1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

111 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỞ ĐẦU

    • 1.2.1. Cơ sở pháp lý trong công tác phòng, chống gian lận thương mại

    • 1.2.2. Những nội dung trong công tác phòng, chống gian lận thương mại

    • 1.2.3. Sự cần thiết phải phòng, chống gian lận thương mại

    • 1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình trạng gian lận thương mại

    • 1.3.1. Nhân tố kinh tế

    • 1.3.2. Những nhân tố văn hoá - xã hội

    • 1.3.3. Những nhân tố từ hệ thống lập pháp và hành pháp

    • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

    • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

    • 2.2. Giới thiệu về đơn vị quản lý thị trường tại tỉnh Thanh Hóa

    • 2.3. Tình hình hoạt động gian lận thương mại ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2018

      • 2.3.1. Đối tượng gian lận thương mại

      • 2.3.2. Khu vực gian lận thương mại

      • 2.3.3. Hình thức gian lận thương mại chủ yếu

      • 2.4. Đánh giá tác hại của gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

        • Bảng 2.4. Một số vụ gian lận thương mại về hàng giả

        • Bảng 2.5: Một số vụ kinh doanh hàng cấm tại Thanh Hóa giai đoạn 2014-2018

      • 2.6.1. Kết quả điều tra về người tiêu dùng

        • Đánh giá của người tiêu dùng về gian lận thương mại và công tác tổ chức thực hiện phòng, chống gian lận thương mại

      • 2.6.2. Kết quả điều tra về tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán

        • a. Thông tin về tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh

        • b. Đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất: về gian lận thương mại và công tác tổ chức thực hiện phòng, chống gian lận thương mại

      • 2.6.3. Kết quả điều tra đối với cán bộ quản lý

        • Đánh giá cán bộ quản lý về phòng, chống gian lận thương mại và công tác tổ chức thực hiện chống gian lận thương mại

      • 2.6.4. Tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra phỏng vấn

        • - Về khách quan:

        • - Về chủ quan:

        • - Cơ hội:

        • - Thách thức:

      • 3.2.1. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật

      • 3.2.2. Nhận diện gian lận thương mại

        • - Nhận diện bằng các phương tiện kỹ thuật:

        • - Nhận diện bằng các dấu hiệu pháp lý

        • - Nhận diện bằng cảm quan:

      • 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật chống gian lận thương mại

      • 3.2.4. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực

        • - Về tổ chức

        • - Về nguồn nhân lực:

      • 3.2.5. Tăng cường sự phối hợp, hợp tác

        • - Phối hợp giữa các cơ quan chức năng:

        • - Phối hợp giữa cơ quan chức năng với doanh nghiệp:

      • 3.2.6. Những giải pháp từ phía doanh nghiệp

        • Một là: Chống hàng giả thông qua bao bì:

        • Hai là: Chống hàng giả thông qua việc cải tiến và nâng cao chất lượng hàng hoá:

        • Ba là: Sử dụng tem chống hàng giả

      • 3.2.7. Giải pháp đối với người tiêu dùng

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Nội dung

Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh HóaMột số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Đề tài nghiên cứu gian lận thương mại và phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa + Phạm vi về thời gian Đề tài thu thập số liệu được công bố trên các tài liệu, báo cáo,... trong từ năm 2014 đến năm 2018. Số liệu khảo sát được điều tra, phỏng vấn từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Chọn điểm nghiên cứu, khảo sát Tỉnh Thanh Hóa là một đô thị phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ đồng thời có sức lan tỏa tới khu vực Nam Bắc Bộ. Tỉnh có đường sắt Bắc Nam, có đường quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua. Sân bay Sao Vàng ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía tây. Như vậy hình thức giao thông của tỉnh Thanh Hóa đã hoàn chỉnh và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ một cách toàn diện. Đối tượng điều tra bao gồm: Người tiêu dùng, nhà sản xuất kinh doanh, buôn bán và cán bộ trong lĩnh vực phòng, chống gian lận thương mại, trên các lĩnh vực phòng chống gian lận về sản xuất và buôn bán hàng giả. Điểm điều tra: Khu công nghiệp: chọn 3 khu công nghiệp, mỗi khu chọn 5 doanh nghiệp; Cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp: chọn 30 cơ sở; Trung tâm buôn bán: chọn 3 trung tâm, mỗi trung tâm điều tra 10 hộ kinh doanh cá thể; Chợ đầu mới và siêu thị: chọn 3 đơn vị. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu Tài liệu sơ cấp Tài liệu sơ cấp là các phiếu điều tra từ các tổ nghiệp vụ phòng, chống gian lận thương mại của Chi cục quản lý thị trường, người tiêu dùng, nhà sản xuất, kinh doanh, buôn bán trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Số liệu sơ cấp thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng, công chức quản lý thị trường, lãnh đạo địa phương và tham khảo ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong chống gian lận thương mại. Tài liệu thứ cấp Thực hiện kế thừa những nội dung qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa, kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố. Thu thập tài liệu có sẵn tại các ban chuyên môn của Cục quản lý thị trường tỉnh, Công an tỉnh, công an thành phố Thanh hóa; Cục Hải Quan; Cục Thuế; Sở Công thương; Sở Y tế; Sở Tài chính; Sở khoa học công nghệ; Sở Nông nghiệp PTNT... Các bài báo, bản tin trên các phương tiện truyền thông tin trên các trang webshe của ngành thuế ... 4.3. Phương pháp xử lý số liệu Hệ thống hóa các tài liệu, thông tin thu thập được, sau đó tiến hành xử lý, phân tích và tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho nội dung nghiên cứu. Kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê… Các chỉ tiêu tổng hợp bao gồm: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Công cụ sử dụng trong việc xử lý số liệu: tác giả sử dụng phần mềm Excel các các công cụ máy tính để xử lý số liệu thu thập được. 5. Những đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt lý luận Đề tài hệ thống hóa một số khái niệm gian lận thương mại. Các hình thức gian lận thương mại và tác động của gian lận thương mại. Những nội dung trong phòng, chống gian lận thương và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý gian lận thương mại. 5.2. Về mặt thực tiễn Đề tài đã đánh giá được thực trạng hoạt động gian lận thương mại tại Thanh Hóa giai đoạn 2014 2018; Tác hại của gian lận thương mại; đồng thời đánh giá được công tác phòng, chống gian lận thương mại tại tỉnh Thanh Hóa. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phòng, chống gian lận thương mại qua các đối tượng điều tra. Từ đó, đưa ra được các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cuờng phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về gian lận thương mại và phòng, chống gian lận thương mại Chương 2. Thực trạng về gian lận thương mại và phòng, chống gian lận thương mại Chương 3. Một số giải pháp tăng cường phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LÂN THƯƠNG MẠI VÀ PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1. Lý luận chung về gian lận thương mại 1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại Gian lận thương mại (GLTM) là những hàng vi dối trá, thủ đoạn trong hoạt động thương mại nhằm mục đích thu được một khoản lợi bất chính nào đó, mà lẽ ra những khoản lợi thu được này họ không được hưởng, gây thiệt hại cho nhà nước và người tiêu dùng 11. Như vậy, GLTM trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của những hành vi GLTM là các chủ hàng, có thể là người sản xuất, buôn bán, nhập khẩu. Mục đích của hành vi GLTM là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. GLTM là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử vì chỉ khi có sản xuất hàng hoá, khi các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hoá thì GLTM cũng mới xuất hiện. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tính chất và chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú, đa công dụng thì GLTM cũng càng tinh vi, phức tạp và mang tính toàn cầu. GLTM ở Việt Nam ta không phải là vấn đề mới, từ xa xưa ông cha đã đúc kết hành vi GLTM thành câu “Buôn gian bán lận” để chỉ những mặt trái của việc buôn bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn, mánh khoé, lừa dối khách hàng của các gian thương. Ngày nay thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong điều kiện thực tế của nước ta, Đảng ta đã khẳng định phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chấp nhận cơ chế thị trường, tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá nhằm giành cho mình điều kiện sản xuất và điều kiện tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Nguyên nhân và động cơ của cạnh tranh là lợi nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện những hình thức và thủ đoạn cạnh tranh tiêu cực, phi kinh tế. Đó là hành vi lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước như đầu cơ, GLTM, trốn thuế, buôn lậu, lừa đảo, lấy cắp bí mật sản xuất, làm giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh... Chấp nhận cơ chế thị trường ngoài những mặt tích cực, năng động thu được, chúng ta phải chấp nhận những mặt trái của nó, trong đó có vấn đề GLTM và hậu quả của GLTM để tìm giải pháp quản lý, ngăn chặn thích hợp, hiệu quả. Một thuật ngữ nữa luôn gắn liền với buôn lậu gian lận thương mại. Gian lận thương mại theo Từ điển Việt là dối trá, lừa lọc trong hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là gian thương tức là người có nhiều mưu mô lừa lọc; kẻ buôn bán gian lận và trái phép. Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận nói chung, nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại thông qua đối tượng thể hiện hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua, người bán cũng có khi là cả người mua và người bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. GLTM có thể là một tội danh trong Luật Hình sự, hoặc là hành vi vi phạm hành chính được quy định phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Trong hệ thống pháp luật của nước ta có điều chỉnh những hành vi gian lận thương mại cơ bản như: Buôn lậu và kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, sản xuất, kinh doanh hàng vi phạm Sở hữu trí tuệ, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận về đo lường, gian lận về Giá, hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa, Hành vi độc quyền thương mại 11... Hiện nay, những hành vi gian lận thương mại có thể xuất hiện trong môi trường thương mại truyền thống như nhà máy, cơ sở sản xuất, cửa hàng, đại lý, chợ, siêu thị, cửa khẩu hoặc trên môi trường thương mại điện tử với nhiều hình thức ngày càng tinh vi và quy mô rộng lớn. 1.1.2. Các hình thức gian lận thương mại và tác động của gian lận thương mại 1.1.2.1. Các hình thức gian lận thương mại Buôn lậu và kinh doanh hàng hóa nhập lậu: Buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới được quy định là tội hình sự nhưng kinh doanh hàng nhập lậu lại là hành vi vi phạm hành chính. Đây là hình thức gian lận phổ biến mà lợi nhuận thu được là do đối tượng đã trốn được các khoản thuế theo quy định của nhà nước, các dạng hàng hóa nhập lậu bao gồm: + Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; + Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường; + Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; + Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; + Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng 2; 3. Sản xuất, buôn bán hàng giả: Sản xuất buôn bán hàng giả là hành vi gian lận thương mại mà hàng hóa vi phạm, bao gồm: + Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; + Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; + Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; + Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; + Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; + Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; + Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ gồm: hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu); + Tem, nhãn, bao bì giả, “Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác 3. Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ: Hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ gồm: + Xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí; + Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp; + Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; + Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp 10. Hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm: Hàng hóa là thực phẩm được sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm có khả năng gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người bao gồm các hành vi: + Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm; + Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm; + Vi phạm quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm; + Vi phạm quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm; + Vi phạm quy định về sử dụng vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; + Vi phạm quy định về thực hành an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; + Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; + Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; + Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; + Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản, động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm, thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật 13. Hành vi vi phạm quy định về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa: + Vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường; + Vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, sửa chữa và sử dụng phương tiện đo; + Vi phạm đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất, nhập khẩu, buôn bán; + Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng, về hợp chuẩn, hợp quy; + Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; + Vi phạm về cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật về giấy tờ, tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa + Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ, các chất ăn mòn; + Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa; + Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa; + Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch, sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch 15. Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực giá: + Hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá; + Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ; + Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ; + Hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; + Hành vi đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; + Hành vi vi phạm quy định về cung cấp số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý 8; Hành vi đầu cơ, găm hàng Đầu cơ là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá hoặc khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác. Găm hàng là hành vi: + Cắt giảm địa điểm bán hàng; + Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó; + Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó; + Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó. + Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường; + Ngừng bán hàng hóa ra thị trường; + Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; + Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng. Đối với hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá hoặc khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác14; 18. 1.1.2.2. Tác động của gian lận thương mại Tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân + Ảnh hưởng của buôn lậu và kinh doanh hàng hóa nhập lậu: gây giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, các nhà nhập khẩu, kinh doanh hàng nhập khẩu hợp pháp. + Ảnh hưởng của các hành vi gian lận thương mại khác: sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… trước hết gây thiệt hại cho người tiêu dùng, họ tiêu tốn tài chính nhưng không nhận lại được giá trị sử dụng tương ứng; gây thiệt hại cho nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, thương hiệu của họ bị mất lòng tin, doanh số bán hàng bị sụt giảm có thể dẫn tới phá sản. Các hành vi gian lận thương mại nói chung gây suy yếu nền kinh tế quốc dân, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh. Tác động tới trật tự an toàn xã hội GLTM với các hình thức khác nhau xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cả nước, sự xuất hiện và hoạt động của chúng đã gây rối loạn và xáo trộn về trật tự an ninh, an toàn xã hội. Chúng tổ chức buôn lậu thành đường dây từ khâu mua, vận chuyển qua biên giới đến tiêu thụ với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả người nước ngoài, cán bộ Hải quan,... làm cho tình hình an ninh biên giới bất ổn, khó kiểm soát và xử lý phức tạp. Bọn buôn lậu và GLTM lôi kéo một bộ phận lớn quần chúng nhân dân khu vực biên giới cửa khẩu tham gia vào hoạt động buôn lậu và chống lại sự kiểm soát của Hải quan cơ quan quản lý Nhà nước, lợi dụng sự kém hiểu biết của quần chúng, dùng đồng tiền để lôi kéo họ tiếp tay cho buôn lậu và GLTM, khi bị bắt thì họ chống trả quyết liệt bởi họ không hiểu, không biết những việc làm mà mình làm là trái với pháp luật, hoặc họ cố tình làm trái với quy định của Nhà nước để kiếm sống,... bọn gian thương và các lực lượng diễn biến hoà bình còn lợi dụng sự kém hiểu biết này để tuyên truyền văn hoá phẩm đồi trụy, tư tưởng cực đoan chủ nghĩa, lôi kéo họ chống lại chính quyền Nhà nước,... làm trật tự xã hội bị đảo lộn, tình hình chống buôn lậu và GLTM ngày càng phức tạp hơn, an ninh chính trị ở khu vực biên giới bị đe doạ nghiêm trọng. + Đối tượng buôn lậu và GLTM lôi kéo một bộ phận cán bộ Nhà nước tham gia vào hoạt động buôn lậu và GLTM này làm suy đồi tư tưởng và làm mất tư cách đạo đức của những kẻ hám lợi bỏ qua tất cả để chạy theo đồng tiền, bất chấp luật pháp của Nhà nước để làm giàu cá nhân, gây mất lòng tin của quần chúng, mất ổn định về chính trị, an ninh và an toàn xã hội. + Một số mặt hàng mà pháp luật cấm như thuốc phiện, thuốc nổ, các sản phẩm văn hoá phẩm đồi trụy,... đã được bọn chúng đưa vào làm suy đồi các tư tưởng đạo đức của một số người không chỉ ở khu vực biên giới mà trong cả nước, tác động đến nhiều mặt khác của đời sống xã hội như gia tăng tội phạm, cướp của giết người để lấy tiền mua ma tuý, tuyên truyền tư tưởng cực đoan chống chính quyền, chênh lệch giữa kể giàu và người nghèo ngày càng lớn,... ảnh hưởng đến an ninh, an toàn xã hội, văn hoá truyền thống của dân tộc. Tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng Trong điều kiện đất nước còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất trong nước còn gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành và chi phí sản xuất cao, các sản phẩm trong nước khó hoặc không thể cạnh tranh được với hàng lậu, gian lận cùng loại, nhiều doang nghiệp sản xuất phải đứng trước nguy cơ đóng cửa do không tiêu thụ được sản phẩm. Một số hàng có được do buôn lậu và gian