Bình quân thu nhập/người/năm còn thấp hơnnhiều so với mặt bằng chung của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; tiến độquy hoạch các khu công nghiệp tuy đã có chuyển biến tích cực so
Trang 1BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VĨNH TƯỜNG
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Vĩnh Tường, Năm 2010
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
- Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cáchthành phố Vĩnh Yên gần 10 km Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 14.189,98 hagồm 3 thị trấn, thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng và 26 xã,dân số tính đến ngày 31/12/2009 là 187.770 người, mật độ dân số 1.333 người/km2,cao hơn mật độ dân cư của Tỉnh (824 người/km2)
- Trong những năm qua, phát triển kinh tế của huyện đã đạt được những thànhquả khả quan Giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) tăng từ 396.450 triệu đồng năm
2000 tăng lên 2.298.958 triệu đồng năm 2010, nhịp độ tăng trưởng bình quân về giátrị sản xuất đạt 19,2%/năm thời kỳ 2001 - 2010 Gía trị tăng thêm bìnhquân/người/năm ước đạt 15,6 triệu đồng năm 2010 Cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng nông nghiệp - thuỷ sản từ 66,9% năm 2000xuống 31,2% năm 2010 Công nghiệp - xây dựng tăng từ 14,1% năm 2000 lên33,1% năm 2010, dịch vụ tăng từ 19,0% năm 2000 lên 35,7% năm 2010 Như vậy,
cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ
- Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy hết để có sựphát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Bình quân thu nhập/người/năm còn thấp hơnnhiều so với mặt bằng chung của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; tiến độquy hoạch các khu công nghiệp tuy đã có chuyển biến tích cực song việc triển khaicòn chậm; cơ sở vật chất văn hoá xã hội còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêucầu hiện nay
- Năm 2006, Uỷ ban nhân dân huyện đã tiến hành lập dự án quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế xã hội huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đếnnăm 2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định phê duyệt (QĐ số87/2006/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 2006), trong bối cảnh điều kiện kinh tế xãhội của cả nước, của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Vĩnh Tường đã có rất nhiều thay đổi,đặt ra cho huyện những cơ hội và thách thức mới
-Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện nhanh hơn, thực hiệncho được những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, việc nghiên cứu xây dựng dự án: “Quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và Tầmnhìn 2030" là cần thiết và cấp bách nhằm khai thác, sử dụng tối đa các nguồn lực đểxây dựng và phát triển một nền kinh tế xã hội có hiệu quả kinh tế cao và bền vững
II MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
- Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2001 - 2010
- Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội huyện giai đoạn 2011 - 2020
và tầm nhìn 2030 phù hợp với định hướng chung của tỉnh và có những bước đột phá
Trang 3nhằm đưa nền kinh tế huyện phát triển nhanh, ổn định và bảo vệ môi trường sinhthái.
- Xây dựng các chương trình dự án ưu tiên và đề xuất các giải pháp để triểnkhai thực hiện giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030
III MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH
- Mục tiêu và yêu cầu cơ bản của công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của huyện Vĩnh Tường là xây dựng những căn cứ khoa học, thực tiễn trên
cơ sở hội nhập kinh tế Quốc tế, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đếnnăm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Phúc và thực trạng phát triểnkinh tế - xã hội của huyện trong 10 năm qua làm cơ sở cho việc hoạch định các chủtrương, định hướng phát triển, các kế hoạch với các chương trình, dự án ưu tiên trọngđiểm trong 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2030
- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế chung củahuyện, của từng ngành với các bước đi phù hợp trong từng giai đoạn (2011 - 2015;
2016 - 2020 và 2021 - 2030) Trên cơ sở công bố quy hoạch cũng nhằm cung cấp cácthông tin cho các ngành, các cấp, các nhà đầu tư và nhân dân trong huyện hiểu rõđược tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư, chiến lược phát triển những loại sản phẩmchính, những dự án cần ưu tiên đầu tư để từ đó các ngành, các cấp, các nhà doanhnghiệp, các nhà đầu tư có cơ sở để tham gia đầu tư, hợp tác vào các lĩnh vực có ưuthế nhằm huy động tổng hợp nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội củahuyện
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê: Thu thập, nghiên cứu các số liệu, công trình, tài liệu
đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực địa, kết hợp phỏng vấn trực tiếp, áp dụng phươngpháp điều tra nhanh nông thôn (RRA)
- Phương pháp chuyên gia: Hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia các ngành, củađịa phương về định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện
- Phương pháp phân tích dự báo: Được sử dụng để phân tích, đánh giá cácthông tin về thị trường làm căn cứ để quy hoạch sản xuất
- Phương pháp xử lý số liệu: Áp dụng phần mềm máy tính, dự tính dự báo đãđược công nhận và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để tính toán hiệu quả và chọn lựaphương án phát triển
- Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2009 của UBNDhuyện Vĩnh Tường V/v phê duyệt kết quả chỉ định nhà thầu gói thầu tư vấn quy
Trang 4hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế– xã hội huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
- Quyết định số 2332 /QĐ-UBND V/v phê duyệt đề cương dự toán “Quyhoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Vĩnh Tường đến năm 2020 và tầm nhìn2030”
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
- Quyết định 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủV/v ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chínhphủ V/v Phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2010 - 2020
- Quy hoạch các ngành: Nông nghiệp, giao thông, xây dựng, du lịch, đô thị,quy hoạch các khu, cụm điểm công nghiệp, làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020
