luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên

106 116 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ………………… ĐẶNG THANH TÂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1 2 HÀ NỘI , NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ………………… ĐẶNG THANH TÂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HÓA 2 3 HÀ NỘI , NĂM 2017 3 4 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan Luận văn Thạc sĩ kinh tế này do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực và được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy Tác giả Đặng Thanh Tâm 5 MỤC LỤC 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATTP BCĐ 389 GD GRDP QLTT VSATTP UBND Gross Regional Domestic Product An toàn thực phẩm Ban chỉ đạo 389 Giám đốc Tổng sản phẩm trong tỉnh Quản lý thị trường Vệ sinh an toàn thực phẩm Ủy ban nhân dân 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ BẢNG Bảng 2.1 Kết quả công tác phòng chống gian lận thương mại của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016 Bảng 2.2 Kết quả công tác phòng chống gian lận thương mại của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016 Bảng 2.3 Kết quả công tác phòng chống gian lận thương mại của Công an tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016 Bảng 2.4 Kết quả kiểm tra, kiểm soát của Ban chỉ đạo 127 (nay là 389 tỉnh Thái Nguyên) năm 2016 BIỂU ĐỒ Biểu 2.1 Tổng số vụ gian lận thương mại kiểm tra và xử lý của Sở công thương Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016 Biểu 2.2 Tiền phạt vi phạm hành chính, trị giá hàng tịch thu và trị giá hàng tiêu hủy do Sở công thương tỉnh Thái Nguyên xử lý giai đoạn 2013-2016 Biểu 2.3 Tổng tiền truy hoàn, truy thu, tiền phạt kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2016 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi và đứng trước những vận hội mới với những cơ hội đặc biệt thuận lợi từ những chính sách của Nhà nước Số lượng cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại ngày càng tăng lên cả về số lượng và đa dạng hình thức kinh doanh Sự phát triển đó đã mang lại những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển mạnh này là vấn đề gian lận thương mại diễn biến phực tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng Thái Nguyên là một Tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, là cầu nối giữa các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Trong những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền Tỉnh và nhân dân, Thái Nguyên đã thu được những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2016 ước tính tăng 15,2% so với năm 2015, tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người năm 2016 ước tính đạt 52 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 6,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2015.Tổng vốn đầu tư trong tỉnh ước tính cả năm 2016 đạt 45,8 nghìn tỉ đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo nhiều công ăn việc làm không chỉ cho người dân trong tỉnh mà cho cả các tỉnh lân cận Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, vấn đề gian lận thương mại tại Tỉnh Thái Nguyên có những diễn biến phức tạp trong những năm qua Gian lận thương mại trong năm 2015 tăng so với năm 2014; các hành vi vi phạm đã phát hiện và xử lý chủ yếu là gian lận về hóa đơn, chứng từ, đo lường, về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá, kinh doanh hàng hóa đóng gói sẵn không đủ định lượng ghi trên bao bì, không niêm yết giá bán hàng hóa theo quy định Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong năm 2015 đã tăng về số vụ vi phạm so với năm 2014; những vụ việc được phát hiện, xử lý đều có phương thức, thủ đoạn tinh vi mang nhiều yếu tố nước ngoài và 9 được tổ chức chặt chẽ hơn từ khâu sản xuất đến khâu phân phối với nhiều chủng loại, công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng khó phát hiện khi lựa chọn hàng hóa Kết quả, các lực lượng toàn tỉnh phát hiện, bắt giữ, xử lý 4.427 vụ việc vi phạm; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, truy thu thuế, bán hàng tịch thu và trị giá hàng tiêu hủy 86.355 triệu đồng; khởi tố 368 vụ, với 462 đối tượng Hoạt động gian lận có xu hướng ngày càng tăng lên trên phạm vi tỉnh trong khi công tác quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại của Tỉnh Thái Nguyên còn nhiều bất cập Hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về lĩnh vực này chưa đồng bộ, còn chồng chéo, bộc lộ nhiều bất cập; số vụ việc bị khởi tố về tội danh này còn quá ít, chưa tạo được sức răn đe; công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong đấu tranh giữa