lận thuế được bán với giá thấp (nhưng chất lượng cao hơn do được sản xuất với công nghệ hiện đại, chi phí cho sản xuất thấp,...) đã chiếm lĩnh thị trường nội địa làm cho doanh nghiệp phải điêu đứng và không bảo vệ được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Một số mặt hàng buôn lậu và gian lận có chất lượng kém nhưng mẫu mã đẹp giá thấp hơn nhiều so với giá của sản phẩm trong nước, làm cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gặp nhiều khó khăn trở ngại trong cạnh tranh, tiêu thụ và cải tiến chất lượng sản xuất, hạ giá thành, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. GLTM không chỉ tác động đến sản xuất trong nước mà còn tác động rất lớn đến người tiêu dùng trong nước. Một số khách hàng thích và ưu tiên dùng hàng ngoại, hàng rẻ, dễ bị lừa gạt vì trong số đó có những mặt hàng như dược phẩm thuốc bảo vệ thực vật,... không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn gây thiệt hại cả về sức khoẻ, tính mạng cho cả người và động vật, thực vật, thiệt hại cả về ngắn hạn lẫn lâu dài do hàng hoá kém, quá hạn sử dụng, hàng giả,... không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Một số mặt hàng như ma tuý, chất kích thích,... không chỉ tác động đến sức khoẻ mà còn tác động đến đạo đức, lối sống của người tiêu dùng, làm suy đồi tư tưởng đạo đức và gây ra các tệ nạn khác như: trộm cắp, cướp giật, giết người,... Các mặt hàng như thuốc nổ, thuốc súng tác động đến tính mạng, an ninh chính trị quốc gia, gây rối loạn trật tự an toàn xã hội. Nhìn chung GLTM làm cho lưu thông hàng hoá bị rối loạn, trật tự thị trường bị đảo lộn, gây ra các cơn sốt về hàng hoá và giá cả, gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường, quản lý hoạt động XNK. Tác động đến sự quản lý nhà nước (đến cán bộ nhà nước) Do ý thức trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện cuộc đấu tranh chống GLTM ở một số nơi, có lúc còn chưa tốt, thậm chí còn nhận thức không đúng về cuộc đấu tranh này dẫn đến buông xuôi; cơ chế chính sách về hoạt động thương mại và đấu tranh chống GLTM còn chưa hoàn chỉnh thậm chí còn kẽ hở bị lợi dụng; việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn nhiều bất cập, hạn chế; ở một số địa bàn trọng điểm lực lượng chức năng chống GLTM còn quá mỏng, cơ sở thiếu thốn và lạc hậu; nạn tham nhũng, bảo kê, và thiếu việc làm cũng là những nhân tố nuôi dưỡng tạo điều kiện cho GLTM tồn tại và phát triển... 1.2. Nội dung phòng, chống gian lận thương mại 1.2.1. Cơ sở pháp lý trong công tác phòng, chống gian lận thương mại 1.2.1.1. Các quy định quốc tế về phòng, chống gian lận thương mại Trước khi có Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) Trị giá Hải quan là một trong những kẽ hở mà gian thương triệt để lợi dụng, đặc biệt là gian lận về trị giá, vì Hải quan không thể điều tra, nghiên cứu và xác định chính xác được trị giá của tất cả hàng hoá ngay tại cửa khẩu lúc xuất nhập hàng do hạn chế về thời gian, thông tin và cả về kiến thức, trình độ chuyên môn... Trước tình hình đó Hiệp định GATT đã ra đời, GATT được ký lần đầu vào năm 1947. Các nước thành viên của hiệp định này đã thoả thuận về giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu theo mục đích Hải quan và ghi nhận trong điều 7 GATT những quy tắc về trị giá Hải quan như sau: Trị giá của hàng nhập khẩu phải: + Căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hoá + Không được dựa vào trị giá hàng hoá của nước xuất xứ hoặc trị giá áp đặt tuỳ tiện vô căn cứ. + Phải là mức giá mà ở mức giá đó, hàng hoá tương tự có thể bán trong chu kỳ kinh doanh bình thường với điều kiện cạnh tranh lành mạnh, không có sự thông đồng giữa người bán với người mua để lập chứng từ giả làm sai lệch trị giá thực của hàng hoá xuất nhập khẩu. Đến năm 1994, hiệp định này được sửa đổi thành Hiệp định GATT 1994 gồm 4 phần 24 điều. Qui định trong công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá toàn bộ thủ tục Hải quan (Công ước KYOTO). Công ước này được làm tại KYOTO Nhật Bản ngày 1851973 và đã được chấp nhận tại kỳ họp 4142 của Hội đồng Hợp tác Hải quan thế giới ( nay là Tổ chức Hải quan thế giới WCO). Mục đích của Công ước là đơn giản hoá và hài hoá hoá thủ tục Hải quan giữa các nước, đưa ra các chuẩn mực về thủ tục Hải quan cho từng loại hình xuất nhập khẩu nhằm vừa tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại quốc tế và các giao lưu quốc tế khác, vừa chống Buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả, thúc đẩy các giao lưu quốc tế vì lợi ích chung của mọi quốc gia thành viên. Điểm quan trọng nhất khi áp dụng Công ước KYOTO là phải đạt được mục tiêu đơn giản hoá, hài hoà hoá thủ tục Hải quan đạt đến tính trong sáng, dễ hiểu trong thủ tục, tránh được sự mập mờ để cho gian lận thương mại có cơ hội lợi dụng. Khi tham gia ký kết Công ước KYOTO và các phụ lục của Công ước phải tính đến hiệu quả của công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại để hoàn chỉnh các luật pháp quốc gia, loại bỏ môi trường hoạt động của buôn lậu và gian lận thương mại nhằm vừa đảm bảo cho hiệu quả của thương mại quốc tế, vừa đảm bảo lợi ích quốc gia. Qui định trong công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau, điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm Hải quan (Công ước NAIROBI) Công ước này được ký kết ngày 961977 tại Nairobi Cộng hoà Kenia. Theo công ước NAIROBI, các vi phạm pháp luật Hải quan, trong đó có buôn lậu và gian lận thương mại đã làm tổn hại tới những lợi ích kinh tế, xã hội của các quốc gia cũng như làm tổn hại đến những quyền lợi chính đáng của thương mại. Đấu tranh chống các vi phạm pháp luật Hải quan có thể đem lại những hiệu quả tốt hơn thông qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau nhằm điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm Hải quan giữa các quốc gia. Chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống các vi phạm pháp luật Hải quan thực chất cũng là để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của thương mại chân chính. Công ước đã đưa ra các khái niệm về buôn lậu, gian lận thương mại và một số hành vi gian lận thương mại như cố ý khai man giá cả hàng hoá, khai man xuất xứ hàng hoá, giả mạo bộ chứng từ để xuất nhập khẩu hàng, xuất nhập khẩu hàng giả, thay đổi niêm phong kẹp chì của Hải quan. Công ước cũng đưa ra một số biện pháp ngăn ngừa Buôn lậu và gian lận thương mại thông qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau giữa Hải quan các nước như: cung cấp thông tin, cung cấp hồ sơ, hoá đơn chứng từ, giá cả, xuất xứ, thuế... liên quan đến lô hàng mà một nước hữu quan yêu cầu. Tóm lại, các công ước quốc tế đã vạch ra xu hướng toàn cầu hoá một xu hướng phát triển tất yếu của thương mại quốc tế. Để hoà nhập, hội nhập với thị trường thế giới, từng quốc gia phải tích cực cải tiến thủ tục, hoàn chỉnh luật pháp theo hướng đơn giản hoá, hài hoà hoá, tham gia ký kết các công ước liên quan để từng bước thống nhất hoá thủ tục Hải quan, cải thiện môi trường kinh doanh theo thông lệ quốc tế phục vụ cho thương mại quốc tế hoạt động hiệu quả. Năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với 137 nước thành viên đã quy định một hệ thống các quy tắc ứng xử đối với thương mại quốc tế trong đó có cả các quy tắc về sở hữu trí tuệ. Việc đưa ra nội dung sở hữu trí tuệ vào Hiệp định chung về thuế quan (GATT) đã chứng minh mối quan hệ ngày càng tăng giữa sở hữu trí tuệ và thương mại. Đó cũng là lý do Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on TradeRelated Aspects of Interllectual Property Rights, gọi tắt là TRIPS) được ký kết vào ngày 1541994 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 111995. Theo Hiệp định TRIPS, bảo hộ sở hữu trí tuệ là một bộ phận của hệ thống đa quốc gia thuộc WTO. Hiệp định trên đây đã lấy lại hầu hết các điều khoản quy định của các công ước quốc tế cơ bản điều chỉnh lĩnh vực này, đó là: Công ước BERNE về quyền sở hữu văn học và nghệ thuật, có nghĩa là quyền tác giả và những quyền đi kèm. Công ước PARIS về quyền sở hữu công nghiệp, có nghĩa là quyền sở hữu về nhãn hiệu, về xuất xứ địa lý, về mẫu mã công nghiệp và bằng sáng chế.

BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC LÊ QUỲNH ANH MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ THANH HÓA, NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC LÊ QUỲNH ANH MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 8340101 Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thu Hường THANH HÓA, NĂM 2019 Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học theo Quyết định số…… ngày tháng năm … Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức: Học hàm, học vị, Họ Cơ quan Công tác Chức danh Hội tên đồng Chủ tịch Phản biện Phản biện Ủy viên Thư ký Xác nhận Người hướng dẫn Học viên chỉnh sửa theo ý kiến Hội đồng Ngày tháng năm (Ký ghi rị họ tên ) i LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan luận văn không trùng lặp với khóa luận, luận văn, luận án cơng trình nghiên cứu công bố Người cam đoan Lê Quỳnh Anh ii LỜI CẢM ƠN CỦA TÁC GIẢ Trong trình nghiên cứu thực đề tài, tác giả nhận quan tâm, giúp đỡ quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, quý quan người thân Nhân dịp xin bày tỏ lịng biết ơn đến thầy giáo giảng dạy Trường Đại học Hồng Đức; thầy cô Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh; Cục Quản lý thị trường Thanh Hoá quan, ban ngành có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ tơi suốt trình học tập nghiên cứu Đặc biệt tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Thị Thu Hường, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi q trình thực luận văn Qua xin chân thành cảm ơn đến thầy cô giáo, bạn bè động nghiệp, người thân, đồng nghiệp giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên suốt q trình học tập hồn thành luận văn Một lần xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày tháng Người thực Lê Quỳnh Anh năm 2019 iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1.2.1.Cơ sở pháp lý cơng tác phịng, chống gian lận thương mại 18 1.2.2.Những nội dung công tác phòng, chống gian lận thương mại 21 1.2.3.Sự cần thiết phải phòng, chống gian lận thương mại 22 1.2.4.Hệ thống tiêu đánh giá tình trạng gian lận thương mại 23 1.3.1.Nhân tố kinh tế .23 1.3.2.Những nhân tố văn hoá - xã hội 24 1.3.3.Những nhân tố từ hệ thống lập pháp hành pháp 25 2.1.1.Điều kiện tự nhiên 27 2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội .28 2.2.Giới thiệu đơn vị quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 30 2.3.Tình hình hoạt động gian lận thương mại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2018 31 2.3.1.Đối tượng gian lận thương mại 33 2.3.2.Khu vực gian lận thương mại .34 2.3.3.Hình thức gian lận thương mại chủ yếu .34 2.4.Đánh giá tác hại gian lận thương mại địa bàn tỉnh Thanh Hoá 36 2.6.1.Kết điều tra người tiêu dùng .45 2.6.2.Kết điều tra tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán .47 2.6.3.Kết điều tra cán quản lý 49 2.6.4.Tổng hợp, đánh giá kết điều tra vấn 51 3.2.1.Tuyên truyền, giáo dục pháp luật 67 3.2.2.Nhận diện gian lận thương mại 68 3.2.3.Hoàn thiện hệ thống pháp luật chống gian lận thương mại 72 3.2.4.Tổ chức máy nguồn nhân lực .72 3.2.5.Tăng cường phối hợp, hợp tác 73 3.2.6.Những giải pháp từ phía doanh nghiệp 75 3.2.7.Giải pháp người tiêu dùng 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 84 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa GLTM KT Kinh tế XH Xã hội XNK Gian lận thương mại Xuất nhập v DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU 1.2.1.Cơ sở pháp lý cơng tác phịng, chống gian lận thương mại 18 1.2.2.Những nội dung cơng tác phịng, chống gian lận thương mại 21 1.2.3.Sự cần thiết phải phòng, chống gian lận thương mại 22 1.2.4.Hệ thống tiêu đánh giá tình trạng gian lận thương mại 23 1.3.1.Nhân tố kinh tế .23 1.3.2.Những nhân tố văn hoá - xã hội 24 1.3.3.Những nhân tố từ hệ thống lập pháp hành pháp 25 2.1.1.Điều kiện tự nhiên 27 2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội .28 2.2.Giới thiệu đơn vị quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 30 2.3.Tình hình hoạt động gian lận thương mại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2018 31 2.3.1.Đối tượng gian lận thương mại 33 2.3.2.Khu vực gian lận thương mại .34 2.3.3.Hình thức gian lận thương mại chủ yếu .34 2.4.Đánh giá tác hại gian lận thương mại địa bàn tỉnh Thanh Hoá 36 Bảng 2.4 Một số vụ gian lận thương mại hàng giả 44 Bảng 2.5: Một số vụ kinh doanh hàng cấm Thanh Hóa giai đoạn 20142018 44 2.6.1.Kết điều tra người tiêu dùng .45 2.6.2.Kết điều tra tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán .47 2.6.3.Kết điều tra cán quản lý 49 2.6.4.Tổng hợp, đánh giá kết điều tra vấn 51 3.2.1.Tuyên truyền, giáo dục pháp luật 67 3.2.2.Nhận diện gian lận thương mại 68 3.2.3.Hoàn thiện hệ thống pháp luật chống gian lận thương mại 72 3.2.4.Tổ chức máy nguồn nhân lực .72 3.2.5.Tăng cường phối hợp, hợp tác 73 3.2.6.Những giải pháp từ phía doanh nghiệp 75 3.2.7.Giải pháp người tiêu dùng 78 vi DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 84 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Nói đến gian lận thương mại, dân gian từ lâu xuất thành ngữ “buôn gian, bán lận” để hành vi lừa dối, mánh khóe lĩnh vực thương mại Thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua, bán, xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ, hành vi gian dối hướng đến mục đích thu lợi bất Đây tượng có tính lịch sử, xuất từ lâu thị trường cạnh tranh gian lận thương mại, theo quy luật nó, phát triển đến mức độ tinh vi điều tránh khỏi Hoạt động gian lận thương mại địa bàn tỉnh không cộm tiềm ẩn yếu tố phức tạp, khó lường Cụ thể: - Tình hình bn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán trái phép hàng cấm địa bàn tỉnh cộm, chủ yếu thẩm lậu qua đưa vào địa bàn tỉnh để tiêu thụ Hàng nhập lậu chủ yếu hàng tiêu dùng có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan như: vải, quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em, điện thoại, linh kiện điện thoại di động, đồ điện tử, điện lạnh, điện dân dụng; rượu ngoại, sản phẩm động vật, củ Các đối tượng thường sử dụng thủ đoạn chia nhỏ hàng hóa để vận chuyển phương tiện xe khách, xe tải, xe taxi, xe bưu chính, hợp pháp hố hàng nhập lậu hố đơn, quay vịng hóa đơn - Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tập trung vào mặt hàng mỹ phẩm, thiết bị điện tử, phân bón, mỳ chính, máy tính, máy khoan, máy mài, phụ tùng xe máy Những mặt hàng sản xuất nước làm giả từ nước vận chuyển trái phép vào Việt Nam để tiêu thụ Các đối tượng vi phạm tìm mua loại hàng hóa, ngun liệu bán thành phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ bao bì, nhãn mác giả mạo nhãn hiệu tiếng, sau đóng gói thủ cơng sử dụng dây chuyền, máy móc thơ sơ để gia công, dán nhãn cung cấp thị trường Các sản phẩm bán trà trộn với 88 58 Nghị định hướng dẫn Luật thuế giá trị 100/2016/NĐ-CP gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Luật