- Các quy hoạch phát triển của Nhà nước, Chính phủ và các dự án đã, đang và
sẽ thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường
Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lần thứ XXIV và chủ trươngphát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường giai đoạn
2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tường đến năm 2010
- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệuliên quan và dự báo trong tỉnh, huyện Vĩnh Tường và các huyện lân cận
VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về thời gian nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu giai đoạn 2001 – 2010, số liệu
2010 là số liệu ước
- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện, so sánh với tỉnhVĩnh Phúc, quy hoạch tính cho quy mô toàn huyện
Trang 5PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN VĨNH TƯỜNG
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cáchthành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và Tỉnh Lộ 304, được giớihạn bởi tọa độ địa lý 21008’14’’ đến 21º20’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105026’37’’ đến
105032’44’’ kinh độ Đông gồm 03 thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:
Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch
Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dương
Phía Đông giáp huyện Yên Lạc
Phía Nam giáp thành phố Hà Nội
Phía Tây giáp với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ
Vĩnh Tường có vị trí nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: Thành phố Việt Trì (tỉnh PhúThọ); thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (Hà Nội) Huyện nằm trên trục giao lưugiữa hai vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung du Bắc bộ, có cả đường sông, đường sắt
và đường bộ Tuyến QL2 và tuyến đường sắt chạy song song xuyên từ Đông sangTây phần nửa Bắc của huyện Tỉnh lộ 304 nối trung tâm huyện với QL2, huyện YênLạc và nối với thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội Huyện Vĩnh Tường có hệthống giao thông tương đối phát triển, có đường ô tô, đường sắt đường sông đồngthời nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ Vĩnh Tường có vị trí rất thuận lợicho phát triển và giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội với các huyện khác trong tỉnh
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VI.1.1 Địa hình, địa chất
- Địa hình huyện Vĩnh Tường tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắcxuống Tây Nam Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Việt Xuân, LũngHòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngược lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộngthấp thường tạo thành những lòng chảo nhỏ
- Căn cứ vào địa hình có thể phân thành 3 vùng cụ thể như sau:
Vùng thượng huyện gồm 9 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng,Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao
Vùng giữa gồm 10 xã (Lũng Hòa, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương,Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên), 3 thị trấn (Thị trấn
Trang 6Tứ Trưng, Thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường) và một phần diện tích các xã CaoĐại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.
Vùng bãi gồm 3 xã (An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh) và một phần các xãCao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa
Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa Vĩnh Tường thường bịúng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
VI.1.2 Đặc điểm yếu tố khí hậu, thời tiết
Vĩnh Tường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt
là Xuân, Hạ, Thu, Đông Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính Mùa Hạmưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam Mùa Đông ít mưa, lạnh, hướnggió thịnh hành là gió Đông Bắc Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp Theocác số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện như sau:
Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,60C
Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40C
Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,70C
VI.1.3 Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện
1.3.1 Về chất thải rắn
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện 60 tấn/ngày Lượng chấtthải này phát sinh nhiều ở các xã, thị trấn có thu nhập cao, có kinh doanh dịch vụthương mại, có cụm công nghiệp phát triển: Như Thị trấn Thổ Tang, tổng lượng rácthải khoảng 12 tấn/ngày, xã Đại Đồng tổng lượng rác thải khoảng 3 – 4 tấn/ngày
Các nguồn phát sinh chất thải rắn khác từ hoạt động sản xuất nông nghiệp(rơm rạ, thân cây hoa màu trong quá trình phơi làm chất đốt không thu hết trong thuhoạch ); chất thải từ xưởng sản xuất gỗ, cơ khí chất thải từ xưởng sản xuất tiểu thủcông nghiệp; bệnh viện cũng phát sinh một lượng rác thải khá lớn
Lượng chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện thải ra mỗi ngày khoảng 1.000 –1.400 tấn/ngày Lượng chất thải này mới chỉ được xử lý một phần thông qua việcxây dựng hầm biogas và ủ phân bón ruộng, phần còn lại đổ thải ra các cống rãnhhoặc hệ thống tiêu thoát nước thải trong khu vực
Trang 7Hầu hết nước thải chưa được xử lý, 90% lượng nước thải này đều đổ thải vàocác ao hồ trong khu dân cư sau đó chảy ra sông Phan, sông Hồng, một phần ngấmxuống đất.
1.3.3 Về tiếng ồn và không khí
Qua mẫu phân tích nồng độ bụi và đo mức ồn tại một số điểm trên địa bànhuyện của Trung tâm nghiên cứu môi trường và phát triển cộng đồng tháng 6/2007,kết quả cho thấy nồng độ bụi và mức ồn vẫn nằm trong giới hạn cho phép Tiếng ồn,bụi gây ra chủ yếu do quá trình sản xuất, hoạt động giao thông đi lại (xe máy, ô tô ),hoạt động vận chuyển các nguyên liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi ), ô nhiễm khóibụi do quá trình đun nấu, đốt rơm rạ sau thu hoạt và các hoạt động sản xuất khác
VI.1.4 Tài nguyên thiên nhiên và xã hội
1.4.1 Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Vĩnh Tường có tổng diện tích tựnhiên 14.189,98ha đất gồm:
Đất Nông nghiệp: 9.208,15 ha
Đất phi nông nghiệp: 4.980,43 ha
Đất chưa sử dụng: 1,40 ha
Đất đai của huyện Vĩnh Tường gồm các loại đất chính sau:
Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: Có diệntích 4.012 ha, chiếm 42% diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở các xã Cao Đại, LýNhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết cácloại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao
Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặcglây yếu có diện tích 2.666 ha, chiếm 28% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủyếu ở các xã vùng giữa như: Tuân Chính, Thượng Trung, Tân Cương Đất có địahình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp
Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặcglây mạnh có diện tích 80 ha, chiếm 0,8% diện tích đất nông nghiệp Đất có địa hìnhvàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa
Trang 81.4.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Huyện Vĩnh Tường có sông Hồng, sông Lô và hệ thốngkênh mương tương đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp
♦ Sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy qua huyện VĩnhTường khoảng 18 km, lưu lượng bình quân 3.730 m3/s, mực nước hàngnăm lên xuống thất thường theo mùa Sông có khối lượng phù xa lớn, hàngnăm bồi đắp cho hơn 100 ha đất ngoài đê có ảnh hưởng trực tiếp đến canhtác của người dân theo mùa
♦ Sông Phó Đáy là một nhánh của sông Lô, nằm ở phía Bắc và Tây Bắchuyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường có chiều dài khoảng 18 km, lòngsông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ lụt sạt lở hai bên bờ
♦ Sông Phan nối từ lưu vực Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tườngkhoảng 37km, bề rộng trung bình khoảng 20 m, là con sông tiêu duy nhấtcủa huyện Do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nước gặp khókhăn thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa
Nguồn nước ngầm: Kết quả điều tra cho thấy Vĩnh Tường có trữ lượng nướcngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, hầuhết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 đến 30 m, phục vụ chosản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Hiện có 78% dân số của huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh (bao gồm nướcgiếng khơi, giếng khoan, bể nước mưa, nước công nghiệp tập trung) Chất lượnggiếng khơi và giếng khoan vùng sát sông Hồng không được tốt do có hàm lượng ionsắt cao
1.4.3 Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên vật liệu xây dựng tự nhiên như đất sét khá dồi dào, cát sỏi cóchất lượng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy
mô vừa và nhỏ
Cát, sỏi: Có thể khai thác với khối lượng lớn tập trung ven sông Hồng, sông
Lô, sông Phó Đáy đây là nguồn tài nguyên quan trọng được bồi đắp thường xuyên
1.4.4 Tài nguyên nhân văn
Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số huyện Vĩnh Tường đến ngày31/12/2009 là 189.165, với 48.376 hộ gia đình, mật độ dân số 1.333 người/km2.Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 là1,41% Nhìn chung trình độ dân trí trong huyện tương đối cao, cả huyện được côngnhận phổ cập tiểu học, số người trong độ tuổi lao động là 108.541 người chiếm 57,8
% tổng dân số toàn huyện
Nhân dân Vĩnh Tường hiện có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền vớilịch sử phát triển của đất nước và đã được thử thách qua nhiều cuộc đấu tranh cách
Trang 9mạng cũng như xây dựng đất nước Các di tích lịch sử văn hóa ở Vĩnh Tường có thểnói là khá đặc sắc hơn các huyện, thị khác trong tỉnh Thị trấn Thổ Tang là xã nổitiếng cả miền bắc và cả nước về sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế Đây
là một trong những thuận lợi cơ bản để Đảng, chính quyền lãnh đạo nhân dân vữngbước tiến vào sự nghiệp CNH – HĐH, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng dân chủ văn minh
VII CÁC NGUỒN NGOẠI LỰC
DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VII.1.1 Thuận lợi
Do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường sẽ có những thay đổi vôcùng to lớn, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường:
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho việc nhập nguyên liệu, vật tư, máymóc nhập khẩu với giá rẻ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất racác mặt hàng với giá thành hạ
Giúp mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của huyện, đồng thời tăng khảnăng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới hiện đại và tiên tiến từ bên ngoài,
đa dạng hoá được nguồn cung cấp nguyên vật liệu với chi phí thấp, chất lượng đầuvào tốt sẽ thúc đẩy các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện phát triển với việc sảnxuất được những mặt hàng, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường Đồngthời, đây là cơ hội để gia tăng xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, thu hút vốn đầu tư
từ bên ngoài vào huyện; kích thích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư khi nhìnthấy cơ hội lợi nhuận; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo điều kiện thuậnlợi cho xuất khẩu lao động có tay nghề cao
VII.1.2 Khó khăn, thách thức
Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho hàng hoá, dịch vụ của địa phương sẽ phải đốimặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn, khốc liệt hơn ngay cả trên thị trường nộiđịa Do tác động của hội nhập hầu hết các mặt hàng trong nước phải đối mặt vớinguy cơ cạnh tranh lớn do một số nguyên nhân sau:
Do quy mô sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, tổ chức quản lýkém dẫn đến giá thành cao, chất lượng và hình thức mẫu mã kém nên dẫn đến yếu vềkhả năng cạnh tranh
Lộ trình xoá bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ một số mặt hàng theo cam kết vớicác tổ chức quốc tế và khu vực sắp kết thúc sẽ làm cho hàng hoá không còn đượcbảo hộ như trước, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn chưa có kếhoạch chuẩn bị sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh và mở rộng thị trường
Khả năng tiếp cận thị trường và tạo lập nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệpcòn hạn chế Hiện nay còn nhiều doanh nghiệp thiếu một chiến lược sản xuất kinhdoanh dài hạn và ổn định, cũng như chưa đề ra một kế hoạch chi tiết dài hạn và pháttriển thị trường Hệ thống luật pháp, chính sách chế độ quản lý còn nhiều bất cập,
Trang 10đặc biệt là các cơ quan quản lý còn chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ tháo gỡkhó khăn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.