các địa phương, ngành chức năng chưa thường xuyên, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác phòng chống gian lận thương mại còn thiếu, lạc hậu, lực lượng chống gian lận thương mại còn mỏng Đứng trước thực trạng nói trên, lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là hết sức cần thiết 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu Trong những năm vừa qua, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về gian lận thương mại nói chung và quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại nói riêng Có thể kể đến những công trình nghiên cứu như sau: - Ngô Minh Hoàn (2014), “Tăng cường quản lý nhằm chống gian lận thương mại tại cục hải quan Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sỹ, ĐH Thương mại Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về chống gian lận thương mại, thực trạng công tác quản lý nhằm chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường quản lý nhằm chống gian lận thương mại tại cục hải quan Quảng Ninh Đề tài mang tính tham khảo cơ sở lý luận về gian lận thương mại làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” 10 - Trần Anh Tuấn (2013), “Tăng cường phòng chống gian buôn lậu và gian lận thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nôi”, Luận văn Thạc sỹ, ĐH Kinh tế quốc dân Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng về chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội, tập trung phân tích đối với nhóm hàng nhập khẩu Đề tài mang tính tham khảo các cơ sở lý luận về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và thành công cũng như hạn chế của công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” - Nguyễn Thị Thủy (2008), “Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu của Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội.Luận văn đã tổng hợp các vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu của Việt Nam Đề tài có phạm vi nghiên cứu khá rộng trên cả nước Việt Nam cũng như đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn đối với gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu Đề tài mang tính tham khảo để tác giả phân tích thêm về các hành vi gian lận thương mại trong kinh doanh hàng hóa tại địa phương Như vậy đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề gian lận thương mại và quản lý đối với gian lận thương mại đối với các mặt hàng khác nhau và phạm vi khác nhau Có những công trình nghiên cứu khái quát, có những công trình nghiên cứu cụ thể tại một khía cạnh Những công trình nghiên cứu nói trên, tác giả đều kế thừa những thành tựu làm cơ sở nghiên cứu.Tuy nhiên hiện nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.Vì vậy, nội dung của đề tài luận văn “Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” sẽ không trùng lặp, đảm bảo tính lý luận và thực tiễn 3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Đề tài luận văn “Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với gian 92 - Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức chính trị, xã hội nhằm đảm bảo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và pháp luật, tiếp nhận nguồn tin tố giác của quần chúng d Đài phát thanh tỉnh và Sở Văn hóa – thông tin: Tăng cường nội dung thông tin quản lý Nhà nước về thương mại, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của hàng lậu, hàng giả, các thủ đoạn gian lận thương mại, giáo dục cho người dân hiểu về quyền lợi có ý thức tự bảo vệ bản thân trước những hành vi này, không tiếp tay cho hàng lậu, hàng giả, chủ động tố giác các hành vi vi phạm cho lực lượng chức năng Kịp thời thông tin về các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn để người dân có thông tin cần thiết để cản giác, phát hiện các hành vi vi phạm 3.2.3 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong và ngoài địa bàn tỉnh Thái Nguyên Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại là hoạt động không chỉ của riêng một cá nhân, một tổ chức mà là hoạt động mang tính tập thể, là quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự giúp sức của tất cả các lực lượng cũng như quần chúng nhân dân và các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Do đó các lực lượng trên địa bàn huyện cần tăng cường trao đổi thông tin chuyên môn, phối hợp trong hoạt động nghiệp vụ một cách thường xuyên, lâu dài Có như vậy mới ổn định được thị trường và góp phần vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn - Tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra thị trường: Hiện nay, hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các lực lượng chức năng như công an, quản lý thị trường, cục thế trên địa