Tuy nhiên đây sẽ không phải là xu hướng tốt vì ngân hàng Ngoại Thương là một ngân hàng có tiềm lực mạnh về vốn ngoại tệ và có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp tín dụng bằng USD, nên việc tỷ lệ cho vay bằng USD thấp sẽ làm cho một lượng vốn lớn ngoại tệ bị ứ đọng.

2.2.2.2.3. Dư nợ theo thành phần kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.15: Dư nợ theo thành phần kinh tế doanh nghiệp được vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại ổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long (Trang 53 - 55)