Là huyện cơ bản vẫn thuần nông, do đó hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khíhậu sẽ có nhiều khó khăn bất thường như thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản
Những mặt hàng sản xuất của nước ta nói chung, của Vĩnh Tường nói riêngtương đối giống các nước ASEAN nên dẫn đến sự cạnh tranh trực tiếp, gay gắt trênthị trường Việt Nam, ASEAN và cả thị trường ngoài ASEAN
DỰ BÁO NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THU HÚT TỪ BÊN NGOÀI
Nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăngtrưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam Các nguồn vốn nước ngoài sẽ tiếptục nhận được cho phát triển kinh tế xã hội của nước ta là: nguồn vốn tài trợ cho pháttriển chính thức (ODA); nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); đây là nhữngnguồn vốn mà với vị trí thuận lợi của huyện Vĩnh Tường có thể thu hút đáng kểtrong phát triển kinh tế xã hội
PHẦN THỨ HAI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
HUYỆN VĨNH TƯỜNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ
HỘI VII.1.3 Đánh giá về nhịp độ tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2001 - 2010 nền kinh tế của huyện có những biến động theo hướngtích cực, nhịp độ tăng trưởng GTSX đạt 19,2%/năm Giai đoạn 2006 -2010 huyện đãtận dụng những ưu thế để tăng trưởng kinh tế, nhịp độ tăng bình quân hàng năm đạt23,7%/năm, trong đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất đạt43,4%/năm, dịch vụ tăng 32,7%/năm, nông nghiệp - thuỷ sản tăng rất chậm đạt1,4%/năm GTSX ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đạt nhịp độ tăng trưởngcao là do xuất phát điểm của những ngành này thấp, sau khi có sự xuất hiện của cáccông ty may Việt Thiên, gạch ốp lát Việt Anh, và đầu tư xây dựng hạ tầng một số khuKTXH…tạo ra nhịp độ tăng trưởng khá nóng Năm 2010 tổng GTSX toàn huyệnƯớc đạt 2.299 tỷ đồng (giá thực tế), gấp hơn 3 lần so với năm 2005
Giai đoạn 2001 - 2010, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những chủtrương chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, được
sự đầu tư quan tâm của tỉnh và cùng với sự cố gắng nỗ lực của huyện, đời sống kinh
tế - xã hội có những đổi thay rõ nét theo hướng đi lên
Trang 11Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện (giá so sánh 1994)
Đơn vị: triệu đồng, TĐ tăng: %
Hạng mục 2000 2005 Ước 2010
Tốc độ tăng trưởng
2001 2005
2006 2010
-2001 -2010 Tổng GTSX 396.450 793.066 2.298.958 14,9 23,7 19,2
- Nông nghiệp - thủy sản 273.534 409.604 438.011 8,4 1,4 4,8
- Công nghiệp – Xây dựng 58.800 144.678 876.555 19,7 43,4 31,0
- Dịch vụ 64.116 238.784 984.392 30,1 32,7 31,4
Nguồn: QHTTKT- XH 2006, Phòng Tài chính – Kế hoạch 2010
VII.1.4 Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thời kỳ 2001 - 2010 chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng tăng côngnghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp - thuỷ sản Cơ cấu GTSXnăm 2000: Nông nghiệp - thuỷ sản 66,9%, công nghiệp - xây dựng 14,1%, dịch vụ19,0%, năm 2010 tương ứng là: 31,2%; 33,1% và 35,7%
Bảng 2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm (giá thực tế)
Chỉ tiêu
Gía trị
Cơ cấu (%)
Gía trị
Cơ cấu (%)
Gía trị
Cơ cấu (%)
Gía trị
Cơ cấu (%) Tổng GTSX (tr.đồng) 549.964 100,0 1.343.983 100,0 3.685.880 100,0 4.959.285 100,0
- Nông nghiệp, thuỷ sản 367.926 66,9 824.198 61,3 1.184.580 32,1 1.548.222 31,2
- Công nghiệp, x.dựng 77.545 14,1 241.391 18,0 1.275.291 34,6 1.639.158 33,1
- Dịch vụ 104.493 19,0 278.394 20,7 1.226.009 33,3 1.771.905 35,7
Nguồn: QHTTKT-XH 2006, Phòng Tài chính-Kế hoạch 2010.
VII.1.5 So sánh quy mô và nhịp độ tăng trưởng so với tỉnh Vĩnh Phúc
Dân số huyện Vĩnh Tường chiếm 19,6% dân số tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Tườngsản xuất ra 8,2% giá trị tăng thêm của toàn tỉnh Gía trị tăng thêm bình quân đầungười năm 2010 của Vĩnh Tường thấp hơn nhiều so với trung bình toàn tỉnh So vớikinh tế toàn tỉnh Vĩnh Phúc thì Vĩnh Tường có tỷ trọng nông nghiệp cao, tỷ trọngcông nghiệp thấp, có điểm xuất phát ở mức thấp của tỉnh
Bảng 3 So sánh một số chỉ tiêu của Vĩnh Tường so với
Trang 12- Nông nghiệp - thuỷ sản % 31,2 13,3
- Công nghiệp - xây dựng % 33,1 58,3
4 Tổng GTTT (giá thực tế) Tỷ đồng 1.830 29.450
5 GDP bình quân đầu người Triệu đồng 15,6 29,1
Nguồn: - Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lần thứ XXIV.
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV.
- Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
VIII ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN
NÔNG NGHIỆP, THUỶ SẢN VIII.1.1 Tăng trưởng ngành nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thuỷ sản năm 2000 đạt 273.534 triệu đồng(giá so sánh 1994); năm 2010 ước đạt 438.011 triệu đồng, nhịp độ tăng trưởngGTSX ngành nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 ước đạt 4,8%/năm; trong đó thuỷsản tăng 26,0%/năm, nông nghiệp tăng 3,0%/năm (trong nội bộ ngành nông nghiệp:trồng trọt tăng 1,8%/năm, chăn nuôi tăng 5,0%/năm, dịch vụ tăng 10,1%/năm) Giaiđoạn 2006 – 2010 tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọtnói riêng đạt mức âm là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ đông – xuân 2006 –
2007 bị ngập lụt và mưa đá, vụ đông năm 2008 úng ngập toàn huyện…do đó sảnlượng của các cây trồng bị suy giảm nghiêm trọng Đó là nguyên nhân chính làm chongành nông nghiệp tăng trưởng âm
Bảng 4 Tăng trưởng ngành nông nghiệp (giá so sánh 1994)
ĐVT: triệu đồng, cơ cấu %.
2010
TĐ tăng trưởng
2001 2005
2006 2010
2001 2010 Gía trị sản xuất 273.534 409.604 438.011 8,4 1,4 4,8
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vĩnh Tường
VIII.1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thuỷ sản, giảm nông nghiệp.Năm 2000 nông nghiệp chiếm 96,9%, thuỷ sản 3,1%; năm 2010 các chỉ số cơ cấutương ứng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản là 88,5% và 11,5% Nội bộ ngành
Trang 13nông nghiệp giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng chăn nuôi và dịch vụ nôngnghiệp
Bảng 5 Cơ cấu ngành nông nghiệp (giá thực tế)
ĐVT:Giá trị: triệu đồng; Cơ cấu: %
Nguồn: Phòng tài chính – Kế hoạch huyện Vĩnh Tường, QHTT KT - XH 2005
Cơ cấu GTSX trồng trọt trong nông nghiệp giảm từ 68,1% năm 2000 xuốngcòn 46,5% năm 2010 Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi tăng từ 30,0% năm 2000 lên49,5% năm 2010 Cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi biến động ít theo hướng tăng chănnuôi gia súc, giảm chăn nuôi gia cầm
Thuỷ sản: Năm 2000 cơ cấu chiếm 3,1% GTSX ngành nông nghiệp; năm
2010 tương ứng là 11,5% Giai đoạn 2001 - 2010 giá trị sản xuất nuôi trồng và giátrị khai thác ổn định
VIII.1.3 Thực trạng sản xuất các ngành
1.1.1 Trồng trọt
Ngành trồng trọt đã có bước tiến quan trọng về năng suất, sản lượng, góp phầnđảm bảo an ninh lương thực Nhịp độ tăng trưởng GTSX của ngành trồng trọt tăng1,8%/năm giai đoạn 2001 - 2010 GTSX ngành trồng trọt năm 2000 là 181.297 triệuđồng (giá so sánh 1994); 242.765 triệu đồng (giá thực tế); năm 2010 đạt 215.972triệu đồng (giá so sánh 1994); 637.132triệu đồng (giá TT)
Cây lương thực:
♦ Cây lúa: Sản lượng lương thực có hạt toàn huyện năm 2010 ước đạt 86.995tấn, trong đó thóc là 76.875 tấn, chiếm khoảng 85% tổng sản lượng lươngthực toàn huyện Bình quân lương thực đầu người năm 2010 ước đạt là 409kg/người/năm Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện năm 2010 ước đạt12.500 ha chiếm tới 55,7% diện tích gieo trồng cây hàng năm Năng suấtlúa tăng từ 51,25 tạ/ha năm 2001 lên 58,4 tạ/ha năm 2005 và 61,5 tạ/hanăm 2010 Năng suất lúa tăng lên là do được huyện đầu tư xây dựng cáccông trình thủy lợi, tạo điều kiện chủ động nước tưới, kết hợp với tập huấn
Trang 14kỹ thuật thâm canh, đầu tư gieo trồng các giống lúa mới có năng suất cao,chất lượng tốt, khả năng thích ứng cao với điều kiện sản xuất của huyện ngàycàng được mở rộng thay thế cho các giống cũ.
♦ Cây ngô: Diện tích ngô giảm từ 3.407 ha năm 2001 xuống còn 2.300 hanăm 2010 Năng suất ngô tăng nhanh 38,3 tạ/ha năm 2001 lên 44,0 tạ/hanăm 2010 do đưa dần giống ngô lai vào sản xuất Hiện nay diện tích ngô laicủa huyện chiếm khoảng 98%
Nhóm cây đậu, đỗ, rau:
♦ Cây đậu tương: Là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đậu tương không cạnhtranh về đất với các cây trồng khác vì được trồng tăng vụ trên đất 2 lúa.Năm 2001 diện tích đậu tương đạt 2.179 ha; sản lượng 2.842 tấn Năm
2010 diện tích đậu tương đạt 3.500 ha, sản lượng đạt 6.125 tấn
♦ Cây rau: Diện tích rau ổn định ở diện tích 1.700 – 1.800 ha, Sản lượng raucác loại năm 2001 đạt 27.904 tấn, năm 2010 đạt 36.900 tấn
Nhóm cây có củ, lấy bột:
♦ Cây khoai lang: Diện tích khoai lang có xu hướng giảm, diện tích giảm từ
661 ha năm 2001 xuống còn 150 ha năm 2010
♦ Cây lạc: Năm 2001 diện tích trồng 194 ha, sản lượng đạt 362 tấn; năm
2010 diện tích trồng đạt 550 ha, sản lượng đạt 1.823 tấn Năm 2008 trungtâm khuyến nông Vĩnh Phúc vừa trồng thành công giống lạc TB25 tại xãVĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường cho năng suất chất lượng cao Đây là giốnglạc mới lần đầu tiên được trồng trên địa bàn huyện cho thu nhập cao gấp1,5 lần so với trồng lúa, rất phù hợp với đồng đất không chủ động đượcnguồn nước
Bảng 6 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính
Trang 15Đàn trâu, bò, lợn: Giai đoạn 2001 – 2010 đàn trâu ổn định ở mức trên dưới
2000 con Đàn bò tăng nhanh, từ 14.601 con năm 2001 lên 24.000 con năm 2010,trong đó tỷ lệ bò lai hiện nay là 97%, số lượng bò sữa đạt 1.100 con và có xu hướngtăng trong những năm qua do sự chỉ đạo đúng hướng tác động hiệu quả của thựchiện các dự án “bò thịt, bò sữa tỉnh Vĩnh Phúc”; “Nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bòsữa tại các trang trại vừa và nhỏ” do tổ chức Jica – Nhật Bản hỗ trợ Đàn lợn tăng từ68.957 con năm 2001 lên 74.000 con năm 2010
Gia cầm: Trong những năm qua có xu hướng giảm do bị ảnh hưởng bởi dịchcúm gia cầm, năm 2010 toàn huyện có 600 nghìn con giảm so với năm 2001 là330,05 nghìn con Hình thức chăn nuôi: hộ gia đình, quy mô nhỏ, có xu hướng pháttriển thành quy mô vừa
Bảng 7 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2001- 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2005 2008 2009 Ước
2010
TĐT (%) 2001-2010
1 Đàn trâu Con 2.082 1.712 1.656 1.821 2.100 0,1
2 Đàn bò “ 14.601 27.414 22.686 21.412 24.000 5,7 Tr.đó: Bò sữa “ 230 459 729 954 1.100 19,0
Tỷ lệ bò lai % 38,0 79,2 90,5 94,93 97,0 11,0
3 Đàn lợn Con 68.957 74.337 69.937 74.885 77.000 1,2
Tr đó: + Lợn nái Con 9.520 10.263 10.436 9.203 9.300 -0,3 + Lợn thịt Con 59.397 63.948 59.370 65.538 66.650 1,3
Trang 16- Gia cầm Tấn 1.290,0 779,6 437,9 400,0 540,0 -9,2
Nguồn: - Niên giám thống kê huyện 2009.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT 2009.
Trong chăn nuôi đang có xu thế giảm số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư
và tăng quy mô chăn nuôi trên hộ, xu thế chuyển dần chăn nuôi ra ngoài khu dân cư;tăng đáng kể các chỉ tiêu như: Tỷ lệ bò lai, số lượng đàn bò sữa, sản lượng sữa bòtươi hàng hoá, lợn nái ngoại, lợn thịt hướng nạc
Công tác vệ sinh thú y được quan tâm, không để dịch bệnh tái phát và lây lan
1.3.2 Thuỷ sản
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 ước đạt 1.540 ha, tăng so với năm
2001 là 821,6 ha Toàn bộ diện tích tăng là do cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả sangnuôi trồng thủy sản Sản lượng thuỷ sản thu hoạch từ nuôi trồng năm 2010 ước đạt là5.200 tấn (tăng so với năm 2001 là 4.002,3 tấn)
- Nhìn chung, các hệ thống ao hồ của huyện được phân bổ rộng rãi nhưng giá trịcủa ngành thuỷ sản còn đạt thấp Trong mấy năm gần đây huyện đã tập trung khaithác diện tích mặt nước các ao hồ lớn
Bảng 8 Biến động sản xuất ngành thuỷ sản giai đoạn 2001 - 2010
2 SLTS đánh bắt tự nhiên Tấn 590,3 3.014,6 329,1 500,0 600,0 0,2
Nguồn: Phòng thống kê Vĩnh Tường
1.3.3 Kinh tế trang trại
Nhìn chung, phát triển trang trại đã góp phần cải tạo các vùng đất trũng sản xuấtkém hiệu quả thành các vùng sản xuất có giá trị kinh tế cao, không ngừng nâng caogiá trị sản xuất, thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp Phát triển trang
Trang 17trại đã tạo ra số lượng hàng hóa lớn, thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiềulao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân
Tuy nhiên, KTTT còn mang tính tự phát chưa theo đúng quy hoạch Trình độquản lý, khoa học kỹ thuật, tay nghề của chủ trang trại và người lao động trong trangtrại còn hạn chế Chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa của trang trại chưa cao,nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất còn thụđộng, hiệu quả thấp Sản phẩm của trang trại chủ yếu tiêu thụ bán tại chỗ, trong vùngdưới dạng thô và tươi sống, chưa qua chế biến Do vậy, giá trị sản phẩm hàng hóabán ra chưa được cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp
VIII.1.4 Đánh giá chung về tình hình phát triển nông nghiệp - thuỷ sản 1.4.1 Một số thành tựu
Cơ cấu cây trồng đang chuyển dịch theo hướng giảm diện tích cây lương thực,tăng diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây làm thức ăn gia súc
Cơ cấu giống các loại có sự chuyển biến tích cực: Các giống cây trồng mới cónăng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất của huyệnngày càng được mở rộng thay thế cho các giống cũ Trong đó, giống ngô lai mớichiếm 98% diện tích, bộ giống lúa chủ lực chỉ còn 5 – 6 giống ở mỗi vụ Cơ bản trênđồng ruộng không còn giống lúa phẩm cấp thấp
Chăn nuôi đã chuyển biến rõ rệt về phương thức sản xuất: Từ chăn nuôi nhỏ
lẻ, mang tính tận dụng chuyển sang chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, báncông nghiệp Trong đó, nổi bật nhất là chăn nuôi lợn Tổng số lợn ngày càng tăngnhưng số hộ giảm Nhiều hộ đã chuyển sang nuôi quy mô trang trại theo phươngthức công nghiệp
1.4.2 Tồn tại yếu kém
Sản xuất còn manh mún, mang tính tự phát, phạm vi nông hộ Chất lượnghàng hóa và sức cạnh tranh không cao, chưa có tổ chức, thiếu các hợp đồng tiêu thụ,chế biến Do đó, sản xuất nhiều mặt hàng nông sản khi mở rộng quy mô đã gặp khókhăn trong tiêu thụ
Cơ cấu cây trồng chuyển dịch chậm, chưa tương xứng với tiềm năng Các cây
có giá trị kinh tế cao như: Rau các loại, hoa, cây cảnh tốc độ phát triển còn chậm
Chưa có các Doanh nghiệp đầu tư vào tiêu thụ và chế biến nông sản Sảnphẩm bán ra trên thị trường chủ yếu dưới dạng tươi sống, khi vào vụ thu hoạch rộthường xảy ra tình trạng ế thừa, giá cả giảm mạnh gây thất thu cho nông dân
Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp nông thôn thấp kém và thiếu đồng bộ
Chưa có ứng dụng công nghệ cao một cách bài bản Các mô hình trình diễn
kỹ thuật về khuyến nông, khuyến ngư được nhân rộng ra chưa nhiều
Trang 18CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG VIII.1.5 Về tăng trưởng
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp – xây dựng đã có khởi sắc vàphát triển khá, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tích cực.Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2000 là 77.545 triệu đồng (giáthực tế); năm 2010 đạt 1.639.158 triệu đồng (giá thực tế); nhịp độ tăng trưởng giá trịsản xuất là 31%/năm đoạn 2001 - 2010
VIII.1.6 Tình hình sản xuất công nghiệp
- Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển Công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) Hiện nay, 29/29 xã, thị trấn trong huyện
đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phát triển công nghiệp - Tiểu thủcông nghiệp giai đoạn 2006-2010
- Với lợi thế về quy hoạch và phát triển giao thông, các xã phía Bắc và phíaNam của huyện đã quy hoạch phần lớn quỹ đất dành cho phát triển khu, cụm công
nghiệp, cụm Kinh tế – xã hội Tổng diện tích quy hoạch là 521 ha Trong đó: Cụm Công nghiệp Đồng Sóc – xã Vũ Di 50ha; Cụm Công nghiệp Yên Lập – Tân Tiến
115 ha; khu Công nghiệp Chấn Hưng 131 ha; KCN Vĩnh Tường 200 ha; KCN VĩnhThịnh 270 ha; Cụm Kinh tế - xã hội Đại Đồng 88,9 ha, Cụm Kinh tế - xã hội TânTiến 98 ha… các khu quy hoạch đã có Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền
và đang được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, thuhút đầu tư Đến hết năm 2008, UBND huyện đã thu hồi và giao gần 20ha đất cho cácđơn vị để đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, như: Công ty TNHH Thuốc bảo vệ thựcvật Sài Gòn 1,99ha, Công ty TNHH Hoa Hồng 1,7ha; Công ty Sơn Trà 0,6 ha, Công
ty Trần Hồng Quân 0,41ha, Doanh nghiệp tư nhân An Mỹ 0,5ha; Dự án kinh doanhxăng dầu của công ty Thành Linh 1,5ha; Công ty Hùng Vương 2,24ha; Công ty ViệtAnh 8,58ha, Công ty TNHH may Việt Thiên 4ha…
Bảng 9 Các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp
TĐT (%) 03-09
Trang 19Công nghiệp khai thác mỏ: Chủ yếu là công nghiệp khai thác cát, sỏi Hiện có
6 cơ sở với 60 lao động
Công nghiệp chế biến:
♦ Chế biến thực phẩm đồ uống: Hiện có 996 cơ sở và 1.245 lao động
♦ Chế biến và sản xuất từ tre nứa: Hiện có 110 cơ sở và 595 lao động
♦ Sản xuất chế biến trang phục: Hiện có 145 cơ sở và 310 lao động
♦ Sản xuất gạch ngói: Hiện có 82 cơ sở với 615 lao động
♦ Sản xuất sản phẩm từ kim loại: Hiện có 675 cơ sở với 1.625 lao động
♦ Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế: Hiện có 635 cơ sở với 1.750 lao động
VIII.1.7 Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 07 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhậnlà: Làng nghề Rèn Bàn Mạch, làng nghề mộc Vân Giang, làng nghề mộc Vân Hà -
xã Lý Nhân; Làng nghề mộc Bích Chu, làng nghề mộc Thủ Độ - xã An Tường; làngnghề đóng tàu Việt An; làng nghề Rắn xã Vĩnh Sơn Lao động trong lĩnh vực tiểu thủcông nghiệp, làng nghề tính đến hết năm 2009 có hơn 7.000 lao động Trong đó, laođộng tại các làng nghề khoảng 5.936 lao động Thu nhập bình quân là 1,5 – 2,5 triệuđồng/1lao động/tháng
Thực trạng phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện như sau:
Trang 20Đến nay, trên địa bàn làng nghề có hơn 80 hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc,trang thiết bị phục vụ sản xuất, số lượng cụ thể như: 72 máy búa, 09 máy cán thép,
12 máy đột dập, 02 máy tiện, 20 máy khoan và các loại máy móc khác…
Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng
1.7.1 Làng nghề Mộc Vân Giang – xã Lý Nhân
Tổng số hộ: 300 hộ Trong đó, hộ làm nghề là 215 hộ (bằng 65%)
Tổng số lao động là 576 lao động Trong đó, lao động làm nghề là 400 laođộng (bằng 69,5%)
Các sản phẩm chủ yếu như: Giường, tủ, bàn, ghế…
Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề khoảng 1,5 – 1,8 triệuđồng/tháng
1.7.2 Làng nghề Mộc Vân Hà - xã Lý Nhân
Tổng số hộ: 190 hộ Trong đó, hộ làm nghề là 137 hộ (bằng 72%)
Tổng số lao động là 261 lao động Trong đó, lao động làm nghề là 205 laođộng (bằng 78,4%)
Các sản phẩm chủ yếu như: Giường, tủ, bàn, ghế…
Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề khoảng 1,5 – 1,8 triệuđồng/tháng
1.7.3 Làng nghề Mộc Bích Chu – xã An Tường
Tổng số hộ: 650hộ Trong đó, hộ làm nghề là 590 hộ (bằng 90%)
Tổng số lao động là 1.250 lao động Trong đó, lao động làm nghề là 1.090 laođộng (bằng 87%)
Các sản phẩm chủ yếu như: Giường, tủ, bàn, ghế, đồ thờ…
Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng
1.7.4 Làng nghề Mộc Thủ Độ – xã An Tường
Tổng số hộ: 290hộ Trong đó, hộ làm nghề là 250 hộ (bằng 86%)
Tổng số lao động là 620 lao động Trong đó, lao động làm nghề là 510 laođộng (bằng 82%)
Các sản phẩm chủ yếu như: Giường, tủ, bàn, ghế, đồ thờ…
Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/tháng
1.7.5 Làng nghề Rắn Vĩnh Sơn
Tổng số hộ: 1.295 hộ Trong đó, hộ làm nghề là 800 hộ (bằng 61,77%)
Trang 21Tổng số lao động là 3.346 lao động Trong đó, lao động làm nghề là 2.216 laođộng (bằng 66,22%).
Các sản phẩm chủ yếu như: Rắn thương phẩm, rượu rắn, cao rắn, nọc rắn, darắn…
Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề từ 2-2,5 triệu đồng/tháng
1.7.6 Làng nghề cơ khí, vận tải đường thuỷ Việt An – Xã Việt Xuân
Tổng số lao động trong độ tuổi: 360 người; Trong đó: Lao động làm nghề cơkhí, vận tải 300 người (bằng 83%)
Tổng số hộ: 158 hộ; Trong đó: Hộ làm nghề 135 hộ (bằng 85%)
Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề từ 1,5-1,6 triệu đồng/tháng
VIII.1.8 Đánh giá chung về công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Vĩnh Tường có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp; nhằmphát huy tối đa tiềm năng và lợi thế, đầu tư có trọng điểm khai thác tốt về lao động
và tài nguyên tạo việc làm nâng cao năng suất lao dộng, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế và lao động thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Đến nay, trênđịa bàn huyện Vĩnh Tường có 3 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủtrương đầu tư là KCN Chấn Hưng (131ha), KCN Vĩnh Tường (200ha), KCN VĩnhThịnh (270ha); các KCN đã được phê duyệt là một cơ sở rất quan trọng để tăng sứchấp dẫn kêu gọi thu hút đầu tư các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ hiệnđại thân thiện với môi trường vào đầu tư trên địa bàn
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, cụm kinh tế xãhội được chú trọng, đã thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất.Trong đó, nổi lên là Cụm Công nghiệp Đồng Sóc – xã Vũ Di; Cụm kinh tế – xã hộiTân Tiến; Cụm kinh tế – xã hội Đại Đồng; Nhà máy gạch Việt Anh – xã ViệtXuân… Các địa điểm này đã có nhiều doanh nghiệp được cấp phép đầu tư và đi vàohoạt động, tạo nguồn thu đáng kể cho xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho nhiềulao động tại địa phương
Về phát triển làng nghề, trong những năm qua, một số làng nghề như MộcBích Chu, Mộc Thủ Độ – xã An Tường; Mộc Vân Giang, Mộc Văn Hà - xã LýNhân; Rèn Lý Nhân; Rắn Vĩnh Sơn được quan tâm đầu tư Bên cạnh đó, việc pháttriển thêm các nghề mới đã tạo ra mạng lưới tiểu thủ công nghiệp đa dạng, rải đều ởcác xã, thị trấn, giải quyết việc làm cho khoảng 5.936 lao động có thu nhập bìnhquân từ 1,5-2,5 triệu đồng/tháng
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề duy trì ở mức độ tăngtrưởng khá, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào huyện có công nghệ mới, tiên tiến để cảitiến mẫu mã sản phẩm, mở rộng sản xuất… do đó, một số mặt hàng đã cạnh tranhđược với thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu thụ tốt như mộc dân dụng,mộc mỹ nghệ, gạch ốp lát, quần áo may sẵn, nông cụ cầm tay…
Trang 22Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực, tăng trưởng đều và ở mức khá Nhịp
độ tăng trưởng GTSX toàn huyện 5 năm (2001-2005) bình quân đạt 14,9%, giaiđoạn (2006 – 2010) ước đạt 23,7%, cả giai đoạn 2001 – 2010 ước đạt 19,2%
Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GTSX tăng từ 14,1% năm
2000 lên 33,1% năm 2010; dịch vụ tăng từ 19% năm 2000 lên 35,7% năm 2010; Tỷtrọng nông nghiệp giảm từ 66,9% năm 2000 xuống còn 31,2% năm 2010 Như vậy,
cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động đang chuyển dịch tích cực theohướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành công nghiệp – xây dựng còn bộc lộnhững hạn chế sau:
♦ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhịp độ tăng trưởng khá nhưng chưakhai thác hết tiềm năng nội lực, tính bền vững còn thấp Việc chuyển đổihình thức sở hữu doanh nghiệp tư nhân rất tích cực nhưng chưa đạt được kếhoạch đặt ra, các doanh nghiệp sau chuyển đổi vẫn gặp rất nhiều khó khăn
♦ Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế, khôngtheo kịp nhu cầu phát triển Nhiều khu, cụm công nghiệp đã được hìnhthành nhưng việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng triển khai chưa đảm bảotiến độ; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tuy rất tích cực nhưng còngặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo tiến độ theo yêu cầu
♦ Lực lượng lao động ngành công nghiệp chưa đáp ứng cả về số lượng vàchất lượng; hệ thống đào tạo nghề chưa được đầu tư theo chiều sâu và đúngmức
♦ Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Việc đăng ký thương hiệu hàng hoá
và kiểu dáng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trườngchưa được quan tâm; Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên khó đáp ứng đượcđơn đặt hàng với số lượng lớn và yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, thờigian giao hàng; Môi trường bị ô nhiễm do sự phát triển tự phát và sử dụngnhững công nghệ sản xuất lạc hậu; nước thải, chất thải rắn, khí độc thải rakhông được xử lý
VIII.1.9 Đánh giá tác động về kinh tế của việc chuyển đất lúa sang sản
xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
1.1.1 Mặt tích cực
Việc chuyển một phần diện tích đất lúa phục vụ phát triển công nghiệp đãmang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với trồng lúa Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệuquả sử dụng đất cho phát triển công nghiệp là giá trị GDP/ha đất sử dụng Kết quảtính toán trên một số tỉnh như sau:
Năm 2009, trên phạm vi toàn quốc, bình quân GDP/ha đất nông nghiệp (giá
so sánh năm 1994) là 8,75 triệu đồng/ha, trong khi giá trị GDP/1ha đất sản xuất công