bàn tỉnh còn chưa đạt kết quả cao, do đó trong thời gian tới, cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong việc trinh sát, kiểm tra, xử lý vụ việc Để làm được điều này, Ban chỉ đạo 389 tỉnh cần điều chỉnh lại quy chế hoạt động, phân công chức năng từng thành viên Trong đó, phân định rõ khi thực hiện vụ việc, cơ quan nào sẽ là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, cơ quan nào phối hợp, việc sử dụng ấn chỉ, con dấu của cơ quan nào cần quy định rõ Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin giữa các lực lượng chức năng để nắm chắc địa bàn, đối tượng, phương thức thủ đoạn gian lận thương mại 93 - Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh: Ngoài việc phối hợp giữa các lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, thì việc phối hợp với các cơ quan quản lý bao gồm: Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý Chợ, Siêu thị, UBND các huyện, xã là vô cùng cấp thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại tại tỉnh Thái Nguyên Hiện nay, nhiều cơ quan quản lý của huyện, xã trên địa bàn tỉnh còn chưa nắm được tình hình vi phạm của các hộ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, nên việc nắm bắt thông tin, phát hiện vi phạm còn rất yếu, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như sản xuất rượu, kinh doanh gas, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 389 tỉnh cần quy định UBND các huyện, xã, các ban quản lý cần rà soát lại danh sách số lượng hộ kinh doanh, đặc biệt lĩnh vực kinh doanh có điều kiện đã đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh chưa, các hộ kinh doanh trái phép, có dấu hiệu vi phạm để cung cấ thông tin cho lực lượng kiểm tra, kiểm soát Tăng cường phối hợp giữa Đội quản lý thị trường với phòng Tài chính kế hoạch, phòng Kinh tế trong công tác kiểm tra, bình ổn giá tại các Chợ, siêu thị Đặc biệt, địa bàn nào để xảy ra vi phạm mà chủ tịch UBND huyện, xã đó không nắm được sẽ phải trịu trách nhiệm trước Trưởng ban chỉ đạo 389 tỉnh Những quy định này giúp cho các cơ quan quản lý địa bàn phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin, trao đổi thông tin với lực lượng kiểm tra kiểm soát trên địa bàn tỉnh và huyện - Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng ngoài địa bàn: Hành vi, phương thức thủ đoạn của các đối tượng gian lận thương mại vô cùng phức tạp và nguy hiểm, do vậy hành vi vi phạm không chỉ xảy ra trên địa bàn một tỉnh mà chúng còn thực hiện hoạt động liên tuyến, vận chuyển hàng hóa vi phạm trên nhiều tỉnh, thành phố Do vậy, sự phối hợp với cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường trên địa bàn các tỉnh, thành phố khác cũng như lực lượng chức năng của tỉnh là hoạt động thiết yếu trong việc nắm bắt thông tin về tuyến đường, phương tiện vận tải, số lượng hàng hóa cũng như kho, bến tập trung hàng hóa, cơ sở sản xuất… Hoạt động phối hợp này sẽ tạo nên một liên kết bền vững trong việc bảo vệ 94 thị trường trước những diễn biến, biến động và hành vi vi phạm ngày phức tạp, thú vị Hiện nay, công tác kiểm tra thị trường không chỉ đơn cử kiểm tra một doanh nghiệp, một hộ đang kinh doanh mà cần tập trung trinh sát và kiểm tra các phương tiện vận tải lưu thông trên địa bàn Do đó, trong thời gian tới, lực lượng công an và quản lý thị trường cần tăng cường trinh sát, mua tin, đề xuất các vụ việc cũng như tiếp nhận đề xuất kiểm tra cần đến sự phối hợp của các lực lượng ngoài địa bàn 3.2.4 Tăng cường nguồn nhân lực trong công tác quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại Đây là giải pháp quan trọng, có tính chất quyết định trực tiếp đến quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại Hiện nay, số lượng và chất lượng cán bộ công chức trên địa bàn còn hạn chế, do đó cần liên tục bổ sung số lượng và củng cố chất lượng của lực lượng làm công tác quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn Huyện theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu Cụ thể: Đối với chất lượng cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ, cần từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi lực lượng trong sạch, tinh thông về nghiệp vụ, có ý thức trách nhiệm cao, chắc chắn sẽ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại Trong tình hình hiện nay, các công chức cần đảm bảo có đủ kiến thức về kinh tế, thương mại, hiểu biết và nắm rõ quy dịnh của pháp luật hiện hành, có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra và xử lý vụ việc, đồng thời có đủ phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị Bởi vậy cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu công tác, đặc biệt là lực lượng công an