1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2019

46 40 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 496,97 KB

Nội dung

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ HỒNG LOAN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜIBỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA NĂM 2019 Chuyên ngành:

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ HỒNG LOAN

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜIBỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA NĂM 2019

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

NAM ĐỊNH - 2019

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ HỒNG LOAN

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜIBỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

SƠN LA NĂM 2019

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:TS.BS NGÔ HUY HOÀNG

NAM ĐỊNH - 2019

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Sau 2 năm học tập, giờ đây khi chuyên đề tốt nghiệp đang được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.BS Ngô Huy Hoàng –Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định – người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập vàthực hiện chuyên đề tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn các Bác sĩ, Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cám ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định,trường Cao đẳng Y tế Sơn La, gia đình và bạn

bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện chuyên đề

Do sự hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, chuyên đề không tránh khỏi sai sót, mong thầy cô và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến

Xin chân thành cảm ơn!

HỌC VIÊN

Lê Thị Hồng Loan

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi làLê Thị Hồng Loan xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Sơn La, ngày tháng năm 2019 Người cam đoan

Lê Thị Hồng Loan

Trang 8

MỤC LỤC

Lời cảm ơn……… ………i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ………4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.2.Cơ sở thực tiễn 13

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG 15 2.1 Thực trạng công tác giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng trong nước và thế giới 15

2.2 Thực trạng công tác GDSK cho NB của ĐD tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La 16 2.3 Phân tích những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện công tác GDSK của điều dưỡng tại Bệnh viện ĐK tỉnh Sơn La 22

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH 24

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1

Phụ lục 2

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Đặc điểm chung của điều dưỡng 17 Bảng 2.2 Đánh giá chung kiến thức tư vấn- GDSK cho NB của ĐD 18 Bảng 2.3 Đánh giá chất lượng tư vấn giáo dục sức khỏe của ĐD qua kênh

phiếu khảo sát người bệnh 18

Trang 11

tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển[1],[2]

Hiện nay, công tác giáo dục sức khỏe chưa thực sự quan tâm Do đó đánh giá thực trạng giáo dục sức khỏe cho người bệnh, đề xuất giải pháp nâng cao công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh là thực sự cần thiết

Công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh có vai trò rất quan trọng, để làm tốt rất cần đến kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng Mặt khác điều dưỡng chiếm số đông trong nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian chăm sóc, tiếp xúc người bệnh trong quá trình nằm viện Nếu làm tốt sẽ đạt mục tiêu tăng cường chất lượng điều trị, tăng khả năng phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm số lần nhập viện, tiết kiệm chi phí cho điều trị Thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, có kỹ năng yên tâm sống chung với bệnh Nếu làm không tốt, người bệnh không nhận thức đầy đủ về bệnh,không tuân thủ điều trị, không thay đổi hành vi, kết quả điều trị không tốt, không cải thiện được chất lượng cuộc sống, số lần nhập viện tăng, chi phí điều trị tăng, bệnh sẽ nặng lên có thể tử vong[6]

Công tác giáo dục sức khỏe của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện Tuy nhiên, qua kết quả đánh giá công tác điều dưỡng năm 2018 của các khoa theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam của Bộ Y tế phiên bản 2.0 với đánh giá theo 83 tiêu chíđã cho thấy công tác giáo dục sức khỏe còn nhiều hạn chế, chỉ đạt mức 3/5

Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La chưa có chuyên đề, đề tài nào về công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh Được sự đồng ý của Bệnh viện và Hội đồng duyệt ý tưởng chuyên đề,chúng tôi thực hiện chuyên đề“Thực trạng công tác

Trang 12

Giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn

La năm 2019”nhằm xem xét tại sao công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh còn hạn chế,để từ đó đề xuất giải pháp giúp điều dưỡng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục sức khỏe cho người bệnh để người bệnh thay đổi hành vi có lợi cho sứckhỏe

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1 1.1 Giáo dục sức khỏe

1.1.1.1 Khái niệm về Giáo dục sức khỏe

Giáo dục sức khoẻ (GDSK): là một quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch lên tình cảm và lý trí của con người nhằm tạo ra hành vi có lợi hoặc làm thay đổi hành vi sức khỏe (từ có hại thành có lợi) cho cá nhân và cộng đồng [1]

Mục đích chủ yếu của GDSK là giúp cho đối tượng tự nguyện tự giác thay đổi hành vi sức khỏe của chính mình

