1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG của CHÍNH SÁCH kế HOẠCH hóa GIA ĐÌNH đến đời SỐNG KINH tế, xã hội của NGƯỜI dân

24 57 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 147 KB

Nội dung

Masslow…để phân tích chức năng gia đình, các tổ chức xã hội, chính sách xã hội trong đó KHHGĐ là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình vận hành, phát triển và ổn định của xã hội gi

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Phần 2: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn.

Phần 3: Chương 2 Thực trạng tác động của chính sách đến đời sống kinh tế xã hội

của người dân tại xã Hậu Thành

Phần 4: Kết luận và kiến nghị.)

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của mộtquốc gia Khi nói đến dân số không chỉ nói đến mặt số lượng mà bao gồm cả mặtchất lượng của dân số Dân số là cơ hội đồng thời là thách thức đối với sự pháttriển bền vững của mỗi quốc gia Giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội luôn

có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau cùng với việc phát triểnkinh tế - xã hội, con người cần phải điều chỉnh các xu hướng dân số sao cho phùhợp với sự phát triển Vì vậy, bất cứ một quốc gia nào cũng cần có một chínhsách dân số hợp lý để tạo ra quy mô dân số tối ưu, đảm bảo sự phát triển kinh tế

xã hội một cách bền vững

Ở nước ta với hơn 90 triệu dân hiện nay thì đây không phải là vấn đề đơngiản, đặc biệt trong lúc cả thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số, vì vậycần đặt ra một câu hỏi lớn đó là “ Làm thế nào để giảm sự gia tăng dân số ?” đòihỏi sự quan tâm của tất cả mọi người, và cần kêu gọi tất cả mọi người hãy thựchiện “Kế Hoạch Hóa Gia Đình”

Chúng ta đã biết hậu quả của sự bùng nổ dân số đã ảnh hưởng rất lớn tới đờisống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt đời sống nhưchất lượng cuộc sống giảm, gây ra hậu quả bệnh tật, nghèo đói, thất học…Thựchiện kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là một biện pháp có vai trò rất quan trọngnhằm làm giảm sức ép của sự gia tăng dân số để sớm ổn định dân số ở mức hợp lý,việc giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm từng yếu tố của chất lượng, cơcấu dân số và phân bố dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầuCNH - HĐH đất nước là mục tiêu chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2011 -2015

Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của vấn đề dân số trong sự pháttriển xã hội trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủtrương, chính sách, chiến lược nhằm quan tâm toàn diện đến vấn đề DS -KHHGĐ Ngày 14/01/1993 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa VI, Đảng ta ban hành Nghị quyết số 04 về chính sách Dân số và Kế hoạchhóa gia đình đây là văn bản có tính chất quan trọng làm tiền đề cho những

Trang 3

quyết sách về DS - KHHGĐ sau này của Đảng và Nhà nước Qua 20 năm thựchiện Nghị quyết TW 04 khóa VII chính sách này đã đi vào cuộc sống và đạtđược những kết quả quan trọng: Nhận thức của toàn xã hội đã có bước chuyểnbiến rõ rệt, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng thunhập bình quân đầu người hàng năm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao mứcsống của nhân dân Với những thành tựu đó năm 1999, Việt Nam đã được nhậngiải thưởng Dân số của Liên hợp quốc

Tuy nhiên, những năm gần đây việc thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đìnhnảy sinh những vấn đề mới như: mức sinh giảm chậm, chưa vững chắc, có sự khácbiệt giữa các vùng, miền, còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại Việc gia tăng dân sốnhanh trở lại sẽ là rào cản sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộcsống của nhân dân đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu Tiếp tục đẩy mạnh kế hoạchhóa gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách trong thời gian tới Hậu Thành là một xã miền núi, dân số ở đây bao gồm cả người lương vàngười giáo, trình độ phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên nhiềunăm qua trong quá trình triển khai công tác tổ chức và thực hiện chính sách kếhoạch hóa gia đình xã đã đạt được những kết quả mới, đáng ghi nhận Với đặctrưng dân số bao gồm cả người giáo, thường có tỷ lệ sinh cao, nhưng với sự quantâm chỉ đạo làm hết trách nhiệm của cán bộ dân số cũng như chính quyền địaphương các cấp, nhận thức của người dân về thực hiện KHHGĐ ngày càng đượcnâng cao

Nhằm góp phần tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài “Tác động của chính sách Kế hoạch hóa gia đình đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.” làm đề tài nghiên

Trang 4

Masslow…để phân tích chức năng gia đình, các tổ chức xã hội, chính sách xã hội trong đó KHHGĐ là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình vận hành, phát triển và ổn định của xã hội giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nội dung của các lý thuyết được ứng dụng trong vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu góp phần hình thành nên những quan niệm khoahọc về công tác tổ chức, thực hiện chính sách KHHGĐ tác động đến nhận thức,thay đổi hành vi về KHHGĐ của người dân Qua đó khẳng định KHHGĐ là nhân

tố quan trong góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như kinh tế xã hội củađịa phương

Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã góp phần bổ sung thêm các tài liệu, kiến thức vềlĩnh vực DS - KHHGĐ, làm tư liệu tham khảo cho các chuyên ngành xã hội học về giới,

xã hội học gia đình…Trong công tác xã hội chuyên ngành như nhóm, cộng đồng trongviệc tuyên truyền giáo dục tới các đối tượng yếu thế về kiến thức trong hôn nhân, sinh

đẻ có kế hoạch nâng cao chất lượng cuộc sống

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu này góp phần phát hiện ra thực trạng của vấn đề, những tác độngtích cực và hạn chế của công tác thực hiện chính sách KHHGĐ đến việc phát triểnkinh tế, xã hội của người dân Đồng thời góp phần ngày càng phát huy, nâng caohơn nữa hiệu quả của chính sách đến đời sống kinh tế, xã hội tại xã Hậu Thành,huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Thông qua nghiên cứu, ban lãnh đạo chính quyền xã Hậu Thành và cán bộdân số có thể nhìn thấy một cách tổng quan về thực trạng, hiệu quả của công táctriển khai thực hiện chính sách KHHGĐ những tích cực và hạn chế triển khai

chương trình “Mục tiêu quốc gia Dân số kế hoạch hóa gia đình và Chiến lược dân

số 2001 - 2010” Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho các chương trình

hoạt động sau này

Ngoài ra với kết quả nghiên cứu đã đưa ra được những dự báo, xu hướng củacông tác triển khai thực hiện chính sách KHHGĐ và có những khuyến nghị giảipháp cụ thể phù hợp với tình hình của địa bàn nghiên cứu nhằm nâng cao chấtlượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội Góp một phần nhỏtrong công cuộc xây dựng và tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 5

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tác động của chính sách Kế hoạch hóa gia đình đến đời sống kinh tế, xãhội

Đóng góp vào việc phát triển lý luận Công tác xã hội, cung cấp thông tin thựcnghiệm đưa ra những cách thức, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và dần khắcphục những những hạn chế trong quá trình thực hiện KHHGĐ tại đại bàn nghiêncứu

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thâm nhập địa bàn nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyênngành để mô tả được thực trạng KHHGĐ trong những năm gần đây

Mô tả được tác động của KHHGĐ đến việc đời sống kinh tế - xã hội tại địabàn nghiên cứu Phân tích những nhân tố tiến bộ, hạn chế và những khó khăn trongcông tác thực hiện KHHGĐ đang tồn tại trong thời gian qua

Đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của vấn đề trong thời gian tớinhằm phát huy những mặt tích cực đã đạt được và khắc phục những hạn chế tồn tạiđồng thời có một số khuyến nghị giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể của địaphương

Trang 6

5 Phương pháp nghiên cứu.

5.1 Phương pháp luận

Với đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học nềntảng là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử: xem xétcác hiện tượng xã hội một cách biện chứng hướng đến bản chất, xuất phát từ thựctiễn, đặt trong mối tương quan, liên hệ chặt chẽ với nhau

Phương pháp duy vật biện chứng học thuyết Mác - Lênin đã khẳng định: sảnxuất vất chất và tái sản xuất vật chất suy cho cùng là nhân tố quyết định sự pháttriển của loài người Chỉ khi nào quá trình tái sản xuất con người ở mức hợp lí thì

xã hội mới phát triển, chất lượng cuộc sống của con người mới được nâng cao Conngười có đủ khả năng để điều khiển các quá trình dân số theo mong muốn của mìnhnhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cải thiện đời sống vất chất và tinh thầncủa nhân dân Nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau giữa KHHGĐ tới đời sốngkinh tế, xã hội

Phương pháp duy vật lịch sử đó là xem xét các sự vật, hiện tượng xã hội trongtừng thời kỳ và từng giai đoạn cụ thể nhất định Trong đề tài khóa luận khi nghiêncứu tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình đến đời sống kinh tế xã hội củangười dân ở xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cũng đã dựa trênphương pháp này để nhận diện, phân tích, so sánh, đối chiếu với các thời ký, giaiđoạn trước đó, từ đó có cách nhìn nhận đúng đắn về thực trạng thực hiện chính sách

kế hoạch hóa gia đình và tác động của chính sách KHHGĐ qua các giai đoạn để từ

đó thấy được vai trò của việc thực hiện chính sách KHHGĐ ảnh hưởng tích cựcđến chất lượng cuộc sống người dân và rút ra kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo

5.2 Các phương pháp cụ thể

5.2.1 Phương pháp phỏng vấn

Nhằm mục đích thu thập thông tin về thái độ, tâm lý và sự tự đánh giá củangười dân và cán bộ dân số về công tác thực hiện KHHGĐ của địa phương, trongthời gian qua và những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế xã hội của địa

bàn nghiên cứu Đây là nguồn thông tin khách quan, tin cậy và sát thực của đề tài

nghiên cứu

Trang 7

5.2.2 Phương pháp quan sát

Là phương pháp thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu nhằm mô tảthiết lập trạng thái thực tế của vấn đề bằng cách quan sát, ghi chép các yếu tố, vấn

đề liên quan đến đề tài

Quan sát nhiều vấn đề khác nhau: các hoạt động KHHGĐ đã - đang triển khai,biểu hiện của đời sống kinh tế, xã hội của các hộ gia đình khi thực hiện KHHGĐ

5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu

Trong suốt quá trình làm bài khóa luận, phương pháp phân tích tài liệu được

sử dụng liên tục và rất cần thiết, quan trọng Nó đưa ra những số liệu chính xác,được thống kê từ những nguồn tài liệu khác nhau để giúp phân tích tình hình để cóthể lựa chọn cách giải quyết một cách phù hợp

Với đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng rất nhiều loại tài liệu được sử dụng

để phân tích vấn đề như:

Tài liệu nội bộ: Những nghiên cứu khoa học, báo cáo đánh giá, tổng kết doban DS - KHHGĐ xã Hậu Thành; số liệu thống kê Tình hình KT-XH 5 năm 2008-

2012 của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trang 8

1.1 Các lý thuyết áp dụng.

Để đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu, bài khóa luận này sử dụng những

lý thuyết làm cơ sở lý luận nghiên cứu đó là: Lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầuMasslow làm nền tảng để nhìn nhận và phân tích vấn đề

1.1.1 Lý thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống trong công tác xã hội bắt nguồn từ thuyết hệ thống tổng quát

của Bertalenffy dựa trên quan điểm của thuyết sinh học cho rằng: “Mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời bản thân các tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn”

Lý thuyết hệ thống hay còn gọi là lý thuyết cấu trúc chức năng bao gồm nhiều

bộ phận, nhiều cơ quan cùng liên kết chặt chẽ với nhau cấu thành nên một chỉnhthể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại củachỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối bền vững, ổn định Trong thuyết

hệ thống chia thành 4 loại tiểu hệ thống nhỏ khác nhau, mỗi tiểu hệ thống đảmnhận thực hiện những chức năng phù hợp

- Tiểu hệ thống thích ứng (được gọi là tiểu hệ thống kinh tế): Có chức năng

cung cấp các phương tiện, nguồn lực và năng lượng để thực hiện các mục đích xácđịnh Tiểu hệ thống bao gồm: Các doanh nghiệp, các chương trình kinh tế được tổchức để thực hiện chức năng thích ứng của xã hội đối với môi trường khan hiếmcác nguồn lực

- Tiểu hệ thống hướng đích (được gọi là tiểu hệ thống chính trị): Có chức năng

xây dựng các mục tiêu và định hướng cho toàn bộ hệ thống vào việc thực hiện mụcđích đã xác định Tiểu hệ thống này bao gồm: Các tổ chức đảng phái, các cơ quanchính quyền trung ương và chính quyền địa phương

- Tiểu hệ thống liên kết (được gọi là tiểu hệ thống pháp luật): Thực hiện chức

năng gắn kết các cá nhân, các nhóm và các tổ chức xã hội, đồng thời giám sát xãhội Tiểu hệ thống này bao gồm các cơ quan pháp luật, cơ quan hành chính và bộmáy an sinh xã hội

- Tiểu hệ thống bảo tồn (được gọi là tiểu hệ thống văn hóa): Thực hiện chức

năng kích thích, động viên các cá nhân và nhóm xã hội, đồng thời đảm nhận chức

Trang 9

năng quản lý và bảo trì các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các thành viên Tiểu hệthống này bao gồm: Gia đình, nhà trường, tổ chức văn hóa, tôn giáo, khoa học…Theo đó, chúng ta thấy gia đình nằm trong tiểu hệ thống văn hóa, và gia đìnhthực hiện những năng cụ thể riêng Nhà xã hội học Murdock đã tiến hành một cuộcnghiên cứu phân tích 250 xã hội và rút ra kết luận: Gia đình thực hiện bốn chứcnăng cơ bản và phổ biến.

- Chức năng tình dục: Đây là chức năng thõa mãn nhu cầu tâm - sinh lý tình

cảm thể xác lẫn tinh thần giữa hai vợ chồng

- Chức năng sinh sản: Đây là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình vừa

đáp ứng nhu cầu tự nhiên, tâm - sinh lý của con người đồng thời mang ý nghĩa xãhội

- Chức năng kinh tế: Đây là chức năng cơ bản của gia đình nhằm đáp ứng

những nhu cầu cơ bản về vật chất cho các thành viên trong gia đình, thực hiện chứcnăng này còn là việc gia đình sử dụng nguồn thu nhập để mua sắm những sản phẩmphục vụ cho đời sống vật chất cho gia đình, góp phần thúc đẩy nền sản xuất xã hộiphát triển

- Chức năng giáo dục: Đây là chức năng rất quan trọng trong gia đình Nội

dung giáo dục gia đình là tương đối ổn định và toàn diện, cha mẹ có nghĩa vụ yêuthương, nuôi dưỡng con cái, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh củacon cái cả về vật chất lẫn tinh thần để con cái trở thành những công dân có ích chocho xã hội

Chính sách xã hội là một mắt xích quan trong trong hệ thống xã hội, áp dụng

lý thuyết này làm cơ sở lý luận nghiên cứu vấn đề tác động của chính sáchKHHGĐ đến đời sống kinh tế, xã hội để xem xét mối liên hệ giữa các chính sách

xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân Mức độ tác động vàhiệu quả của chính sách đó tới nhận thức, hành vi và chất lượng cuộc sống củangười dân

Gia đình thực hiện chính sách KHHGĐ chính là thực hiện chức năng ổn định dân

số và xã hội, thực hiện chức năng làm giảm nguy cơ gây ảnh hưởng mà dân số gây ra,giúp xã hội ổn định hơn, giảm sự kìm hãm phát triển của đất nước

1.1.2 Lý thuyết nhu cầu Masslow

Trang 10

Theo quan niệm của Mác “Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định đảm bảo cho sự sống và phát triển của mình”.

Nếu con người được thõa mãn sẽ đem lại những yếu tố tích cực cho sự phát triểncon người, ngược lại nếu nhu cầu không được đáp ứng sẽ gây ra những căng thẳng,hụt hẫng mất “thăng bằng”

Lý thuyết nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970), nhàtâm lý học gốc Do Thái nhập cư từ Nga vào Mỹ Ông cho rằng mỗi nhu cầu củacon người trong hệ thống thứ bậc phải được thõa mãn trong mối tương quan vớimôi trường để con người có thể phát triển khả năng cao nhất của mình Hệ thốngcác thứ bậc nhu cầu của Maslow:

- Nhu cầu sinh lý, vật chất: Nhu cầu được ăn, uống, sở thích, sinh hoạt

- Nhu cầu an toàn xã hội: Nhu cầu an ninh, được bảo vệ và ổn định

- Nhu cầu xã hội: Nhu cầu về quan hệ, tư cách, ý thức sở hữu, được hộinhập

- Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu về danh tiếng và được ngưỡng mộ trongánh mắt người khác

- Nhu cầu tự hoàn thiện: Đạt được sự hoàn thiện nhờ vào sự sáng tạo và sửdụng toàn bộ tài năng của con người

Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm

chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).

Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn

có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều là cácnhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhucầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trongcuộc sống hàng ngày

Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao Nhữngnhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui

vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.v…Các nhu cầu cơbản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này Với mộtngười bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về

vẻ đẹp, sự tôn trọng

Trang 11

Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con ngườigồm nhu cầu ăn, mặc, sinh hoạt Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầuđược bảo vệ Nhu cầu an toàn về tính mạng và tài sản Cao hơn là nhu cầu quan hệgiữa con người với con người, giũa con người với tổ chức hay với tự nhiên thỏamãn nhu cầu tâm sinh lý của con người

Ứng dụng lý thuyết vào vấn đề nghiên cứu các nhu cầu cơ bản của con ngườihầu hết đều được đáp ứng từ trong gia đình mình bởi vậy con người mới có thể tồntại, thỏa mãn về vật chất và tinh thần, xã hội có thể ổn định, con người mới duy trìđược giống nòi Không những vậy, gia đình muốn tồn tại phát triển các thành viêntrong gia đình muốn được xã hội thừa nhận và tôn trọng thì gia đình cần tuân thủthực hiện các chính sách của Nhà nước, của xã hội nơi mà học đang sinh sống Bởivậy, điều này giải thích được tại sao gia đình cần phải thực hiện các chính sách xãhội nói chung cũng như chính sách KHHGĐ nói riêng

Trang 12

1.2 Các khái niệm liên quan.

1.2.1 Chính sách Kế hoạch hóa gia đình

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế hoạch hoá gia đình:

“Kế hoạch hoá gia đình là việc lập kế hoạch khi nào có trẻ em, và việc sử dụngkiểm soát sinh sản và các kỹ thuật khác để thực hiện các kế hoạch đó các kỹ thụât khácthường được sử dụng gồm: Giáo dục giới tính, ngăn chặn và quản lý các bệnh lâytruyền qua đường tình dục, tư vấn trước khi mang thai, và quản lý vô sinh Kế hoạchhoá gia đình đôi khi được sử dụng như một thuật ngữ đồng nghĩa với kiểm soátsinh sản, nó thường có nội hàm lớn hơn Nó chủ yếu được áp dụng với một cặpnam - nữ muốn hạn chế số lượng trẻ em họ có hay kiểm soát thời gian mang thai

(cũng được gọi là giãn cách sinh sản)” (Theo khái niệm của Tổng cục dân số Việt Nam: 2002; 18)

“Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, mỗi cặp

vợ - chồng tự nguyện chủ động quyết định: Khi nào nên có con, khoảng cách giữa hailần sinh, số con mong muốn, khi nào thì thôi không sinh nữa… nhằm bảo vệ sức khoẻ,nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của mỗigia đình

Mâu thuẫn về ai là nghười quyết định sinh con, quyết định khoảng cách sinhcon, ai là người chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp KHHGĐ, ngoài ra cònnhững mâu thuẫn về nhu cầu, lợi ích và việc sinh con như là chủ trương sinh 2 connhưng do mâu thuẫn về nhu cầu, lợi ích của gia đình khác nhau, họ muốn sinh 3con chẳng hạn, nó sẽ có ảnh hưởng tới công tác thực hiện KHHGĐ của các cặp vợ

chồng” (Theo Pháp lệnh dân số: 2003; 5)

1.2.2 Khái niệm về các biện pháp KHHGĐ

“Các biện pháp Kế hoạch hóa gia đình là bao gồm các biện pháp ngăn ngừa,nhằm điều chỉnh các khoảng cách sinh con phù hợp, đáp ứng được nhu cầu tránhthai, kế hoạch hóa gia đình cho các cặp vợ chồng, bao gồm các biện pháp:

Biện pháp dùng hooc môn như: uống thuốc tránh thai, thuốc tiêm tránh thai,cấy ghép dưới da

Ngày đăng: 31/08/2021, 00:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w