và quản lý thị trường, xứng đáng làm nòng cốt và tham mưu cho Ban chỉ đạo 389 tỉnh trong cuộc chiến chống gian lận thương mại Số lượng cán bộ công chức trong lực lượng phòng chống gian lận thương mại hiện nay còn mỏng Trong thời gian tới, cần từng bước tăng số lượng biên chế, bổ sung lực lượng công chức trẻ, có năng lực và trình độ phù hợp cho lực lượng công an, quản lý thị trường, tham gia vào công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa 95 bàn tỉnh Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương thỏa đáng đối với các cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại, biểu dương, động viên kịp thời đối với những cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc Đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo nội bộ trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác Thời gian vừa qua, lực lượng phòng chống gian lận thương mại còn có nhiều vấn đề tiêu cực, nhiều cán bộ, công chức tha hóa, biến chất, tiếp tay cho hành vi buôn lậu, lợi dụng quyền hành của mình để sách nhiễu, ăn tiền của những người làm ăn bất chính Những điều này hết sức nguy hiểm vì không những nó trực tiếp giúp gian lận thương mại ngày một phát triển, còn làm mất lòng tin của nhân dân, quần chúng, gây ra tâm lý coi thường pháp luật, sử dụng việc hối hộ để thoát tội Vì vậy cần tiếp tục nâng cao vai trò của các cấp Ủy Đảng, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, phát huy chức năng giáo dục, răn đe của pháp luật, xử lý thích đáng không khoan nhượng đối với những kẻ tiếp tay cho gian lận thương mại, tăng cường kiểm tra nội bộ, chống tiêu cực, bảo kê, tiếp tay cho các hành vi gian lận thương mại Khẩn trương rà soát đội ngũ cán bộ, nhân viên, sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng và ban hành chế độ, quy trình luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức trong các lực lượng chức năng, trên cơ sở đó thực hiện đúng, đủ chế độ Việc luân chuyển cán bộ chống buôn lậu để hạn chế việc bắt tay với buôn lậu; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xây dựng biệp pháp nghiệp vụ chống lại việc dung túng, bảo kê cho buôn lậu 3.2.5 Tổ chức và triển khai hoạt động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả trong tình hình mới Mở các đợt cao điểm đấu tranh chống buôn 96 lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào chuyên đề các mặt hàng: Thuốc lá, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng, an toàn thực phẩm Việc kiểm tra phải được triển khai một cách nhất quán, liên tục các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, các kho hàng, phương tiện vận chuyển có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn Lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường theo từng thời kì trong năm, trong đó bắt buộc phải có Kế hoạch kiểm tra soát dịp Tết Nguyên Đán, Tết dương lịch; tháng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra dịp Tết trung thu và dịp cao điểm cuối năm Ngoài ra, lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên nắm bắt chỉ thị của Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Trung ương để triển khai kiểm tra các mặt hàng trọng điểm như rượu bia, thuốc lá, phụ gia thực phẩm, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng… Nâng cao chất lượng nắm tình hình, thu nhập, xử lý thông tin, điều tra cơ bản, chủ động lực lượng Lực lượng Công an nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm, xác lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng cầm đầu, chủ mưu, triệt phá tận gốc các đường dây, ổ nhóm, không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại, phối hợp các lực lượng chức năng triệt phá các tụ điểm tập kết, kinh doanh hàng lậu, vi phạm an toàn thực phẩm Các cơ quan quản lý chuyên ngành hàng năm xây dựng kế hoạch, chương trình hành động nhằm giải quyết cơ bản tình trạng sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc… Cần tập trung kiểm tra tại các Kho, bến bãi, khu tập kết hàng hóa, khu vực chợ, các phương tiện vận tải trên tuyến, các hộ kinh doanh trên địa bàn, không dể xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, đánh mạnh vào những cơ sở, đầu nậu, ổ nhóm tàng trữ hàng lậu, hàng giả, hàng nhái… Tổ chức kiểm tra, kiểm soát phải có trọng tâm trọng điểm, tập trung phát hiện đấu tranh, ngăn chặn, triệt phá các đường dây ổ nhóm lớn; xử lý nghiêm bọn đầu lậu, chủ hàng, các trường hợp tiếp tay, bảo kê 97 Công tác báo cáo cần được tăng cường và hoàn thiện chế độ báo cáo hiện tại Thời gian qua công tác báo cáo, dự báo tình hình còn nhiều thiếu sót, thông tin về các vụ việc, báo cáo tình hình chung hàng tháng, quý, năm từ các lực