Hành vi sức khỏe là hành vi con người có liên quan tới việc tạo ra sức khỏe tốt, bảo vệ và phục hồi sức khỏe [1],[2],[15]

1.1.1.2 Tầm quan trọng của GDSK

GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe Nó có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người Nếu GDSK đạt hiệu quả, nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và

tỷ lệ tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển

GDSK không thay thế được các công tác chăm sóc sức khỏe khác, nhưng GDSK rất cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế, cũng như thúc đẩy phát triển các dịch vụ này

Trong thực tế đã thấy rõ, nếu không làm tốt GDSK thì nhiều chương trình y tế

sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm chí có nguy cơ thất bại

So với các giải pháp dịch vụ y tế khác, GDSK là một công tác khó làm và khó đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít nhất, nhất là ở tuyến y tế cơ sở

Vì thế:

GDSK là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từTrung ương đến cơ sở Nó là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế [11],[15]

1.1.1.3 Các phương pháp GDSK

Phương pháp GDSK trực tiếp[1],[2]

Trang 15

Phương pháp GDSK trực tiếp là phương pháp người GDSK trực tiếp tiếp xúc với đối tượng GDSK.Đây là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất đối với cá nhân, tập thể, cộng đồng Người GDSK có thể nhanh chóng nhận được các thông tin phản hồi từ đối tượng giáo dục nên tính điều chỉnh cao và có hiệu quả tốt trong việc giúp đỡ đối tượng thay đổi hành vi

Cách thức

+) Tư vấn trong GDSK:

Là một hình thức thường được sử dụng trong GDSK, đặc biệt đối với cá nhân

và gia đình.Trong tư vấn, người tư vấn cung cấp thông tin cho đối tượng, động viên đối tượng suy nghĩ về vấn đề và chọn các hành động riêng để giải quyết vấn đề Tư vấn còn hỗ trợ tâm lý cho đối tượng khi họ hoang mang, lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ chúng

+) Nói chuyện phổ biến kiến thức y học thường thức:

Tổ chức các cuộc nói chuyện sức khỏe giúp mọi người trực tiếp được nghe những thông tin mới nhất về các vấn đề sức khỏe liên quan tới cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm giúp các đối tượng suy nghĩ và hướng tới việc thay đổi hành vi Tuy nhiên phương pháp này cần kết hợp các phương pháp và sự hỗ trợ khác

Khi tổ chức một buổi nói chuyện cần làm các việc sau:

- Xác định rõ chủ đề nói chuyện và chỉ nên khu trú vào một chủ đề nhất định

- Xác định đối tượng tham dự, ngày giờ, địa điểm và thông báo trước để họ chuẩn bị tới dự (chọn thời gian và địa điểm thích hợp)

- Xác định nội dung cốt lõi cần trình bày

- Xác định thứ tự trình bày

- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thích hợp với chủ đề và thực tế tại địa phương

Khi nói chuyện cần:

- Phải tôn trọng đối tượng

- Xây dựng mối quan hệ với đối tượng trước khi nói chuyện

- Nên sử dụng ngôn ngữ địa phương rõ ràng, mạch lạc

- Cần kết hợp với tranh ảnh, mô hình và ví dụ minh họa

Trang 16

- Cần bao quát, quan sát đối tượng để điều chỉnh, giải đáp thắc mắc đầy đủ khi đối tượng yêu cầu

- Kết thúc buổi nói chuyện cần tóm tắt những vấn đề mấu chốt nhất cho đối tượng dễ nhớ

+) Tổ chức thảo luận nhóm:

Rất có hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như trong GDSK Thảo luận nhóm trong GDSK là ứng dụng nguyên lý "sự tham gia của cộng đồng" trong CSSKBĐ Một nhóm thảo luận tốt nhất là từ 6 - 10 người để tạo cơ hội cho tất cả các thành viên có thể trình bày và thảo luận làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu biết và nêu ra các biện pháp giải quyết các vướng mắc của họ hay của cộng đồng trong đó có

họ sinh sống

Các điểm cần thực hiện khi tổ chức thảo luận nhóm:

- Xác định chủ đề, nội dung trọng tâm

- Xác định mục tiêu của thảo luận nhóm

- Xác định đối tượng mời vào thảo luận nhóm

- Cần chuẩn bị trước câu hỏi trọng tâm cho chủ đề thảo luận dựa trên những thông tin phù hợp với tình hình thực tế

Trong một số trường hợp, tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối tượng

bị các bệnh xã hội có định kiến như bệnh lây qua đường tình dục

+) Đối thoại trực tiếp giữa người làm GDSK với từng cá nhân trong lúc tiến hành các dịch vụ y tế

Phương pháp GDSK gián tiếp[1],[2]

GDSK gián tiếp là phương pháp giáo dục mà người giáo dục không trực tiếp tiếp xúc với các đối tượng giáo dục, các nội dung giáo dục cần được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng

Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến thức thông thường về bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân một cách có hệ thống Đó là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta

Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao để vận hành sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 17

Các phương tiện đại chúng thường được sử dụng trong phương pháp GDSK gián tiếp là:

- Đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, video

- Tạp trí, sách báo, tranh ảnh, tranh lật, tờ rơi

Phương tiện bằng lời nói: Lời nói là công cụ sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả trong GDSK nhất là lời nói trực tiếp với đối tượng Sử dụng lời nói có thể truyền tải các nội dung GDSK một cách linh hoạt phù hợp với đối tượng Lời nói rất tiện lợi và mang lại hiệu quả cao, có thể sử dụng ở mọi nơi, mọi chỗ, với mọi người, với 1 gia đình, 1 nhóm nhỏ, 1 cộng đồng Lời nói có thể dùng trực tiếp hay gián tiếp, lời nói còn được dùng để hỗ trợ, phối hợp với các phương tiện GDSK khác như tranh ảnh, pano, áp phích, mô hình Người nói nếu không nắm chắc được nội dung truyền đạt có thể dẫn đến việc cung cấp thông tin không chính xác và gây hiểu lầm cho đối tượng

Phương tiện bằng chữ viết

Phương tiện tác động qua thị giác (phương tiện GDSK trực quan) tranh, ảnh, pano

Phương tiện nghe, nhìn: ti vi,

1.1.1.5 Lựa chọn nội dung GDSK

Nội dung GDSK là những thông tin chính cần trao đổi với đối tượng GDSK trong một thời gian nhất định

Ví dụ: Nội dung GDSK về phòng chống một bệnh nào đó thường theo trình tự sau:

+ Ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra

+ Tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh đó

+ Nguyên nhân của bệnh, đường lây truyền

Trang 18

+ Cách phát hiện và xử trí thông thường tại nhà và các phương pháp phòng bệnh thông thường khác [1],[2],[3]

1.1.2 Vai trò của GDSK trong công tác điều dưỡng

Chức năng nhiệm vụ chính của công tác điều dưỡng là chăm sóc người bệnh

Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và tăng cường sự hài lòng người bệnh thì điều dưỡng phải thực hiện tốt 12 nhiệm vụcủa điều dưỡng được qui đinh tại thông

tư 07/2011 của BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện Trong đó, nhiệm vụ thứ nhất là tư vấn GDSK, có vai trò to lớn trong việc góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người Nếu GDSK đạt hiệu quả nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong

Điều dưỡng chiếm gần 50% trong tổng số nhân lực của bệnh viện và có nhiều thời gian tiếp xúc với người bệnh từ khi mới vào viện đến khi ra viện Do đó vai trò của GDSK trong công tác điều dưỡng là rất quan trọng, nếu điều dưỡng làm tốt giúp người bệnh thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị và tăng cường sự hài lòng người bệnh [3]

1.1.2.1 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh

- GDSK nhằm giúp người bệnh hiểu rõ về bản chất của bệnh, các yếu tố nguy

cơ cho sự tiến triển của căn bệnh, vai trò của người bệnh trong việc đạt đến kết quả điều trị tối ưu

- GDSK giúp cải thiện tỉ lệ người bệnh tuân thủ điều trị: dùng thuốc đều đặn, luyện tập vận động đều đặn, duy trì tình trạng dinh dưỡng ổn định

- Loại hình GDSK: phân phát các tài liệu in ấn, tổ chức các buổi trình bày có minh họa bằng hình ảnh và tài liệu phát tay, thảo luận trong nhóm nhỏ giúp hiểu rõ nội dung thông tin, trao đổi kinh nghiệm

- Các nội dung giáo dục sức khỏe: Sinh bệnh học bệnh, kỹ năng sử dụng thuốc, hướng dẫn về dinh dưỡng, nhận biết và xử trí các dấu hiệu cảnh báo dấu hiệu nặng, cách vệ sinh

-Kỹ thuật sử dụng thuốc

 Có vai trò rất quan trọng giúp tuân thủ điều trị

 Ưu khuyết điểm của từng dạng thuốc

 Hướng dẫn chi tiết, có hình ảnh minh họa, có thực hành

Trang 19

- Các dấu hiệu cảnh báo tiến triển nặng:

 Giúp người bệnh nhận biết sớm nhất khi có các triệu chứng khởi đầu

 Có thái độ và cách xử trí thích hợp

 Giảm bớt di chứng, tỷ lệ tử vong

 Giảm bớt số lần nhập viện, thời gian nằm viện và chi phí y tế

 Giúp người bệnh lựa chọn môi trường

 Sống chung với di chứng bệnh với chất lượng cuộc sống tốt

 Hướng dẫn chi tiết và chu đáo những vấn đề trong đời sống hàng ngày, bao gồm cả đời sống tinh thần [5]

- Biết cách phòng bệnh

 Thực hiện tiêm phòng

 Lựa chọn thực phẩm

1.1.2.2 Vai trò người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh

Cách đây hợp 100 năm, Florence Nightingale đã đưa ra một định nghĩa về ngành Điều dưỡng: “Điều dưỡng là một hành động thiết thực bảo về môi trường chung quanh người bệnh để giúp cho người bệnh bình phục” Florence Nightingale đã đề cao vai trò của công tác điều dưỡng, người điều dưỡng không những được huấn luyện để chăm sóc bệnh nhận ốm đau mà còn được huấn luyện như những người nội trợ [15]

Thập niên 60, Virginia Henderson là một trong những người điều dưỡng đầu tiên nêu ra định nghĩa điều dưỡng: “Chức năng của điều dưỡng là giúp đỡ các cá thể, đau ốm hoặc khỏe mạnh, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và bình phục nhanh chóng Người điều dưỡng cần thiết phải có sức khỏe, thông minh, có kiến thức và có phong thái làm việc càng nhanh càng tốt” Henderson cho rằng, người điều dưỡng cần phải chăm sóc người bệnh không kể họ ốm đau hay khỏe mạnh Bà còn đề cập đến việc giáo dục và ủng hộ vai trò của người điều dưỡng [15]

Năm 1984, Hội điều dưỡng Canada (Canadian Nurses Association) đã nêu một định nghĩa về ngành Điều dưỡng: “Điều dưỡng nghĩa là phải chăm sóc người bệnh phù hợp với bệnh tật của họ bao gồm cả việc luyện tập về tinh thần, chức năng và phục vụ người bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp, giúp cho người bệnh cải thiện sức khỏe, ngăn chặn

ốm đau, hòa nhập vào cộng đồng và xã hội”

Trang 20

Bước sang thế kỷ XXI, ngành Điều dưỡng được xem như là một nghệ thuật, một môn khoa học Điều dưỡng là một ngành, nghề chăm sóc người bệnh [15]

Chăm sóc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe cũng như toàn bộ những vấn đề khác của người bệnh, chính vì vậy ngay từ những năm 1950 Virginia Henderson đã nêu: chăm sóc phải thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tâm lý, văn hóa-xã hội và tinh thần của người bệnh Dựa trên cơ sở nền tảng này, năm 1988 Danielsson và công sự đã nhận định “Về mặt nào đó công tác chăm sóc trùng hợp với công tác điều trị đồng thời bổ sung cho công tác điều trị nhằm tập trung giải quyết những vấn đề thể chất, tâm lý, xã hội và văn hóa cho người bệnh” [15]

Từ những quan điểm trên cho thấy để công tác chăm sóc mang đúng nghĩa của

nó và đảm bảo được chất lượng chăm sóc người bệnh góp phần nâng cao chất lượng điều trị, từ đó tạo dựng niềm tin với người bệnh, nâng cao uy tín của bệnh viện thì công tác chăm sóc người bệnh phải được thực hiện theo phương châm chăm sóc toàn diện như chỉ thị của Bộ Y tế nhằm đưa chất lượng công tác chăm sóc người bệnh ở nước ta đi dần vào nề nếp và đảm bảo hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới [15]