quản lý thuế sửa đổi 01/7/2016 59 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản 121/2013/NĐ-CP xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà công sở 10/10/2013 60 Nghị định quy định xử phạt vi phạm 119/2013/NĐ-CP hành lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi 9/10/2013 60 60 61 62 90/2017/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực thú y Nghị định sửa đổi nghị định xử phạt vi phạm hành hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, 41/2017/NĐ-CP thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng quản lý lâm sản Nghị định quy định quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm 115/2013/NĐ-CP hành bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm 114/2013/NĐ-CP hành lĩnh vực giống trồng, bảo vệ kiểm dịch thực vật 31/7/2017 05/4/2017 3/10/2013 3/10/2013 63 Nghị định quy định xử phạt vi phạm 109/2013/NĐ-CP hành lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn 24/09/2013 64 Nghị định quy định xử phạt vi phạm 108/2013/NĐ-CP hành lĩnh vực chứng khoán thị trường chứng khoán 23/09/2013 65 Nghị định quy định xử phạt vi phạm 105/2013/NĐ-CP hành lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập 16/09/2013 89 66 103/2013/NĐ-CP 67 99/2013/NĐ-CP 68 97/2013/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành hoạt động thủy sản Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu khí dầu mỏ hóa lỏng 12/9/2013 29/08/2013 27/08/2013 81/2013/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết số điều biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành 19/07/2013 70 80/2013/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa 19/07/2013 71 46-2007-QDBYT Quyết định ban hành danh mục chất hỗ trợ chế biến phép sử dụng sản xuất, kinh doanh thực phẩm 19/12/2007 69 72 73 Thông tư quy định quy trình kiểm tra 09-2013-TT-BCT xử xử phạt vi phạm hành Quản lý thị trường Thơng tư quy định lấy mẫu thực 14-2011-TT-BYT phẩm, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 74 27-2008-NĐ-CP Sửa đổi bổ sung số điều Nghị định số 10/CP ngày 23/1/1995 Chính phủ quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn QLTT 75 1243-2000-QDBTM Quyết định ban hành quy chế công tác QLTT 76 77 78 79 Thông tư quy định thẻ kiểm tra thị 30-2012-TT-BCT trường công chức Quản lý thị trường 4397-2009-QDUBND Quyết định ban hành quy chế phối hợp QLTT-CA 1763-1995-QD- Quyết định Về tổ chức Quản lý thị UBND trường tỉnh 59-2008-TT-BTC Thông tư quy định chi phí vụ việc 2/5/2013 1/4/2011 13/3/2008 6/9/2010 10/10/2012 11/12/2009 25/9/1995 4/7/2013 90 80 Thông tư hướng dẫn tổ chức, nhiệm 09-2001-TT-BTM vụ, quyền hạn lực lượngQuản lý thị trường địa phương 13/4/2001 81 20-2008-QDBCT Quyết định ban hành quy chế kiểm tra nội lực lượng QLTT 31/7/2008 82 24-2009-TT-BCT Thông tư quy định công tác quản lý địa bàn Đội QLTT 24/8/2009 83 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật 18-2013-TT-BCT quốc gia chai chứa khí dầu mỏ hóa lõng 31/7/2013 84 14-2013-TT-BCT 85 11-2010-TT-BCT 86 87 88 89 Thông tư quy định điều kiện kinh doanh than Thông tư ban hành quy chế đại lý kinh doanh LPG Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ đấu 853-1997-CTtranh chống bn lậu tình hình TTg Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ đấu 31-1999-CT-TTg tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ về số biện pháp cấp bách chống sản 28-2008-CT-TTg xuất buôn bán hàng giả, hàng chất lượng Thông tư hướng dẫn nghị định 119/2007 02-2011-TT-BCT sản xuất, kinh doanh thuốc 15/7/2013 29/3/2010 11/10/1997 27/10/1999 8/9/2008 28/1/2011 90 12-2010-TTBKHCN Thông tư Hướng dẫn quản lý chất lượng, đo lường kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng 30/7/2010 91 14-2007-TTBKHCN Thông tư bổ sung thông tư 09 ghi nhãn hàng hóa 25/7/2007 92 08-2010-TT-BCA Thơng tư hướng dẫn Nghị định 36 quy định quản lý, sử dụng pháo 5/2/2010 93 95-2009-QD-TTg 94 16-2012-TTNHNN Quyết định cấm buôn bán, đốt thả đèn trời Thông tư hướng dẫn Nghị định 24 quy định quản lý hoạt động kinh doanh vàng 17-7-2009 25-5-2012 91 04-2012-TTBTTTT Thông tư quy định thông tin thue bao di động trả trước 13-4-2012 96 14-CT-BCT Về thực số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ công chức Quản lý thị trường 4/9/2012 97 38-2013-TTBNNPTNT Thông tư quy định danh mục phân bón phép sản xuất kinh doanh Việt Nam 9/8/2013 98 50-2006-QDTTG Quyết định ban hành danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng 7/3/2006 99 08-1999-CT-TTg Về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 15-4-1999 100 Chỉ thị Thủ Tướng triển khai 06-2007-CT-TTg biện pháp cấp bách đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm 28-3-2007 101 Thơng tư sửa đổi bổ sung số điều 10-2013-TT-BYT Thông tư 02/2007/TT-BYT điều kiện kinh doanh thuốc 29-3-2013 102 Thông tư Hướng dẫn chi tiết thi hành số điều điều kiện kinh doanh 02-2007-TT-BYT thuốc theo quy định Luật Dược Nghị định 79/2006/NĐ-CP 24-1-2007 103 13-2009-TT-BYT 95 104 105 Thông tư quy định thông tin quảng cáo thuốc 04-2008-TT-BYT Thông tư hướng dẫn ghi nhãn thuốc 06-2011-TT-BYT Thông tư quy định quản lý mỹ phẩm 1/9/2009 15-5-2008 25-1-2011 106 Thông tư quy định chung điều kiểm 15-2012-TT-BYT đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sở SX,KD thực phẩm 12/9/2012 107 Thông tư quy định chung điều kiểm đảm bảo vệ Quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng thú y, thú y thuỷ sản 21-8-2009 51-2009-TTBNNPTNT 92 108 Thông tư quy định quy chế cấp giấy 26-2012-TT-BYT chứng nhận Đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm 109 01-2008-TTLTTANDTCVKSNDTCBCA-BTP 110 2904-QD-UB 111 4174-QD-UBND 112 113 114 115 Thông tư liên tịch hướng dẫn truy tố hành vi sở hữu trí tuệ 29/2/2008 Quyết định thành lập Ban 127 tỉnh Thanh Hóa 31-10-2001 Quyết định ban hành quy chế hoạt động Ban 127 tỉnh Thanh Hóa 23-12-2008 Quyết định Thủ tướng Chính phủ 65-2010-QD-TTg ban hành quy chế phối hợp quan thuộc ban 127 Thông tư quy định chi tiết số điều 39-2012-TT-BCT Nghị định 94 sản xuất kinh doanh rợu Quy định việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sản 47-2010-TT-BCT phẩm thực phẩm trình sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý Bộ Công thương 27-CT-UBND 30-11-2012 Chỉ thị UBND tỉnh Thanh Hóa Về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức quan hành nhà nướcchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn QLTT 25-10-2010 20/12/2012 31-12-2010 17/11/2011 116 Thông tư quy định quy chế cấp giấy 29-2012-TT-BCT chứng nhận Đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh cong thuong 117 64-2013-TT-BTC Hướng dẫn nghị dịnh 51 hóa đơn chứng từ 15/5/2013 118 30-2012-TT-BYT Thông tu quy định điều kiện đảm bảo với sở chế biến thực phẩm, bếp ăn 5/12/2012 5/10/2012 93 Phụ lục 02 Một số mặt gian lận thương mại bị tịch thu giai đoạn 20122016 lực lượng chức địa bàn tỉnh Thanh Hoá Các lực lượng STT Tên hàng Đơn vị Hình thức Tổng (2) Rượu giả nhãn hiệu biên thị phòng trường GLTM (1) Bộ đội Quản lý (3) (4) (5) chai Hàng lậu Hàng giả 19.694 (6) an (8) 14.580 639 chai Hàng giả 16.638 Sữa hộp Hàng giả 1.370 1.370 Nước giải khát lon Hàng lậu 13.530 9.110 Bánh kẹo kg ATTP 38.249 1.503 36.650 Vật phẩm 37.000 Giả 500 36.500 400 400 342 342 10 11 12 loại 100.000 Tiền giả đ 50.000 đ Bột giả mạo nhãn hiệu Nước mắm Dầu ăn loại 400ml Nước rửa chén giả kg chai chai chai Hàng giả Hàng giả Hàng giả Hàng giả (9) 2.930 1.732 Bia Nhãn mác Y tế 15.032 1.419 (7) Công 4.420 5.622,5 3.532 2.025 7.230 6.530 700 240 240 3.457 3.457 13 Hoá, mỹ phẩm lọ Hàng lậu 6.830 6.830 14 Mỳ gói VPSHCN 3200 3200 15 Thuốc tân dợc hộp Hàng gải 1.563 563 1.000 16 Sách, băng đĩa quyển, In lậu 11.950 7.487 4.463 96 65,5 94 17 Linh kiện xe máy Hàng lậu 1.865 600 18 Bình Gas bình VPSHCN 3.996 3.996 19 Phân bón kg Hàng giả 2.500 2.500 20 Ổ cắm điện Hàng giả 1400 1400 21 Tivi Hàng lậu 155 155 22 Đầu DVD Hàng lậu 102 102 23 Đầu kỹ thuật số Hàng lậu 430 430 24 Tủ lạnh Cái Hàng lậu 79 79 25 Máy điều hoà Cái 104 104 26 Máy ảnh 43 43 27 Vòi tắm 142 142 430 430 550 550 28 29 30 Quần áo thể thao Giầy thể thao Diêm thống đôi Bao Hàng lậu Hàng lậu Hàng lậu Hàng giả Hàng giả Hàng giả 361.20 1.265 361.205 … (Nguồn: Chi cục Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hoá) 95 Phụ lục 03 PHIẾU PHỎNG VẤN Để tìm hiểu thêm cơng tác tổ chức thực kết phòng, chống gian lận thương mại tỉnh Thanh Hố, chúng tơi tiến hành thực khảo sát để lấy ý kiến người tiêu dùng tỉnh Thanh Hố Phiếu vấn khơng sử dụng phóng vấn người tiêu dùng cán làm cơng tác phịng, chống gian lận thương mại Thông tin người tiêu dùng - Họ tên: - Địa chỉ: - Giới tính: Nam Nữ - Tuổi: Từ 18 đến 25 Từ 26 đến 50 Trên 50 - Đã lập gia đình: Có Chưa - Nghề nghiệp Công nhân/ nhân viên Công chức/ Viên chức Học sinh/ sinh viên Người nội trợ Nghề tự Bạn nhận biết gian lận thương mại qua kênh thơng tin Truyền thanh, truyền hình Báo chí, tạp chí, internet 96 Bạn bè, người thân Cán quản lý Nhà sản xuất Anh/chị trả lời câu hỏi cách khoanh tròn vào số phù hợp với ý kiến anh chị Mức độ đánh giá (đồng ý sau) - Nhận biết hàng giả: 1: Rất dễ 2: dễ 3: Bình thường 4: Khó 5: Rất khó - Hàng giả có tác hại nào? 1: Khơng tác hại 2: tác hại 4: Tác hại 3: Bình thường 2: Rất tác hại - Công tác tổ chức thực kết chống sản xuất, buôn bán hàng giả tỉnh Thanh Hoá thời gian qua? 1: Rất tốt 2: Tốt 3: Bình thường 4: Kém 5: Rất Theo ý kiến anh (chị), thời gian tới để cơng tác tổ chức thực phịng, chống gian lận thương mại tỉnh Thanh Hoá đạt kết tốt cần phải làm gì? Tăng cường cơng tác tuyên truyền phòng, chống gian lận thương mại Thiết lập trang Web để trao đổi thông tin, nhận biết phòng, chống gian lận thương mại Trên địa bàn cần thành lập, cố “Đường dây nóng chống phòng, chống gian lận thương mại” tăng mức xử phạt hành chính, xử lý hình sự, dân Ý kiến khác: 97 Xin chân thành cảm ơn./ 98 Phụ lục 04 PHIẾU PHỎNG VẤN Để tìm hiểu thêm cơng tác tổ chức thực kết cơng tác tổ chức phịng, chống gian lận thương mại tỉnh Thanh Hố, chúng tơi tiến hành thực khảo sát để lấy ý kiến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tỉnh Thanh Hố Thơng tin tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh Tên tổ chức, cá nhân buôn bán: Địa chỉ: Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Người đại diện: Chức vụ: Ơng (bà) cho biết sở nhận biết gian lận thương mại qua kênh thông tin Truyền thanh, truyền hình Báo chí, tạp chí, internet Cán quản lý Bạn bè, người thân Người tiêu dùng Ông/bà trả lời câu hỏi cách khoanh tròn vào số phù hợp với ý kiến Ông/bà, Mức độ đánh giá (đồng ý sau) - Nhận biết gian lận thương mại: 1: Rất dễ 2: dễ 3: Bình thường 4: Khó 5: Rất khó - Gian lận thương mại có tác hại nào? 1: Khơng tác hại 2: tác hại 4: Tác hại 3: Bình thường 2: Rất tác hại 99 - Công tác tổ chức thực kết phòng, chống gian lận thương mại tỉnh Thanh Hoá thời gian qua? 1: Rất tốt 2: Tốt 3: Bình thường 4: Kém 5: Rất Theo ý kiến Ông (bà), thời gian tới để công tác tổ chức thực chống sản xuất, buôn bán hàng giả tỉnh Thanh Hoá đạt kết tốt cần phải làm gì? Tăng cường cơng tác tuyên truyền gian lận thương mại: nhận biết gian lận thương mại; Thiết lập trang Web để trao đổi thông tin, nhận biết gian lận thương mại; Các sở sản xuất, kinh doanh cần chủ động, bảo vệ sản phẩm, thương hiệu mình, phối hợp tốt với lực lượng chức Tăng cường phối hợp, hợp tác quan chức với với quyền địa phương, với doanh nghiệp, người tiêu dùng Tăng mức xử phạt hành chính, xử lý hình sự, dân Ý kiến khác: Xin chân thành cảm ơn./ 100 Phụ lục 05 PHIẾU PHỎNG VẤN Để tìm hiểu thêm cơng tác tổ chức thực kết cơng tác tổ chức phịng, chống gian lận thương mại tỉnh Thanh Hố, chúng tơi tiến hành thực khảo sát để lấy ý kiến cán quản lý Thông tin tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán Tên tổ chức, cá nhân buôn bán: Địa chỉ: Ngành nghề kinh doanh: Người đại diện: Chức vụ: Ông (bà) cho biết sở nhận biết hàng hố hàng giả qua kênh thơng tin Truyền thanh, truyền hình Báo chí, tạp chí, internet Cán quản lý Nhà sản xuất Bạn bè, người thân Ông/bà trả lời câu hỏi cách khoanh tròn vào số phù hợp với ý kiến Ông/bà, Mức độ đánh giá (đồng ý sau) - Nhận biết gian lận thương mại: 1: Rất dễ 2: dễ 3: Bình thường 4: Khó 5: Rất khó - Gian lận thương mại có tác hại nào? 1: Khơng tác hại 2: tác hại 4: Tác hại 3: Bình thường 2: Rất tác hại 101 - Công tác tổ chức thực kết phòng, chống gian lận thương mại tỉnh Thanh Hoá thời gian qua? 1: Rất tốt 2: Tốt 3: Bình thường 4: Kém 5: Rất Theo ý kiến Ông (bà), thời gian tới để công tác tổ chức thực chống gian lận thương mại tỉnh Thanh Hoá đạt kết tốt cần phải làm gì? Tăng cường cơng tác tuyên truyền gian lận thương mại: nhận biết gian lận thương mại; Thiết lập trang Web để trao đổi thông tin, nhận biết gian lận thương mại Tăng cường cơng tác hội trợ phịng, chống gian lận thương mại; Các sở sản xuất, kinh doanh cần chủ động, bảo vệ sản phẩm, thương hiệu mình, phối hợp tốt với lực lượng chức Tăng cường phối hợp, hợp tác quan chức với với quyền địa phương, với doanh nghiệp, người tiêu dùng Ý kiến khác: Xin chân thành cảm ơn./ ... chống gian lận thương mại địa bàn tỉnh Thanh Hóa 2.2 Mục tiêu cụ thể - Luận giải số vấn đề lý luận gian lận thương mại phòng, chống gian lận thương mại - Đánh giá thực trạng gian lận thương mại phòng,. .. giải pháp tăng cường phòng, chống gian lận thương mại địa bàn tỉnh Thanh Hóa CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LÂN THƯƠNG MẠI VÀ PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI 1.1.Lý luận chung gian lận thương mại. .. khảo, luận văn chia thành chương: Chương Cơ sở lý luận gian lận thương mại phòng, chống gian lận thương mại Chương Thực trạng gian lận thương mại phòng, chống gian lận thương mại Chương Một số giải

Ngày đăng: 10/09/2021, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.1. Số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Trang 38)
Từ bảng 2.2 cho thấy, giai đoạn 2014-2018 các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện xử lý: Số vụ xử lý: 40.267 vụ; Số tiền thu phạt: 228,902 tỷ đồng; Trị giá hàng tịch thu: 121,347 tỷ đồng - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
b ảng 2.2 cho thấy, giai đoạn 2014-2018 các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện xử lý: Số vụ xử lý: 40.267 vụ; Số tiền thu phạt: 228,902 tỷ đồng; Trị giá hàng tịch thu: 121,347 tỷ đồng (Trang 50)
Bảng 2.3: Số vụ kiểm tra, xử lý gian lận thương mại tại Thanh Hóa giai đoạn 2014-2018  - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.3 Số vụ kiểm tra, xử lý gian lận thương mại tại Thanh Hóa giai đoạn 2014-2018 (Trang 51)
Qua bảng 2.3 ta thấy, tổng số vụ khởi tố hình sự là 975 vụ (chiếm 2,4% tổng số vụ vi phạm) - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
ua bảng 2.3 ta thấy, tổng số vụ khởi tố hình sự là 975 vụ (chiếm 2,4% tổng số vụ vi phạm) (Trang 52)
Bảng 2.4. Một số vụ gian lận thương mại về hàng giả STTMặt hàng Chủ thể vi phạm Số tiền phạt (triệu đồng) - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.4. Một số vụ gian lận thương mại về hàng giả STTMặt hàng Chủ thể vi phạm Số tiền phạt (triệu đồng) (Trang 53)
nguồn gốc Lê Trung Thành Khởi tố hình sự - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
ngu ồn gốc Lê Trung Thành Khởi tố hình sự (Trang 54)
Bảng 2.6: Tổng hợp điều tra đối với người tiêu dùng - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.6 Tổng hợp điều tra đối với người tiêu dùng (Trang 55)
Bảng 2.7: Tổng hợp điều tra đối với tổ chức, cá nhân sản xuất - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.7 Tổng hợp điều tra đối với tổ chức, cá nhân sản xuất (Trang 57)
+ 17 ý kiến tăng mức xử phạt hành chính, xử lý hình sự, dân sự. + Ý kiến khác: không - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
17 ý kiến tăng mức xử phạt hành chính, xử lý hình sự, dân sự. + Ý kiến khác: không (Trang 58)
Có thể nói thói quen xem truyền hình, báo chí, tạp chí, internet của người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân sản xuất; tổ chức cá nhân buôn bán; cán bộ quản lý thông qua các kênh thông tin này nắm bắt được các thông tin gian lận thương mại như: khuyến cáo người - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
th ể nói thói quen xem truyền hình, báo chí, tạp chí, internet của người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân sản xuất; tổ chức cá nhân buôn bán; cán bộ quản lý thông qua các kênh thông tin này nắm bắt được các thông tin gian lận thương mại như: khuyến cáo người (Trang 60)
Hình 2.1: Đánh giá mức độ nhận biết gian lận thương mại - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Hình 2.1 Đánh giá mức độ nhận biết gian lận thương mại (Trang 61)
Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả công tác phòng, chống gian lận thương mại - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả công tác phòng, chống gian lận thương mại (Trang 62)
Hình 2.2: Đánh giá mức độ tác hại của gian lận thương mại - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Hình 2.2 Đánh giá mức độ tác hại của gian lận thương mại (Trang 62)
Hình 2.3: Đánh giá mức độ của công tác phòng, chống gian lận thương mại - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Hình 2.3 Đánh giá mức độ của công tác phòng, chống gian lận thương mại (Trang 63)
STT Tên hàng Đơn vị Hình - Luận văn Th.S Một số giải pháp phòng, chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
n hàng Đơn vị Hình (Trang 102)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w