lượng chức năng còn chậm trễ, chưa tự giác, chủ động, việc báo cáo chỉ được gửi văn bản nên tốc độ tiếp nhận thông tin còn chậm trễ Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 389 tỉnh cần bám sát và duy trì chế độ báo cáo theo chế độ hiện hành của BCĐ 389 Trung Ương, định kỳ chiều thứ 6 gửi báo cáo hàng tuần, định kỳ ngày 15 gửi báo cáo tháng, quý, năm đến Trưởng ban chỉ đạo cũng như Thường trực Ban chỉ đạo 389 Trung Ương Văn bản báo cáo ngoài gửi văn bản theo phương thức truyền thống thì nên được gửi qua hòm thư điện tử để đảm bảo kịp thời gian, tiến độ, hòm thư điện tử phải đảm bảo chế độ bí mật thông tin 3.2.6 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại Trong điều kiện cuộc chiến chống gian lận thương mại ngày càng khó khăn, phức tạp hiện nay, việc xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức phòng chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh là vô cùng cần thiết.Trước hết, các trang thiết bị và máy móc hỗ trợ cho công tác này còn rất thiếu và hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ đặt ra Ví dụ như các vụ việc về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa có thiết bị giám định chất lượng sản phẩm, khi phát hiện vụ việc tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho kết quả giám định chất lượng Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị vật chất kỹ thuật hiện đại, đầy đủ, như phương tiện đi lại, xe chuyên dụng, phương tiện phục vụ cho giám định chất lượng hàng hóa, thiết bị thông tin liên lạc, hệ thống thu nhập và xử lý thông tin… phù hợp cho các lực lượng chức năng trong việc phòng chống gian lận thương mại là điều vô cùng thiết yếu Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cho hoạt động phòng chống gian lận thương mại cũng là một vấn đề vô cùng cấp thiết, bởi những hoạt động hỗ trợ cho công tác như mua tin, chi phí bảo quản hàng, giám định chất lượng hàng hóa luôn cần thực hiện ngay khi phát hiện vụ việc, nhưng chỉ khi vụ việc kết thúc, có đầy đủ hồ sơ thì mới làm thủ tục để cơ quan chủ quản ứng chi phí vụ việc, vấn đề này hiện nay gây rất 98 nhiều khó khăn cho lực lượng quản lý thị trường Hiện nay, Chính phủ đang soạn thảo dự thảo Quyết định quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và thanh toán chi phí xử lý, quản lý tang vật từ các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, do vậy các lực lượng chức năng trên địa bàn Huyện cần nhanh chóng tập hợp ý kiến, nêu lên những khó khăn vướng mắc để góp ý hoàn thiện dự thảo, tháo gỡ những bất cập về chi phí đang xảy ra trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn 3.2.7 Tăng cường hoạt động tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức của người dân và thương nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Trong thời gian tới, cần tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của các hành vi gian lận thương mại, nêu rõ các quy định của pháp luật, các mức xử phạt cụ thể để răn đe các đối tượng vi phạm Việc tuyên truyền phải đảm bảo mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ những nguy hại của gian lận thương mại đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, sức khỏa của người dân Tuyên truyền có hiệu quả, từng bước làm thay đổi nhận thức và hành động của người tiêu dùng trong lựa chọn hàng hóa, thực hiện văn minh thương mại Từ đó người dân có ý thức hơn trong việc phát hiện, tố giác, không tiếp tay cho các đối tượng vi phạm, đồng thời ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình Bên cạnh đó, cần kết hợp tuyên truyền với phổ biến pháp luật trong các cơ quan, doanh nghiệp.Công việc này cần tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức như trên các phương tiện phát thanh, báo chí.Tổ chức hội thảo tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ đáu tranh chống buôn lậu cho đại diện các doanh nghiệp và hộ kinh doanh ở một số mặt hàng trọng điểm Hội thảo giới thiệu khái quát các quy định về đăng kí kinh doanh, chế độ hóa đơn chứng từ trong mua bán hàng hóa, hàng cấm, hàng nhập lậu và những chế tài xử phạt vi phạm có liên quan Cần có chiến lược sâu rộng bằng nhiều hình thức để thương nhân nắm và hiểu được nhiệm vụ chống buôn lậu của lực lượng quản lý thị trường rất cam go quyết liệt Các cuộc họp, hội thảo có thể giao UBND các huyện, xã, thị trấn định kỳ tổ chức đối với đại 99 diện các doanh nghiệp trên địa bàn Ngoài ra, có thể soạn thảo, phát tờ rơi đến các hộ kinh doanh về những quy định của pháp luật đối với kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, các hành vi gian lận thương mại và chế tài xử phạt Công bố thông tin về hòm thư, đường dây nóng