Virginia Hendersson đưa ra định nghĩa về chức năng chăm sóc như sau: “Chức năng đặc trưng nhất của người điều dưỡng là giúp đỡ những cá nhân ốm yếu thực hiện những hoạt động của cơ thể mà họ không tự mình thực hiện được để góp phần cho sự bảo vệ hoặc phục hồi sức khỏe hoặc nếu chết thì cũng được chết thanh thản Thực hiện nhiệm vụ này bằng một cách nào đó nhằm giúp người bệnh lấy lại được sự độc lập của

cơ thể càng nhanh càng tốt Khía cạnh công việc này, phần chức năng này là do người điều dưỡng chủ đồng thực hiện và tự điều khiển-về lĩnh vực này người điều dưỡng là bậc thầy” [15]

Để thực hiện đầy đủ vai trò và chức năng nghề nghiệp của mình, trong công việc hàng người người điều dưỡng cần phải thực hiện các chức năng:

- Chức năng phụ thuộc: đây là chức năng mà người điều dưỡng phải thực hiện những y lệnh của bác sỹ như tiêm thuốc, phát thuốc, thay băng, …

- Chức năng độc lập: đây là chức năng đặc trưng của người điều dưỡng Với chức năng này người điều dưỡng phải tự mình thăm khám, nhận định về người bệnh

để đưa ra những chẩn đoán điều dưỡng rồi lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch

Trang 21

chăm sóc đã đề ra rồi tự đánh giá sự thực hiện kế hoạch để có kế hoạch chăm sóc bệnh tiếp theo

- Chức năng phối hợp: để hoàn thành được chức năng này, người điều dưỡng cần phải có sự liên hệ chặt chẽ với các nhân viên y tế khác như bác sỹ, kỹ thuật viên y, nhà dinh dưỡng học, nhà tâm lý học, nhân viên y tế quản lý người bệnh ở tuyến cơ sở

và cá nhân viên xã hội để thu thập thêm hoặc cung cấp những thông tin về người bệnh hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của những nhân viên đó để người bệnh được chăm sóc đầy đủ

và toàn diện hơn [15]

Đối với người bệnh, điều dưỡng phải đảm bảo những vai trò sau:

- Người chăm sóc: Đảm bảo những quy trình chăm sóc lâm sàng hoàn hảo.Mục tiêu cơ bản của người điều dưỡng là thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnhbằng hành động, bằng thái độ biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người bệnh Mọimáy móc và kỹ thuật hiện đại không thay thế được sự chăm sóc của người điềudưỡng vì các thiết bị này sẽ không tác động được tới cảm xúc và điều chỉnh hànhđộng cho thích ứng với những nhu cầu đa dạng của mỗi người bệnh

- Người truyền đạt thông tin:Người điều dưỡng thông tin với đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm chăm sóc về kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch chăm sóc cho mỗi người bệnh Mỗi khi thực hiện một sự can thiệp về chăm sóc, người điều dưỡng ghi chép vào hồ sơ những nhận xét và những thủ thuật đã thực hiện cũng như sự đáp ứng của người bệnh Người điều dưỡng thường xuyên giao tiếp cả bằng lời

và bằng ngôn ngữ viết mỗi khi bàn giao ca, mỗi khi chuyển người bệnh tới một khoa khác hoặc khi người bệnh ra viện hay chuyển tới một cơ sở y tế khác

- Người tư vấn: Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương đầu với những căng thẳng về tâm lý bệnh tật hoặc những vấn đề xã hội, có kiến thức nâng cao sức khỏe Người điều dưỡng tập trung khuyến khích người bệnh có ý thức tự kiểm soát Tư vấn có thể thực hiện với một cá thể hoặc nhóm người và đòi hỏi người điều dưỡng phải có kỹ năng để phân tích tình hình, tổng hợp thông tin, đánh giá quá trình tiến triển của người bệnh sau khi đã được tư vấn Người bệnh cần có thêm kiến thức để

tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngắn ngày nằm viện

- Người biện hộ cho người bệnh:Người biện hộ nghĩa là thúc đẩy những hành động tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm cho những nhu cầu của người bệnh được

Trang 22

đáp ứng Ngoài ra, người điều dưỡng còn có vai trò là người lãnh đạo, người quản lý, người làm công tác nghiên cứu điều dưỡng và là những chuyên gia giỏi về chăm sóc lâm sàng [1]

Tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada cũng như các nước đang phát triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia điều dưỡng viên đã được nâng cao vai trò trong việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, đội chăm sóc sức khỏe, tham gia khám và điều trị – chăm sóc các bệnh cấp và mạn tính theo chuyên ngành của điều dưỡng và có mặt trong hầu hết các lĩnh vực khác và là nghề đang được kính trọng hiện nay [15]

Trước năm 1990, ở Việt Nam người điều dưỡng có tên gọi Y tá với chứcnăng phụ thuộc và vai trò phụ giúp, thực hiện y lệnh của thầy thuốc là chính Họđược đào tạo ngắn hạn dưới một năm, làm theo phương pháp cầm tay chỉ việc Hiệnnay, Việt Nam đang thực hiện nâng cao chương trình đào tạo điều dưỡng với độingũ điều dưỡng cao đẳng (3 năm), cử nhân điều dưỡng (4 năm) và thạc sĩ điềudưỡng (2 năm) Năm

2000, ngành Điều dưỡng Việt Nam đã hình thành được hệthống quản lý điều dưỡng ở các cấp Có 65% Sở Y tế các tỉnh đã bổ nhiệm điềudưỡng trưởng, 84,7% các bệnh viện

có Phòng điều dưỡng, công tác đào tạo điềudưỡng đã nâng lên ở trình độ cao đẳng và đại học Thực hành điều dưỡng đang cóchuyển biến thông qua thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, vị trí xã hội củangười điều dưỡng đã được nhìn nhận [15] Tuy nhiên, hiện tại ở nước ta, cứ 1 bác sĩ thì có 1,8 điều dưỡng, trong khi tỷ lệ tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là 1 bác sĩ/4 điều dưỡng Tỷ lệ này ở Việt Nam thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á Thiếu người, trình độ chưa cao, áp lực công việc lớn cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện hiện nay [15]

Chăm sóc sức khỏe nhân dân là sứ mệnh cao cả của người làm công tác y tế, bệnh viện là môi trường để nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ cao cả này Điều dưỡng

là lực lượng nhân viên y tế đông nhất trong bệnh viện và cũng là những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh Bởi đơn giản, không chỉ là người thực hiện y lệnh của bác sĩ, người điều dưỡng còn hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với người bệnh; là người trực tiếp chăm sóc, điều trị, tư vấn sức khỏe cho người bệnh Yêu cầu cần phải có của người điều dưỡng không dừng lại ở trình độ chuyên môn tốt mà quan trọng hơn là phải

Trang 23

có văn hóa ứng xử Thái độ, cách ứng xử của người điều dưỡng là “liều thuốc tinh thần” quan trọng với mỗi người bệnh… Người điều dưỡng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh

và trong việc nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho người bệnh khi rời khỏi bệnh viện Như vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh cũng chính là nâng cao năng lực cho điều dưỡng Điều dưỡng là lực lượng chính mang dịch

vụ chăm sóc sức khỏe tới cộng đồng Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe do người điều dưỡng, hộ sinh cung cấp là trụ cột của hệ thống y tế [1]

Để làm tốt công tác, người điều dưỡng cần có những kỹ năng: Có kiến thức chuyên môn tốt, cập nhật kiến thức mới; Kỹ năng giao tiếp tốt; Kỹ năng tư vấn – giáo dục sức khỏe tốt; Có lòng nhiệt tình, đạo đức nghề nghiệp

Nâng cao kỹ năng GDSK cho người điều dưỡng cũng chính là nâng cao chất lượng nguồn lực điều dưỡng, hoàn thiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện Đây cũng là một nhu cầu cấp thiết của ngành Y tế để đáp ứng được mục tiêu chiến lược trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân

Với các ý nghĩa trên, GDSK giữ vai trò quan trọng và là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của điều dưỡng, của mọi cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở Kỹ năng GDSK cũng là một trong những tố chất cơ bản giúp người điều dưỡng thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình[1]

1.1.2.3 Tầm quan trọng của GDSK đối với người bệnh

- Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe

- Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người

- Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ

lệ tàn phế và tỷ lệtử vong nhất là ở các nước đang phát triển

- Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế

1.2 Cơ sở thực tiễn

Phương pháp tiến hành

 Đánh giá kiến thức bằng các bộ câu hỏi test

 Phỏng vấn trực tiếp Điều dưỡng về những thuận lợi, khó khăn và các đề xuất về công tác GDSK

Ngày đăng: 03/09/2021, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w