1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Môi trường ĐỘC QUYỀN: Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An và giải pháp đề xuất

104 36 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 911,85 KB
File đính kèm TÁC ĐỘNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THUẬN AN.rar (2 MB)

Nội dung

Dịch vụ thành lập Thay đổi Giấy phép kinh doanh cty Việt Nam cty vốn FDI Tuyển Cộng tác viên (CK 15% gói Dịch vụ) 0899315716 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i TÓM TẮT ii ABSTRACT iii LỜI CAM ĐOAN iv MỤC LỤC v DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC HÌNH x CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1 1. GIỚI THIỆU 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 4.1. Ý nghĩa khoa học 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NƯỚC MẶT 4 1.2. CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC 4 1.2.1. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. 4 1.2.2. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người 5 1.2.3. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp 6 1.2.4. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ 6 1.2.5. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác 7 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 7 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 8 1.4.1. Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước 8 1.4.2. Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước 10 1.5. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 11 1.5.1. Điều kiện tự nhiên 11 1.5.2. Kinh tếxã hội 16 1.5.3. Các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn nghiên cứu 16 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 21 2.2.2. Phương pháp điều tra các nguồn xả thải ngoài KCN 21 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải 22 2.2.4. Phương pháp bản đồ và GIS 22 2.2.5. Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) 23 2.2.6. Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 3.1. Kết quả điều tra VÀ TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG các ngUồn NƯỚC thải trên địa bàn thị xã thuận an 29 3.1.1. Kết quả hiện trạng các nguồn xả thải nằm ngoài KCN 29 3.1.2. Các nguồn thải từ các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thị xã Thuận An 35 3.1.3. Tổng hợp tải lượng các nguồn thải trên địa bàn thị xã Thuận An 41 3.2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT THEO WQI TẠI CÁC SÔNG, SUỐI, KÊNH, RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN 42 3.2.1. Chất lượng nước mặt tại sông Sài Gòn thuộc thị xã Thuận An 42 3.2.2. Chất lượng nước mặt tại các kênh rạch chính 43 3.2.3. So sánh chất lượng nước mặt được đánh giá theo năm 50 3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN THẢI 52 3.3.1. Cơ sở hạ tâng kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An 52 3.3.2. Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An 52 3.3.3. Hiện trạng hạ tầng thoát nước mưa và nước thải khu vực thị xã Thuận An 52 3.3.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường giai đoạn 2011 2015 53 3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN CÁC NGUỒN THẢI CỦA CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN 56 3.4.1. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các KCN 56 3.4.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN ...................................................................................................................................60 3.4.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Cát 61 3.4.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Bưng Cù 63 3.4.5. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Rạch Chòm Sao 65 3.4.6. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Kênh Bình Hòa và rạch Vĩnh Bình 68 3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CÁC SUỐI, KÊNH, RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ 71 3.5.1. Định hướng một số giải pháp tổng thể 71 3.5.2. Các giải pháp kỹ thuật 72 3.5.3. Các giải pháp quản lý 73 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 80 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Thuận An 14 Bảng 2.1. Quy định các giá trị qi, BPi 24 Bảng 2.2: Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 25 Bảng 2.3. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 25 Bảng 2.4. Xác định mức chất lượng nước 26 Bảng 3.2. Nhu cầu sử dụng nước của các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN 31 Bảng 3.3. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau 32 Bảng 3.4. Tải lượng các chất ô nhiễm từ nước thải phi công nghiệp 34 Bảng 3.5. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Thuận An 34 Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm từ chăn nuôi 35 Bảng 3.7. Tình hình thu hút đầu tư của các KCN tính trên địa bàn thị xã Thuận An tính đến tháng 92015 36 Bảng 3.8. Lưu lượng nước thải các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 37 Bảng 3.8. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải trong các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An trong năm 2015 40 Bảng 3.9. Tải lượng ô nhiễm trong các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 40 Bảng 3.9. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau 41 Bảng 3.10. Kết quả thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An giai đoạn 2011 – 2015 55 Bảng 3.11. Hiện trạng sử dụng đất của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 57 Bảng 3.12. Hiện trạng xử lý nước thải của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 57 Bảng 3.13. Tải lượng ô nhiễm do nước thải từ các KCN hiện hữu 58 Bảng 3.14. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Chòm Sao 59 Bảng 3.15. Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh Bình Hòa 59 Bảng 3.16. Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh D 60 Bảng 3.17. Thống kế số lượng các nguồn thải ra các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An 61 Bảng 3.18. Hiện trạng xử lý nước thải của các cơ sở xả thải ra suối Cát 61 Bảng 3.19. Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Cát 62 Bảng 3.20. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Cát 63 Bảng 3.21. Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn thải ra suối Bưng Cù 63 Bảng 3.22. Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Bưng Cù 64 Bảng 3.23. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Bưng Cù 65 Bảng 3.24. Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn xả thải ra rạch Chòm Sao 66 Bảng 3.25. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Chòm Sao 67 Bảng 3.26. Khả năng tiếp nước thải của rạch chòm Sao 68 Bảng 3.27. Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn xả thải ra kênh Bình Hòa 69 Bảng 3.28. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Vĩnh Bình 70 Bảng 3.29. Khả năng chịu tải của rạch Vĩnh Bình 70 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ hành chính thị xã Thuận An 11 Hình 1.2. Diễn biến nhiệt độ tại trạm Sở Sao từ năm 19802010 13 Hình 1.3. Toàn cảnh lưu vực sông Sài Gòn và các vùng lân cận 17 Hình 1.4. Đường quá trình mực nước, lưu lượng sông Sài Gòn trạm Thủ Dầu Một 18 Hình 3.1. Số lượng phiếu điều tra thu được phân chia theo ngành sản xuất 29 Hình 3.2. Phân bố số lượng phiếu thu nhập thông tin theo đơn vị hành chính 30 Hình 3.3. Diễn biến nồng độ COD trong nước thải các KCN trong năm 2014 2015 38 Hình 3.4. Diễn biến nồng độ TSS trong nước thải các KCN 2 năm 20142015 38 Hình 3.5. WQI của sông Sài Gòn tại Thị xã Thuận An giai đoạn 2011 – 2015 . 42 Hình 3.6. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Bình Nhâm 43 Hình 3.7. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn tại cầu Bà Hai 44 Hình 3.8. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Búng 45 Hình 3.9. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại suối Cát 46 Hình 3.10. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Bà Lụa 46 Hình 3.11. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh D 47 Hình 3.12. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh Bình Hòa 48 Hình 3.13. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Lái Thiêu 49 Hình 3.14. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Vĩnh Bình 49 Hình 3.15. Diễn biến chất lượng nước (WQI) rạch theo năm từ 2012 đến 201550 Hình 3.16. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch năm 2015 của các kênh khảo sát trên địa bàn khảo sát 51 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU Thuận An là một thị xã công nghiệp có diện tích tự nhiên 8.426 ha, nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương; phía Đông giáp thị xã Dĩ An, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; phía Tây giáp Quận 12, phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thị xã hiện có 03 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong những năm qua, thị xã Thuận An luôn là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương. Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa xã hội đều có những chuyển biến tích cực, hài hòa với phát triển kinh tế. Công tác xã hội hóa trên lĩnh vục giáo dục, y tế được thực hiện có hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân. Các sông, suối trên địa bàn thị xã vừa là nguồn nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp vừa là nguồn tiếp nhận nước thải và nước mưa chảy tràn trên địa bàn thị xã và một phần thị xã Dĩ An (khu vực phường Dĩ An, Tân Đông Hiệp), phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Thuận An có lợi thế về vị trí địa lý cũng như tiềm năng nguồn nhân lực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 18,5 %năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp; năm 2014, tỷ lệ công nghiệp 71,4%, dịch vụ 28,3% và nông lâm nghiệp 0,3%. Hiện nay, dân số thị xã gần 453.390 người, tỉ lệ đô thị hoá đạt 82%. Cùng với quá trình phát kinh tế xã hội thì các thành phần môi trường thị xã Thuận An đang bị đe doạ ô nhiễm, nhất là ô nhiễm các kênh, rạch trên địa bàn thị xã. Theo kết quả quan trắc chất lượng nước năm 2014 của thị xã tại 15 vị trí quan trắc trên tất cả các kênh rạch nhỏ trên địa bàn thị xã thì có 06 điểm nước mặt bị ô nhiễm nặng và cần phải có các biện pháp xử lý; có 03 điểm nước dùng được cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác; có 05 điểm sử dụng được cho tưới tiêu và các mục đích tương đương khác và 01 điểm nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý thích hợp (vị trí tại rạch Bình Nhâm). Ngoài ra theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Sài Gòn và các kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã Thuận An của Sở Tài nguyên và Môi trường từ năm 2010 đến tháng 3 năm 2015 cho thấy chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã hiện nay đang bị ô nhiễm hữu cơ (hàm lượng BOD5 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1 đến 2,6 lần, hàm lượng NH3N vượt quy chuẩn cho phép từ 1,15 đến 4,2 lần). Xuất phát từ những lý do trên việc triển khai nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An và giải pháp đề xuất” giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu có cách nhìn bao quát hơn về nguy cơ ô nhiễm các nguồn thải có tác động đến chất lượng nước mặt thị xã Thuận An, từ đó đưa ra các quyết sách hợp lý nhằm thích ứng và đối phó với vấn đề này phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhận định được các vấn đề về nguồn thải, chất lượng nước mặt, khả năng chịu tải của các nguồn tiếp nhận làm cơ sở đưa ra giải pháp tổng thể giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát các nguồn thải, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được hiện trạng các nguồn thải trên địa bàn thị xã, Xác định các vấn đề về chất lượng nước mặt các kênh rạch Đánh giá được các tác động của các nguồn thải và tính toán được sức chịu tải của các nguồn tiếp nhận đối với các nguồn thải này. Đề xuất được các giải pháp tổng thể nhằm kiểm soát các nguồn thải, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước tại các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nguồn nước thải thải ra sông và kênh rạch tại thị xã Thuận An, Bình Dương. Chất lượng nước mặt tại các kênh rạch ở thị xã Thuận An, Bình Dương. Khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống sông rạch trên địa bàn thị xã Thuận an, tỉnh Bình Dương. Công tác quản lý môi trường tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu là các sông, suối chính thuộc điạ bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, học viên, sinh viên… tham khảo cách tiếp cận đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt trên cơ sở điều tra các nguồn thải, tính toán khả năng tiếp nhận theo từng vùng tiếp nhận. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được ứng dụng để triển khai vào lĩnh vực bảo vệ, quản lý môi trường nước mặt tại thị xã Thuận An. Kết quả của luận văn là cơ sở thực tiễn xác định những biến đổi, tác động và áp lực do quá trình phát triển kinh tế xã hội đến các nguồn nước mặt cũng như khả năng tiếp nhận. Ngoài ra, kết quả của đề tài có thể hổ trợ cơ quan quản lý đưa ra những quyết định, chính sách, kế hoạch, sự điều chỉnh hợp lý trong phát triển KTXH và bảo vệ môi trường. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NƯỚC MẶT Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động vật..., hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất. Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạch nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn. Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa. 1.2. CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC 1.2.1. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ… 1.2.2. Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội. Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn… Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò rỉ nước từ van hư củ. Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phí nước. Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác nước dưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mực nước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn các công trình khai thác trong khu vực. Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước. Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập lụt, trược lỡ đất. 1.2.3. Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm. Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt. Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu … Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng. Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt. 1.2.4. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất. Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái. Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất. 1.2.5. Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước. Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch. Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển. Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng. 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC Đánh giá chất lượng nước là công việc bao gồm các bước: thu thập, tập hợp số liệu quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục; Các thông số được sử dụng để tính Chỉ số Chất lượng nước (Water quality index – WQI) thường bao gồm các thông số: DO, nhiệt độ, BOD5, COD, NNH4, PPO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH; hoặc một số thông số khác. Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu. Sau khi tính toán và thống kê các số liệu quan trắc thì sử dụng để đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hay tính toán theo WQI. 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.4.1. Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước Một số công trình nghiên cứu về chất lượng nước mặt trên thế giới như sau: Công trình nghiên cứu về CLN mặt sông Tùng Hoa, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc (2011), thực hiện bởi nhóm tác giả:Yi Wang, Peng Wang, Yujun Bai, Zaixing Tian, Jingweng Li, Xue Shao, Laura F. Mustavich, Bai Lian Li Khoa đô thị và kỹ thuật môi trường, Học Viện Kỹ Thuật Cáp Nhĩ Tân, Tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc 3. Nghiên cứu này tập trung vào sông Tùng Hoa (tên quốc tế: Songhua). Diện tích lưu vực sông là 556, 800 km2 với chiều dài 2214.3 km trải dài trên địa bàn các tỉnh Liêu Ninh, Hắc Long Giang, Cát Lâm và Nội Mông. Nhánh sông chính của sông Tùng Hoa là nguồn nước quan trọng cho việc sinh hoạt và công nghiệp của thành phố Cáp Nhĩ Tân do đó bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt của sông Tùng Hoa cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân bao gồm: ô nhiễm hữu cơ và dưỡng chất (chăn nuôi, hoạt động nông nghiệp), nhiệt độ (nguyên nhân tự nhiên), ô nhiễm kim loại và ô nhiễm hóa dầu (các ngành công nghiệp), ô nhiễm độc chất (các nhà máy dược phẩm) v.v… Nghiên cứu này cũng được dùng để đánh giá các tác động tiêu cực của việc xây dựng các đập nước trên dòng sông Tùng Hoa. Đồng thời, các kết quả thu được cũng có tác dụng tham khảo để giúp nhà quản lý có thể tìm cách khắc phục hậu quả tốt hơn trong trường hợp xảy ra các thảm họa môi trường như trường hợp tràn benzene trên sông Tùng Hoa vào năm 2005. Đề tài “ Đánh giá chất lượng nước và xác định các nguồn gây ô nhiễm ở dòng sông Axios Vardar ở Đông Nam châu Âu” của tác giả Mimoza Milovanovic. Nghiên cứu này dựa trên những số liệu NNO3, nitrit (NNO2), amoniac, tổng phosphor, BOD5, Cd, Cr, Zn, Pb của nước xả từ các trạm lấy mẫu dọc theo dòng sông AxiosVardar được thu thập định kỳ hàng tháng. Nghiên cứu cho thấy CLN sông bị ô nhiễm do các ngành công nghiệp nằm trong khu vực. Nước thải nông nghiệp từ các khu vực canh tác ở Tetovo, Veles và Koufalia là nguồn gây ô nhiễm các chất dinh dưỡng. CLN sông bị ô nhiễm là do nước thải trong khu vực không được vử lý mà thải trực tiếp vào sông AxiosVardar là nguồn gốc chính ô nhiễm. Bên cạnh đó các bãi rác bất hợp pháp cũng làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Đề tài “Mô phỏng tác động của chất lượng nước mặt từ quá trình đô thị hóa ở Tây An, Trung Quốc” của Hongming He, Jie Zhoua, Yongjao Wub, Wanchang Zangd, Xiuping Xie. Nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở Tây An, Trung Quốc đến chất lượng nước mặt. Phân tích hiện trạng của môi trường nước mặt và xây dựng mô hình mô phỏng ảnh hưởng của môi trường khi đô thị hóa mở rộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thay đổi mục đích sử dụng đất, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có môi tương quan với biến động về CLN. Kết quả mô phỏng cho thấy quá trình đô thị hóa nên dừng lại khi đến khả năng chịu tải của môi trường, dựa trên cân bằng lợi ích của đô thị hóa và chi phí biên của ô nhiễm. Từ lâu trên thế giới, đã áp dụng hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông cho phát triển lâu bền trên lưu vực, với bốn thành phần: quy hoạch lưu vực; quản lý hoạt động phát triển trên lưu vực; xây dựng khung thể chế, chính sách và công cụ phân tích, trợ giúp xây dựng quy hoạch và ra quyết định quản lý. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đáp ứng nhu cầu hiện tại và phân phối cho các mục đích sử dụng khác nhau, với việc áp dụng ngày càng nhiều các giải pháp phi công trình (thể chế, cơ chế, chính sách, giải pháp,...) về quy hoạch lưu vực sông, cân đối hài hòa quan điểm và lợi ích của các ngành, địa phương trong việc quyết định, lưu tâm thích đáng đến quan hệ thượng lưu hạ lưu. Quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn nước lưu vực sông nhằm duy trì chất lượng nước đạt quy chuẩn cho các mục đích sử dụng khác nhau. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã phát triển cách tiếp cận ―Bảo vệ lưu vực sông để quản lý chất lượng nước‖ (WPA – Watershed Protection Approach), với các đặc trưng của mô hình quản lý chất lượng nước sông gồm: (a) xác định các vấn đề ưu tiên; (b) sự đồng thuận của các bên có liên quan; (c) những giải pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề và (d) đo lường sự thành công qua quan trắc và thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, các mô hình nghiên cứu của thế giới rất khó có thể áp dụng cho điều kiện cụ thể ở Việt Nam do sự khác nhau về nhiều mặt KTXH, thể chế, chính sách, cơ sở dữ liệu,… mà chỉ có thể học tập phương pháp nghiên cứu để sử dụng linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể ở Việt Nam. 1.4.2. Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong nước, các nhiệm vụ, đề tài, dự án của địa phương nhằm bảo vệ nguồn nước mặt nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng tương đối nhiều. Tuy nhiên, chủ yếu là các nghiêu cứu chuyên đề mang tính điều tra, khảo sát về hiện trạng chất lượng nước mặt. Một số ít các nghiên cứu tiếp cận vấn đề và đối tượng nghiên cứu mang tính riêng lẻ, rời rạc hoặc chủ yếu nhấn mạnh những khía cạnh đặt ra của từng đề tài. Đề tài “Nghiên cứu giải pháp công nghệ cải tiến và thích hợp để xử lý nước thải các Khu công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của Cáp Trương Quốc Tiến (năm 2008). Đề tài đã mô tả được thực trạng xả nước thải của các Khu công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đánh giá hiện trạng các giải pháp công nghệ xử lý nước thải, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp công nghệ cải tiến và thích hợp để xử lý nước thải. Đề tài “Đánh giá khả năng chịu tải của các dòng sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, năm 2012 của Viện Khí tượng Thủy văn, Hải văn và Môi trường chưa đi sâu nghiên cứu xác định nguồn thải mà chủ yếu nghiên cứu theo hướng đánh giá khả năng chịu tải hơn là đánh giá tác động và quản lý các đối tượng chủ nguồn thải; mặt khác đối tượng là một số sông, rạch chính chứ không đánh giá một cách tổng thể; Đề án “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt, đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, năm 2013 của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam chủ yếu khảo sát về hiện trạng nguồn nước mặt. Các nghiên cứu khác lại chọn đối tượng là một con sông, suối chảy qua địa phận nghiên cứu, chẳng hạn như: Đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý chất lượng nước lưu vực sông Thị Tính tỉnh Bình Dương”, năm 2009, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương. Các nghiên cứu phần lớn chưa có một bức tranh tổng thể về chất lượng nước mặt và kịch bản phản ánh toàn diện những vấn đề cần xem xét cho toàn bộ hệ thống sông rạch trên một địa bàn nghiên cứu cụ thể. Theo đó, các giải pháp đề xuất không mang tính toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Hàng năm, Chương trình quan trắc của các Sở TNMT thực hiện quan trắc đánh giá chất lượng nước mặt, song chưa đề xuất được các giải pháp quản lý thống nhất, tổng hợp nguồn nước mặt và còn ở dạng số liệu hiện trạng chất lượng nói chung, do đó hiệu quả sử dụng còn thấp. Bên cạnh đó, hệ thống dữ liệu hiện tại liên quan đến chất lượng nước mặt và tác động của các nguồn thải lên hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Thuận An nói riêng còn tương đối hạn chế. Kết quả nghiên cứu của Đề tài ―Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An và giải pháp đề xuất‖ là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý Nhà nước có những quyết sách đúng đắn phục vụ phát triển bền vững. 1.5. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.5.1. Điều kiện tự nhiên 1.5.1.1. Vị trí địa lý Thị xã Thuận An là một trong bảy đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương, nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Dương. Hình 1.1. Sơ đồ hành chính thị xã Thuận An Ranh giới được xác định cụ thể như sau: + Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên; + Phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; + Phía Đông giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương; + Phía Tây giáp quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích tự nhiên của thị xã Thuận An là 8.369 ha, chiếm 3,11% diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương. Có 10 đơn vị hành chính trực thuộc (trong đó có 9 phường và 1 xã) (theo niên giám thống kê năm 2014). Thị xã Thuận An nằm ở vị trí cửa ngõ nối tỉnh Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh qua tuyến Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương), tạo cho Thuận An các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý trong việc thu hút đầu tư cho công nghiệp và thương mại dịch vụ. 1.5.1.2. Địa hình Địa hình của Thuận An có độ cao trung bình so với mặt nước biển 145m, cao nhất ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc (thuộc các phường Bình Chuẩn, An Phú và Thuận Giao) và thấp dần xuống Tây và Tây Nam (thuộc các phườngxã An Thạnh, An Sơn, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú). Nhiều khu vực thuộc An Thạnh, An Sơn, Vĩnh Phú thấp hơn đỉnh triều cường (1,5m) nên thường bị ngập khi triều cường, do vậy trong sử dụng đất cần chú ý vấn đề ngập nước. Sự khác biệt về địa hình giữa 2 khu vực đã gây ảnh hưởng đáng kể đến phát triển kinh tế xã hội của thị xã Thuận An, đặc biệt đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như, tại khu vực có địa hình cao, điều kiện địa chất có kết cấu tốt và có khả năng thoát nước mưa thuận lợi, nên suất đầu tư xây dựng cơ bản thấp. Ngược lại, tại khu vực có địa hình thấp, thường bị ngập do ảnh hưởng của thủy triều và xả lũ của hồ Dầu Tiếng, nên suất đầu tư xây dựng cao. 1.5.1.3. Khí hậu Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gần xích đạo, có 2 mùa mưa và khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô có số giờ nắng bình quân: 810 giờngày và mùa mưa có số giờ nắng trung bình 46 giờngày. Độ ẩm không khí bình quân thấp nhất khoảng 6065% vào các tháng mùa khô và cao nhất khoảng 80% vào các tháng mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm ở trạm Sở Sao phổ biến ở mức từ 26,50C đến 270C, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 2010 (27,50C) vượt so với trung bình nhiều năm 0,80C, và năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 1996 (26,40C) thấp hơn trung bình nhiều năm 0,40C. Nhiệt độ trung bình năm từ 1980 đến 2010 xu thế tăng tuy nhiên tốc độ tăng rất nhỏ, khoảng 0,0090Cnăm. Theo Phân viện Khí tượng Thuỷ văn (92013), phân bố nhiệt độ trong tương lai ở Bình Dương: nhiệt độ cao có xu hướng tăng ở phía Nam của tỉnh, thuộc Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Hình 1.2. Diễn biến nhiệt độ tại trạm Sở Sao từ năm 19802010 Chế độ bức xạ hàng năm dồi dào, tương đối ổn định và ít biến động giữa các mùa. Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt: 10,214,2 Kcalcm2năm. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.850 mm và chủ yếu phân bố vào mùa mưa, chiếm khoảng 8595% tổng lượng mưa trong năm; mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 10, đã gây nên tình trạng ngập úng. Đặc biệt, trong thời gian tới, biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc hơn, theo kịch bản phát thải trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 lượng mưa trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 23%, lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 19801999. 1.5.1.4. Thủy văn Sông Sài Gòn, đoạn chảy qua Thị xã Thuận An dài 20 km, với chiều rộng trung bình khoảng trên 100 m và độ dốc nhỏ (0,7%), khá thuận lợi cho phát triển giao thông thủy. Hồ Dầu Tiếng nằm ở phía Tây Bắc huyện Dầu Tiếng, có dung tích thiết kế khoảng 1,5 tỷ m3 nước. Hoạt động điều tiết nước ở hồ Dầu Tiếng có ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng nước trên sông Sài Gòn và thông qua sông Sài Gòn sẽ tác động đến chế độ thủy văn trên địa bàn thị xã Thuận An. Mạng lưới sông rạch trên địa bàn thị xã Thuận An có mật độ 0,40,5 kmkm2, khá thuận lợi cho tiêu thoát nước vào mùa mưa. Hiện nay có một số kênh rạch bị bồi lắng hoặc bị san lấp nên ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước mưa, nhất là thời gian triều cường (1,5m) cùng lúc với mưa, gây ngập một số khu vực ven sông Sài Gòn và phường Vĩnh Phú. Ngoài ra, việc xả nước trong mùa lũ của hồ Dầu Tiếng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các khu vực đất trũng ven sông Sài Gòn. Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Khí tượng Thuỷ Văn (92013), mực nước tại trạm Thủ Dầu Một từ năm 1960 2010, tăng trung bình 0,30cmnăm, mực nước tối cao tăng 0,36cmnăm, trong khi đó mực nước tối thấp giảm 0,11cmnăm. 1.5.1.5. Tài nguyên đất Theo kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Bình Dương (tỷ lệ 150.000), do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện, địa bàn Thị xã Thuận An có các nhóm đất được đưa ra trong Bảng 1.1. Bảng 1.1. Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Thuận An TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất phèn tiềm tàng sâu Sp2 2.166,69 25,89 2 Đất xám Gley Xg 208,21 5,49 3 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5.602,59 66,94 4 Đất sông, MNCD MN 391,72 4,68 TỔNG DIỆN TÍCH 8.369,21 100,00 (Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2013) Nhóm đất phèn: Toàn bộ là đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2), có diện tích 2.166,69 ha, chiếm 25,89% diện tích tự nhiên của thị xã Thuận An, phân bố chủ yếu ở vùng trũng của các xã, phường ven sông Sài Gòn như Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, An Thạnh và An Sơn. Loại đất này khá thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây ăn trái. Nhóm đất xám: Bao gồm toàn bộ là đất xám trên phù sa cổ (Xg), có diện tích 208,21 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên của thị xã, phân bố về phía Tây Bắc của thị xã Thuận An, gồm các phường Thuận Giao, Bình Chuẩn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất, có phản ứng chua và giữ nước kém, do vậy ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm toàn bộ là đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trên địa bàn Thị xã, với 5.602,59 ha, chiếm 66,94 diện tích tự nhiên toàn thị xã. Hiện nay, ở các khu vực này hầu hết là đất phi nông nghiệp, phân bố trên địa hình cao, cùng với nền móng khá kiên cố, thích hợp cho phát triển các công trình xây dựng. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có diện tích 391,72ha, chiếm 4,68% diện tích tự nhiên toàn thị xã và 0,14% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn Tỉnh. 1.5.1.6. Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt Nguồn nước mặt cung cấp cho địa bàn thị xã Thuận An chủ yếu từ sông Sài Gòn, có tổng lượng nước bình quân hàng năm đo tại trạm Thủ Dầu Một là 2,8 tỷ m3năm. Đảm bảo cung cấp nước ngọt cho phát triển kinh tế xã hội cho khu vực ven sông Sài Gòn, trong đó có địa bàn của thị xã Thuận An. b. Nguồn nước ngầm Nguồn nước dưới đất trên địa bàn thị xã Thuận An tương đối phong phú và được phân bố trong 2 tầng chứa nước: Tầng nước ngầm nông: Phân bố gần mặt đất, không chịu tác động bởi áp lực nhưng trữ lượng phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa. Tầng nước ngầm sâu: Độ sâu chứa nước khoảng: 3039 m và chiều dày tầng chứa nước: 2030 m. Chất lượng nước ở tầng này tốt, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nên có vai trò rất lớn trong cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất trên địa bàn thị xã. 1.5.1.7. Tài nguyên khoáng sản Theo tài liệu của tổng cục địa chất, khoáng sản phi kim loại của thị xã Thuận An khá phong phú với các loại sau đây: + Đất sét: Có ở tất cả các xã, phường trên địa bàn Thị xã. + Cát: Phân bố tại phường An Thạnh và có quy mô nhỏ. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Dương, các nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã Thuận An tuy phong phú nhưng không nên khai thác, do so sánh hiệu quả kinh tế giữa việc khác thác khoáng sản và cho thuê đất thì việc cho thuê đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 1.5.2. Kinh tếxã hội Theo báo cáo Tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thị xã Thuận An, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Thuận An trên các lĩnh vực cụ thể như sau: Cơ cấu kinh tế công nghiệp – thương mại dịch vụ – nông nghiệp tương ứng: 70,5% 29,2% 0,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp: 164.645 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2014. Giá trị thương mại dịch vụ: 28.900 tỷ đồng, tăng 22% với năm 2014. Giá trị sản xuất nông nghiệp: 285 tỷ đồng tăng 0,7% so với năm 2014. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 2.712 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước: 1.136,707 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 415 tỷ đồng. Tỷ suất sinh giảm 0,34‰. Giảm 464835 hộ nghèo, còn lại 371 hộ nghèo đạt tỷ lệ 0,85%tổng số hộ dân. 1.5.3. Các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn nghiên cứu 1.5.3.1. Sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000 km². Đoạn đầu nguồn có hồ thủy lợi Dầu Tiếng, thuộc tỉnh Tây Ninh, chảy qua Bình Dương và đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ huyện Nhà Bè nhập chung thành sông Nhà Bè. Ra tới mũi Nhà Bè lại tách làm hai nhánh là Lòng Tàu và Soài Rạp chảy ra biển Đông. Hình 1. 3. Toàn cảnh lưu vực sông Sài Gòn và các vùng lân cận Từ lâu nay, sông Sài Gòn là một trong những nguồn cấp nước quan trọng cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và đặc biệt là thành phố HồChí Minh chiếm 68% dân số trong lưu vực. Theo quy hoạch đến năm 2015 và 2025 tổng lượng nước khai thác từ sông Sài Gòn cấp nước cho riêng thành phố Hồ Chí Minh là 900.000 m3ngđ và cho tỉnh Bình Dương là 21.000 m3ngđ. Theo kết quả điều tra, khảo sát, đo đạc của đề án ‖Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt, đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương‖, sông Sài Gòn chảy qua địa phận Bình Dương thuộc vùng đồng bằng, lòng sông rộng dưới 50 m đoạn dưới đập hồ Dầu Tiếng và mở rộng dần đến khoảng 250 m khu vực gần cầu Bình Phước, sông đơn không có cù lao giữa dòng. Đoạn km 23 ngay sau đập đến Cần Nôm chiều rộng sông thay đổi từ 40 m đến 60 m. Nhưng ngay sau đó đến trạm bơm Bến Trống, chiều rộng thay đổi nhanh, sông rộng đến 100 m. Đoạn từ 30 km đến 75 km cách đập Dầu Tiếng, chiều rộng lòng sông lớn hơn 100 m đến 150 m. Đoạn sau ngã ba với sông Thị Tính, thuộc thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An, chiều rộng lòng sông phổ biến từ 165 m đến khoảng 200 m. Trên mặt bằng, hệ số uốn khúc bằng 1,64 nhỏ hơn sông Đồng Nai và sông Bé. Theo kết quả đo thuỷ văn sông Sài Gòn Trạm Thủ Dầu Một (cảng Bà Lụa) trong 5 ngày đêm vào tháng 3 năm 2013 cho thấy: Chế độ dòng chảy sông Sài Gòn thuộc Bình Dương thể hiện rất rõ chịu ảnh hưởng của triều Biển Đông. Lưu lượng lớn nhất khi triều xuống là khoảng 1580 m3s, lớn nhất khi triều lên là 1460 m3s, mực nước giữa chân triều và đỉnh triều chênh nhau khoảng 2m. Mặt khác sông Sài Gòn còn nhận một lượng nước lớn từ sông Thị Tính, lưu lượng trên Thị Tính lớn nhất khi triều lên là 197 m3s và khi triều xuống là 232 m3s, tương ứng gần 15% lưu lượng nước sông Sài Gòn tại tuyến đo cảng Bà Lụa – Thủ Dầu Một. Hình 1.4. Đường quá trình mực nước, lưu lượng sông Sài Gòn trạm Thủ Dầu Một Tổng lượng nước đo tại trạm Thủ Dầu Một trong thời gian từ 12 giờ ngày 14 đến 11 giờ ngày 1932013 là W = 4,99 triệu m3 trong đó tổng lượng khi triều lên = 190,2 triệu m3; tổng lượng khi triều xuống = 195,1 triệu m3; vậy lượng nước lưu thông qua trạm đo Q = 12,67 m3s. Theo kết quả quan trắc tại trạm thủy văn Thủ Dầu Một từ năm 1988 đến năm 2010 cho thấy mực nước sông Sài Gòn có xu hướng dâng cao dần với tốc độ trung bình khoảng 0,359 cmnăm, mực nước lớn nhất: 1,39m và nhỏ nhất: 2,58m (theo tài liệu thống kê từ đề án Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đã được UBND tỉnh phê duyệt). Tuy nhiên, mực nước cao nhất đã xác định được là 1,47 m vào tháng 10 năm 2013. Như vậy, chế độ dòng chảy của sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông và ngày càng có có xu hướng dâng cao do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu. 1.5.3.2. Hệ thống kênh rạch tại thị xã Thuận An. a. Rạch Bình Nhâm Rạch Bình Nhâm nằm trong địa phận phường Bình Nhâm, với chiều dài 1860 m rộng 40 m và đổ ra sông Sài Gòn. Rạch Bình Nhâm tiếp nhận nước thải từ các hộ dân và khu vực chăn nuôi 2 bên bờ trước khi đổ vào sông Sài Gòn. Chế độ thủy văn của rạch Bình Nhâm chịu ảnh hưởng của thủy triều với chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. b. Hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn Hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn nằm chủ yếu trên địa bàn phường Hưng Định, có chức năng tiêu thoát nước mưa và nước thải cho lưu vực khoảng 1.702 ha. Rạch là nơi tiếp nhận nước thải từ các KCN (Việt Hương), các cơ sở sản xuất công nghiệp (gốm sứ Cường Phát, Minh Long 1, Minh Long 2....) và các hộ dân chủ yếu trong khu vực phường Thuận Giao, Hưng Định. Suối Chòm Sao chảy ra rạch Vàm Búng tại khu vực cầu Bà Hai. c. Rạch Búng Rạch Búng dài khoảng 5,5km, rộng khoảng 3040m với diện tích lưu vực khoảng 1.200ha. Rạch Búng đi qua đia phận phường Hưng Định trước khi đổ ra sông Sài Gòn. Trước đây, rạch Búng là nơi cung cấp nước tưới cho nhu cầu nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay rạch đã bị ô nhiễm khá nặng do tiếp nhận một lượng thải lớn từ nước thải công nghiệp và các khu dân cư trong khu vực thông qua hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn. Chế độ thủy văn của rạch Búng chịu ảnh hưởng của thủy triều với chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. d. Suối Cát Suối cát đi qua địa phận phường Phú Hòa (Thủ Dầu Một) chảy ra rạch Bà Lụa và đổ ra sông Sài Gòn, nằm ranh giới giữa thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Suối có chiều dài khoảng 8,5km, bề rộng 45 mét và diện tích lưu vực 2.100ha. Suối Cát nằm tiếp nhận nước thải từ Cụm công nghiệp An Thạnh và khu dân cư trên địa bàn. Bên cạnh đó, suối Cát đang bị ảnh hưởng của bồi lắng và sạt lử cục bộ tại một số điểm nên hiện đang được ưu tiên nạo vét và khơi thông như dự án ‖Nạo vét Bưng Biệp – Suối Cát‖ hiện nay đang được tiến hành. e. Rạch Bà Lụa Rạch Bà Lụa là phần nối tiếp từ suối Cát đổ ra sông Sài Gòn nằm ở ranh giới giữa thị xã Thủ Dầu Một và phường An Sơn, rạch có bề rộng khoảng 3040m và chiều dài khoảng 2,8m với diện tích lưu vực là khoảng 950ha. Trước kia, rạch Bà Lụa bị ô nhiễm khá nặng do chất thải trong quá trình hoạt động của nhà máy đường Bình Dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với nổ lực cải thiện môi trường nước của cả chính quyền và người dân trong khu vực thì chất lượng nước tại rạch Bà Lụa đã được cải thiện rất nhiều. f. Kênh D Kênh D là kênh nằm trên địa bàn phường Bình Hòa, có chiều dài khoảng 880m rộng 4m. Kênh D thuộc hệ thống kênh tiêu Bình Hòa với nhiệm vụ thoát nước cho KCN Đồng An và vùng phụ cận, sau đó chuyển tiếp vào kênh Bình Hòa. g. Kênh Bình Hòa Kênh Bình Hòa (rạch Ông Bố) nằm trên địa bàn phường Bình Hòa, kênh Bình Hòa thuộc hệ thống kênh tiêu Bình Hòa, đảm nhận nhiệm vụ tiêu thoát nước từ KCN VSIP và vùng phụ cận với diện tích lưu vực khoảng 2.127 ha. Kênh Bình Hòa dài khoảng 2.838m rộng 8m. Kênh Bình Hòa hợp lưu với kênh D trước khi ra rạch Vĩnh Bình tại Cầu Ông Bố. h. Rạch Lái Thiêu Rạch Lái Thiêu nằm trên địa phận phường Lái Thiêu, với chiều dài 1,7 km, rộng khoảng 2030m, diện tích lưu vực khoảng 1.000ha. Rạch Lái Thiêu thuộc hệ thống kênh tiêu thoát nước Bình Hòa với chức năng tiêu thoát nước khu vực phường Lái Thiêu và vùng phụ cận. Rạch Lái Thiêu chịu ảnh hưởng của thủy triều với chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. k. Rạch Vĩnh Bình Rạch Vĩnh Bình thuộc địa phận phường Vĩnh Phú dài khoảng 1,5 km và rộng từ 3040m với diện tích lưu vực là 820 ha. Rạch là khu vực tiếp nối của nhiều hệ thống kênh tiêu thoát nước như kênh Ba Bò, kênh tiêu Bình Hòa, kênh D...giúp tiêu thoát nước vùng phụ cận trước khi đổ vào sông Sài Gòn. Chế độ thủy văn của rạch Vĩnh Bình chịu ảnh hưởng của thủy triều. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khảo sát, điều tra các nguồn thải tại vùng nghiên cứu. Thu thập số liệu, lấy mẫu phân tích bổ sung và đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại các sông, suối, kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã Thuận An. Tính toán, phân tích, đánh giá tác động các nguồn thải đối với chất lượng môi trường nước mặt và khả năng tiếp nhận nước thải tại thị xã Thuận An. Thu thập số liệu, khảo sát bổ sung, đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường các nguồn thải và hiện trạng cơ sở hạ tầng thoát nước mưa, nước thải. Đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm cải thiện chất lượng môi trường các suối, kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện luận văn, tác giả đã dùng nhiều phương pháp phổ biến như: Phương pháp thống kê; phương pháp kế thừa; phương pháp khảo sát phân tích lấy mẫu; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia và kỹ thuật tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của các nguồn nước mặt. Những phương pháp đặc trưng để đạt những kết quả quan trọng của đề tài cụ thể như sau. 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Thu thập và xử lý số liệu điều kiện tự nhiên, KTXH, các số liệu về nguồn thải và số liệu thuỷ văn, địa chất thuỷ văn của các kênh, rạch trong vùng nghiên cứu từ các dự án, đề tài nghiên cứu trước đây và từ quá trình thanh kiểm tra các nguồn thải trong thời gian gần đây. Đặc biệt số liệu quan trắc các kênh được thừa kế từ tài liệu từ Ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn, thể hiện trong phần Phụ Lục. 2.2.2. Phương pháp điều tra các nguồn xả thải ngoài KCN Theo kết quả thống kê của Phòng Thống kê Thị xã Thuận An, tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp đến cuối năm 2015 là 12.540 cơ sở. Trong đó loại hình có phát sinh nước thải chính khoảng 1.075 cơ sở. Áp dụng công thức của Yamane (Dlem D1992) để tính số mẫu cần điều tra với độ tin cậy 98% như sau: N n = 1+ N(e)2 Trong đó: n là số mẫu cần điều tra N: Tổng số cơ sở (1.075 cơ sở) e: Sai số chấp nhận được (trong trường hợp độ tin cậy 98% lấy e=0,02) Kết quả tính được n = 751,7 mẫu điều tra (lấy 750 phiếu). Tiến hành thiết kế phiếu điều tra và triển khai điều tra vào tháng 12 năm 2015 với 750 phiếu phát ra và tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh chính ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thị xã Thuận An. Tổng số phiếu thu về là 637 phiếu. Trong đó, phường Thuận Giao có 166 phiếu (67 DN, 99 Nhà trọ), phường Bình Hòa 46 phiếu (26 DN, 20 Nhà trọ), phường Bình Chuẩn 164 phiếu (87 DN, 86 Nhà trọ), phường Vĩnh phú 9 phiếu (5 DN, 4 Nhà trọ), phường Hưng Định 15 phiếu (11 DN, 4 Nhà trọ), phường An Thạnh 24 phiếu (13 DN, 11 Nhà trọ), phường An Phú 189 phiếu (74 DN, 115 Nhà trọ), phường Lái Thiêu 24 phiếu (13 DN, 11 Nhà trọ). 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải Trong tổng số 750 DN được điều tra, đề tài tiến hành lấy mẫu và phân tích chất lượng thải tại các doanh nghiệp điển hình với số lượng 36 mẫu. Các chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5, COD, NH4+, tổng sắt, Cd, Dầu mở, Coliform. Phương pháp lấy mẫu và phân tích theo Tiêu chuẩn Việt Nam. 2.2.4. Phương pháp bản đồ và GIS Phương pháp bản đồ và GIS được sử dụng để phân chia tiểu lưu vực phục vụ tính toán khả năng tiếp nhận nước thải theo từng tiểu lưu vực. Trong đề tài này, tác giả kế thừa kết quả phân chia tiểu lưu vực của Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương. 2.2.5. Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) Đề tài kế thừa kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương trên địa bàn Thị xã Thuận An trong giai đoạn 2012 – 2015. Xử lý các thông số chất lượng nước mặt, tính toán chỉ số chất lượng nước WQI Lựa chọn phương pháp tính WQI theo Quyết định số 879QĐTCMT. a. Tính toán WQI thông số WQISI (WQI thông số) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, NNH4, PPO4, TSS, độ đục và tổng Coliform theo công thức như sau: WQI  qi  qi 1 BP  C  q BPi 1  BPi i 1 p i 1 (công thức 1) Trong đó: BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số đo được quy định trong bảng 2.1 tương ứng với mức i. BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số đo được quy định trong bảng 2.1 tương ứng với mức i+1. qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi. qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1. Cp: Giá trị của thông số được đưa vào tính toán. Bảng 2.1. Quy định các giá trị qi, BPi i qi Giá trị BPi quy định đối với từng thông số BOD5 (mgl) COD (mgl) NNH4 (mgl) PPO4 (mgl) Độ đục (NTU) TSS (mgl) Tổng Coliform (MPN100ml) 1 100 ≤4 ≤10 ≤0.1 ≤0.1 ≤5 ≤20 ≤2500 2 75 6 15 0.2 0.2 20 30 5000 3 50 15 30 0.5 0.3 30 50 7500 4 25 25 50 1 0.5 70 100 10.000 5 1 ≥50 ≥80 ≥5 ≥6 ≥100 >100 >10.000 Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong bảng thì WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng. Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO) Tính toán thông qua giá trị DO % bão hòa: Bước 1: Với T là nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C), thì giá trị DO bão hòa được tính theo công thức: DObão hòa  14.652  0.41022T  0.0079910T 2  0.000077774T 3 Giá trị DO % bão hòa: Cp: DO%bão hòa= DOhòa tan DObão hòa100 Bước 2: Tính giá trị WQIDO: WQI  qi 1  qi C  BP  q (công thức 2) BPi 1  BPi Trong đó: Cp: giá trị DO % bão hòa BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.2 Bảng 2.2: Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa. I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 BPi ≤20 20 50 75 88 112 125 150 200 ≥200 qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1 Giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1. 20 < giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.2. 88 ≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100. 112 < giá trị DO% bão hòa < 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.2. Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1. Tính giá trị WQI đối với thông số pH Bảng 2.3. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH I 1 2 3 4 5 6 BPi ≤5.5 5.5 6 8.5 9 ≥9 qi 1 50 100 100 50 1 Nếu giá trị pH ≤ 5.5 thì WQIpH bằng 1. Nếu 5,5 < giá trị pH < 6 thì WQIpH được

Trang 1

THỊ XÃ THUẬN AN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỈ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ ChíMinh.

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Văn Tán

Cán bộ phản biện 1: PGS.TS Trương Thanh Cảnh- Phản biện 1

Cán bộ phản biện 2: TS Đinh Đại Gái-Phản biện 2

Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ ChíMinh ngày 10 tháng 08 năm 2016

Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:1 GS.TSKH.Lê Huy Bá - Chủ tịch hội đồng

2 PGS.TS Trương Thanh Cảnh- Phản biện 13 TS Đinh Đại Gái-Phản biện 2

4 TS Vũ Ngọc Hùng- Ủy Viên5 TS Lê Hoàng Anh- Thư ký

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ cấp trường tạiTrường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 10 tháng 08 năm2016.

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay học viên đã hoàn thành luận vănthạc sĩ khoa học ngành quản lý tài nguyên và môi trường.

Luận văn ngành quản lý tài nguyên và môi trường với đề tài: ―Đánh giá

tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã ThuậnAn và giải pháp đề xuất‖ là do học viên cao học Lê Thế Thanh thực hiện, giáo viên

hướng dẫn là PGS TS Lê Văn Tán, trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ ChíMinh.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Lê Văn Tán, người đã trực tiếptận tâm hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Công nghiệp Thànhphố Hồ Chí Minh Đặc biệt là các thầy cô giáo thuộc Viện Khoa học Công nghệ vàQuản lý Môi trường thuộc trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đãtận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành khóa học và làm nền tảng chotôi hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin cảm ơn các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thị xãThuận An, các Sở, Ban, ngành thị xã Thuận An đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đượckhảo sát, phỏng vấn, thu thập tài liệu trong thời gian thực hiện luận văn.

Bên cạnh đó tôi cũng nhận được nguồn động viên to lớn của gia đình, bạn hữugiúp tôi có điều kiện để hoàn thành luận văn.

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2016

Học viên thực hiện

Lê Thế Thanh

Trang 4

TÓM TẮT

Thuận An luôn là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương Các hoạt động trên lĩnh vực vănhóa xã hội đều có những chuyển biến tích cực theo định hướng, hài hòa với phát triểnkinh tế kéo theo đó là những vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển bền vững.Việc thực hiện “Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trênđịa bàn thị xã Thuận An và giải pháp đề xuất” là vô cùng cần thiết.

Kết quả đánh giá chung về diễn biến chất lượng nước thải ở thị xã Thuận An đãcho thấy mức độ thay đổi phức tạp trong những năm từ 2011 đến 2015 nước thải vượtQCVN trong 4 năm đầu và chuyển biến theo chiều hướng tốt từ đầu năm 2015 Kếtquả chỉ số WQI cho thấy nước mặt ở thị xã Thuận An vẫn còn sử dụng tốt Vì vây việcđánh giá muốn chính xác và hiệu quả hơn, tác giả đi sâu vào phân tích hiện trạng mộtsố kênh rạch chính, kết quả cho thấy đều có dấu hiệu ô nhiễm.

Luận văn cũng đánh giá chi tiết các chỉ tiêu như TSS, COD… tại một số kênhrạch chịu tải, kết quả đưa ra cho thấy các giá trị vượt ngưỡng cho phép Nguồn gốcchủ yếu xuất phát từ các ngành gỗ và sản phẩm gỗ, hàng may mặc, … Nguyên nhângây ô nhiễm chủ yếu là do các hệ thống xử lý nước thải không đạt chuẩn, mục đíchxây dựng đối phó.

Luận văn cũng thực hiện dự đoán các điểm chịu tải thông qua việc đánh giáqua 6 chỉ số COD, BOD, SS, PO43-, NO3--N, NH4+-N cho thấy ngưỡng tiếp nhận tạicác sống đã quá tải chỉ có thể tiếp nhận được thêm giá trị NO3--N Tình trạng ô nhiễmnước mặt của xã Thuận An đã đạt mức báo động cao Qua đó cũng đề xuất các giảipháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường các suối, kênh, rạch chính trên địa bàn thịxã Chủ yếu vào việc cải thiện công tác quản lý và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.

Từ khóa: Thị xã Thuận An, WQI, chất lượng nước mặt, tiêu chuẩn nước mặtViệt Nam, công tác quản lý.

Trang 5

Thuan An is always one of all, where have first growth the industrialization andmodernization rate of Binh Duong province The operations of culture and arts havepositive, and development with activity economy Along with it, we have many problemrelative with Environment and Sustainable Development With reason, I was performthesis “Assessment effect of pollution resource to water quality around in local ThuanAn town and solution propose”.

The results of the evolving common wastewater quality in Thuan Antown showed levels of complex changes in the years from 2011 to 2015 exceededQCVN wastewater in the first 4 years and changed for the better since the beginningof the year 2015 WQI index of surface water in Thuan An town results is showed stillfine Thus, higher accurate assessment and effective, the authors go into a situationanalysis of the evening main canals, the results showed all signs of pollution.

Thesis also detailed assessment criterias as TSS, COD at some load canals,results showed that the value exceeds a certain level Originated mainly derived fromindustrial wood and wood products, garments the reason mainly for pollution is dueto the waste water treatment system does not meet the standard, purpose-built to cope.

Thesis also made predictions load points assessment through 6 COD, BOD,SS, PO43-, NO3-N, NH4+-N show reception at the river level was too overload but itcan only receive value added NO3 -N Pollution of surface water Thuan An hasreached alarming levels high Another face, we proposed measures to improve theenvironmental quality of the streams and canals on the town Mainly on improving themanagement and upgrade wastewater treatment systems.

Keywords: Thuan An town, WQI, surface water quality, surface waterVietnam standards, management.

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn đề tài ―Đánh giá

tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã ThuậnAn và giải pháp đề xuất‖ là sản phẩm nghiên cứu, tìm hiểu của riêng cá nhân học

viên Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều được trình bày hoặc là củacá nhân học viên hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Các tài liệu, số liệutrích dẫn được chú thích nguồn rõ ràng, đáng tin cậy và kết quả trình bày trong luậnvăn là trung thực Nếu sai học viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nhà trường.

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2016

Học viên thực hiện

Lê Thế Thanh

Trang 7

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

4.1 Ý nghĩa khoa học 3

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NƯỚC MẶT 4

1.2 CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC 4

1.2.1 Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồnnước 41.2.2 Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người 5

1.2.3 Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp 6

1.2.4 Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ 6

1.2.5 Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác 7

1.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 7

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 8

1.4.1 Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước 8

1.4.2 Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước 10

Trang 8

1.5 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 11

1.5.1 Điều kiện tự nhiên 11

1.5.2 Kinh tế-xã hội 16

1.5.3 Các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn nghiên cứu 16

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 21

2.2.2 Phương pháp điều tra các nguồn xả thải ngoài KCN 21

2.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải 22

2.2.4 Phương pháp bản đồ và GIS 22

2.2.5 Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) 23

2.2.6 Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

3.1 Kết quả điều tra VÀ TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG các ngUồn NƯỚC thải trên địa bàn thị xã thuận an 29

3.1.1 Kết quả hiện trạng các nguồn xả thải nằm ngoài KCN 29

3.1.2.Các nguồn thải từ các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thị xã Thuận An 353.1.3 Tổng hợp tải lượng các nguồn thải trên địa bàn thị xã Thuận An 41

3.2 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT THEO WQITẠI CÁC SÔNG, SUỐI, KÊNH, RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬNAN 423.2.1 Chất lượng nước mặt tại sông Sài Gòn thuộc thị xã Thuận An 42

3.2.2 Chất lượng nước mặt tại các kênh rạch chính 43

3.2.3 So sánh chất lượng nước mặt được đánh giá theo năm 50

3.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN THẢI 52

3.3.1 Cơ sở hạ tâng kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An 52

3.3.2 Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An 52

3.3.3 Hiện trạng hạ tầng thoát nước mưa và nước thải khu vực thị xã Thuận An 52

3.3.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường giai đoạn 2011 -2015 533.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN CÁC NGUỒN THẢI CỦA CÁC SÔNG

56

Trang 9

3.4.1 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các KCN 56

3.4.2 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN 60

3.4.3 Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Cát 61

3.4.4 Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Bưng Cù 63

3.4.5 Đánh giá khả năng tiếp nhận của Rạch Chòm Sao 65

3.4.6 Đánh giá khả năng tiếp nhận của Kênh Bình Hòa và rạch Vĩnh Bình 68

3.5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHẰM CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CÁC SUỐI, KÊNH, RẠCH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ 71

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Thuận An 14

Bảng 2.1 Quy định các giá trị qi, BPi 24

Bảng 2.2: Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO%bãohòa 25

Bảng 2.3 Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 25

Bảng 2.4 Xác định mức chất lượng nước 26

Bảng 3.2 Nhu cầu sử dụng nước của các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN 31

Bảng 3.3 Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau 32

Bảng 3.4 Tải lượng các chất ô nhiễm từ nước thải phi công nghiệp 34

Bảng 3.5 Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Thuận An 34

Bảng 3.6 Tải lượng các chất ô nhiễm từ chăn nuôi 35

Bảng 3.7 Tình hình thu hút đầu tư của các KCN tính trên địa bàn thị xã Thuận An tínhđến tháng 9/2015 36

Bảng 3.8 Lưu lượng nước thải các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 37

Bảng 3.8 Nồng độ ô nhiễm trong nước thải trong các KCN trên địa bàn thị xã ThuậnAn trong năm 2015 40

Bảng 3.9 Tải lượng ô nhiễm trong các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 40

Bảng 3.9 Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau 41

Bảng 3.10 Kết quả thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môitrường trên địa bàn thị xã Thuận An giai đoạn 2011 – 2015 55

Bảng 3.11 Hiện trạng sử dụng đất của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 57

Bảng 3.12 Hiện trạng xử lý nước thải của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An 57

Bảng 3.13 Tải lượng ô nhiễm do nước thải từ các KCN hiện hữu 58

Bảng 3.14 Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Chòm Sao 59

Bảng 3.15 Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh Bình Hòa 59

Bảng 3.16 Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh D 60

Bảng 3.17 Thống kế số lượng các nguồn thải ra các kênh rạch trên địa bàn thị xãThuận An 61

Trang 11

Bảng 3.18 Hiện trạng xử lý nước thải của các cơ sở xả thải ra suối Cát 61

Bảng 3.19 Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Cát 62

Bảng 3.20 Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Cát 63

Bảng 3.21 Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn thải ra suối Bưng Cù 63

Bảng 3.22 Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Bưng Cù 64

Bảng 3.23 Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Bưng Cù 65

Bảng 3.24 Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn xả thải ra rạch Chòm Sao 66

Bảng 3.25 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Chòm Sao 67

Bảng 3.26 Khả năng tiếp nước thải của rạch chòm Sao 68

Bảng 3.27 Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn xả thải ra kênh Bình Hòa 69

Bảng 3.28 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Vĩnh Bình 70

Bảng 3.29 Khả năng chịu tải của rạch Vĩnh Bình 70

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ hành chính thị xã Thuận An 11

Hình 1.2 Diễn biến nhiệt độ tại trạm Sở Sao từ năm 1980-2010 13

Hình 1.3 Toàn cảnh lưu vực sông Sài Gòn và các vùng lân cận 17

Hình 1.4 Đường quá trình mực nước, lưu lượng sông Sài Gòn- trạm Thủ Dầu Một 18

Hình 3.1 Số lượng phiếu điều tra thu được phân chia theo ngành sản xuất 29

Hình 3.2 Phân bố số lượng phiếu thu nhập thông tin theo đơn vị hành chính 30

Hình 3.3 Diễn biến nồng độ COD trong nước thải các KCN trong năm 2014- 2015 38

Hình 3.4 Diễn biến nồng độ TSS trong nước thải các KCN 2 năm 2014-2015 38Hình 3.5 WQI của sông Sài Gòn tại Thị xã Thuận An giai đoạn 2011 – 2015 42Hình 3.6 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Bình Nhâm 43

Hình 3.7 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) hệ thống rạch Chòm Sao – SuốiĐờn tại cầu Bà Hai 44

Hình 3.8 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Búng 45

Hình 3.9 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại suối Cát 46

Hình 3.10 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Bà Lụa 46

Hình 3.11 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh D 47

Hình 3.12 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh Bình Hòa 48

Hình 3.13 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Lái Thiêu 49

Hình 3.14 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Vĩnh Bình 49

Hình 3.15 Diễn biến chất lượng nước (WQI) rạch theo năm từ 2012 đến 201550Hình 3.16 Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch năm 2015 của các kênh khảo sát trên địa bàn khảo sát 51

Trang 13

Trong những năm qua, thị xã Thuận An luôn là một trong những địa phương điđầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương Các hoạtđộng trên lĩnh vực văn hóa xã hội đều có những chuyển biến tích cực, hài hòa với pháttriển kinh tế Công tác xã hội hóa trên lĩnh vục giáo dục, y tế được thực hiện có hiệuquả đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân.

Các sông, suối trên địa bàn thị xã vừa là nguồn nước phục vụ cho các hoạt độngsản xuất công nghiệp, nông nghiệp vừa là nguồn tiếp nhận nước thải và nước mưachảy tràn trên địa bàn thị xã và một phần thị xã Dĩ An (khu vực phường Dĩ An, TânĐông Hiệp), phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Thuận An có lợi thế về vị trí địa lý cũng như tiềm năng nguồn nhân lực Tốc độtăng trưởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 18,5 %/năm.Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ - thương mại,nông nghiệp; năm 2014, tỷ lệ công nghiệp 71,4%, dịch vụ 28,3% và nông lâm nghiệp0,3% Hiện nay, dân số thị xã gần 453.390 người, tỉ lệ đô thị hoá đạt 82% Cùng vớiquá trình phát kinh tế - xã hội thì các thành phần môi trường thị xã Thuận An đang bịđe doạ ô nhiễm, nhất là ô nhiễm các kênh, rạch trên địa bàn thị xã.

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước năm 2014 của thị xã tại 15 vị trí quantrắc trên tất cả các kênh rạch nhỏ trên địa bàn thị xã thì có 06 điểm nước mặt bị ônhiễm nặng và cần phải có các biện pháp xử lý; có 03 điểm nước dùng được cho giao

Trang 14

thông thủy và các mục đích tương đương khác; có 05 điểm sử dụng được cho tưới tiêuvà các mục đích tương đương khác và 01 điểm nước mặt sử dụng cho mục đích cấpnước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý thích hợp (vị trí tại rạch Bình Nhâm).Ngoài ra theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Sài Gòn và các kênh, rạchchính trên địa bàn thị xã Thuận An của Sở Tài nguyên và Môi trường từ năm 2010 đếntháng 3 năm 2015 cho thấy chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã hiện nay đang bị ônhiễm hữu cơ (hàm lượng BOD5 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1 đến 2,6 lần, hàmlượng NH3-N vượt quy chuẩn cho phép từ 1,15 đến 4,2 lần).

Xuất phát từ những lý do trên việc triển khai nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác

động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An

và giải pháp đề xuất” giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà

nghiên cứu có cách nhìn bao quát hơn về nguy cơ ô nhiễm các nguồn thải có tác độngđến chất lượng nước mặt thị xã Thuận An, từ đó đưa ra các quyết sách hợp lý nhằmthích ứng và đối phó với vấn đề này phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhận định được các vấn đề về nguồn thải, chấtlượng nước mặt, khả năng chịu tải của các nguồn tiếp nhận làm cơ sở đưa ra giải pháptổng thể giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát các nguồn thải, giảm thiểu ônhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã Thuận An.

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 15

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các nguồn nước thải thải ra sông và kênh rạch tại thị xã Thuận An, BìnhDương.

- Chất lượng nước mặt tại các kênh rạch ở thị xã Thuận An, Bình Dương.

- Khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống sông rạch trên địa bàn thị xã Thuậnan, tỉnh Bình Dương.

- Công tác quản lý môi trường tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được ứng dụng để triển khai vào lĩnhvực bảo vệ, quản lý môi trường nước mặt tại thị xã Thuận An Kết quả của luận văn làcơ sở thực tiễn xác định những biến đổi, tác động và áp lực do quá trình phát triển kinhtế xã hội đến các nguồn nước mặt cũng như khả năng tiếp nhận Ngoài ra, kết quả củađề tài có thể hổ trợ cơ quan quản lý đưa ra những quyết định, chính sách, kế hoạch, sựđiều chỉnh hợp lý trong phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường.

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NƯỚC MẶT

Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảyvào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi cáclưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào mộtsố yếu tố khác Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước vàcác hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểmcủa dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương.Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.

Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật vàđộng vật , hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơixuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơithấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lạiở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thànhnên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất.

Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạchnơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và bồilắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một thời giandài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn Cóhai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nướcmặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên cáclục địa.

1.2 CÁC TÁC ĐỘNG GÂY SUY THOÁI CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

1.2.1 Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồnnước.

Trang 17

Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, conngười đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường mộtcách trực tiếp hoặc gián tiếp Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nướcnghèo đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước.Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, pháttriển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ…

1.2.2 Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người

- Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ônhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vàokênh rạch chưa qua xử lý Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinhsống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trởlưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù Môi trường yếm khígia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễmnguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặtđể xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội.

- Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của conngười gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan gây cạn kiệtnguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn… Nhiềugiếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gầnkhu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không đượctrám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

- Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, ròrỉ nước từ van hư củ Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phínước.

- Giữa nước mặn và nước nhạt có một ranh giới, khi họat động khai thác nướcdưới đất quá mức đường ranh giới này sẽ tiến dần đến công trình khai thác, mựcnước mặn xâm nhập dần, đẩy lùi mực nước ngọt vào sâu và làm nhiễm mặn cáccông trình khai thác trong khu vực Mặt khác do nước biển tràn vào hoặc do

Trang 18

con người dẫn nước biển vào sâu trong ruộng để làm muối, dẫn đến xâm nhậpmặn vào tầng chứa nước.

- Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhàlàm đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt khôngđược thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển Ngoài ra còngây ngập lụt, trược lỡ đất.

1.2.3 Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp

- Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ýthức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệthống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vàođất dễ gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là nguồn nước ngầm.

- Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làmô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấyđộng nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt.

- Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gâynhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu …

- Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, cácloại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nộiđồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.

- Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thấtthoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.

1.2.4 Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ

- Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy môlớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sảnxuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùngkhác nhau tập trung về Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mậtđộ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệtnguồn nước và sụp lún đất.

Trang 19

- Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làmthay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trườngsinh thái.

- Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưađược xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất Thậmchí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặcđào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầngnước dưới đất.

1.2.5 Ảnh hưởng do một số nguyên nhân khác

- Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn cácvật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêuthoát của dòng nước.

- Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạchnước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.

- Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của cáctàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển.

- Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụngbừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.

1.3 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Đánh giá chất lượng nước là công việc bao gồm các bước: thu thập, tập hợp sốliệu quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng thời gianxác định đối với quan trắc liên tục; Các thông số được sử dụng để tính Chỉ số Chấtlượng nước (Water quality index – WQI) thường bao gồm các thông số: DO, nhiệt độ,BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH; hoặc một số thông sốkhác Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ cácgiá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chấtlượng số liệu Sau khi tính toán và thống kê các số liệu quan trắc thì sử dụng để đốichiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hay tính toán theo WQI.

Trang 20

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC1.4.1 Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước

Một số công trình nghiên cứu về chất lượng nước mặt trên thế giới như sau:

Công trình nghiên cứu về CLN mặt sông Tùng Hoa, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc(2011), thực hiện bởi nhóm tác giả:Yi Wang, Peng Wang, Yujun Bai, Zaixing Tian,

Jingweng Li, Xue Shao, Laura F Mustavich, Bai - Lian Li - Khoa đô thị và kỹ thuậtmôi trường, Học Viện Kỹ Thuật Cáp Nhĩ Tân, Tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc [3].Nghiên cứu này tập trung vào sông Tùng Hoa (tên quốc tế: Songhua) Diện tích lưuvực sông là 556, 800 km2 với chiều dài 2214.3 km trải dài trên địa bàn các tỉnh LiêuNinh, Hắc Long Giang, Cát Lâm và Nội Mông Nhánh sông chính của sông Tùng Hoalà nguồn nước quan trọng cho việc sinh hoạt và công nghiệp của thành phố Cáp NhĩTân do đó bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau Kết quả phân tích chất lượng nướcmặt của sông Tùng Hoa cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân baogồm: ô nhiễm hữu cơ và dưỡng chất (chăn nuôi, hoạt động nông nghiệp), nhiệt độ(nguyên nhân tự nhiên), ô nhiễm kim loại và ô nhiễm hóa dầu (các ngành côngnghiệp), ô nhiễm độc chất (các nhà máy dược phẩm) v.v… Nghiên cứu này cũng đượcdùng để đánh giá các tác động tiêu cực của việc xây dựng các đập nước trên dòng sôngTùng Hoa Đồng thời, các kết quả thu được cũng có tác dụng tham khảo để giúp nhàquản lý có thể tìm cách khắc phục hậu quả tốt hơn trong trường hợp xảy ra các thảmhọa môi trường như trường hợp tràn benzene trên sông Tùng Hoa vào năm 2005.

Đề tài “ Đánh giá chất lượng nước và xác định các nguồn gây ô nhiễm ở dòng

sông Axios/ Vardar ở Đông Nam châu Âu” của tác giả Mimoza Milovanovic Nghiên

cứu này dựa trên những số liệu N-NO3-, nitrit (N-NO2-), amoniac, tổng phosphor,BOD5, Cd, Cr, Zn, Pb của nước xả từ các trạm lấy mẫu dọc theo dòng sôngAxios/Vardar được thu thập định kỳ hàng tháng Nghiên cứu cho thấy CLN sông bị ônhiễm do các ngành công nghiệp nằm trong khu vực Nước thải nông nghiệp từ cáckhu vực canh tác ở Tetovo, Veles và Koufalia là nguồn gây ô nhiễm các chất dinhdưỡng CLN sông bị ô nhiễm là do nước thải trong khu vực không được vử lý mà thảitrực tiếp vào sông Axios/Vardar là nguồn gốc chính ô nhiễm Bên cạnh đó các bãi rácbất hợp pháp cũng làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

Trang 21

Đề tài “Mô phỏng tác động của chất lượng nước mặt từ quá trình đô thị hóa ở

Tây An, Trung Quốc” của Hongming He, Jie Zhoua, Yongjao Wub, Wanchang Zangd,

Xiuping Xie Nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở Tây An, TrungQuốc đến chất lượng nước mặt Phân tích hiện trạng của môi trường nước mặt và xâydựng mô hình mô phỏng ảnh hưởng của môi trường khi đô thị hóa mở rộng Kết quảnghiên cứu cho thấy rằng thay đổi mục đích sử dụng đất, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cómôi tương quan với biến động về CLN Kết quả mô phỏng cho thấy quá trình đô thịhóa nên dừng lại khi đến khả năng chịu tải của môi trường, dựa trên cân bằng lợi íchcủa đô thị hóa và chi phí biên của ô nhiễm.

Từ lâu trên thế giới, đã áp dụng hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông chophát triển lâu bền trên lưu vực, với bốn thành phần: quy hoạch lưu vực; quản lý hoạtđộng phát triển trên lưu vực; xây dựng khung thể chế, chính sách và công cụ phân tích,trợ giúp xây dựng quy hoạch và ra quyết định quản lý.

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng nước, đáp ứng nhu cầu hiện tại và phân phối cho các mục đích sử dụng khácnhau, với việc áp dụng ngày càng nhiều các giải pháp phi công trình (thể chế, cơ chế,chính sách, giải pháp, ) về quy hoạch lưu vực sông, cân đối hài hòa quan điểm và lợiích của các ngành, địa phương trong việc quyết định, lưu tâm thích đáng đến quan hệthượng lưu - hạ lưu.

Quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn nước lưu vực sông nhằm duy trì chất lượngnước đạt quy chuẩn cho các mục đích sử dụng khác nhau Cơ quan bảo vệ môi trườngMỹ (EPA) đã phát triển cách tiếp cận ―Bảo vệ lưu vực sông để quản lý chất lượngnước‖ (WPA – Watershed Protection Approach), với các đặc trưng của mô hình quảnlý chất lượng nước sông gồm: (a) xác định các vấn đề ưu tiên; (b) sự đồng thuận củacác bên có liên quan; (c) những giải pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề và (d) đolường sự thành công qua quan trắc và thu thập dữ liệu Tuy nhiên, các mô hình nghiêncứu của thế giới rất khó có thể áp dụng cho điều kiện cụ thể ở Việt Nam do sự khácnhau về nhiều mặt KT-XH, thể chế, chính sách, cơ sở dữ liệu,… mà chỉ có thể học tậpphương pháp nghiên cứu để sử dụng linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể ở Việt Nam.

Trang 22

1.4.2 Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong nước, các nhiệm vụ, đề tài, dựán của địa phương nhằm bảo vệ nguồn nước mặt nói chung và trên địa bàn tỉnh BìnhDương nói riêng tương đối nhiều Tuy nhiên, chủ yếu là các nghiêu cứu chuyên đềmang tính điều tra, khảo sát về hiện trạng chất lượng nước mặt Một số ít các nghiêncứu tiếp cận vấn đề và đối tượng nghiên cứu mang tính riêng lẻ, rời rạc hoặc chủ yếunhấn mạnh những khía cạnh đặt ra của từng đề tài.

Đề tài “Nghiên cứu giải pháp công nghệ cải tiến và thích hợp để xử lý nước

thải các Khu công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa – VũngTàu” của Cáp Trương Quốc Tiến (năm 2008) Đề tài đã mô tả được thực trạng xả nước

thải của các Khu công nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu Đánh giá hiện trạng các giải pháp công nghệ xử lý nước thải, từ đó làm cơsở đề xuất giải pháp công nghệ cải tiến và thích hợp để xử lý nước thải.

Đề tài “Đánh giá khả năng chịu tải của các dòng sông trên địa bàn tỉnh Bình

Dương”, năm 2012 của Viện Khí tượng Thủy văn, Hải văn và Môi trường chưa đi sâu

nghiên cứu xác định nguồn thải mà chủ yếu nghiên cứu theo hướng đánh giá khả năngchịu tải hơn là đánh giá tác động và quản lý các đối tượng chủ nguồn thải; mặt khácđối tượng là một số sông, rạch chính chứ không đánh giá một cách tổng thể;

Đề án “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt, đề xuất giải

pháp quản lý tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, năm 2013 của Viện

Khoa học Thủy lợi Miền Nam chủ yếu khảo sát về hiện trạng nguồn nước mặt.

Các nghiên cứu khác lại chọn đối tượng là một con sông, suối chảy qua địa

phận nghiên cứu, chẳng hạn như: Đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và

đề xuất các giải pháp tổng hợp quản lý chất lượng nước lưu vực sông Thị Tính - tỉnhBình Dương”, năm 2009, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương.

Các nghiên cứu phần lớn chưa có một bức tranh tổng thể về chất lượng nướcmặt và kịch bản phản ánh toàn diện những vấn đề cần xem xét cho toàn bộ hệ thốngsông rạch trên một địa bàn nghiên cứu cụ thể Theo đó, các giải pháp đề xuất khôngmang tính toàn diện, đồng bộ và hiệu quả.

Trang 23

Hàng năm, Chương trình quan trắc của các Sở TN&MT thực hiện quan trắcđánh giá chất lượng nước mặt, song chưa đề xuất được các giải pháp quản lý thốngnhất, tổng hợp nguồn nước mặt và còn ở dạng số liệu hiện trạng chất lượng nói chung,do đó hiệu quả sử dụng còn thấp.

Bên cạnh đó, hệ thống dữ liệu hiện tại liên quan đến chất lượng nước mặt và tácđộng của các nguồn thải lên hệ thống sông rạch trên địa bàn tỉnh Bình Dương nóichung và thị xã Thuận An nói riêng còn tương đối hạn chế Kết quả nghiên cứu của Đề

tài ―Đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước mặt trên địa bàn thị

xã Thuận An và giải pháp đề xuất‖ là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý Nhà nước

Ranh giới được xác định cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên;+ Phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh;

Trang 24

+ Phía Đông giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương;+ Phía Tây giáp quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng diện tích tự nhiên của thị xã Thuận An là 8.369 ha, chiếm 3,11% diện tíchtự nhiên của tỉnh Bình Dương Có 10 đơn vị hành chính trực thuộc (trong đó có 9phường và 1 xã) (theo niên giám thống kê năm 2014).

Thị xã Thuận An nằm ở vị trí cửa ngõ nối tỉnh Bình Dương với Thành phố HồChí Minh qua tuyến Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương), tạo cho Thuận An các điều kiệnthuận lợi về vị trí địa lý trong việc thu hút đầu tư cho công nghiệp và thương mại dịchvụ.

1.5.1.2.Địa hình

- Địa hình của Thuận An có độ cao trung bình so với mặt nước biển 1-45m, caonhất ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc (thuộc các phường Bình Chuẩn, An Phú vàThuận Giao) và thấp dần xuống Tây và Tây Nam (thuộc các phường/xã An Thạnh, AnSơn, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú) Nhiều khu vực thuộc An Thạnh, An Sơn,Vĩnh Phú thấp hơn đỉnh triều cường (1,5m) nên thường bị ngập khi triều cường, dovậy trong sử dụng đất cần chú ý vấn đề ngập nước.

- Sự khác biệt về địa hình giữa 2 khu vực đã gây ảnh hưởng đáng kể đến pháttriển kinh tế - xã hội của thị xã Thuận An, đặc biệt đối với việc xây dựng cơ sở hạtầng Chẳng hạn như, tại khu vực có địa hình cao, điều kiện địa chất có kết cấu tốt vàcó khả năng thoát nước mưa thuận lợi, nên suất đầu tư xây dựng cơ bản thấp Ngượclại, tại khu vực có địa hình thấp, thường bị ngập do ảnh hưởng của thủy triều và xả lũcủa hồ Dầu Tiếng, nên suất đầu tư xây dựng cao.

1.5.1.3 Khí hậu

- Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gần xích đạo, có 2 mùa mưa vàkhô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Mùa khô có số giờ nắng bình quân: 8-10 giờ/ngày và mùa mưa có số giờ nắng trungbình 4-6 giờ/ngày.

- Độ ẩm không khí bình quân thấp nhất khoảng 60-65% vào các tháng mùa khôvà cao nhất khoảng 80% vào các tháng mùa mưa.

Trang 25

- Nhiệt độ trung bình năm ở trạm Sở Sao phổ biến ở mức từ 26,50C đến 270C,năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 2010 (27,50C) vượt so với trung bình nhiềunăm 0,80C, và năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 1996 (26,40C) thấp hơn trung bìnhnhiều năm 0,40C Nhiệt độ trung bình năm từ 1980 đến 2010 xu thế tăng tuy nhiên tốcđộ tăng rất nhỏ, khoảng 0,0090C/năm Theo Phân viện Khí tượng Thuỷ văn (9/2013),phân bố nhiệt độ trong tương lai ở Bình Dương: nhiệt độ cao có xu hướng tăng ở phíaNam của tỉnh, thuộc Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An.

Hình 1.2 Diễn biến nhiệt độ tại trạm Sở Sao từ năm 1980-2010

- Chế độ bức xạ hàng năm dồi dào, tương đối ổn định và ít biến động giữa cácmùa Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt: 10,2-14,2 Kcal/cm2/năm.

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.850 mm và chủ yếu phân bố vàomùa mưa, chiếm khoảng 85-95% tổng lượng mưa trong năm; mưa nhiều và mưa tậptrung từ tháng 6 đến tháng 10, đã gây nên tình trạng ngập úng Đặc biệt, trong thờigian tới, biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc hơn, theo kịch bản phát thải trung bình(B2), vào cuối thế kỷ 21 lượng mưa trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 2-3%,lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999.

1.5.1.4.Thủy văn

- Sông Sài Gòn, đoạn chảy qua Thị xã Thuận An dài 20 km, với chiều rộngtrung bình khoảng trên 100 m và độ dốc nhỏ (0,7%), khá thuận lợi cho phát triển giaothông thủy Hồ Dầu Tiếng nằm ở phía Tây Bắc huyện Dầu Tiếng, có dung tích thiết kế

Trang 26

khoảng 1,5 tỷ m3 nước Hoạt động điều tiết nước ở hồ Dầu Tiếng có ảnh hưởng đángkể đến lưu lượng nước trên sông Sài Gòn và thông qua sông Sài Gòn sẽ tác động đếnchế độ thủy văn trên địa bàn thị xã Thuận An.

- Mạng lưới sông rạch trên địa bàn thị xã Thuận An có mật độ 0,4-0,5 km/km2,khá thuận lợi cho tiêu thoát nước vào mùa mưa Hiện nay có một số kênh rạch bị bồilắng hoặc bị san lấp nên ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước mưa, nhất là thời giantriều cường (1,5m) cùng lúc với mưa, gây ngập một số khu vực ven sông Sài Gòn vàphường Vĩnh Phú Ngoài ra, việc xả nước trong mùa lũ của hồ Dầu Tiếng cũng ảnhhưởng không nhỏ đến các khu vực đất trũng ven sông Sài Gòn.

- Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Khí tượng Thuỷ Văn (9/2013), mựcnước tại trạm Thủ Dầu Một từ năm 1960 -2010, tăng trung bình 0,30cm/năm, mựcnước tối cao tăng 0,36cm/năm, trong khi đó mực nước tối thấp giảm 0,11cm/năm.

1.5.1.5.Tài nguyên đất

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Bình Dương(tỷ lệ 1/50.000), do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện, địa bànThị xã Thuận An có các nhóm đất được đưa ra trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1 Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Thuận An

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

Trang 27

Thạnh và An Sơn Loại đất này khá thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây

ăn trái.

- Nhóm đất xám: Bao gồm toàn bộ là đất xám trên phù sa cổ (Xg), có diện tích

208,21 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên của thị xã, phân bố về phía Tây Bắc của thị

xã Thuận An, gồm các phường Thuận Giao, Bình Chuẩn Đất có thành phần cơ giới

nhẹ, nghèo dưỡng chất, có phản ứng chua và giữ nước kém, do vậy ít thích hợpcho sản xuất nông nghiệp

- Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm toàn bộ là đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đây

là nhóm đất có diện tích lớn nhất trên địa bàn Thị xã, với 5.602,59 ha, chiếm 66,94diện tích tự nhiên toàn thị xã Hiện nay, ở các khu vực này hầu hết là đất phi nôngnghiệp, phân bố trên địa hình cao, cùng với nền móng khá kiên cố, thích hợp cho pháttriển các công trình xây dựng.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có diện tích 391,72ha, chiếm 4,68%diện tích tự nhiên toàn thị xã và 0,14% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyêndùng của toàn Tỉnh.

1.5.1.6.Tài nguyên nướca Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt cung cấp cho địa bàn thị xã Thuận An chủ yếu từ sông SàiGòn, có tổng lượng nước bình quân hàng năm đo tại trạm Thủ Dầu Một là 2,8 tỷm3/năm Đảm bảo cung cấp nước ngọt cho phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực vensông Sài Gòn, trong đó có địa bàn của thị xã Thuận An.

Trang 28

phèn, nên có vai trò rất lớn trong cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động sản xuấttrên địa bàn thị xã.

1.5.1.7.Tài nguyên khoáng sản

- Theo tài liệu của tổng cục địa chất, khoáng sản phi kim loại của thị xã ThuậnAn khá phong phú với các loại sau đây:

+ Đất sét: Có ở tất cả các xã, phường trên địa bàn Thị xã.+ Cát: Phân bố tại phường An Thạnh và có quy mô nhỏ.

- Theo quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Dương, cácnguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã Thuận An tuy phong phú nhưngkhông nên khai thác, do so sánh hiệu quả kinh tế giữa việc khác thác khoáng sản vàcho thuê đất thì việc cho thuê đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

1.5.2 Kinh tế-xã hội

Theo báo cáo "Tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2015" của

Ủy ban nhân dân Thị xã Thuận An, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xãThuận An trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

Cơ cấu kinh tế công nghiệp – thương mại dịch vụ – nông nghiệp tương ứng:70,5% - 29,2% - 0,3%.

Giá trị sản xuất công nghiệp: 164.645 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2014.Giá trị thương mại dịch vụ: 28.900 tỷ đồng, tăng 22% với năm 2014.Giá trị sản xuất nông nghiệp: 285 tỷ đồng tăng 0,7% so với năm 2014.Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 2.712 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách nhà nước: 1.136,707 tỷ đồng.Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 415 tỷ đồng.

Tỷ suất sinh giảm 0,34‰.

Giảm 464/835 hộ nghèo, còn lại 371 hộ nghèo đạt tỷ lệ 0,85%/tổng số hộ dân.

1.5.3 Các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn nghiên cứu

1.5.3.1 Sông Sài Gòn.

Trang 29

Sông Sài Gòn dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000 km² Đoạn đầu nguồn cóhồ thủy lợi Dầu Tiếng, thuộc tỉnh Tây Ninh, chảy qua Bình Dương và đổ vào sôngĐồng Nai ở mũi Đèn Đỏ huyện Nhà Bè nhập chung thành sông Nhà Bè Ra tới mũiNhà Bè lại tách làm hai nhánh là Lòng Tàu và Soài Rạp chảy ra biển Đông.

Hình 1 3 Toàn cảnh lưu vực sông Sài Gòn và các vùng lân cận

Từ lâu nay, sông Sài Gòn là một trong những nguồn cấp nước quan trọng chocác tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và đặc biệt là thành phố HồChí Minhchiếm 68% dân số trong lưu vực Theo quy hoạch đến năm 2015 và 2025 tổng lượngnước khai thác từ sông Sài Gòn cấp nước cho riêng thành phố Hồ Chí Minh là 900.000m3/ngđ và cho tỉnh Bình Dương là 21.000 m3/ngđ.

Theo kết quả điều tra, khảo sát, đo đạc của đề án ‖Điều tra, khảo sát, đánh giá

hiện trạng nguồn nước mặt, đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt trên địabàn tỉnh Bình Dương‖, sông Sài Gòn chảy qua địa phận Bình Dương thuộc vùng đồng

bằng, lòng sông rộng dưới 50 m đoạn dưới đập hồ Dầu Tiếng và mở rộng dần đếnkhoảng 250 m khu vực gần cầu Bình Phước, sông đơn không có cù lao giữa dòng.Đoạn km 23 ngay sau đập đến Cần Nôm chiều rộng sông thay đổi từ 40 m đến 60 m.

Trang 30

Nhưng ngay sau đó đến trạm bơm Bến Trống, chiều rộng thay đổi nhanh, sông rộngđến 100 m Đoạn từ 30 km đến 75 km cách đập Dầu Tiếng, chiều rộng lòng sông lớnhơn 100 m đến 150 m Đoạn sau ngã ba với sông Thị Tính, thuộc thành phố Thủ DầuMột và Thuận An, chiều rộng lòng sông phổ biến từ 165 m đến khoảng 200 m Trênmặt bằng, hệ số uốn khúc bằng 1,64 nhỏ hơn sông Đồng Nai và sông Bé.

Theo kết quả đo thuỷ văn sông Sài Gòn - Trạm Thủ Dầu Một (cảng Bà Lụa)trong 5 ngày đêm vào tháng 3 năm 2013 cho thấy: Chế độ dòng chảy sông Sài Gònthuộc Bình Dương thể hiện rất rõ chịu ảnh hưởng của triều Biển Đông Lưu lượng lớnnhất khi triều xuống là khoảng 1580 m3/s, lớn nhất khi triều lên là 1460 m3/s, mựcnước giữa chân triều và đỉnh triều chênh nhau khoảng 2m Mặt khác sông Sài Gòn cònnhận một lượng nước lớn từ sông Thị Tính, lưu lượng trên Thị Tính lớn nhất khi triềulên là 197 m3/s và khi triều xuống là 232 m3/s, tương ứng gần 15% lưu lượng nướcsông Sài Gòn tại tuyến đo cảng Bà Lụa – Thủ Dầu Một.

Hình 1.4 Đường quá trình mực nước, lưu lượng sông Sài Gòn- trạm Thủ Dầu Một

Tổng lượng nước đo tại trạm Thủ Dầu Một trong thời gian từ 12 giờ ngày 14đến 11 giờ ngày 19/3/2013 là W = 4,99 triệu m3 trong đó tổng lượng khi triều lên =190,2 triệu m3; tổng lượng khi triều xuống = 195,1 triệu m3; vậy lượng nước lưu thôngqua trạm đo Q = 12,67 m3/s.

Theo kết quả quan trắc tại trạm thủy văn Thủ Dầu Một từ năm 1988 đến năm2010 cho thấy mực nước sông Sài Gòn có xu hướng dâng cao dần với tốc độ trung

Trang 31

bình khoảng 0,359 cm/năm, mực nước lớn nhất: 1,39m và nhỏ nhất: -2,58m (theo tàiliệu thống kê từ đề án Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu đãđược UBND tỉnh phê duyệt) Tuy nhiên, mực nước cao nhất đã xác định được là 1,47m vào tháng 10 năm 2013 Như vậy, chế độ dòng chảy của sông Sài Gòn chịu ảnhhưởng của thủy triều Biển Đông và ngày càng có có xu hướng dâng cao do ảnh hưởngcủa Biến đổi khí hậu.

1.5.3.2 Hệ thống kênh rạch tại thị xã Thuận An.a Rạch Bình Nhâm

Rạch Bình Nhâm nằm trong địa phận phường Bình Nhâm, với chiều dài 1860 mrộng 40 m và đổ ra sông Sài Gòn Rạch Bình Nhâm tiếp nhận nước thải từ các hộ dânvà khu vực chăn nuôi 2 bên bờ trước khi đổ vào sông Sài Gòn Chế độ thủy văn củarạch Bình Nhâm chịu ảnh hưởng của thủy triều với chế độ bán nhật triều không đềucủa biển Đông.

b Hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn

Hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn nằm chủ yếu trên địa bàn phường HưngĐịnh, có chức năng tiêu thoát nước mưa và nước thải cho lưu vực khoảng 1.702 ha.Rạch là nơi tiếp nhận nước thải từ các KCN (Việt Hương), các cơ sở sản xuất côngnghiệp (gốm sứ Cường Phát, Minh Long 1, Minh Long 2 ) và các hộ dân chủ yếutrong khu vực phường Thuận Giao, Hưng Định Suối Chòm Sao chảy ra rạch VàmBúng tại khu vực cầu Bà Hai.

c Rạch Búng

Rạch Búng dài khoảng 5,5km, rộng khoảng 30-40m với diện tích lưu vựckhoảng 1.200ha Rạch Búng đi qua đia phận phường Hưng Định trước khi đổ ra sôngSài Gòn Trước đây, rạch Búng là nơi cung cấp nước tưới cho nhu cầu nông nghiệp.Tuy nhiên, hiện nay rạch đã bị ô nhiễm khá nặng do tiếp nhận một lượng thải lớn từnước thải công nghiệp và các khu dân cư trong khu vực thông qua hệ thống rạch ChòmSao – Suối Đờn Chế độ thủy văn của rạch Búng chịu ảnh hưởng của thủy triều với chếđộ bán nhật triều không đều của biển Đông.

d Suối Cát

Suối cát đi qua địa phận phường Phú Hòa (Thủ Dầu Một) chảy ra rạch Bà Lụavà đổ ra sông Sài Gòn, nằm ranh giới giữa thị xã Thuận An và thành phố Thủ DầuMột Suối có chiều dài khoảng 8,5km, bề rộng 4-5 mét và diện tích lưu vực 2.100ha.Suối Cát nằm tiếp nhận nước thải từ Cụm công nghiệp An Thạnh và khu dân cư trênđịa bàn Bên cạnh đó, suối Cát đang bị ảnh hưởng của bồi lắng và sạt lử cục bộ tại mộtsố điểm nên hiện đang được ưu tiên nạo vét và khơi thông như dự án ‖Nạo vét BưngBiệp – Suối Cát‖ hiện nay đang được tiến hành.

Trang 32

e Rạch Bà Lụa

Rạch Bà Lụa là phần nối tiếp từ suối Cát đổ ra sông Sài Gòn nằm ở ranh giớigiữa thị xã Thủ Dầu Một và phường An Sơn, rạch có bề rộng khoảng 30-40m và chiềudài khoảng 2,8m với diện tích lưu vực là khoảng 950ha.

Trước kia, rạch Bà Lụa bị ô nhiễm khá nặng do chất thải trong quá trình hoạtđộng của nhà máy đường Bình Dương Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với nổlực cải thiện môi trường nước của cả chính quyền và người dân trong khu vực thì chấtlượng nước tại rạch Bà Lụa đã được cải thiện rất nhiều.

f Kênh D

Kênh D là kênh nằm trên địa bàn phường Bình Hòa, có chiều dài khoảng 880mrộng 4m Kênh D thuộc hệ thống kênh tiêu Bình Hòa với nhiệm vụ thoát nước choKCN Đồng An và vùng phụ cận, sau đó chuyển tiếp vào kênh Bình Hòa.

g Kênh Bình Hòa

Kênh Bình Hòa (rạch Ông Bố) nằm trên địa bàn phường Bình Hòa, kênh BìnhHòa thuộc hệ thống kênh tiêu Bình Hòa, đảm nhận nhiệm vụ tiêu thoát nước từ KCNVSIP và vùng phụ cận với diện tích lưu vực khoảng 2.127 ha Kênh Bình Hòa dàikhoảng 2.838m rộng 8m Kênh Bình Hòa hợp lưu với kênh D trước khi ra rạch VĩnhBình tại Cầu Ông Bố.

h Rạch Lái Thiêu

Rạch Lái Thiêu nằm trên địa phận phường Lái Thiêu, với chiều dài 1,7 km,rộng khoảng 20-30m, diện tích lưu vực khoảng 1.000ha Rạch Lái Thiêu thuộc hệthống kênh tiêu thoát nước Bình Hòa với chức năng tiêu thoát nước khu vực phườngLái Thiêu và vùng phụ cận Rạch Lái Thiêu chịu ảnh hưởng của thủy triều với chế độbán nhật triều không đều của biển Đông.

k Rạch Vĩnh Bình

Rạch Vĩnh Bình thuộc địa phận phường Vĩnh Phú dài khoảng 1,5 km và rộng từ30-40m với diện tích lưu vực là 820 ha Rạch là khu vực tiếp nối của nhiều hệ thốngkênh tiêu thoát nước như kênh Ba Bò, kênh tiêu Bình Hòa, kênh D giúp tiêu thoátnước vùng phụ cận trước khi đổ vào sông Sài Gòn Chế độ thủy văn của rạch VĩnhBình chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Trang 33

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát, điều tra các nguồn thải tại vùng nghiên cứu.

- Thu thập số liệu, lấy mẫu phân tích bổ sung và đánh giá hiện trạng chất lượngnước mặt tại các sông, suối, kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã Thuận An.- Tính toán, phân tích, đánh giá tác động các nguồn thải đối với chất lượng môi

trường nước mặt và khả năng tiếp nhận nước thải tại thị xã Thuận An.

- Thu thập số liệu, khảo sát bổ sung, đánh giá thực trạng công tác quản lý môitrường các nguồn thải và hiện trạng cơ sở hạ tầng thoát nước mưa, nước thải.- Đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm cải thiện chất lượng môi trường các suối,

kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện luận văn, tác giả đã dùng nhiều phương pháp phổ biến như:Phương pháp thống kê; phương pháp kế thừa; phương pháp khảo sát phân tích lấymẫu; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia và kỹ thuật tính toán khả năngtiếp nhận nước thải của các nguồn nước mặt Những phương pháp đặc trưng để đạtnhững kết quả quan trọng của đề tài cụ thể như sau.

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Thu thập và xử lý số liệu điều kiện tự nhiên, KT-XH, các số liệu về nguồn thảivà số liệu thuỷ văn, địa chất thuỷ văn của các kênh, rạch trong vùng nghiên cứu từ cácdự án, đề tài nghiên cứu trước đây và từ quá trình thanh kiểm tra các nguồn thải trongthời gian gần đây Đặc biệt số liệu quan trắc các kênh được thừa kế từ tài liệu từ Banquản lý khu công nghiệp trên địa bàn, thể hiện trong phần Phụ Lục.

2.2.2 Phương pháp điều tra các nguồn xả thải ngoài KCN

Theo kết quả thống kê của Phòng Thống kê Thị xã Thuận An, tổng số cơ sở sảnxuất kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp đến

Trang 34

cuối năm 2015 là 12.540 cơ sở Trong đó loại hình có phát sinh nước thải chínhkhoảng 1.075 cơ sở Áp dụng công thức của Yamane (Dlem D-1992) để tính số mẫucần điều tra với độ tin cậy 98% như sau:

Nn =

Tổng số phiếu thu về là 637 phiếu Trong đó, phường Thuận Giao có 166 phiếu(67 DN, 99 Nhà trọ), phường Bình Hòa 46 phiếu (26 DN, 20 Nhà trọ), phường BìnhChuẩn 164 phiếu (87 DN, 86 Nhà trọ), phường Vĩnh phú 9 phiếu (5 DN, 4 Nhà trọ),phường Hưng Định 15 phiếu (11 DN, 4 Nhà trọ), phường An Thạnh 24 phiếu (13 DN,11 Nhà trọ), phường An Phú 189 phiếu (74 DN, 115 Nhà trọ), phường Lái Thiêu 24phiếu (13 DN, 11 Nhà trọ).

2.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải

Trong tổng số 750 DN được điều tra, đề tài tiến hành lấy mẫu và phân tích chấtlượng thải tại các doanh nghiệp điển hình với số lượng 36 mẫu.

Các chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5, COD, NH4+, tổng sắt, Cd, Dầu mở, Coliform.Phương pháp lấy mẫu và phân tích theo Tiêu chuẩn Việt Nam.

2.2.4 Phương pháp bản đồ và GIS

Phương pháp bản đồ và GIS được sử dụng để phân chia tiểu lưu vực phục vụtính toán khả năng tiếp nhận nước thải theo từng tiểu lưu vực.

Trang 35

Trong đề tài này, tác giả kế thừa kết quả phân chia tiểu lưu vực của Trung tâmQuan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương.

2.2.5 Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI)

Đề tài kế thừa kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương trên địa bàn Thị xã Thuận An trong giai đoạn 2012 – 2015.

Xử lý các thông số chất lượng nước mặt, tính toán chỉ số chất lượng nước WQI Lựa chọn phương pháp tính WQI theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT.

a Tính toán WQI thông số

* WQISI (WQI thông số) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, độ đục và tổng Coliform theo công thức như sau:

i 1 (công thức 1)Trong đó:

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số đo được quy định trong bảng 2.1 tương ứng với mức i.

BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số đo được quy định trong bảng 2.1 tương ứng với mức i+1.

qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 Cp: Giá trị của thông số được đưa vào tính toán.

SI

Trang 36

* Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO)

Tính toán thông qua giá trị DO % bão hòa:

Bước 1: Với T là nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C),

thì giá trị DO bão hòa được tính theo công thức:

DObão hòa  14.652  0.41022T  0.0079910T 2  0.000077774T 3

- Giá trị DO % bão hòa:

Cp: DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100Bước 2: Tính giá trị WQIDO:

Cp: giá trị DO % bão hòa

BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.2

pi

Trang 37

- Giá trị DO%bãohòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.

- 20 < giá trị DO%bãohòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.2.

- 88 ≤ giá trị DO%bãohòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100.

- 112 < giá trị DO%bãohòa < 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.2.

- Nếu giá trị DO%bãohòa ≥200 thì WQIDO bằng 1.

* Tính giá trị WQI đối với thông số pH

Bảng 2.3 Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH

- Nếu giá trị pH ≤ 5.5 thì WQIpH bằng 1.

- Nếu 5,5 < giá trị pH < 6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.3.- Nếu 6 ≤ giá trị pH ≤ 8,5 thì WQIpH bằng 100.

- Nếu 8.5 < giá trị pH < 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.3.- Nếu giá trị pH ≥ 9 thì WQIpH bằng 1.

b

Trang 38

c So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá

Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá.

Bảng 2.4 Xác định mức chất lượng nước

Giá trị

91 – 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Xanh nước biển

76 – 90 Sử dụng cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Xanh lá cây

51 – 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác Vàng

26 – 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đươngkhác Da cam

0 – 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương

2.2.6 Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa của chất ô nhiễm

Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà nguồn nước có thể tiếp nhận đối với một chấtô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:

Ltđ = (Qs + Qt) x Ctc x 86,4

Trong đó:

Ltđ (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang xem xét;

Trang 39

Qs (m3/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánhgiá trước khi tiếp nhận nước thải, (m3/s), được xác định theo hướng dẫn tại điểm 3.1Phụ lục 3;

Qt (m3/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất, được xác định theo hướng dẫn tạiđiểm 3.2 Phụ lục 3;

Ctc (mg/l) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được quy

định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước để bảo đảm mục đích sử dụng củanguồn nước đang đánh giá, theo hướng dẫn tại điểm 3.2 Phụ lục 3;

86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang (kg/ngày).* Tính toán tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận

Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận đối với một chất ô nhiễmcụ thể được tính theo công thức:

Ln = Qs x Cs x 86,4

Trong đó:

Ln (kg/ngày) là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận;

Qs (m3/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải

Cs (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nướctrước khi tiếp nhận nước thải;

86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang (kg/ngày).

* Tính toán tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước tiếp

Trang 40

Qt (m3/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất, được xác định theo hướng dẫn tạiđiểm 3.2 Phụ lục 3;

Ct (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước thải, được xác định theo hướng dẫn tại điểm 3.2 Phụ lục 3.

* Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải

Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước đối với một chất ô nhiễmcụ thể từ một điểm xả thải đơn lẻ được tính theo công thức:

Ltn = (Ltđ – Ln – Lt) x Fs

Fs là hệ số an toàn, giá trị của hệ số

Ngày đăng: 08/09/2021, 13:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w