khi phát hiện vi phạm để người dân có thể liên hệ trực tiếp khi phát hiện vi phạm, hoặc các biểu hiện tiêu cực của cán bộ công chức trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại Lực lượng quản lý thị trường đã và sẽ tiếp tục vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không tàng trữ, buôn bán và lưu thông hàng lậu, hàng giả, hàng nhái Thông qua hoạt động ký cam kết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã góp phần nào ý thức được việc bảo vệ sản xuất trong nước, không tiếp tay cho các hành vi tàng trữ, lưu thông và sử dụng hàng lậu, hàng giả, hàng nhái Song song với đó, lực lượng quản lý thị trường cũng kiểm tra việc ký cam kết và thực hiện của các hộ kinh doanh, kết quả cho thấy, phần lớn các hộ kinh doanh này đã chấp hành.Tuy nhiên, vẫn còn một số tỷ lệ khoảng 15% trong số hộ được kiểm tra chưa thực hiện nghiêm túc và đã bị xử phạt hành chính Các lực lượng chức năng cần gửi văn bản về phòng Văn hóa – Thông tin của huyện, giới hạn cả khu vực phát thanh khi có vi phạm xảy ra, cung cấp văn bản, khoanh vùng các xã để tuyên truyền một cách tập trung Đài phát thanh huyện cần cử một phóng viên chuyên theo dõi các hoạt động của Đội quản lý thị trường, công an kinh tế, tuyên truyền kịp thời khi phát hiện các vụ việc vi phạm, không để các báo đài khác đưa tin sai lệch, gây hoang mang đối với người dân trên địa bàn Đầu tư xây dựng các chuyên mục, dành thời lượng thích hợp để tuyên truyền về công tác đấu tranh chống gian lận thương mại trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh, huyện, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật, đặc biệt tăng cường thời lượng tuyên truyền trước, trong và sau tết Nguyên đán Cung cấp, chia sẻ thông tin, số liệu, vụ việc liên quan đến gian lận thương mại trên địa bàn Tuyên truyền đầy đủ các văn bản chỉ đạo điều hành về công tác đấu tranh chống gian lận thương mại, nêu gương những người tốt, việc tốt và lên án các hành vigian lận thương mại để nhân dân nhận thức rõ những nguy hại gian lận thương mại Phổ biến và giao nhiệm vụ 100 đến Trạm truyền thanh cấp huyện, xã, các cụm loa tại các thôn tăng cường công tác triển khai và thực hiện tuyên truyền phổ biến đến mọi người dân, đặc biệt tại các xã nông nghiệp xa trung tâm, ý thức người dân còn kém Một khi công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân được thực hiện tốt sẽ góp phần rất lớn trong hoạt động chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh 3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Thứ nhất, sửa đổi Điều 22 “Hành vi gian lận về sử dụng phương tiện đo lường kinh doanh xăng dầu” và Điều 23 “Hành vi vi phạm quy định về chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường” của Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/8/2013 của Chính phủ vì cùng một lĩnh vực đo lường, chất lượng hàng hóa thì Nghị định số 97/2013/NĐ-CP có sự chồng chéo và thiếu thống nhất so với Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ; - Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật liên quan theo hướng tăng mạnh chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh - Thứ ba,đề nghị sửa đổi, bổ sung một số Nghị định Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong đó chưa quy định thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường ở lĩnh vực hoặc đối với các loại hàng hóa có dấu hiệu nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại như: Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; - Thứ tư, chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch, phương án tập trung quyết liệt chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm nhập lậu qua biên giới để giảm thiểu tối đa các loại hàng hóa này đưa vào tiêu thụ trong nội địa - Thứ năm, sớm phê duyệt Chương trình quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đến năm 2020 101 KẾT LUẬN Nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu và có những đóng góp chủ yếu như sau: Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chủ yếu liên quan đến gian lận thương mại và quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại Trong đó đã xây dựng được nội dung của quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại của tỉnh Thái Nguyên Thứ hai, luận văn đã khái quát được những đặc điểu chủ yếu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như thực trạng tình hình gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Trên cơ sở đó luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh về hệ thống văn bản pháp luật;xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật đối với hoạt động gian lận thương