Dịch vụ thành lập Thay đổi Giấy phép kinh doanh cty Việt Nam cty vốn FDI Tuyển Cộng tác viên (CK 15% gói Dịch vụ) 0899315716 MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii MỞ ĐẦU 1 1. GIỚI THIỆU 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 4.1. Ý nghĩa khoa học 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 5 1.1.2. Kinh tế xã hội 12 1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH THÁI NÚI ĐÁ VÔI 14 1.2.1. Hệ sinh thái núi đá vôi trên thế giới và Việt Nam 14 1.2.2. Tài nguyên khu vực núi đá vôi 23 1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 24 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 27 2.1.1. Điều tra thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu 27 2.1.2. Khảo sát, đánh giá các đặc điểm ĐDSH của hệ thực vật 27 2.1.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch núi đá vôi 27 2.1.4. Xác định các nhân tố kinh tế xã hội gây tác động xấu đến ĐDSH 27 2.1.5. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững 27 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.2.1. Phương pháp thu thập và tham khảo tài liệu 27 2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa 28 2.2.2. Phương pháp chỉ số đa dạng sinh học 28 2.2.3. Phương pháp kế thừa 31 2.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NÚI ĐÁ VÔI HUYỆN KIÊN LƯƠNG 33 3.1.1. Hiện trạng khai thác 33 3.1.2. Đánh giá tác động của phương pháp khai thác 40 3.1.3. Đánh giá hiện trạng cảnh quan và thảm thực vật tại các núi đá vôi bị khai thác 44 3. 2. ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC HỆ THỰC VẬT NÚI ĐÁ VÔI CÒN SÓT LẠI TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG 48 3.2.1. Đa dạng về loài thực vật 48 3.2.2. Các loài quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học 50 3.2.3. Đa dạng kiểu thực vật 53 3.2.4. Đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật 56 3.2.5. Nhận xét và thảo luận 62 3.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI ĐÁ VÔI KIÊN LƯƠNG 65 3.3.1. Tài nguyên du lịch nổi bật của vùng núi đá vôi Kiên Lương 65 3.3.2. Hiện trạng khai thác du lịch núi đá vôi của huyện Kiên Lương 70 3.3.3. Đánh giá chung về hoạt động du lịch huyện Kiên Lương 73 3.4. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH TẾXÃ HỘI ĐẾN NÚI ĐÁ VÔI 75 3.4.1. Thông tin chung về đời sống người dân 75 3.4.2. Các hoạt động phụ thuộc vào tài nguyên núi đá vôi 79 3.4.3. Các tác động xấu đe dọa đến đa dạng sinh học núi đá vôi 80 3.5. CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÚI ĐÁ VÔI HUYỆN KIÊN LƯƠNG 81 3.5.1. Chương trình bảo vệ 82 3.5.2. Chương trình quản lý tài nguyên 84 3.5.3. Chương trình nghiên cứu khoa học 85 3.5.4. Chương trình phát triển du lịch 90 3.5.5. Tăng cường năng lực quản lý bảo tồn 90 3.5.6. Chương trình phát triển kinh tếxã hội 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 1. Kết luận 102 2. Kiến nghị 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 107 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Vị trí các núi nghiên cứu 7 Bảng 1.2. Diện tích, Dân số, Mật độ dân số huyện Kiên Lương năm 2014 13 Bảng 1.3. Đa dạng sinh học ở một số vùng núi đá vôi tiêu biểu tại khu vực ĐNA .................................................................................................................................... 18 Bảng 1.4. Số lượng các loài đang bị đe dọa tại các vùng núi đá vôi 18 Bảng 1.5. Đa dạng sinh học ở một số vùng núi đá vôi tiêu biểu ở Việt Nam 21 Bàng 1.6. Các taxon thực vật núi đá vôi Kiên Giang (1967 – 2007) 25 Bảng 1.7. Thống kê hệ động vật tại núi đá vôi Kiên Giang 26 Bảng 1.8. Thống kê các loài đặc hữu đã được phát hiện tại núi đá vôi Kiên Lương .................................................................................................................................... 26 Bảng 3.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Kiên Lương .................................................................................................................................... 34 Bảng 3.2. Công nghệ, phương pháp khai thác đá vôi của các đơn vị 41 Bảng 3.3. Thống kê số lượng các taxon trong các ngành thực vật núi đá vôi Kiên Lương 49 Bảng 3.4. Các họ và chi thực vật ưu thế ở núi đá vôi Kiên Lương 50 Bảng 3.5. Chỉ số đa dạng trên các quần xã thực vật núi đá vôi Kiên Lương 60 Bảng 3.6. Tài nguyên du lịch huyện Kiên Lương 69 Bảng 3.7. Cơ cấu thu nhập hàng năm của các hộ khảo sát 79 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu 6 Hình 1.2. Phân bố các vùng núi đá vôi trên thế giới 16 Hình 1.3. Phân bố vùng núi đá vôi tại khu vực Đông Nam Á 17 Hình 1.4. Sơ đồ phân bố các diện đá vôi chủ yếu ở Việt nam 20 Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng khai thác núi đá vôi Kiên Lương 40 Hình 3.2. Hiện trạng cảnh quan các mỏ khai thác code +2m 46 Hình 3.3. Hiện trạng cảnh quan các mỏ khai thác âm 47 Hình 3.4. Cấu trúc số loài thực vật theo dạng sống ở các núi đá vôi Kiên Lương .................................................................................................................................... 52 Hình 3.5. Đồ thị so sánh chỉ số đa dạng Shannon (H’), độ tương đồng Pielou (J’) và chỉ số ưu thế Simpson giữa các quần xã 62 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý CBD Trung Tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển DTSQ Dự trữ sinh quyển ĐDSH Đa dạng sinh học ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ICF Hội Sếu quốc tế IVI Chỉ số quan trọng HST Hệ sinh thái IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới RĐD PH Rừng đặc dụng và phòng hộ NTFP Lâm sản ngoài gỗ RNM Rừng ngập mặn WAR Tổ chức Wildlife At Risk WWF Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên SIERES Phân Viện Sinh Thái, Tài Nguyên và Môi trường MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU Khu vực núi đá vôi Kiên Giang thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang, tập trung chủ yếu tại Kiên Lương Hà Tiên với diện tích khoảng 3,6 km2 , chiếm 0,006% so với tổng diện tích núi đá vôi của toàn Việt Nam là 60.000 km2. Nơi đây chứa đựng nguồn tài nguyên ĐDSH cao trong đó có các loài sinh vật đặc hữu và có những loài mới được các nhà khoa học phát hiện. Những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu về ĐDSH do các tổ chức trong nước và quốc tế đã được thực hiện ở đây như Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học tự nhiên Tp HCM, Đại học Cần Thơ, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Tổ chức Wildlife At Risk (WAR), Hội Sếu quốc tế (ICF), Bảo tàng Hoàng gia OntarioCanada, Bảo tàng thiên nhiên ParisPháp, Vườn thực vật Hoàng Gia EdinburghScotland, Viện động vật Côn Minh thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF)Malaysia… Tất cả các công trình nghiên cứu và các hội thảo khoa học đã chỉ ra tầm quan trọng về ĐDSH của khu vực núi đá vôi tỉnh Kiên Giang. Có nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm ở quy mô toàn cầu, chẳng hạn như loài Voọc bạc (Trachypithecus germaini) phát hiện tại đây được đưa vào nhóm “cực kỳ đe dọa”. Ngoài ra còn có những loài mới được phát hiện lần đầu tiên và là đặc hữu ở khu vực này như Thu hải đường Bà Tài Begonia bataiensis Kiew (thuộc họ Thu hải đường), Điểu bế Ornithoboea emarginata, Bầu rượu Canlanthe kienluongensis,… Tổ chức UNESCO cũng đã công nhận khu dự trữ quyển thuộc tỉnh Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển thế giới (UNESCO công nhận khu DTSQ tỉnh Kiên Giang ngày 27102006) trong đó có khu vực núi đá vôi vùng ven biển tỉnh Kiên Giang. Nhiều tổ chức quốc tế đang quan tâm đầu tư xây dựng khu vực núi đá vôi ven biển Kiên Lương tỉnh Kiên Giang thành khu bảo tồn cảnh quan và ĐDSH. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng đến nay, khu vực này vẫn thiếu quy hoạch cụ thể về ranh giới đất đai, thiếu các chương trình hoạt động cụ thể, đồng bộ để bảo tồn các giá trị cảnh quan và tài nguyên ĐDSH trong khu vực. Các núi đá vôi duy nhất ở phía Nam nước ta hiện đã và đang chịu nhiều áp lực do tác động của con người (canh tác nông nghiệp, khai thác củi, động vật, cây cảnh, khai thác đá vôi để sản xuất ximăng và vôi…). Theo một thống kê gần đây của Sở TNMT Kiên Giang, toàn tỉnh hiện có 67 dự án khai thác khoáng sản (gồm đá xây dựng, đá granite, đá vôi, cát sỏi), tập trung chủ yếu ở vùng Kiên Lương, Hà Tiên, Hòn Đất. Riêng địa bàn huyện Kiên Lương có 10 ngọn núi đang bị khai thác, với sản lượng lên đến 180 triệu tấn đá vôi và 70 triệu tấn đá xây dựngnăm. Vì vậy, các nghiên cứu về ĐDSH động thực vật, giá trị cảnh quan… là cần thiết để cung cấp những thông tin cơ bản có giá trị khoa học làm cơ sở cho việc đánh giá một cách chính xác giá trị của núi đá vôi ở Kiên Lương. Nhằm xây dựng những giải pháp bảo tồn, sử dụng một cách hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của miền Nam. Xuất phát từ những luận điểm trên, đề tài : Khảo sát, đánh giá về tài nguyên thực vật trên núi đá vôi còn sót lại ở Huyện Kiên Lương làm cơ sở đề xuất bảo vệ bền vững được thực hiện. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu đánh giá tài nguyên thực vật trên núi đá vôi Kiên lương để làm cơ sở đề xuất bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Đánh giá hiện trạng của tài nguyên thực vật trên vùng núi đá vôi ở huyện Kiên Lương. (2) Xác định tiềm năng du lịch sinh thái, xây dựng thành ngành du lịch sinh thái bền vững trên núi đá vôi ở miền nam Việt Nam. (3) Xác định nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững . 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu (1) Hệ thực vật phân bố trong phạm vi núi đá vôi đã bị tác động của con người hoặc chưa ở huyện Kiên Lương (2) Các cảnh quan tự nhiên của từng cụm núi đá vôi. (3) Tác động của các nhân tố kinh tế, xã hội đến bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bao gồm các núi Ba Hòn, Ca Đa (Túc Khối), một phần phía bắc của núi Mo So, Hang Cây Ớt (Cá sấu), Hang Tiền, Núi Bà Tài, Hòn Đá Lửa, Lô Cốc, Núi Chùa Hang, Hòn Phụ Tử, núi Sơn Trà và vùng đệm trong phạm vi 500 m để điều tra các đặc điểm tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất và trong phạm vi 5 km để điều tra tình hình dân sinh, kinh tế xã hội. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp tư liệu có giá trị cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về ĐDSH nói chung và thực vật vùng núi đá vôi nói riêng. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Xây dựng được cơ sở dữ liệu liên quan đến tài nguyên thực vật và giá trị cảnh quan núi đá vôi Kiên Lương. Nghiên cứu này sẽ góp phần cho việc phục hồi ĐDSH núi đá vôi còn sót lại ở huyện Kiên Lương. Giúp cho người dân khai thác tốt tài nguyên sẵn có, tăng thu nhập và chất lượng đời sống. Góp phần giải quyết các vấn đề KT XH hiện nay (việc làm, tệ nạn xã hội…) trên địa bàn nông thôn, đặc biệt là vùng núi đá vôi ven biển. Ngoài ra, giúp cho người dân sống xung quanh núi đá vôi có ý thức tốt về bảo vệ môi trường sống. Kết quả đạt được của đề tài phục vụ cho công tác bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên núi đá vôi hướng đến phát triển bền vững về môi trường, giảm thiểu rủi ro cho con người và tài sản . CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Kiên Lương nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang với 8 đơn vị hành chánh gồm: Thị trấn Kiên Lương, xã Kiên Bình, xã Hòa Điền, xã Bình An, xã Bình Trị, xã Dương Hòa và 02 xã đảo là Hòn Nghệ và Sơn Hải. Phía Đông giáp huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Phía Tây giáp Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Phía Nam giáp Vịnh Rạch Giá – Kiên Lương. Phía Bắc giáp huyện Giang Thành. Địa bàn có Quốc lộ 80 đi qua là trục giao thông chính của khu vực nối thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và các tỉnh miền Tây khác, trung tâm thị trấn Kiên Lương là đô thị biển sầm uất, có dịch vụ cảng Hòn Chông tiếp nhận tàu trọng tải 5.000 tấn, nơi đây có tuyến tàu cao tốc ra Phú Quốc và cảng của Nhà máy Xi măng Holcim tiếp nhận tàu trọng tải 8.000 tấn thuộc ấp Ba Núi, xã Bình An và là khu công nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy hải sản, là đầu mối giao thông quan trọng cả đường bộ lẫn đường thủy. Kiên Lương có tiềm năng lớn cho sự hình thành và phát triển KTXH tổng hợp, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nguồn: Sở TN MT tỉnh Kiên Giang, 2014 Hình 1.1. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu Bảng 1.1. Vị trí các núi nghiên cứu Stt Tên núi Tọa độ địa lý Xã Kinh độ đông Vĩ độ bắc 1 Núi Chùa Hang – Hòn Phụ Tử 104° 19 38 11104° 38 10° 8 2510° 8 28 Bình An 2 Hang Cây Ớt 104° 49 36 21104° 36 10° 11 910° 11 9 Bình An 3 Núi Bà Tài 104° 24 35 53104° 36 10° 36 10 410° 10 Bình An 4 Núi MoSo 104° 8 36 52104° 37 10° 48 13 2610° 13 Bình An 5 Núi Ba Hòn 104° 10 34 57104° 35 10° 44 14 4410° 14 TT Kiên Lương 6 Núi Hang Tiền 104° 21 35 21104° 35 10° 19 10 4910° 11 Bình An 7 Hòn Lô Cốc 104° 39 35 25104° 35 10° 48 10 3110° 10 Bình An 8 Núi Ca Đa 104° 39 34 48104° 35 10° 44 17 4610° 18 Dương Hòa 9 Hòn Đá Lửa 104° 48 34 12104° 34 10° 56 10 710° 10 Bình An 10 Núi Sơn Trà 104° 5 36 56104° 37 10° 32 12 2710° 12 Bình An Nguồn: Sở TN MT tỉnh Kiên Giang, 2014 1.1.1.2. Địa hình Địa hình phần đất liền Kiên Lương tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng Đông Bắc (độ cao trung bình từ 0,8 – 1,2m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 đến 0,4m). Riêng khu vực xã Dương Hòa có độ cao từ 0m địa hình tương đối phức tạp do có nhiều đồi núi. Địa hình Kiên Lương được chia làm 04 khu vực: địa hình cao trên nền phù sa cổ, địa hình thấp trên nền đất phèn nặng, địa hình trũng bị nhiễm mặn vào mùa khô, địa hình đảo và núi. + Địa hình cao: nằm ở phía bắc kênh Trà Phô và kênh Hà Tiên 2, độ cao thấp dần theo hướng Đông Bắc (cao độ 3m), xuống Tây Nam (cao độ 1m), thuận lợi cho việc xây dựng các hệ thống thủy lợi và hạn chế xâm nhập mặn vào vùng nội đồng. + Địa hình thấp: nằm phía Nam kênh Trà Phô và kênh Hà Tiên 2, cao độ trung bình từ dưới 1 m, phổ biến 0,20,5m, do thấp trũng nên khó tiêu thoát nước, thường bị niễm mặn vào mùa khô. + Địa hình thấp trũng: nằm ở phía Nam kênh Rạch Giá Hà Tiên, cao độ trung bình 0,10,2m, có nhiều lung trũng do bị phân cách với vùng trên bởi kênh Rạch Giá – Hà Tiên nên rất khó đưa nước ngọt về, mùa khô toàn bộ mạng lưới kênh rạch bị nhiễm mặn. + Địa hình núi – đảo: gồm các khu vực núi đối, núi sót ven biển và khoảng 56 hòn đảo lớn nhỏ ( trong đó có 03 đảo ngầm) thuộc địa phận hai xã Sơn Hải và Hòn Nghệ đại bộ phận địa hình núi có độ dốc lớn. Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thủy triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời bị ảnh hưởng lớn của mặn nhất là vào tháng cuối mùa khô, gây trở ngại nhiều tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện. 1.1.1.3. Đặc điểm địa chất khu vực Hệ Đê von – Cácbon Hệ tầng Hòn Chông: Hệ này lộ ra đầy đủ nhất ở các dãy núi Hòn Chông – Rạch Đùng (Núi Bình Trị) về phía Tây Nam Kiên Lương, một số nơi khác như núi Ông Cọp, Katara, Bãi Ớt, Mây, Sơn Trà, các đảo Hòn Rẽ Lớn, Hòn Rẽ Nhỏ. Hòn Ngang, Hòn Heo và các đảo khác trong quần đảo Bà Lụa. Đất đá trong hệ là tầng cát kết quặng quaczit, đá phiến sét, đá phiến sét xerixit – thạch anh, đá phiến silic. Chúng nằm xen kẽ nhau, bị uốn nếp và bị biến đổi. Hệ Pecmi – Bậc Kuguri – Bậc Kazani Hệ tầng Hà Tiên: Hệ tầng này lộ ra nhiều nơi trong vùng Hà Tiên như núi Còm, Núi Trầu, Bãi Voi – Cây Xoài, Khoe Lá, Hang Tiền, Ba He, Núi Nước, Hang Cây Ớt, Lò Cốc, Đá Lửa, Ba Hòn, Xà Ngách, Con Nai, Cà Đanh, Túc Khối, Cà Đa, Nhà Vô, Chùa Hang (mũi Cái Bàn), Hòn Phụ Tử và xa hơn về phía Bắc gần biên giới Việt Nam Campuchia có núi Thạch Động, đá Dựng. Đất đá của địa tầng hệ Pecmi bao gồm chủ yếu là các loại đá vôi, đôi nơi có kẹp các vỉa hay thấu kính đá vôi đôlômít (Hang Tiền, Khoe Lá), đá Đôlômít (Con Nai, Túc Khối, Ba Hòn), đá sét vôi chứa than (Cà Đanh), đá vôi silic (núi Trầu, Khoe Lá, Bãi Voi). Hệ Đệ tứ Địa tầng hệ Đệ tứ phân bố rộng rãi khắp toàn bộ vùng Hà Tiên và có liên quan mật thiết đến quá trình hình thành đồng bằng ở Hà Tiên và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. + Tầng mặt từ 0m đến khoảng 3m đất sét màu xám, xám nhạt chứa tàn tích sinh vật. Ở một vài nơi từ 1.0m đến 2.5m có thấy than bùn như Kiên Lương, Ba Hòn, Lung Lớn.. + Từ 3.0 m 30.0 m sét có màu vàng, vàng nâu, vàng lốm đốm đỏ, trắng hay sét màu loang lổ. Vài nơi thấy sét kẹp ít cát vàng mịn hay sét lẫn cát (9.0m – 13.0m). Một số nới thấy trong sét chứa vỏ sò, ốc kém bảo tồn. + Từ 30.0m 100m cát cuội sỏi màu trắng, trắng xám, vàng xen kẽ với một ít sét màu xám xanh, xám nhạt. Phần cuối có nơi gặp các tảng lăn của đá vôi hay đá trong tầng cát kết, đá phiến. 1.1.1.4. Đặc điểm Khí hậu Thủy văn Khí hậu ở Kiên Lương là một trong những khí hậu tiêu biểu cho vùng ĐBCL, khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, Kiên Lương là một huyện nằm sát biển nên khí hậu còn mang tính chất hải dương, hàng năm có 2 mùa khí hậu tương phản một cách rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Kiên Lương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ khá cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C biên độ nhiệt hàng năm là 30C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (290C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (25,60C). Tổng lượng nhiệt hàng năm cao: 9.928 10.0740C. Kiên Lương ở vùng vĩ độ thấp, có độ dài của ngày lớn. Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 78 giờngày. Vào mùa mưa, số giờ nắng trung bình 46 giờngày. Số giờ nắng nhiều, nhiệt độ cao nên năng lượng bức xạ nhận được khá lớn, trung bình hàng năm là 130150 kcalcm2. 1.1.1.5. Độ ẩm Kiên Lương không chịu ảnh hưởng trực tiếp cuả bão, nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Độ ẩm tương đối bình quân trong năm thường đạt 8083%, sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng trong năm trên 10%. Thời kỳ ẩm nhất trong năm rơi vào tháng 78 (mùa mưa), độ ẩm cao nhất 86%, thời kỳ độ ẩm thấp nhất rơi vào tháng 23 độ ẩm thấp nhất 76%. Tổng lượng mưa trung bình năm là 16002000 mm ở đất liền và 24002800 mm ở đảo Phú Quốc. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, tháng nhiều nhất là tháng 8, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tháng ít mưa nhất là tháng 2. 1.1.1.6. Sương mù Kiên Lương có chế độ ẩm sương mù không đáng kể, trong năm chỉ có 710 ngày có sương mù, chỉ vào các tháng mùa khô vì mặt đất bị khô, trời ít mây về đêm bị mất nhiệt nhanh gây nên các sương mù vào sáng sớm. Điều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Lương có những thuận lợi cơ bản mà các khu vực khác ở phía Bắc không có được: ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh nắng và nhiệt lượng dồi dào. 1.1.1.7. Chế độ gió Có hai mùa chính đó là mùa gió Tây Nam và mùa gió Đông Bắc. Tại trạm khí tượng quốc gia Rạch Giá, từ tháng 6 tới tháng 9 hướng gió chủ yếu là hướng Tây Nam và hướng Tây với tần suất thay đổi như sau : + Hướng Tây Nam : từ 26,95% (tháng 6) tới 33,07% (tháng 8). + Hướng Tây : từ 35,17% (tháng 7) tới 41,47% (tháng 9). Tốc độ gió theo các hướng trên thay đổi trong khoảng 4 ms đến 8,9 ms. Gió với vận tốc từ 9 ms đến 14,9 ms xuất hiện 7383 lần trong 5 năm. Gió với vận tốc lớn hơn 16 ms chỉ xuất hiện một lần vào ngày 791989. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và hướng Đông. Tuy nhiên gió Đông Nam cũng xuất hiện với tần suất tương đối lớn trong tháng 1 và tháng 2. Tần suất của các hướng gió như sau : + Hướng Đông Bắc: từ 2,53% (tháng 3) đến 33,33% (tháng 11) + Hướng Đông: từ 9,67% (tháng 11) đến 33,71% (tháng 1) + Hướng Đông Nam: từ 3,00% (tháng 11) đến 33,38% (tháng 3) Vận tốc trung bình trong thời gian này thay đổi từ 0,1 ms đến 3,9 ms. Vận tốc cực đại đo được hai lần với vận tốc trong khoảng 9 14 ms. Từ tháng 4 đến tháng 5 hướng gió thay đổi từ Đông Bắc tới Tây Nam. Trong tháng 10 hướng gió thay đổi từ Tây Nam tới Đông Bắc. 1.1.1.8. Thủy Văn Kiên Lương là một huyện ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Thái Lan. Chế độ thủy văn của Kiên Lương bị chi phối bởi 3 yếu tố: thủy triều vịnh Thái Lan, chế độ thủy văn của sông Hậu và mưa tại chỗ. Các yếu tố này tác động từng thời kỳ, từng vùng khác nhau làm cho chế độ thủy văn Kiên Lương diễn biến phong phú và đa dạng. Kênh Ba Hòn thông ra biển và chịu ảnh hưởng hoàn toàn của thủy văn biển Vịnh Thái Lan. Chế độ triều Vịnh Thái Lan khác hẳn ở Biển Đông vùng ĐBSCL. Vịnh Thái Lan tương đối kín. Tại đây nhật triều (một lần triều trong ngày) là chủ đạo. Biên độ triều thấp (0.5 1.5 m so với 2.0 3.5 m ở biển Đông). Do vậy việc gây xói mòn biển và xâm nhập mặn vào đất liền ít hơn so với vùng biển Đông ở ĐBSCL. Ngoài Vịnh, nhiệt độ nước biển ấm áp hầu như quanh năm, mức giao động thường từ 26oC đến 31oC trên bề mặt và 27oC 30oC ở độ sâu 30 m. Độ mặn nước Vịnh (vùng biển Việt Nam) dao động trong khoảng 28 34‰ (ở bề mặt) và 32.6 33.0 ‰ ở vùng độ sâu 30m. Về mùa lũ ở ĐBSCL (tháng 7 10) độ mặn trong vịnh giảm chút ít. Theo dõi trên kênh cho thấy ảnh hưởng triều gây nên hiện tượng xâm nhập mặn. Vào mùa nước (tháng mùa mưa) nước trong kênh khu vực nhà máy ngọt.Vào mùa khô nước lợ. Tất cả các điều kiện môi trường vật lý trên tạo ra độ phong phú về số loài và sinh khối lớn của các loài thủy sinh trong Vịnh. 1.1.2. Kinh tế xã hội Theo thống kê năm 2014, huyện Kiên Lương có diện tích 472.840 km2 với 8 đơn vị hành chánh gồm 1 thị trấn và 7 xã. Dân số toàn huyện Kiên Lương năm 2014 là 20.222 hộ với 82.436 nhân khẩu, mật độ trung bình là 174 ngườikm². Bình quân 1 hộ gia đình có từ 45 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 10,85 %. Bảng 1.2. Diện tích, Dân số, Mật độ dân số huyện Kiên Lương năm 2014 TT Đơn vị Diện tích (Km2) Dân số (người) Mật độ (ngườikm2) 1 TT Kiên Lương 36,69 35.045 955 2 Xã Kiên Bình 166,48 8.504 51 3 Xã Hòa Điền 121,20 10.283 85 4 Xã Bình An 39,94 11.223 281 5 Xã Bình Trị 58,19 5.858 101 6 Xã Dương Hòa 41,69 7.506 180 7 Xã Sơn Hải 5,23 2,100 402 8 Xã Hòn Nghệ 3,42 1.917 561 Tổng Số 472.840 82.436 174 Nguồn : Niên Giám Thống Kê Huyện Kiên Lương năm 2014 Hầu hết người dân có quá trình sống lâu dài tại địa phương. Thời gian sinh sống lâu dài giúp người dân quen thuộc với các phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, môi trường nơi sinh sống, từ đó có những hiểu biết nhất định về cách thức sản xuất, sinh hoạt và kinh nghiệm tổ chức cuộc sống. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp các nhà quản lý trong việc quy hoạch và phát triển vùng. Kiên Lương là huyện có lực lượng lao động trẻ với số người trong độ tuổi lao động (có khả năng lao động) là 49.048 người, chiếm khoảng 63% dân số toàn huyện. Lực lượng lao động này đã và đang có những đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, hầu hết lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề nên có nhiều hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất. Huyện Kiên Lương có một nền kinh tế phát triển, đóng góp đến 18% GDP của tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, Kiên Lương hiện nay còn có thêm lợi thế là nằm trong Hành lang kinh tế ven Biển Tây (Vịnh Thái Lan), gồm 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Đồng thời khu vực này cũng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, gồm các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Điều này hứa hẹn mang đến cho vùng những đổi thay quan trọng. Thu nhập bình quân của một hộ tại huyện Kiên Lương dao động trong khoảng từ 450.000 đ 2.500.000 đthánghộ. Tuy nhiên, mức bình quân chung mà mỗi hộ thu được hàng tháng từ các hoạt động sản xuất kinh doanh vào khoảng 700.000 đhộtháng. Đến năm 2014, toàn huyện Kiên Lương còn 151 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,78% tổng số hộ. So với năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, từ gần 1,18% năm 2013 xuống còn 0,78% tổng số hộ. Số hộ nghèo chủ yếu là người kinh (89 hộ) và người dân tộc Khmer (59 hộ). Về nước sinh hoạt, những ấp có 50% số hộ dân tộc Khmer sinh sống được đầu tư xây dựng một công trình cấp, thoát nước. Đối với hộ Khmer nghèo sống phân tán đều được hỗ trợ bồn chứa nước hoặc cây nước. Cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm từng bước được xây dựng và nâng cấp, phục vụ tốt quá trình phát triển kinh tếxã hội của huyện. 1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH THÁI NÚI ĐÁ VÔI 1.2.1. Hệ sinh thái núi đá vôi trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.1. Hệ sinh thái núi đá vôi trên thế giới Trên thế giới, núi đá vôi chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất liền, 14 dân số thế giới sống phụ thuộc vào nguồn nước ngầm ngọt có nguồn gốc đá vôi. HST núi đá vôi được đánh giá là một trong những HST rất cực đoan, có sự cân bằng mỏng manh, điều kiện sống rất khắc nghiệt, luôn luôn khô vì không có khả năng giữ nước. Chất dinh dưỡng và đất chỉ được giữ lại trong các hốc đá, độ dốc cao. Các loài thực vật phát triển trên núi đá vôi phải đối mặt với nhiều hạn chế như đất nông với hàm lượng canxi, magiê cao; bề mặt đá thoát nước nhanh; tình trạng thiếu nước nghiêm trọng và nhiệt độ cao trong mùa khô. Tuy nhiên, một số loại cây đã thích nghi với những điều kiện này và phát triển mạnh như thiên tuế, đa, si, da, thông… Có rất nhiều loài động vật sống tại núi đá vôi. Trong đó nhện, côn trùng, bọ cạp, cua, tôm, rết, các loài chân khớp là các loài đa dạng nhất của hệ động vật núi đá vôi. Ngoài ra còn có khoảng 4.000 loài động vật thân mềm tìm thấy trong môi trường vùng núi đá vôi. Cá được tìm thấy trong các hang động dưới lòng đất sống trong bóng tối hoàn toàn và đã phát triển thích ứng đặc biệt cho sự sống còn, hầu hết chúng có tầm nhìn suy giảm, mù hoặc không có mắt. Trên toàn thế giới, có hơn 70 loài được biết đến chỉ sống trong môi trường dưới lòng đất. Nhiều loài dơi, loài gặm nhấm và rắn cũng được tìm thấy trong khu vực núi đá vôi. ■ vùng núi đá vôi Hình 1.2. Phân bố các vùng núi đá vôi trên thế giới (Ford và William, 2007) Khu vực Đông Nam Á, vùng núi đá vôi có diện tích khoảng 400.000 km2, với tuổi địa chất khác nhau, từ kỷ Cambri đến Kỷ Đệ Tứ (Day và Urich 2000). Núi đá vôi trong khu vực này, phân bố rộng lớn nhất ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, có nhiều đặc điểm địa chất ấn tượng, chẳng hạn như hang động lớn nhất thế giới (hang động Goodluck ở Sarawak, Malaysia) và một trong những dòng sông ngầm dài nhất thế giới (sông ngầm Paul ở Palawan, Philippines). Độ phong phú của thực vật đã được ghi nhận từ các vùng núi đá vôi trong khu vực Đông Nam Á. Trên bán đảo Malaysia, có khoảng 1.216 loài thực vật hạt kín hoặc 14% của tổng thực vật Mã Lai được tìm thấy trên vùng núi đá vôi, 21% của 1.216 loài thực vật là loài đặc hữu của bán đảo và 11% chỉ được tìm thấy ở đây (Chin 1977). Ở Việt Nam, các nhà sinh học đã mô tả một chi cực kỳ nguy cấp của thực vật lá kim ( Xanthocyparis vietnamensis) xuất hiện giới hạn trên núi đá vôi (Farjon etal. 2002). ■ vùng núi đá vôi Hình 1.3. Phân bố vùng núi đá vôi tại khu vực Đông Nam Á (UNESCO, 2005) Bảng 1.3: Đa dạng sinh học ở một số vùng núi đá vôi tiêu biểu tại khu vực ĐNA Vùng Quốc gia Nhóm phân loại Thực vật Thú Bò sát và lưỡng cư Chim Cá Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Việt Nam 876 113 81 302 72 Vườn quốc gia Khao Yai Thái Lan 2.500 112 200 392 Khu bảo tồn Thung Yai và Kha Khaeng Thái Lan 120 139 400 113 Vườn quốc gia Mulu Malaysia 3.500 81 131 270 48 Nguồn: UNESCO, 2005 Theo Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) khu vực ĐNA hiện đang có khoảng 31 loài sinh vật núi đá vôi được công nhận là bị đe dọa trên toàn cầu. Bảng 1.4. Số lượng các loài đang bị đe dọa tại các vùng núi đá vôi Nhóm Thế giới Vùng núi đá vôi thế giới Vùng núi đá vôi Đông Nam Á Động vật thân mềm 974 20a 18a Côn trùng 559 0 0 Cá 800 2a 0 Lưỡng thề 1.770 27 4 Bò sát 304 4 0 Chim 1.213 0 0 Thú 1.101 2 1a Thực vật 8.321 88a 8a Tổng 15.042 143 31 a: Hơn 50% loài được tìm thấy chỉ có ở một quốc gia Nguồn: IUCN, 2004 1.2.1.2. Hệ sinh thái núi đá vôi ở Việt Nam Tại Việt Nam núi đá vôi chiếm khoảng 20% tổng diện tích cả nước, gồm khoảng 60.000 km2 phân bố chủ yếu trong các khu vực: Việt Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Đông Bắc (Vịnh Hạ Long), một diện tích nhỏ tại Đà Nẵng và Kiên Giang. Núi đá vôi tại Việt Nam được hình thành ước tính vào khoảng Liên đại Nguyên sinh đến Kỷ Đệ tứ (khoảng 2.500 triệu năm đến 2,6 triệu năm trước đây). Với diện tích 1.147.000 ha, HST núi đá vôi chiếm 6,1% tổng diện tích đất lâm nghiệp, nhưng trong đó chỉ có 396.200 ha rừng, còn lại là núi đá vôi với cây bụi, hay hoàn toàn trơ trọc. Mặc dù diện tích rừng của HST núi đá vôi chỉ chiếm 34,4% tổng diện tích núi đá vôi, nhưng tại đây, thời gian qua các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, đặc hữu, trong đó đáng chú ý là có một số là loài mới cho khoa học. Nguồn: Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2007 Hình 1.4. Sơ đồ phân bố các diện đá vôi chủ yếu ở Việt nam Bảng 1.5. Đa dạng sinh học ở một số vùng núi đá vôi tiêu biểu ở Việt Nam TT Vùng Diện tích (km2) Thực vật Động vật có xương sống Côn trùng 1 Cúc Phương 220 km2 1.944 loài bậc cao thuộc 224 họ 541 loài, trong đó 319 loài chim 2.000 loài 2 Cát Bà 97 km2 đảo, 54 km2 biển 620 loài bậc cao thuộc 123 họ 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát, 900 loài cá, 400 loài giáp xác, 500 loài nhuyễn thể 3 Phong Nha – Kẻ bàng 857,5 km2 876 loài bậc cao 568 loài, trong đó 302 loài chim, 59 loài bò sát 259 loài bướm 4 Ba Bể 137 km2 417 loài bậc cao thuộc 115 họ 250 loài (Nguồn: Phát Triển Bền Vững Các Vùng Đá Vôi Ở Việt Nam – Viện Địa Chất và Khoáng sản, 2005) Theo sách “Thông Việt Nam, nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004”, nước ta hiện nay có 33 loài thông được xếp vào danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng cấp thế giới và quốc gia. Trong số 33 loài này, có 16 loài chỉ gặp trên núi đá vôi mà không gặp ở bất kỳ nơi nào khác. Đứng đầu trong danh sách này là cây bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis). Đây không chỉ là loài mới mà còn là chi mới cho khoa học, vừa được phát hiện năm 2002 tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn. Bách vàng được xác định là loài đặc hữu rất hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp ở khối đá vôi Bát Đại Sơn, thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, chưa gặp ở bất kỳ nơi nào khác trên phạm vi cả nước cũng như thế giới. Tiếp đến là dẻ tùng sọc nâu (Amentotaxus hatuyenensis) cũng là loài mới cho khoa học, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1996 tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn. Dẻ tùng sọc nâu cũng là loài đặc hữu hẹp của Việt Nam. Ngoài Bát Đại Sơn, năm 1999, đã phát hiện được loài này ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Như vậy (và tính cho đến nay), dẻ tùng sọc nâu cũng chỉ mới phát hiện được ở hai địa điểm thuộc tỉnh Hà Giang, chưa có ở bất kỳ nơi nào khác. Loài thứ ba là bách xanh đá (Calocedrus rupestris). Loài này được phát hiện năm 2004, cũng là loài mới cho khoa học. Ngoài làng Nà Bồ thuộc xã Liêm Thuỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn là nơi lần đầu tiên phát hiện được loài này, bách xanh đá còn được tìm thấy ở các vùng núi đá vôi thuộc các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng. HST núi đá vôi không chỉ có đóng góp to lớn cho khoa học mà còn có những đóng góp đáng kể về kinh tế. Một số loài cây gỗ quý như nghiến (Burretidendron tonkinense), đinh (Markhamia stipulata), lát hoa (Chukrasia tabularis), trai (Garcinia fagraeoides), pơmu (Fokienia hodginsii), kim giao núi đá (Nageia fleuryi) v.v… (là mặt hàng gỗ được ưa chuộng ở thị trường trong nước và xuất khẩu), chỉ có trên núi đá vôi. HST núi đá vôi còn là nơi có nhiều loài cây cảnh, phần lớn thuộc họ Lan (Orchidaceae), trong đó, đáng chú ý nhất là chi Lan hài (Paphiopedilum). Theo dự đoán của Averyanov (một chuyên gia có nhiều công trình nghiên cứu về Lan) vùng núi đá vôi ở biên giới Việt Trung có thể là một trong số ít trung tâm đa dạng của chi này. Tại đây, Averyanov đã phát hiện được một số loài lan mới cho khoa học, quan trọng nhất là loài lan hài helen (Paphiopedium helenae). Loài này có thể sử dụng trực tiếp hay làm vật liệu khởi đầu để lai tạo các giống lan hài làm cảnh có giá trị rất cao. Cùng với thực vật, nhiều loài động vật cũng gắn chặt với nơi sống là núi đá vôi, trong đó một số loài linh trưởng là đặc hữu của vùng núi đá vôi như voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi nolicephalus), voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), voọc mông trắng (Trachypithecus francoisi delacouri), voọc gáy trắng (Trachypithecus francoisi hatinhensis), voọc má trắng (Trachypithecus francoisi francoisi)... HST núi đá vôi nước ta rất độc đáo, có tính ĐDSH cao, còn tiềm ẩn nhiều giá trị khoa học. Điều đáng tiếc là HST này đang đứng trước nhiều nguy cơ bị xâm hại. Vì vậy, hơn bao giờ hết, nhiệm vụ bảo vệ HST núi đá vôi đang ngày càng trở nên cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm, tham gia không chỉ của các cấp chính quyền mà của cả cộng đồng cư dân nơi đang tồn tại HST này. 1.2.2. Tài nguyên khu vực núi đá vôi Khu vực núi đá vôi (karst) là một trong những cảnh quan đa dạng nhất của Trái đất với một nguồn tài nguyên trên và dưới mặt đất phong phú. Tài nguyên nước ngầm Theo UNESCO “nước ngầm trong ở vùng karst là nguồn nước uống quan trọng nhất cũng như an toàn nhất”. Người ta ước tính rằng nước ngầm karst hiện cung cấp khoảng 25% lượng nước uống của thế giới. Tỷ lệ này sẽ gia tăng trong tương lai do nguồn nước khu vực phi karst bị ô nhiễm Tài nguyên khoáng sản Các nguồn tài nguyên khoáng sản phổ biến nhất được khai thác từ khu vực karst là đá vôi, đolomit, cẩm thạch phục vụ cho xây dựng. Một số khu vực karst và hang động cổ có các mỏ quặng có giá trị kinh tế như chì, kẽm, nhôm, phốtphorit. Hồ sơ về cổ khí hậu, cổ môi trường Trầm tích hang động là kho lưu trữ tự nhiên chi tiết nhất về về lịch sử khí hậu và môi trường Trái Đất trong quá khứ. Biến đổi khí hậu và môi trường (dao động nhiệt độ khu vực, khí trong khí quyển, lượng mưa), thời kỳ băng hà, biến đổi mực nước biển, động đất, chuyển động kiến tạo, phun trào núi lửa v.v.. được ghi lại trong các lớp tăng trưởng của các trầm tích hang động qua hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu năm. Các hệ thống karst có tác dụng như các bồn CO2 tự nhiên, do đó giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Khảo cổ học và Văn hóa Karst và hang động có giá trị văn hóa và lịch sử cao. Từ buổi sơ khai, hang động đã là nơi con người trú ẩn để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và các loài thú dữ. Nhiều hang động là các địa điểm khảo cổ vĩ đại, nơi mà các vật liệu chế tác mỏng manh của người tiền sử được bảo tồn. Những vật liệu dễ vỡ và mong manh như đồ bằng đất sét, hạt giống, dấu chân và các bức tranh tinh tế là những ví dụ về những cổ vật quý hiếm trong hang động. Đa dạng sinh học Karst và hang động là những tài nguyên vô cùng quý giá, lưu trữ một loạt ổ sinh thái độc đáo. Bên cạnh sự đa dạng vô cùng phong phú của thực vật và động vật, bao gồm các loài đặc hữu được tìm thấy ở các khu vực karst, hang động cũng là môi trường sống vi sinh vật độc đáo. Tiếp tục nghiên cứu các loài mới và các cộng đồng vi sinh vật hang động có thể phát hiện ra các chất mới hữu ích cho mục đích y tế. Du lịch, giải trí Khu vực Karst cung cấp ba loại hình du lịch, giải trí chính: các hang động phục vụ thăm quan, các hang động hoang dã, và các khu vực danh lam thắng cảnh. Hầu như tất cả các quốc gia có các karst đều có các chương trình du lịch thăm quan hang động. Trên thế giới, có khoảng 250 triệu người hàng năm mua vé tham quan hang động. Có khoảng 100 triệu người trực tiếp hoặc gián tiếp thu nhập từ hoạt động karst và hang động. 1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Một số công trình nghiên cứu ĐDSH tiêu biểu tại núi đá vôi tỉnh Kiên Lương. Lê Công Kiệt (1970) Louis Deharveng, Viện bảo tàng thiên nhiên Paris, Pháp (1993) Viện sinh học nhiệt đới (1997) Viện Sinh học nhiệt đới (2004 2008) Phân Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng Nam Bộ (2011) Nghiên cứu chủ yếu tại các núi đá vôi được bảo vệ như: Moso, Ca Đa, Hang Tiền, Hang Cá Sấu, Bà Tài, Thạch Động, Đá Dựng, Hòn Chông, Đảo Lô Cốc, Đá Lửa... Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định ĐDSH núi đá vôi (khu vực Hà Tiên, Kiên Lương) Kiên Giang rất cao, vào hàng bậc nhất thế giới. Tổng diện tích núi đá vôi của Kiên Giang khá khiêm tốn, chỉ vọn vẹn 3,6km260.000km2 của toàn Việt Nam nhưng lại chứa đựng một nguồn tài nguyên ĐDSH rất cao cùng với một hệ thống hang động rất độc đáo. Đáng chú ý, có rất nhiều loài động thực vật mới được các nhà khoa học phát hiện và chỉ có duy nhất ở khu vực này. Hệ thực vật núi đá vôi rất đa dạng với: 322 loài, 227 chi, 89 họ. Bàng 1.6. Các taxon thực vật núi đá vôi Kiên Giang (1967 – 2007) Khảo sát Họ Giống Loài Lê Công Kiệt (1974) 62 128 162 Trương Quang Tâm và ctv (2001) 8 43 81 Lý Ngọc Sâm và ctv (2007) 19 56 79 Tổng 89 227 322 (Nguồn: Hội thảo “Đa dạng sinh học núi đá vôi tỉnh Kiên Giang”– 2008) Hệ động vật phong phú, với ít nhất 155 loài động vật có xương sống, trong đó một số loài chim, thú quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Bảng 1.7. Thống kê hệ động vật tại núi đá vôi Kiên Giang Nhóm phân loại Số lượng loài Động vật không xương sống Ghi nhận được 65 loài ốc (trong đó có 36 loài mới khoa học và đặc hữu cho vùng này) Lưỡng cư Ít nhất có 13 loài. Bò sát Ít nhất 32 loài đã được ghi nhận Chim Ghi nhận được 114 loài chim, 6 loài được đề cập trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ Thế giới. Thú Đã ghi nhận 31 loài thú Dơi Đã ghi nhận 9 loài dơi sống ở khu vực đá vôi Kiên Giang. (Nguồn: An Introduction The Karst Of Kien Giang – NXB Nông Nghiệp, 2009 ) Một loài sinh vật được coi là đặc hữu khi loài này chỉ sinh sống trên một vùng lãnh thổ giới hạn về mặt địa lý nào đó. Các loài đặc hữu được xem là một báu vật của tính ĐDSH. Do tính đặc trưng về sinh cảnh và điều kiện sống nên các loài cư trú trên và bên trong núi đá vôi Kiên Lương mang tính đặc hữu rất cao. Bảng 1.8. Thống kê các loài đặc hữu đã được phát hiện tại núi đá vôi Kiên Lương TT Tên khoa học Tên Việt Nam Nơi ghi nhận 1 Begonia bataiensis Thu hải đường Bà Tài Núi Bà Tài 2 Ornithoboea emarginata Điểu bế Hang Cá Sấu, Bà Tài, Hang Tiền, Mo So 3 Calanthe kienluongensis Lan Bầu rượu Núi Bà Tài 4 Trachypithecus germaini Voọc bạc Đông Dương Bãi Voi, Khoe Lá, Chùa Hang, Hang Tiền, và hòn Lô Cốc 5 Cyrtodactylus paradoxus Thằn lằn ngón Chùa Hang, Bà Tài, Bình An, Khoe Lá và Sơn Chà (Nguồn: An Itroduction The Karst Of Kien Giang – NXB Nông Nghiệp, 2009 ) CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Điều tra thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu Điều tra thực tế tại khu vực nghiên cứu. Thu thập tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Kiên Lương và khu vực nghiên cứu. Hiện trạng khai thác tài nguyên đá vôi trên địa bàn huyện. Tình hình công tác bảo vệ núi đá vôi. 2.1.2. Khảo sát, đánh giá các đặc điểm ĐDSH của hệ thực vật Đa dạng về loài và kiểu thực vật trên núi đá vôi Kiên Lương. Các loài quan trọng trong công tác bảo tồn đa ĐDSH: được xác định dựa trên Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ thế giới (IUCN, 2009). Đánh giá tính ĐDSH của hệ thực vật núi đá vôi Kiên Lương. 2.1.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch núi đá vôi Các núi đá vôi có cảnh quan đẹp và giá trị về văn hóa, lịch sử. 2.1.4. Xác định các nhân tố kinh tế xã hội gây tác động xấu đến ĐDSH 2.1.5. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững vùng núi đá vôi 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập và tham khảo tài liệu Tiến hành thu thập, tổng quan các tài liệu trên Thế giới và Việt Nam, các báo cáo khoa học, các nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, sách tham khảo, tài liệu chuyên ngành liên quan đến ĐDSH núi đá vôi, đặc biệt là về ĐDSH trên núi đá vôi Kiên Lương. Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Kiên Lương. Thu thập tài liệu về hiện trạng khai thác đá vôi tại đại phương. Thu thập tài liệu về du lịch, văn hóa, lịch sử của địa phương. 2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa Sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, lập các tuyến điều tra (100 km) kết hợp với các ô tiêu chuẩn (OTC) ngẫu nhiên điển hình (41 ô) để xác định thành phần loài và phân bố của các thảm thực vật. Các tuyến và các OTC được thiết kế đi qua nhiều kiểu rừng hay kiểu thảm thực vật rừng và đi qua các điều kiện tự nhiên khác nhau như: loại đất, độ sâu ngập nước... Dùng máy định vị, la bàn và thước dây để xác định vị trí, kích cỡ và hướng OTC. Đánh dấu ô đo đếm bằng sơn xịt lên 4 cây ở 4 góc của ô đo đếm, nơi dễ nhìn. Đo đếm, thống kê số cây của từng loài trong từng OTC và ghi vào phiếu đo đếm. Đối với các OTC, diện tích mỗi ô là 200 m2 (10 m x 20 m) để điều tra thảm thực vật thân cây gỗ và 25m2 (5 m x 5 m) để điều tra thảm thực vật thân thảo. Sử dụng máy định vị GPS để xác định vị trí các ô điều tra, loài quý hiếm, cây có nguy cơ tuyệt chủng, cây trong sách đỏ... khi đi thực địa. Dùng máy chụp hình kỹ thuật số chụp ảnh các quần xã và ảnh từng loài cây để lưu trữ và báo cáo. 2.2.2. Phương pháp chỉ số đa dạng sinh học Dùng phần mềm Excel 2007 tổng hợp những số liệu điều tra ngoài thực địa và phân tích chỉ số giá trị quan trọng IVI và các chỉ số đa dạng sinh học. Phương pháp tính chỉ số IVI của loài áp dụng theo nghiên cứu của Somsak Piriyayotha và ctv, 2007. Công thức tính như sau: Mật độ cho biết số lượng cá thể trung bình của loài nghiên cứu trên mỗi ô tiêu chuẩn. Tần xuất xuất hiện (Frequency) cho biết số lượng các ô mẫu nghiên cứu mà trong đó có loài nghiên cứu xuất hiện, tính theo giá trị phần trăm. Độ phong phú được tính theo công thức của Curtis and Mclntosh (1950) Chỉ số giá trị quan trọng IVI: được áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong quần xã thực vật. Chỉ số IVI biểu thị tốt hơn, toàn diện hơn cho các tính chất tương đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt đối của mật độ, tần suất, độ ưu thế… + Chỉ số IVI của mỗi loài được tính bằng công thức: IVI (%) = (RD + RF + A)3 Trong đó: RD là mật độ tương đối (%), RF là tần suất xuất hiện tương đối (%), A là độ phong phú tương đối (%). Chỉ số IVI của một loài đạt giá trị tối đa là 300 khi hiện trường nghiên cứu chỉ có duy nhất loài cây đó. Các chỉ số đa dạng sinh học được tính toán theo công thức sau: Chỉ số ShannonWeiner được sử dụng phổ biến để tính sự đa dạng loài trong một quần xã theo dạng: Trong đó: S = Số lượng loài; p = n N (Tỷ lệ cá thể của loài i so với số lượng cá i i thể toàn bộ mẫu); N = Tổng cá thể trong toàn bộ mẫu; n = Số lượng cá thể loài i. i Trên cơ sở lý thuyết xác suất, Simpson (1949) đã đề xướng chỉ số để tính độ tập trung (concentration) hay tính ưu thế (dominance) của quần xã. Trong đó: pi = Tỷ lệ loài i trên tổng số các cá thể (pi = niN); S = Tổng số loài; Chỉ số ưu thế Simpson biến thiên từ 0 đến (1 1S). Chỉ số phong phú loài Margalef được sử dụng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài. Công thức như sau: Trong đó: d : chỉ số phong phú loài Margalef; S: tổng số loài trong mẫu; N: tổng số lượng cá thể trong mẫu. Chỉ số tương đồng (J’) của quần xã được tính bằng công thức Pielou: Trong đó: H’ là chỉ số Shannon – Weiner; S là tổng số loài; J’ biến thiên từ 0 đến 1 (J’ = 1 khi tất cả các loài có số lượng cá thể bằng nhau). Giá trị log trong các công thức tính chỉ số đa dạng được thống nhất sử dụng cơ số e để tính toán. Để đánh giá tính đa dạng cần căn cứ tổng hợp vào các chỉ số trên. Trong đó, chỉ số đa dạng Shannon (H’) có ý nghĩa quyết định, những chỉ số còn lại góp phần bổ sung và lý giải để kết quả mang tính thuyết phục và có độ tin cậy cao. 2.2.3. Phương pháp kế thừa Kế thừa các tài liệu và kết quả nghiên cứu về thực vật đã được công bố trước đây. Xác định tên các loài thực vật ngoài hiện trường qua sách “Thực vật chúng” của Phạm Hoàng Hộ (1972) và bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999). Xác định các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: theo Sách đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ của tổ chức Bảo tồn thiên quốc tế (IUCN) và Nghị định số 322006NĐCP ngày 30 tháng 3 năm 2006. 2.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học Sử dụng phương pháp điều tra xã hôi học nhằm mục đích tìm hiểu thêm về tình hình khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trong khu vực, mức độ phong phú của một số loài phổ biến trước kia và hiện nay. Phỏng vấn nhằm thu nhận các phản ánh, đóng góp của lãnh đạo địa phương và cán bộ các ban ngành khác nhau. Sử dụng phiếu điều tra xã hội học để thu thập các số liệu và thông tin về hiện trạng sử dụng tài nguyên núi đá vôi của cộng đồng dân cư địa phương. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NÚI ĐÁ VÔI HUYỆN KIÊN LƯƠNG 3.1.1. Hiện trạng khai thác Ngoài các núi đá vôi tương đối nguyên vẹn và trong tình trạng bảo vệ vì lí do quân sự, bảo tồn ĐDSH, khu di tích lịch sử hoặc khu du lịch như núi Nhà Bồ, núi Con Nai, núi Ba Hòn, núi Mo So nhỏ, Hang Tiền, Hang Cá sấu, núi Bà Tài, núi Hòn Chông (chùa Hang), Hòn Cóc, Hòn Đá lửa, Hòn Nghệ…, hiện nay trên địa bàn huyện tập trung 19 đơn vị khai thác khoáng sản: Đá vôi (chiếm chủ yếu), Đôlômít – vôi, sét, đá xây dựng, đất san lấp và đất sỏi đỏ. Tổng diện tích khai thác của các mỏ ở huyện Kiên Lương khoảng 823 ha, chiếm phần lớn diện tích của các mỏ trong toàn tỉnh. Các mỏ có công suất lớn cũng nằm trên địa bàn huyện. Các khu vực khai thác khoáng sản tập trung ở 04 xã: Bình An, Dương Hòa, Bình Trị và Hòa Điền, trong đó tập trung nhiều nhất là xã Bình An và xã Dương Hòa. Đến thời điểm khảo sát tháng 04.2014, có 05 đơn vị ngưng khai thác do: (1) núimỏ đã hết trữ lượng hoặc giấy phép khai thác hết thời hạn hoặc (2) không thỏa thuận được việc chi trả đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Ngoài ra, có 04 mỏ của 03 đơn vị (DNTN Đại Nam; Công ty Đầu tư Xây dựng Kiên Giang; Công ty TNHH An Phát) đã được UBND tỉnh Kiên Giang cấp phép khai thác nhưng chưa khai thác hoặc mới khai thác giai đoạn đầu với khối lượng nhỏ. Thu thập thông tin chung khu vực khai thác của 19 đơn vị, tình hình hoạt động khai thác khoáng sản của từng đơn vị được tóm tắt trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Kiên Lương Số thứ tự Tên Doanh Nghiệp Loại khoáng sản Tên mỏ Vị trí mỏ Thời hạn khai thác (năm) Diện tích (ha) Trữ lượng Công suất khai thác Đơn vị tính Hiện trạng khai thác Ghi chú Đang khai thác Ngưng khai thác 1 Cty LDXM Sao Mai Đá vôi Khoe lá Xã Bình An, huyện Kiên Lương 50 51,15 50.000.0001.000.000 Tấn x Công suất khai thác bình thường Đá vôi Bãi Voi Cây Xoài 50 193,5 80.200.0001.500.000 Tấn x Sét Bình Trị 30 35,5 3.062.100102.070 Tấn x 2 Cty XM Hà Tiên II Đá vôi Núi Trầu Núi Còm Xã Hòa Điền, cách trung tâm thị trấn Kiên Lương 4 km về phía Tây Nam 19 43,68 32.300.0001.700.000 Tấn x Công suất khai thác bình thường Sét Kiên Lương 19 357 44.728,947 Tấn x 3 Cty cổ phần XM Kiên Giang Đá vôi Khoe Lá Xã Bình An, cách nhà máy xi măng Sao Mai 800m về phía Tây Nam 31 4,06 5.653.522 Tấn x Công suất khai thác bình thường Đá vôi Xà Ngách Ấp Xà Ngách, thị Trấn Kiên Lương 3,5 x Ngưng khai thác vì trữ lương khai thác cho phép và thời hạn khai thác đã hết vào năm 2003 Đá vôi Núi Pnumpô 4,6 x 4 Cty Cp Thiên Giang Dolpmi t – vôi Túc Khối Xã Dương Hòa 3 0,42 70,83030.0000 m3 x Công suất khai thác bình thường 5 Cty CPXM Hà Tiên Đá vôi Túc Khối 15 2 637.50042.500 Tấn x Công suất khai thác bình thường 6 Cty CPXM Hà Tiên KG Đá vôi Hang Cây Ớt Xã Bình An, nằm sát bên trái tỉnh lộ 80 30 18 8.322.000120.000 Tấn x Công suất khai thác bình thường Sét Xã Dương Hòa 45 Tấn x 7 XN khai thác đá vôi Bình Đá vôi Núi Lò Vôi Lớn Lò Vôi Ấp Ba Núi, xã Bình An 16 3,3 2.400.000150.000 Tấn x Công suất khai thác bình An (621) Nhỏ thường Đá vôi Túc Khối Xã Dương Hòa Chưa tiến hành khai thác 8 Cty PB HC Cần Thơ Đá vôi Túc Khối Xã Dương Hòa, nằm ở phía tây Núi Trầu, cách Núi Trầu 3 km 2 2,08 454.00035.000 m3 x Ngưng hoạt động năm 2007 vì không thỏa thuận được chi phí đền bù cho cá hộ dân bị ành hưởng 9 Cty TNHH An Phát Đá vôi Plumpo nhỏ Ấp Xà Ngách, thị Trấn Kiên Lương 3 0,59 69.78922.000 m3 Chưa khai thác Đá XD, đất san lấp Trà Đuốc Lớn Xã Bình An, cách trung tâm thị trấn Kiên Lương 8 km về phía Nam Đã có giấy phép nhưng chưa khai thác 10 Cty Cp sản xuất Đất đỏ Rạch Đùng Ấp Rạch Đùng, xã 10 14 1.877.40290.000 m3 x Đang khai thác vật liệu xây dựng Kiên Giang Bình Trị, huyện Kiên Lương Đá xây dựng Trà Đuốc Lớn Xã Bình An, cách trung tâm thị trấn Kiên Lương 8 km về phía Nam Chưa khai thác vì chưa đền bù cho cá hộ dân bị ành hưởng 11 XN gạch TUYNEL Kiên Giang Sét gạch ngói Ấp Xà Ngách, thị Trấn Kiên Lương 20 26,94 2.962.54560.000 m3 x Công suất khai thác bình thường 12 Cty Cp Tây Hồ Đất sỏi đỏ Núi Bãi Ớt Ấp Bãi Ớt, xã Dương Hòa 10 6,7 1.418.000100.000 m3 x Công suất khai thác bình thường Đá vôi Núi Thung Lũng Ấp Ba Núi, xã Bình An 6 2,8 30.000199.000 m3 x Ngưng khai thác vào cuối năm 2007 13 Cty CP KTKS XD miền Nam Đá vôi Plumpo Ấp Xà Ngách, thị Trấn Kiên Lương 3 4,6 332.40075.500 m3 x Công suất khai thác bình thường Đá vôi Xà Ngách 3 4,8 432.00045.000 m3 x Khai thác 70% theo công suất 14 Cty TNHH Kiên Hà Đất sỏi đỏ Núi Bãi Ớt Xã Dương Hòa 1 2,5 191.00060.000 m3 x Đang xin gia hạn khai thác tiếp Đá vôi Núi Nhỏ Xã Bình An 2 2,32 433.42260.000 m3 x Công suất khai thác bình thường 15 Cty CPKD CT Đá xây dựng Trà Đuốc Lớn Xã Bình An, cách trung tâm thị trấn Kiên Lương 8 km về phía Nam 10 7,998 1.777.159240.000 m3 x Công suất khai thác bình thường 16 Cty Cp ĐT XD DV Quý Hải Đá xây dựng Trà Đuốc Lớn 10 15 4.907.000200.000 m3 x Mới bắt đầu khai thác đất tầng phủ Đất san lấp 1.400.050 m3 x 17 Cty TNHH Trung Hiếu Đá xây dựng Trà Đuốc Nhỏ 10 14,7 2.193.69545.000 m3 Chưa khai thác Đất san lấp 418.95045.000 m3 18 DNTN Đại Nam Dolomi t – vôi Núi Túc Khối Xã Dương Hòa 2 0,65 70.48430.000 m3 Chưa khai thác vì chưa đền bù cho cá hộ dân bị ành hưởng 19 BQL công trình công cộng ĐT huyện Kiên Lương Đất sỏi đỏ Núi Bãi Ớt 5 3,2 650.00050.000 m3 x Ngưng khai thác phục vụ cho các công trình của huyện vì chưa có dự án mới. Nguồn : Sở TNMT tỉnh Kiên Giang,2014. Nguồn: Sở TN MT tỉnh Kiên Giang, 2014 Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng khai thác núi đá vôi Kiên Lương 3.1.2. Đánh giá tác động của phương pháp khai thác Hiện nay đá vôi của huyện được khai thác chủ yếu bằng phương pháp nổ mìn phá đá nhằm làm nguyên liệu cho các nhà máy xi măng trong khu vực như công ty Holcim, công ty LDXM Sao Mai, công ty Xi măng Hà Tiên II, công ty cổ phần Xi măng Hà TiênKiên Giang, công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên và làm nguyên liệu để chế tạo bột vôi nhằm phục vụ trong công nghiệp, nông nghiệp và một số vật liệu xây dựng. Bảng 3.2. Công nghệ, phương pháp khai thác đá vôi của các đơn vị Tên mỏ Phương pháp khai thác Phương pháp nổ mìn Bãi Voi, Cây Xoài, Khoe Lá, Công ty Holcim Sử dụng hệ thống khai thác Block Model theo sự quản lý của chương trình máy tính (QSO và Quarry Master) hoàn toàn bảo đảm an toàn đối với các thông số thiết kế hệ thống khai thác. Khai thác lộ thiên, sử dụng phương pháp khai thác mỏ nổ mìn bằng phương pháp vi sai, khai thác đá theo tầng. Sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng công suất lớn được che chắn cẩn thận. Thuê công ty xây dựng và xản xuất vật liệu xây dựng BMJC đảm nhận. Phương pháp nổ mìn vi sai lỗ, truyền nổ bằng kíp n
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN QUỐC KHANH KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ TÀI NGUN THỰC VẬT TRÊN NÚI ĐÁ VƠI CỊN SÓT LẠI Ở HUYỆN KIÊN LƯƠNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BẢO VỆ BỀN VỮNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Mã số: 60.85.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn tri ân đến quý thầy cô Viện Khoa Học Công Nghệ Quản Lý Môi Trường, Khoa Sau Đại Học Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM tận tâm hướng dẫn, hổ trợ, động viên đóng góp ý kiến q báu để tơi hồn thành khóa luận Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh, chị công tác Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Kiên Giang, phịng Tài Ngun Mơi Trường huyện Kiên Lương tận tình hỗ trợ, cung cấp số liệu tài liệu giúp tơi hồn thành tốt đề tài Tôi mong muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Thái Thành Lượm người tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tơi hồn thiện ý tưởng Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng hành, làm điểm tựa để vượt qua khó khăn Học viên Trần Quốc Khanh TĨM TẮT Vùng núi đá vôi Kiên Lương (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) có hàng trăm lồi thực vật, động vật q có lồi voọc bạc Đơng Dương Theo Viện Sinh học nhiệt đới nhiều tài liệu nghiên cứu vùng núi đá vôi Kiên Lương, hệ thực vật ghi nhận có 322 lồi, 31 lồi thú, 114 lồi chim, 17 lồi bị sát Khu vực núi đá vơi Kiên Lương nơi có đa dạng loài mức độ đặc hữu rất cao như: sóc đỏ, thu hải đường Bà Tài, bầu rượu Đặc biệt gần 500 loài ốc chân đốt thu thập phần lớn chưa định danh Hiện việc khai thác đá vôi diễn nhiều khu vực tạo thách thức rất lớn đến môi trường nguy lớn nhất suy giảm tính đa dạng sinh học hệ thực vật, động vật vùng núi đá vôi Kiên Lương Việc khai thác đá vôi ạt không mất núi đá vơi kéo theo mất ln tính đa dạng sinh học, loài động thực vật sống núi đá vơi vĩnh viễn khơng cịn Đề tài thực dựa kết quả phân tích mẫu vật thu biểu điều tra vấn, phản ánh tính trung thực, xác mơi trường, thực trạng khai thác nguồn tài nguyên núi đá vôi địa phương Các bảng số liệu, bản đồ cho ta thấy rõ trạng nguồn tài nguyên núi đá vơi Các báo cáo chun đề phân tích sâu nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan có tiềm du lịch ven biển Kết quả đạt đề tài phục vụ cho công tác bảo vệ quản lý nguồn tài nguyên núi đá vôi hướng đến phát triển bền vững môi trường, giảm thiểu rủi ro cho người tài sản SUMMARY Karst Kien Luong (Kien Luong District, Kien Giang Province) there are hundreds of species of plants and animals including rare Indochinese silver langur According to the Institute of Tropical Biology and research documents in karst Kien Luong, the flora is recognized with 322 species, 31 species of mammals, 114 birds, 17 reptiles Karst Kien Luong is home to a diversity of endemic species and a very high level, such as red squirrels, Begonia bataiensis, Calanthe kienluongensis Especially close to 500 species of arthropod snails were collected, but the majority have not been identified Currently the exploitation of limestone taken place in many areas has created enormous challenges to the environment and greatest risk is declining biological diversity of flora and fauna karst Kien Luong The massive limestone mining as now not only took the limestone but also leads to loss of biological diversity always, the only living species in the limestone are permanently unavailable Topic made based on the results of analysis of samples collected and the interviews of survey, reflecting the truthfulness and accuracy of environment, real resource exploitation in the local limestone The tables, maps, shows clearly the current status of the limestone resources The thematic reports in-depth analysis of resources biodiversity, landscape coastal tourism potential Achievements of the topic service of the protection and management of karst resources towards sustainable development of the environment, reduce risk to people and property LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan sản phẩm đạt luận văn sản phẩm nghiên cứu tìm hiểu riêng cá nhân tơi Trong tồn nội dung luận văn, điều trình bày nghiên cứu, thu thập cách trung thực kế thừa có chọn lọc kết quả từ nhiều nguồn tài liệu khác Các tài liệu trích dẫn rõ ràng ghi rõ nguồn gốc tồn nội dung luận văn cơng trình nghiên cứu tơi, chưa sử dụng để cơng bố bất kỳ cơng trình khác Tôi xin cam kết chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật Tp.HCM, ngày…….tháng… năm 2016 HỌC VIÊN TRẦN QUỐC KHANH MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii MỞ ĐẦU 1 GIỚI THIỆU MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1 Ý nghĩa khoa học 4.2 Ý nghĩa thực tiễn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.2 Kinh tế - xã hội 12 1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH THÁI NÚI ĐÁ VÔI 14 1.2.1 Hệ sinh thái núi đá vôi giới Việt Nam 14 1.2.2 Tài nguyên khu vực núi đá vôi 23 1.3 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 24 i CHƯƠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27 2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 27 2.1.1 Điều tra thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu 27 2.1.2 Khảo sát, đánh giá đặc điểm ĐDSH hệ thực vật 27 2.1.3 Đánh giá tiềm phát triển du lịch núi đá vôi 27 2.1.4 Xác định nhân tố kinh tế- xã hội gây tác động xấu đến ĐDSH 27 2.1.5 Đề xuất giải pháp bảo vệ phát triển bền vững 27 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.2.1 Phương pháp thu thập tham khảo tài liệu 27 2.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa 28 2.2.2 Phương pháp số đa dạng sinh học 28 2.2.3 Phương pháp kế thừa 31 2.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học 32 CHƯƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NÚI ĐÁ VÔI HUYỆN KIÊN LƯƠNG 33 3.1.1 Hiện trạng khai thác 33 3.1.2 Đánh giá tác động phương pháp khai thác 40 3.1.3 Đánh giá trạng cảnh quan thảm thực vật núi đá vôi bị khai thác 44 ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC HỆ THỰC VẬT NÚI ĐÁ VƠI CỊN SĨT LẠI TẠI HUYỆN KIÊN LƯƠNG 48 3.2.1 Đa dạng loài thực vật 48 ii 3.2.2 Các lồi quan trọng cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học 50 3.2.3 Đa dạng kiểu thực vật 53 3.2.4 Đánh giá tính đa dạng sinh học hệ thực vật 56 3.2.5 Nhận xét thảo luận 62 3.3 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÚI ĐÁ VÔI KIÊN LƯƠNG 65 3.3.1 Tài nguyên du lịch bật vùng núi đá vôi Kiên Lương 65 3.3.2 Hiện trạng khai thác du lịch núi đá vôi huyện Kiên Lương 70 3.3.3 Đánh giá chung hoạt động du lịch huyện Kiên Lương 73 3.4 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-XÃ HỘI ĐẾN NÚI ĐÁ VÔI 75 3.4.1 Thông tin chung đời sống người dân 75 3.4.2 Các hoạt động phụ thuộc vào tài nguyên núi đá vôi 79 3.4.3 Các tác động xấu đe dọa đến đa dạng sinh học núi đá vôi 80 3.5 CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÚI ĐÁ VÔI HUYỆN KIÊN LƯƠNG 81 3.5.1 Chương trình bảo vệ 82 3.5.2 Chương trình quản lý tài nguyên 84 3.5.3 Chương trình nghiên cứu khoa học 85 3.5.4 Chương trình phát triển du lịch 90 3.5.5 Tăng cường lực quản lý bảo tồn 90 3.5.6 Chương trình phát triển kinh tế-xã hội 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 Kết luận 102 iii Kiến nghị 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 107 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Vị trí núi nghiên cứu Bảng 1.2 Diện tích, Dân số, Mật độ dân số huyện Kiên Lương năm 2014 .13 Bảng 1.3 Đa dạng sinh học số vùng núi đá vôi tiêu biểu khu vực ĐNA 18 Bảng 1.4 Số lượng loài bị đe dọa vùng núi đá vôi 18 Bảng 1.5 Đa dạng sinh học số vùng núi đá vôi tiêu biểu Việt Nam 21 Bàng 1.6 Các taxon thực vật núi đá vôi Kiên Giang (1967 – 2007) 25 Bảng 1.7 Thống kê hệ động vật núi đá vôi Kiên Giang .26 Bảng 1.8 Thống kê loài đặc hữu phát núi đá vôi Kiên Lương 26 Bảng 3.1 Hiện trạng khai thác khoáng sản địa bàn huyện Kiên Lương 34 Bảng 3.2 Công nghệ, phương pháp khai thác đá vôi đơn vị .41 Bảng 3.3 Thống kê số lượng taxon ngành thực vật núi đá vôi Kiên Lương 49 Bảng 3.4 Các họ chi thực vật ưu núi đá vôi Kiên Lương 50 Bảng 3.5 Chỉ số đa dạng quần xã thực vật núi đá vôi Kiên Lương 60 Bảng 3.6 Tài nguyên du lịch huyện Kiên Lương 69 Bảng 3.7 Cơ cấu thu nhập hàng năm hộ khảo sát 79 171 Ficus glaberrima Bl Moraceae 172 Ficus depressa Bl Moraceae 173 Ficus hispida L.f var hispida Moraceae Da trụi X X Sung xoài X 174 Ficus infectoria Roxb Moraceae 175 Ficus lacor Buch-Ham Moraceae 176 Ficus mysorensis Heyne Moraceae X 177 Ficus ramentacea Roxb Moraceae X 178 Ficus rumphii Bl Moraceae 179 Ficus sp1 Moraceae X 180 Ficus sp2 Moraceae X 181 Ficus benjamina Moraceae X 182 Ficus microcarpa Moraceae X 183 Ficus superba var japonica Miq Moraceae X 184 Ficus superba var superba Miq Moraceae 185 Ficus subulata Bl Moraceae 186 Ficus taxoides Heyne Moraceae 187 Ficus tinctoria Forst.f subsp gibbosa (Bl.) Corner Moraceae X Sung dị Lâm vồ X X X X X Sung dây X Sung bầu 188 Ficus vasculsa var undolatifolia Merr Moraceae X X X 189 Morus alba L Moraceae Dâu tằm X 190 Streblus ilicifolia (Kurz.) Corn Moraceae Duối ô rô X 191 Streblus taxoides (Heyne) Kurz Moraceae 192 Musa musa Musaceae Chuối X 193 Ardisia amherstiana A DC Myrsinaceae Ca bua X 194 Ardisia sp1 Myrsinaceae X 195 Ardisia sp2 Myrsinaceae X 196 Psidium guiava L Myrtaceae Oi X 197 Syzygium cumini (L.) Druce Myrtaceae Trâm mốc X 198 Syzygium sp Myrtaceae 199 Jasminum cf anodontum Gagnep Oleaceae Lài không 200 Jasminum sp Oleaceae Lài X 201 Calanthe cf cardioglossa Schlecht in Orchidaceae Fedde Bầu rượu X 202 Eulophia graminea L Orchidaceae Luân lan 203 Cymbidium aloifolium (L.) Sw Orchidaceae Đoản kiếm lô hội X 204 Dendrobium cf leonis (Lindl) Reichb.f Orchidaceae Sư-trăm X 205 Dendrobium crumenatum Sw Orchidaceae Thạch hộc X 206 Eria sp Orchidaceae 207 Micropera pellida (Roxb.) Lindl Orchidaceae 208 Saccolabium sp Orchidaceae 209 Sarchanthus sp Orchidaceae 210 Calamus sp Palme Song 211 Caryota mitis Lour Palmae Đủng đỉnh x 212 Canavalia maritima (Aubl.) Thomas Papilionoideae Đậu biển x 213 Derris sp Papilionoideae 214 Passiflora foetida L Passifloraceae 215 Peperonia pellucida Kunth Piperaceae 216 Amphilophis glabra Stapf Poaceae x 217 Digitaria marginata Link Poaceae x 218 Eleusine indica Gaertn Poaceae Mần trầu x X 219 Imperata cylindrica P.Beauv Poaceae Tranh x X X x X x x Vi túi tái X X x X X X x X Nhãn lồng x X Càng cua x X 220 Neyraudia reynaudiana (Kunth) Keng ex Hitch Poaceae Sậy khô x X 221 Oplismenus burmanii P.Beauv Poaceae Tu thảo Burmann x X 222 Phramiteg kaka Rezt Poaceae Sậy 223 Saccharum spontaneum L Poaceae Đế 224 Drymoglossum piloselloides Presl Polypodiaceae 225 Drynaria quercifolia (L.) J.Sm Polypodiaceae Ráng đuôi phụng sồi x 226 Pyrrosia lanceolata (L.) Farw Polypodiaceae Ráng hỏa mạc thon x 227 Pyrrosia stigmosa Ching Polypodiaceae Ráng hỏa mạc héo x X 228 Pyrrosia subfurfuracea (Hook.) Ching Polypodiaceae Ráng hỏa mạc cám x X 229 Portulaca oleracea L Portulacaceae Sam x X 230 Portulaca pilosa L subsp grandiflora (Hook.) Gees Portulacaceae Mười x X 231 Colubrina asiatica Brongn Rhamnaceae Núc áo x 232 Ventilago cristata Pierre Rhamnaceae Đồng mồng x 233 Hypobathrum racemosum (Roxb.) Kurz Rubiaceae Sứa 234 Hedyotis pterita Bl Rubiaceae An điền cánh 235 Ixora krewanhensis Pierre ex Pit Rubiaceae Trang 236 Metadina trichotoma (Zoll.&Mor.) Bakh.f Rubiaceae Vàng vé 237 Morinda citrifolia L Rubiaceae Nhàu 238 Morinda tomentosa Heyn Rubiaceae Nhàu nhuộm 239 Nauclea sp Rubiaceae 240 Neolamarkia cadamba Rubiaceae X x X x X X X X x X X x X X X Cà tôm X (Roxb.)Bosser 241 Oldenlandia alata Koen Rubiaceae 242 Oxyceros horridus Lour Rubiaceae Găng gai cong 243 Pavetta indica L Rubiaceae Giọt sành x 244 Prismatomeris tetrandra (Roxb.) K Schum Rubiaceae Lăng trang x 245 Tarenna collinsae Craib Rubiaceae Trèn Collins x 246 Uncaria scandens (Smith.) Hutch Rubiaceae 247 Atalantia citroides Pierre ex Guill Rutaceae x X Tiểu quật chanh 248 Euodia sp Rutaceae Dấu dầu 249 Glycosmis ovoidea Pierre Rutaceae Cơm rượu xoan 250 Glycosmis crassifolia Ridl Rutaceae X X X x Cơm rượu X 251 Glycosmis sp Rutaceae Cơm rượu 252 Murraya glabra (Guill.) Sw Rutaceae Nguyệt quới nhẵn x 253 Allophyllus grandiflorus Radlk Sapindaceae Ngoại mộc hoa to x 254 Guioa sp Sapindaceae 255 Lepisanthes mekongensis Pierre Sapindaceae 256 Manilkara hexandra (Roxb.) Dub X X X x Sapotaceae Găng néo X 257 Brucea javanica (Bl.)Merr Simaroubaceae Khổ sâm 258 Capsicum frutescens L Solanaceae Ớt x 259 Lycopersicum esculentum Mill var cerasiforme Alef Solanaceae Cà tô mách chim x 260 Solanum americanum Mill Solanaceae Lù lù đực x 261 Solanum ferox L Solanaceae Cà dử x 262 Sterculia foetida L Sterculiaceae Trôm hôi x 263 Sterculia radicans Gagn Sterculiaceae Trơm bị X X X X 264 Sterculia stigmarota Pierre Sterculiaceae Bảy thưa nuốm quay x 265 Tacca leontopetaloides (L.) O.Ktze Taccaceae Bạch tinh X 266 Grewia tomentosa Roxb ex DC Tiliaceae Cò ke X 267 Celtis philippense var wightii Ulmaceae Matrá X 268 Trema cannabina Lour Ulmaceae Trần mai cần 269 Boehmeria malabarica (Wall.) Wedd Urticaceae x X x 270 Poikilospermum suaveolens (Bl.) Merr Urticaceae Rum thơm x 271 Clerodendrum godefroyi O Ktze Verbenaceae Ngọc nữ Godefroy x 272 Clerodendrum sp Verbenaceae Ngọc nữ X 273 Premna flavescens Ham in Wall Verbenaceae Cách trở vàng X 274 Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl Verbenaceae Hải tiên X 275 Rinorea dasycaula Craib Violaceae A-ban 276 Ampelocissus hamandii Pl Vitaceae Hổ nho 277 Ampelocissus martini Pl in DC Vitaceae Hổ nho Martin x 278 Cayratia trifolia L Vitaceae Dây vác x 279 Cissus annamica Gagn Vitaceae Hồ đằng Trung Bộ X 280 Cissus astrotricha Gagn Vitaceae Hồ đằng lông X 281 Cissus cf repens Lamk Vitaceae Hồ đằng bò X 282 Cissus hexangularis Thorel Vitaceae Hồ đằng sáu cạnh x 283 Cissus javanica DC Vitaceae Hồ đằng hai màu x 284 Tetrastigma cf rupestre Pl Vitaceae Tứ thư đá 285 Tetrastigma crassipes Planch Vitaceae Tứ thư cọng mập x X 286 Tetrastigma cruciatum Craib.ex Gagnep Vitaceae Tứ thư chữ thập x X 287 Tetrastigma sp Vitaceae Tứ thư X x X X X X X 288 Costus speciosus Smith Zingiberaceae Chóc lồi x x 289 Globba cambodgensis Gagnep Zingiberaceae Lô ba Cam bốt x x 290 Kaempferia sp Zingiberaceae Thiền liền x 291 Zingiber laoticum Gagnep Zingiberaceae x 292 Zingiber sp Zingiberaceae x 291 Zingiber zerumbet (L.) J.E.Sm Zingiberaceae Gừng gió x x 294 Sp1 X 295 Sp2 X 296 Sp3 X 297 Sp4 X 298 Sp5 X 299 Sp6 X 300 Sp7 X 301 Sp8 X 302 Sp9 X 303 Sp10 X 304 Sp11 X Note (1): recorded by Le Cong Kiet (1970) : (2): recorded by Truong Quang Tam, Le Buu Thach, Nguyen Pbi Nga (9/2000) (3) Recorded by Truong Quang Tâm, Ly Ngoc Sam (12/2007) Phụ lục Một số loài thực vật thường xuất núi đá vôi Kiên Lương Hang Ớt Đa Sp Lâm vồ Núi Ba Hịn Xương rồng Đậu ma Dây móng bị Núi Ca Đa – Túc Núi MoSo Khối Xương Xương rồng khô Thị Lâm vồ Núi Sơn Trà Núi Bà Tài Hang Tiền Hịn Lơc Cốc Chùa Hang – Hịn Phụ Tử Sậy Chiêu liêu Xương rồng Xương rồng Thiên tuế Trường Rau mui Sp Thiên tuế Sịi tía Tra Trường Cóc Bần Cóc Chanh núi Tra Xương rồng Chùm gọng Rau mui Xương khô Săng đen Sp Khoai dái Phất dủ Cambot Sp Sp Dây giác Lâm vồ Đủng đỉnh Dây móng bị Chiêu liêu Xương rồng Chiêu liêu Si Bạc thau đá Sung Phèn đen Rau mui Thiên tuế Sộp Rau mui Lâm vồ Đa Giá Sậy Khoai dái Dây móng bị Sộp Trúc lan Giá Ráng bay Si Chà Dây giác Dây móng bị Gừa Sp Phất dủ Cambot Phất dủ Cambot Chanh núi Trâm Dây chiều Dây giác Chiêu liêu Sung Đa Chanh núi Dây chiều Thị Nhãn Nhãn lồng Xương rồng Ráng bay Cơm rượu Khoai dái Sầm Sâm núi Sậy Dây trầu Vải Gòn Sống đời Nhãn Trường Nhãn Xương rồng Đước Mắm Dây giác Xương khô Đa Khoai dái Trâm Đước Đa Sậy Tra Thiên tuế Mắm Xương khô Sống đời Ráng bay Tra Sổ Ơ rơ Mắm Đước Cóc Chanh núi Keo tràm Chanh núi Phụ lục Hình ảnh số loài thực vật Thu Hải Đường Bà Tài (Begonia bataiensis Kiew) Ornithoboea emarginata D.J Middleton & N.S Ly (Nguồn CBD) Phất dủ Cam bốt (Dracaena cambodiana Pierre ex Gagn) Chân chim (Schefflera sp.) Phụ lục Phiếu điều tra Đa dạng sinh học PHIẾU ĐIỀU TRA Ô TIÊU CHUẨN (Điều tra Đa dạng sinh học) I Thông tin chung Đơn vị chủ rừng : Số hiệu ô: Số hiệu tuyến: Tọa độ tâm ô: X= Y= Độ cao: m II Mô tả ô đo đếm Diện tích đo đếm: m2 ( m x m) Thảm thực vật: Loài ưu thế: Thành phần giới: Sét pha ; Sét ; Cát cát pha Chế độ ngập triều tháng: 10 - 15 ngày ; 21 - 25 ngày ; 25 ngày III Đo đếm ô tiêu chuẩn Số TT Tên loài thực vật Số lần Tổn Chiều dài Dạng sinh xuất g số bình quân trưởng Nơi sống % độ che phủ mặt đất Ghi 10 Dạng sống: Cây gỗ; Bụi; Thảo mộc; Cỏ; Lách; Dây leo; Dương xỉ; Cọ; TV kí sinh; TV phụ sinh Các loài ĐV sinh sống (Chim, Cá, Thú, ): Kiểu tác động, nhận xét chung: Ngày điều tra: / /20… Người điều tra: Phụ lục Phiếu điều tra trạng sử dụng đất PHIẾU ĐIỀU TRA Ô TIÊU CHUẨN (Hiện trạng sử dụng đất) I Thông tin chung Đơn vị chủ rừng : Số hiệu ô: Số hiệu tuyến: Tọa độ tâm ô: X= Y= Độ cao: m II Mô tả đo đếm Diện tích đo đếm: m2 ( m x m) Trạng thái rừng: Loài ưu thế: Thành phần giới: Sét pha ; Sét ; Cát cát pha Chế độ ngập triều tháng: 10 - 15 ngày ; 21 - 25 ngày ; 25 ngày III Đo đếm ô tiêu chuẩn Tên loài STT Cv1.3 (cm) Dtán (m) H(m) Hvn Hdc DT NB Phẩm chất Kiểu tác động, nhận xét chung: Ngày điều tra: / /20 Người điều tra: Phụ lục PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Họ tên chủ hộ Tuổi Địa điểm: Số nhà Ấp (thôn) .Xã Tọa độ: X: Y (VN 2000) 4.Cư trú từ năm………………Có hộ thường trú Tạm trú 5.Số lượng nhân khẩu: STT Tuổi theo Giới tính Họ tên Nam 6.Điện từ lưới điện quốc gia: Có Nghề nghiệp Nữ Khơng 7.Nguồn nước sinh hoạt: Nước máy Nước giếng 8.Nhiên liệu để đun nấu: Bếp điện Bếp ga Trình độ văn hóa Dân tộc Nguồn khác: Nước sông, suối Than củi 9.Tổng diện tích đất sử dụng .ha 10 Đất thổ cư: .m2 Nguồn gốc (Khai hoang, sang nhượng) Quyền sử dụng đất: Đã có chưa 11 Diện tích đất canh tác… m2 (1) Đã có quyền sử dụng: .ha Nguồn gốc: (Khai hoang, sang nhượng) (2) Chưa có quyền sử dụng Nguồn gốc: .(Khai hoang, sang nhượng) 12 cố Loại nhà: Nhà kiên cố Nhà bán kiên Nhà tạm bợ 13 Nơng nghiệp 13.1 Cây lâu năm (1) Lồi canh tác: Diện tích: m2 Năng suất Thu nhập: đồng/năm (2) Loài canh tác: .Diện tích: m2 Năng suất Thu nhập: đồng/năm 13.2 Cây hàng năm (1) Loài canh tác: Diện tích: m2 Năng suất Thu nhập: đồng/năm (2) Loài canh tác: Diện tích: m2 Năng suất Thu nhập: đồng/năm 14 Thủy sản - Khai thác: .đồng/năm - Nuôi trồng .đồng/năm 15 Ngành nghề khác (1) Chăn nuôi đồng/năm (2) Dịch vụ đồng/tháng (3) Nhà nước (lương) .đồng/năm (4) Khai thác khoáng sản đồng/năm (5) Buôn bán đồng/tháng (6)Thu nhập khác: đồng/tháng 16 Ông (bà) cho biết nên sử dụng nguồn tài nguyên núi đá vôi nào? Khai thác thoải mái Không cho khai thác Khai thác có kiểm sốt 17.Theo Ơng bà nay, việc khai thác đá vơi có ảnh hưởng đến mơi trường hay khơng? 18 Nếu nhà nước không cho khai thác núi đá vơi có ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình khơng? 19 Theo ơng (bà), gia đình cần hỗ trợ để nâng cao đời sống gia đình? Ngày điều tra: Cán điều tra Ngày tháng năm Chủ hộ LÝ LỊCH TÓM TẮT CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ tên: Trần Quốc Khanh Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 15/8/1989 Nơi sinh: Đồng Tháp Quê quán: Đồng Tháp Dân tộc: Kinh Địa liên lạc: 29/3D, ấp Vạn Hạnh, xã Trung Chánh, huyện Hóc Mơn, Tp.HCM Điện thoại: 0908 360 214 Địa email: anhkhanh1989@gmail.com II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Đại học Hệ đào tạo: quy Thời gian đào tạo: 2007-2011 Nơi đào tạo: Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM Ngành học: Công Nghệ Môi Trường Ngoại ngữ Anh văn trình độ B2 Mức độ sử dụng: Trung bình III Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN Tp.HCM, ngày……tháng…….năm…… Người khai Trần Quốc Khanh ... điểm trên, đề tài : "Khảo sát, đánh giá tài nguyên thực vật núi đá vơi cịn sót lại Huyện Kiên Lương làm sở đề xuất bảo vệ bền vững" thực MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu đánh giá. .. đánh giá tài nguyên thực vật núi đá vôi Kiên lương để làm sở đề xuất bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá 2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Đánh giá trạng tài nguyên thực vật vùng núi đá vôi huyện Kiên Lương. .. DU LỊCH NÚI ĐÁ VÔI KIÊN LƯƠNG 65 3.3.1 Tài nguyên du lịch bật vùng núi đá vôi Kiên Lương 65 3.3.2 Hiện trạng khai thác du lịch núi đá vôi huyện Kiên Lương 70 3.3.3 Đánh giá chung