mại; tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động gian lận thương mại;thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm các hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên … Từ đó luận văn đánh giá những thành công và hạn chế của quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại, luận văn đưa ra một số những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước đối với vấn đề này Trong quá trình nghiên cứu, do còn những hạn chế về mặt nhận thức và thời gian nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót Người viết mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài viết được hoàn thiện hơn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 ANTV (2017), Đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả tại Thái Nguyên, 2 Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2013, Thái Nguyên 2013 3 Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên (2014), Báo cáo kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2014, Thái Nguyên 2014 4 Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên (2015), Báo cáo kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2015, Thái Nguyên 2015 5 Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016, Thái Nguyên 2016 6 Cục thống kê Thái Nguyên (2015), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2015,Thái Nguyên 2015 7 Xuân Huy (2016), Tuyên truyền góp phần đẩy lùi buôn lậu, hàng giả và gian lận thươngmại, 8 Ngọc Khiêm (2016), Lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Thái Nguyên phát hiện, xử lý trên 4 nghìn vụ vi phạm, 9 Duy Linh (2016), Thái Nguyên: Tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 10 Ngô Minh Hoàn (2014), “Tăng cường quản lý nhằm chống gian lận thương mại tại cục hải quan Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sỹ, ĐH Thương mại 11 TS Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội 2015 12 Nguyễn Thị Thủy (2008), “Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu của Việt Nam” 13 GS Đỗ Hoàng Toàn (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Lao động và xã hội, Hà Nội 2015 Trần Anh Tuấn (2013), “Tăng cường phòng chống gian buôn lậu và gian lận thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nôi”, Luận văn Thạc sỹ, ĐH Kinh tế quốc dân 14 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Luật hình sự (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2015 15 UBND tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên 2010 ... nhà nước gian lận thương mại? - Thực trạng gian lận thương mại quản lý nhà nước gian lận thương mại địa bàn tỉnh Thái Nguyên? - Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước gian lận thương mại địa. .. thương mại địa bàn tỉnh Thái Nguyên? ?? nhằm nghiên cứu sở lý luận quản lý nhà nước gian 11 lận thương mại, tập trung phân tích thực trạng hoạt động quản lý nhà nước gian lận thương mại địa bàn tỉnh Thái. .. cho tỉnh Thái Nguyên quản lý nhà nước gian lận thương mại địa bàn tỉnh Thái Nguyên Từ kết kinh nghiệm quản lý nhà nước gian lận thương mại số địa phương nước, rút số học kinh nghiệm cho tỉnh Thái

Ngày đăng: 02/02/2020, 08:39

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    • ĐẶNG THANH TÂM

    • QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

    • GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN

    • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

      • ĐẶNG THANH TÂM

      • QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

      • GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN

      • CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ

      • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

      • DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

      • 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

      • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu

      • 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

      • 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu:

      • 5. Phương pháp nghiên cứu

      • 6. Kết cấu của đề tài

      • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

        • 1.1. Gian lận thương mại và sự cần thiết của quản lý nhà nước về gian lận thương mại

          • 1.1.1. Khái niệm về gian lận thương mại

          • 1.1.2. Các hình thức gian lận thương mại

          • 1.1.3. Tác động của gian lận thương mại và sự cần thiết của quản lý nhà nước về gian lận thương mại

          • 1.2. Quản lý nhà nước về gian lận thương mại

            • 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại và gian lận thương mại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan