1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày nội dung quy luật lượng chất và vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người

32 326 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 273,16 KB

Nội dung

Trình bày nội dung quy luật lượng chất và vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người Trình bày nội dung quy luật lượng chất và vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người Trình bày nội dung quy luật lượng chất và vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người Trình bày nội dung quy luật lượng chất và vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người Trình bày nội dung quy luật lượng chất và vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người Trình bày nội dung quy luật lượng chất và vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người Trình bày nội dung quy luật lượng chất và vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÀI THẢO LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: Trình bày nội dung quy luật lượng- chất và vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người GVHD: PGS.TS Phương Kỳ Sơn Nhóm 4 Mã lớp HP: 2081MLNP0221 Hà Nội, 2020 1 BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ STT 1 2 3 Họ và tên Công việc Nguyễn Bích Ngọc (Nhóm trưởng) - Lên dàn bài, phân chia công việc - Tổng hợp - Đánh gía nhận xét chung Lê Thị Ánh Nguyệt Đặng Gia Phong - Khái niệm lượng, chất - Lấy ví dụ Không tham gia với nhóm Điể m 10 9 0 4 Lê Xuân - Khái niệm Hồng lượng, chất Phúc - Lấy ví dụ 5 - Quy luật lượng Lê Thị chất và mối quan Minh hệ lượng chất Phương - Lấy ví dụ 9 6 Nguyễn Thị Thu Phương (Thư kí) - Câu mở đầu, lời cảm ơn, lời cam đoan - Đánh giá và nhận xét các bạn trong nhóm 10 7 8 - Quy luật lượng Phan Thị chất và mối quan Như hệ lượng- chất Quỳnh - Lấy ví dụ Trần - Khái niệm Quang lượng, chất 9 9 9 Tự đánh giá - Tổng hợp lại bài làm của các bạn và chỉnh sửa lại tốt - Lên dàn bài hợp lý - Đánh giá khách quan Hoàn thành đúng kì hạn được giao X Hoàn thành đúng các nhiệm vụ được nhóm trưởng được giao, nộp bài đúng thời hạn Hoàn thành đúng kì hạn cho nhóm trưởng - Bài làm đầy đủ, nộp bài đúng thời hạn - Tuy ban đầu có thiếu sót nhưng đã cố gắng sửa lại để nội dung đầy đủ đúng với tiêu chí đề ra Nhóm đánh giá Kết luận Hoàn thành tốt nhiệm Hoàn thành vụ cá nhân tốt và trưởng nhóm Hoàn thành Hoàn thành bài đúng tốt hạn X X Hoàn thành Hoàn thành bài đúng tốt hạn Ví dụ tốt, hoàn thành Hoàn thành bài đúng tốt hạn Hoàn thành Hoàn thành tốt tốt Hoàn thành Hoàn thành bài tốt nhiệm tốt, đúng hạn vụ được giao Bài làm tốt Bài làm hoàn thành Hoàn thành tốt Hoàn thành tốt Sơn 9 Nguyễn Thị Thu - Lấy ví dụ - Quy luật lượng chất và mối quan hệ lượng- chất - Lấy ví dụ đúng hạn 9 Bài làm đầy đủ, nộp bài đúng thời hạn, nội dung đầy đủ đưa ra những ví dụ chi tiết Làm bài đầy đủ, có Hoàn thành trách tốt nhiệm Biên bản đánh giá đã được cả nhóm thông qua và nhất trí Nhóm trưởng Thư ký (đã ký) (đã ký) Nguyễn Bích Ngọc Nguyễn Thị Thu Phương LỜI MỞ ĐẦU Thế giới xung quanh chúng ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú, đa dạng Nhưng phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng có quy luật của nó Đằng sau các hiện tượng muôn màu muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của sự vật hiện tượng, từ đó đã hình thành nên các quy luật thế giới quan Theo phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng và tính chỉnh thể của chúng Các quy luật tự nhiên, xã hội cũng như tư duy con người đều có tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng chúng vào thực tế Quy luật lượng - chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, phổ biến của phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Khi lượng thay đổi tất yếu sẽ làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại Đây là quy luật tất yếu, khách quan, phổ biến của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội, tư duy Việc nhận thức các quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất” Trong bài thảo luận này, nhóm 4 chúng em mong muốn tiếp cận va làm sáng tỏ nội dung về quy luật lượng chất của Triết học Từ đó hiểu và nắm được những ý nghĩa của quy luật quan trọng này và vận dụng nó trong đời sống học tập của bản thân Với kiến thức bản thân còn hạn chế, chắc chắn bài thảo luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của thầy và các bạn trong lớp về đề tài thảo luận của nhóm em 4 LỜI CAM ĐOAN Nhóm em xin cam đoan và khẳng định bài thảo luận này là chính nhóm em tự tìm hiểu và suy nghĩ viết ra Bài thảo luận này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ chính các thành viên trong nhóm, đươc thực hiện trên sở lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hinh thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phương Kỳ Sơn Các kêt luận trong bài là trung thực, không sao chép từ bất kì từ bất kì một nguồn nào khác và dưới bất kì hình thức nào Trong quá trình thảo luận, nhóm em có tham khảo các nguồn tài liệu hằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tham khảo tài liệu đúng quy định 5 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thảo luận, nhóm em xin được cảm ơn sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của PGS.TS Phương Kỳ Sơn – người đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình học, đã giúp đỡ bài thảo luận hoàn thành thuận lợi Đến nay nhóm em đã hoàn thành bài tiểu luận với đề tài thảo luận “Quy luật lượng chất, trình bày nội dung quy luật và vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của mỗi người” Do trình độ còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu ngắn nên bài tiểu luận nhóm em khó tránh khỏi những thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy và các bạn trong lớp Chúng em xin chân thành cảm ơn! 6 A QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT I/ NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT “Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết cách thức của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc Anghen viết “…trong giới tự nhiên thì những sự biến đổi về chất – xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt – chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động” Đây là quy luật tất yếu, khách quan, phổ biến của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật hiện tượng là nó chứ không phải là cái khác Ví dụ: thuộc tính của đường là ngọt, thuộc tính của muối là mặn Chất của sự vật là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật nhưng không đồng nhất với khái niệm thuộc tính Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng Khi các thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi Do đó, mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất tuỳ theo những mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác Theo Ph Ăngghen: “Những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại” Chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối 7 Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Lượng biểu hiện kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, số lượng nhiều hay ít, màu sắc đậm hay nhạt Ví dụ: Màu nước biển là màu xanh, … Lượng cũng mang tính khách quan như chất, là cái vốn có của sự vật Lượng thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể với con số chính xác nhưng cũng có lượng biểu thị dưới dạng khái quát, phải dùng tới khả năng trừu tượng hóa để nhận thức Ví dụ: Cột nhà cao 70 cm,… Có lượng biểu thị yếu tố bên ngoài (ví dụ: chiều cao, chiều dài của một vật ), có lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong (ví dụ: số lượng nguyên tử của một nguyên tố hóa học) II/ NỘI DUNG QUY LUẬT Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cũng như sự phát triển nhận thức trong tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng khi vượt quá giới hạn về độ tới điểm nút thì gây ra sự thay đổi cơ bản về chất, làm cho sự vật, hiện tượng phát triển cao hơn hay thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt thống nhất hữu cơ nhưng cũng mang trong mình tính mâu thuẫn vốn có trong sự vật Lượng thì thường xuyên biến đổi còn chất có xu thế ổn định Do đó, lượng phát triển tới một mức độ nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ, yêu cầu tất yếu là phải thay đổi chất cũ, mở ra một độ mới phát triển về lượng Sự chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy Quy luật này còn diễn ra theo chiều hướng ngược lại, tức là không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi về lượng trước đó gây nên thì lại quay trở lại, tác động đến sự biến đổi của lượng mới 8 Ảnh hưởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới Nội dung quy luật được phát biểu như sau: “mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động sự thay đổi của lượng mới Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.” Ví dụ: - Trong học tập: Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về chất Khi chúng ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi đại học Đối với những người đã tích lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa -Trong tình yêu: Khi hai người mới gặp nhau thường thì họ chỉ có một chút gì đó mến cảm với nhau lúc đầu thôi chứ khó có thể nói là đã yêu nhau được Sau khi đã quen biết nhau, họ bắt đầu đi lại nhiều hơn, nói chuyện với nhau nhiều hơn, cùng nhau làm một số việc như cùng học, cùng đi chơi qua những chuyện đó họ sẽ dần dần hiểu nhau hơn, hiểu về con người, tính cách, cá tính và nét duyên dáng đáng yêu của nhau hơn Dần dần trong họ bắt đầu nảy nở tình yêu Việc tích lũy về những hiểu biết, những tình cảm, cảm xúc về nhau đó được xem là việc tích lũy về lượng Khi những sự hiểu biết đó, những tình cảm đó đủ lớn, tình cảm đó sẽ có thể chuyển thành tình yêu Nhưng thường để chính thức được công nhận là người yêu, họ thường qua một bước gọi là ngỏ lời yêu và nhận lời yêu Đây được xem là một "bước nhảy" trong quan hệ giữa hai người chuyển từ chất này (tình bạn) qua chất khác (tình yêu) Có một điều đáng lưu ý ở đây (cũng là một lưu ý hết sức quan trọng trong triết học về quy luật lượng chất này là xác định xem lượng đã đủ chưa để thực hiện bước nhảy vì nếu tích chưa đủ lượng mà thực hiện bước nhảy thì sẽ thất bại, nhưng nếu đã đủ lượng rồi mà 9 không tạo điều kiện để thực hiện bước nhảy thì sẽ không biến đổi được về chất) Đối với tình yêu cũng tương tự vậy, cần phải xem là tình cảm của mình đã đủ lớn chưa để có thể chuyển sang tình yêu, và nếu mà đã đủ rồi mà mình không dám tỏ bày thổ lộ với họ để có người khác đến cướp mất thì sẽ là một điều đáng tiếc lớn.Và đến khi họ quyết định sẽ cưới nhau, đó thực sự là một bước nhảy lớn trong quan hệ của hai người, nó cũng được tuân thủ các quy luật của lượng chất, khi sự hiểu biết về nhau, hiểu và thông cảm cho nhau, hiểu tính cách, hiểu cuộc sống, thấy rằng hợp với mình và tình cảm của 2 người dành cho nhau đủ lớn để đảm bảo sẽ chiến thắng được những sóng gió của cuộc đời thì họ sẽ tiến đến hôn nhân III/ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LƯỢNG VÀ CHẤT 1 Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất Mọi sự vật của thế giới đều có mặt chất và lượng.Chúng là hai quy định vốn có của sự vật và thống nhất hữu cơ với nhau trong giới hạn độ Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến đổi thường xuyên hơn.Trong giới hạn độ của sinh vật không ngừng biến đổi,song chưa làm cho sự vật chuyển sang chất mới Lượng biến đổi đến mức vượt qua độ tới điểm nút thì phá vỡ chất cũ,chất mới được hình thành Các khái niệm độ, điểm nút và bước nhảy xuất hiện trong quá trình tác động lẫn nhau giữa chất và lượng Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác Điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu tạo ra bước nhảy, gọi là điểm nút Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác,… Các hình thức của bước nhảy: 10 3 Lê Xuân Hồng Phúc – STT: 31 – 19D160314 Triết học luôn có tầm ảnh hưởng rất lớn trong đời sống con người chúng ta và nó tác động đến hầu như mọi mặt của cuộc sống Từ thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát, nhìn nhận mọi vấn đề trong thế giới xung quanh Từ đó giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình Chúng ta thấy được và khẳng định rằng quy luật lượng chất là quy luật đúng, dễ chứng minh trong thực tế đặc biệt là trong vấn đề học tập của sinh viên Để phân tích chi tiết những vận dụng của nó trong thực tế ta cần hiểu rõ các nội dung cơ bản của quy luật lượng chất và các khái niệm về lượng, chất độ, điểm nút, bước nhảy để phân tích được ứng dụng và tầm quan trọng của nó trong đời sống học tập của sinh viên Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn những đến những thay đổi về chất Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng phát triển nhất định Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi hảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc Chính vì vậy mà nó đòi hỏi ở sinh viên ý thức tự giác học tập, tự lập và cần thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với các yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đại học Chỉ khi nào làm được như vậy sinh viên mới hi vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình Trong quá trình hoạt động nhận thức, học tập của mình phải biết từng bước tích luỹ về tri thức làm biến đổi về kết quả học tập theo quy luật Cần học tập đều đặn hàng ngày để tiếp nhận tri thức dần dần và thường xuyên Không để trường hợp đến kì thi mới gấp rút học một mớ kiến thức rồi tiếp nhận nó không đầy đủ và đạt kết quả không như mong muốn Sau khi học xong mỗi học phần sẽ là kì thi hết học phần để đánh giá xem bạn đã dạt yêu cầu để tiếp tục học lên những học phần mang tính chuyên môn cao hơn và tất nhiên nếu không đạt yêu cầu thì bạn sẽ phải học lại học phần đó vào thời gian sau học đến khi đạt yêu cầu mới thôi Một ví dụ thực tế như với bộ môn kinh tế học: Kinh tế vi mô 1 sẽ là học phần căn bản để cho chúng ta có những hiểu biết sơ khai về những vấn đề của kinh tế và các bài toán kinh tế cơ bản nếu như bạn học không đủ, tích luỹ lượng kiến thức ít ỏi và đi thi không đạt yêu cầu thì chắc 18 chắn rằng bạn không thể học được môn kinh tế vi mô 2 vì chúng ta không có kiến thức được tích luỹ từ trước để học bài toán kinh tế nâng cao hơn Đây cũng là những điều dễ gặp phải ở sinh viên, với bản thân em đã trải qua một năm học trên giảng đường của trường Đại học Thương Mại thì em thấy rằng các bạn thường có tư tưởng thoải mái vì vừa đỗ đại học nên chưa tập trung học làm cho dễ bị không đạt yêu cầu tại kì đầu và phải học lại, học một cách nóng vội chưa dễ dàng bỏ qua những kiến thức cơ bản không tìm tòi nghiên cứu kĩ đến khi học nâng cao thấy khó thì không hiểu, từ những sai lầm đó dẫn đến các bạn sinh viên dễ dàng bị chán, nản và một số bạn không vững tâm sẽ bỏ học Hiện nay trong các nhà trường tình trạng sinh viên xác định mục tiêu phấn đấu một cách chung chung, học cốt sao chỉ để qua các kì thi Chính vì thế nên nhiều sinh viên vẫn chưa tìm được phương pháp học tập tốt Từ những nhìn nhận phân tích trên chúng ta đưa ra các biện pháp học tập ở Đại học đễ tránh mắc phải sai lầm đáng tiếc, là những sinh viên, chúng ta cần phải tìm hiểu và nắm bắt nhưng thay đổi, những nhu cầu thực tiễn cần thiết của xã hội, phải biết nắm bắt cơ hội việc làm khi ngồi trên ghế nhà trường để sau khi ra trường chúng ta sẽ dễ dàng tìm kiếm được việc làm ổn định Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi sinh viên chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan Sự chuẩn bị này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động sáng tạo Với sự chuẩn bị tâm thế này, sinh viên có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi có liên quan đến nội dung được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “ khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách hệ thống Với cách chuẩn bị tri thức mà sinh viên có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính sinh viên tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực tế và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức Bởi vậy có thể nói rằng học là quá trình “hợp tác” giữa người dạy và người học Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại ta rút ra một số vấn đề trong học tập và rèn luyên của sinh viên và cụ thể là sinh viên đại học Thương Mại: Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến 1 giới hạn nhất định, chuyển hóa về chất và việc học tập rèn luyệncủa sinh viên Thương Mại cũng không 19 nằm ngoài vấn đề đó Để có được tấm bằng đại học chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ các học phần và hoàn thành tốt các kỳ thi Muốn được như vây chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực trong học tập, phải tìm ra các phương hướng học tập đúng đắn để đạt được kết quả cao nhất và trong đó quy luật lượng chất là quy luật trong bộ môn triết học đáng được chúng vận dụng vào đời sống học tập 20 4 Lê Thị Minh Phương – STT: 32 – 19D210315 Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng sẽ không thể nằm ngoài điều đó Từ đó bài học em rút ra được trong học tập đó là sau mỗi tiết kiểm tra, kì thi hay đơn giản là các tiết thày cô chữa bài trên lớp em sẽ cố gắng dò lại bài, tìm chỗ sai để sửa, nếu không hiểu chỗ nào thì ngay lập tức hỏi thày cô và bạn bè để tìm ra đáp án đúng nhất Do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập, em sẽ nắm rõ từng bước tích lũy về lượng (tri thức mới, những sai lầm mà em mắc phải trong quá trình làm bài) để làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật Cũng như ông cha ta đã có câu: “tích tiểu thành đại”, khi học chúng ta sẽ tích lũy tri thức, kinh nghiệm làm bài từ những lỗi nhỏ nhất dần dần ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài em sẽ mắc ít lỗi hơn và từ đó mà bài kiểm tra cũng được điểm cao hơn Bài học tiếp theo là khi ở kí túc xá Khi mới vào ở trong ký túc xá, chắc hẳn ai cũng xa lạ với việc đang sống chung cùng với bố mẹ mà bây giờ chuyển sang sống với rất nhiều người lạ Khi mọi người gặp nhau ban đầu thì chắc chắn không biết gì về nhau, may ra thì có chút thiện cảm với nhau một chút Sau khi đã ở lâu , mọi người bắt đầu gặp nhau nhiều hơn , nói chuyện với nhau nhiều hơn, cùng nhau làm một số việc như nấu ăn, dọn dẹp phòng , qua những chuyện đó, chúng em dần hiểu nhau nhiều hơn, hiểu về con người , tính cách , cá tính của nhau nhiều hơn Việc tích lũy những hiểu biết về tính cách của mỗi người trong phòng được xem là lượng Khi mọi người đã quá hiểu nhau thì sẽ cảm thông cho nhau, coi nhau như chị em, người trong nhà Đây được xem “là bước nhảy” trong quan hệ giữa mọi người trong phòng, chuyển từ chất này (người xa lạ) sang chất khác (bạn bè, người thân) Tuy nhiên điều đáng lưu ý cho mỗi chúng ta (cũng là một lưu ý quan trọng trong triết học về quy luật lượng, chất đó là xác định xem lượng đã đủ chưa để thực hiện bước nhảy vì nếu lượng chưa đủ mà thực hiện bước nhảy thì sẽ thất bại nhưng lượng đã đủ rồi mà không tạo điều kiện để thực hiện bước nhảy thì không biến đổi được về chất Đối với cách đối nhân xử thế ở kí túc xá cũng vậy, cần phải xem xét xem bản thân nhìn người có đúng không, bạn cùng phòng có thực sự tốt hay không để thân thiết Không để tình trạng mình tin tưởng bạn cùng phòng quá mức mà dẫn đến tình trạng không hay xảy ra như trộm cắp, 21 lừa bịp bên cạnh đó cũng không nên vì quá đa nghi mà tuyệt giao , không kết bạn với mọi người , mãi mãi sống trong cô độc , bỏ lỡ đi tình bạn đẹp Do vậy, mỗi người chúng ta cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật, đồng thời phát huy tác động về chất theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật Đồng thời cũng cần cân nhắc, vận dụng bước nhảy sao cho phù hợp với từng điều kiện, thời điểm thích hợp 22 5 Nguyễn Thị Thu Phương – STT: 33 – 19D200039 Từ việc nghiên cứu quy luật lượng – chất, bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn sau: - Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về chất Khi chúng ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi đại học Đối với những người đã tích lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa - Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần đếnột giới hạn nhất định, thực tiễn bước nhảy để chuyển về chất cũng giống như quá trình học tập của bản thân Để có được một tấm bằng Đại học thì phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để học phần có kết quả tốt ta phải tích lũy đủ số tín chỉ của các môn học Các kì thi là các điểm nút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy , bởi kết quả kỳ thi tốt – bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lũy trong quá trình học tập và rèn luyện Do đó, trong quá trình học tập sinh viên như tôi phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật Quy luật này giúp ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày - Bản thân em cần từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bướcnhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điềuđó Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của em phải biết từng bướctích lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật - Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tảkhuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp 23 những kiến thức sâu hơn, khó hơn Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi, dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi“nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì em cần phải hàng ngày học tập học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất Từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật lượng chất qua bài giảng của PGS.TS Phương Kỳ Sơn, em đã rèn luyện và có những nhận thức mới trong phương pháp giáo dục và học tập của bản thân Bên cạnh đó việc thay đổi phương pháp học của bản thân, không chỉ học lý thuyết suông mà cần phải đi đôi với thực hành Bởi vậy, việc thay đổi chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ của trường Đại học Thương Mại đã giúp em học vượt tiến độ chính là việc áp dụng đúng đắn nhất quy luật lượng chất trong tư duy 24 6 Phan Thị Như Quỳnh – STT: 34 – 19D105033 *Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một cách đáng kể Ví dụ như nếu học ở phổ thông một môn học sẽ kéo dài một năm, kiến thức học sẽ vững vàng dễ tiếp nhận hơn Ở đại học, một môn học sẽ chỉ học kéo dài 2-3 tháng, em sẽ không tiếp thu nhanh mà kiến thức của nhiều môn dồn lại sẽ khiến em gặp nhiều khó khăn Vì vậy em cần phải tìm cách để thích nghi với phương pháp học này Đại học và phổ thông khác nhau không chỉ về kiến thức mà còn đa dạng về số lượng kiến thức Như ở phổ thông chỉ ở trên lớp học, sau đó về nhà làm bài tập còn ở Đại học, học trên lớp là phụ còn đi học kiến thức, thực tập là chính -Ví dụ như môn toán, khi còn học phổ thông trên lớp học thầy cô sẽ giảng rất chi tiết và đầy đủ, một bài học sẽ kéo dài khoảng 2-3 tiết Còn Đại học các thầy cô môn toán chỉ có 40-50 buổi, thầy cô sẽ giảng rất nhanh chúng ta sẽ không tiếp thu kịp, phương pháp để tiếp thu nhanh là chỉ có thể về nhà học và tự tìm hiểu thêm Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức cho chính bản thân Chính vì vậy mà bản thân cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đại học Chỉ khi nào làm được như vậy bản thân em mới hy vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá rình học tập và nghiên cứu của mình * Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ Để có một tầm bằng Đại học em cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của mình phải biết từng bước tích lũy về tri thức làm biến đổi về kết quả học tập theo quy luật Cần học tập đều đặn hạng ngày để tri thức ngấm sâu vào bản thân Tránh gặp trường hợp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày Mỗi ngày học tập em đều tiếp thu được những kiến thức mới và lượng kiến thức ngày càng nhiều, nhưng chưa thể ra trường làm việc ngay được vì só lượng kiến thức 25 đó đối với mỗi người là chưa đủ, chưa đảm bảo để ta làm việc Nhưng qua 4 năm học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, làm thêm, qua những lần đi thực tập và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc -Ví dụ như những thời gian rảnh rỗi, em sẽ đi làm thêm để tìm hiểu và rèn luyện cho chính bản thân mình, không đi làm muộn, đi đúng giờ làm *Phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực Trong một kỳ thi, có sinh viên gian lận để một kết quả tốt Bằng gian lận, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa có được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu được, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau này Vì vậy muốn có một kết quả tốt em cần tự giác rèn luyện, nghiêm túc, trung thực * Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn Khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn Muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì chính bản thân em cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về kết quả học tập *Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan Bản thân em đôi khi cũng tự mãn với kết quả học tập nhưng không dừng ở đó em vẫn ý thức được kiến thức của mình chưa phải nhiều nên vẫn rèn luyện và phấn đấu trong học tập để đạt được nhiều tri thức hơn Học hỏi khi làm việc, trau dồi những kiến thức chưa có, tìm ra cách học tập hiệu quả hơn, tránh bảo thủ trì trệ trong học tập rèn luyện *Rèn luyện ý thức học tập của bản thân Em sẽ rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày Trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập cần phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm túc và khoa học, tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách, giúp em thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống 26 7 Trần Quang Sơn – STT: 35 – 19D160316 Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng sẽ không thể nằm ngoài điều đó Để có một tấm băng Đại học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để học phần có kết quả tốt chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng đơn vị học trình của các môn học Như vậy các kỳ thi có thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là các điểm nút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt - bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích lũy tri thức trong quá trình học tập rèn luyện của chúng ta Do đó, trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) để làm biến đổi về chất (Kết quả học tập) theo quy luật Cũng như trong hoạt động của mình ông cha ta chẳng thường có câu "tích tiểu thành đại" "năng nhặt, chặt bị" đó sao? Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động thực hằng ngày Đối với bản thân em cũng giống với đa số các bạn sinh viên khác cũng đều trải qua quá trình học tập lâu dài Quá trình học tập của mỗi học sinh, sinh viên là một quá trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp Khi đã tích lũy đủ lượng trithức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên Sau khi thực 27 hiện dược bướcnhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển Quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội, của đất nước Bởi chính quá trình này tạo ra những con người có đủ năng lực để tiếp quản đất nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu Vì vậy, mỗi học sinh, sinh viên cần phải có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về vấn để này, phải tích đủ lượng tới giới hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy, không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn Hiện nay, kiểu học tín chỉ đã tạo điều kiện cho những sinh viên cảm thấy mình đủ năng lực có thể đăng kí học vượt để ra trường sớm Tuy nhiên cũng có không ít sinh viên đăng kí học vượt nhưng không đủ khả năng để theo, dẫn đến hậu quả là phải thi lại chính những môn đã đăng kí học vượt Điều này cũng có nghĩa là các sinh viên đó chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút mà đã thực hiện bước nhảy, đi ngược lại với quy luật lượng – chất, và hậu quả tất yếu là sự thất bại Bên cạnh đó, thực trạng nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại căn bệnh thành tích, đặc biệt là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở Tức là học sinh chưa tích lũy đủ lượng cần thiết đã được tạo điều kiện để thực hiện thành công bước nhảy, điều này đã khiến cho nền giáo dục của chúng ta có những người không có cả “chất” và “lượng”, dẫn đến những vụ việc rất vô lí như học sinh đi học không viết nổi tên mình mà vẫn được lên lớp, chỉ vì nếu cho ở lại sẽ làm ảnh 28 hưởng đến thành tích phổ cập giáo dục của trường Nếu lượng đã tích đủ, đạt đến điểm nút mà vẫn không thực hiện bước nhảy thì quan niệm phát triển cũng chỉ là sự tiến hóa đơn thuần về lượng, không phải về chất, như thế thì sự vật sẽ không phát triển được Bên cạnh đó, do hình thức bước nhảy của sự vật rất đa dạng, phong phú nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy trong những điều kiện, lĩnh vực cụ thể Trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh không thể áp dụng hình thức bước nhảy đột biến, không thể có chuyện học sinh mới đi học đã có thể tham gia kì thi tốt nghiệp, mà phải thực hiện bước nhảy dần dần: đó là vượt qua từng bài kiểm tra nhỏ, rồi đến bài kiểm tra học kì và bài thi tốt nghiệp, có như vậy mới đúng với quy luật và đạt được hiệu quả 29 8 Nguyễn Thị Thu – STT: 36 – 19D105034 Tri thức nhân loại vô cùng bao và rộng lớn Con người, bên cạnh việc phát triến về thể xác, tinh thần mà còn phải tiếp thu những tri thức của nhân loại, trước hết là phục vụ chính bản thân Tri thức tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, bởi vậy, con người có thể tiếp thu tri thức bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích,khả năng,điều kiện…của mỗi người Quá trình tích lũy của con người không nằm ngoài quy luật lượng chất Bởi vì dù nhanh hay chậm, sớm hay muộn thì sự tích lũy về tri thức cũng sẽ làm con người thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất Quá trình biến đổi này trong bản thân con người diễn ra vô cùng đa dạng và phong phú Quy luật lượng chất ấy được thể hiện vô cùng rõ ràng trong quá trình học tập của bản thân mỗi chúng ta Là một sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường, bản thân em đã trải qua quá trình học tập ở các bậc phổ thông kéo dài trong suốt 12 năm Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Bên cạnh đó, em còn được trang bị những kí năng cơ bản ,những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội Quá trình tích lũy về lượng (tri thức) của bản thân em là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản thân em Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, bản thân dần tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như việc tự học ở nhà Việc tích lũy kiến thức ấy sẽ được đánh giá qua các kì, trước hết là các bài kiểm tra, các kì thi học kì và sau đó là kì thi tốt nghiệp Việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết giúp em vượt qua các kì thi và chuyển sang một một giai đoạn học mới Như vậy, có thể thấy rằng,trong quá trình học tập, rèn luyện của em thì quá trình tích lũy kiến thức chính là độ,các kì thi là điểm nút, việc vượt qua các kì thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp thu tri thức của bản thân bước sang giai đoạn mới, đó là sự thay đổi về chất Trong suốt 12 năm học phổ thông, bản thân em đã tích lũy cho mình đủ khối lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, những điểm nút quan trọng nhất , đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà không chỉ em, bất cứ học sinh nào cũng muốn đó là kì thi đại học Vượt qua kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông là một 30 điểm nút quan trọng,nhưng vượt qua kì thi đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ được rằng bản thân em đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên của trường Đại học Thương Mại Cũng giống như ở phổ thông, để có được tấm bằng đại học thì em cần tích lũy cho mình đủ các học phần theo quy định Nhưng, việc tích lũy kiến thức ở đại học có sư khác biệt về chất so với học phổ thông, sự khác biệt ấy nằm ở chỗ, em không chỉ tiếp thu kiến thức một cách đơn thuần mà phải tự mình tìm tòi, nghiên cứu ,dựa trên những kĩ năng mà các thầy cô đã cung cấp Nói cách khác,việc học tập của em ở bậc đại học khác hẳn về chất so với việc học tập ở phổ thông Việc tiếp thu tri thức diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, từ cơ bản đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều Sự thay đổi về chất do sự tích lũy về lượng trước đó tạo nên, chất mới cũng tác động trở lại Trên nền tảng mới, trình độ, kết cấu cũng như nhận thức của em cũng thay đổi, đưa em lên tầm tri thức cao hơn Cũng giống như ở bậc học phổ thông, quá trình tích lũy các học phần của em là độ, các kì thi chính là điểm nút và việc vượt qua kì thi chính là bước nhảy, trong bước nhảy đó, bước nhảy thi tốt nghiệp là quan trọng nhất đối với em Vượt qua kì thi tốt nghiệp đại học sẽ đưa em chuyển sang một giai đoạn mới, khác về chất so với các giai đoạn trước Quá trình đó cứ tiếp diễn tạo nên sự vận động phát triển không ngừng của chính bản thân em, tạo nên động lực không nhỏ cho sự phát triển của xã hội Việc nhận thức quy luật lượng chất trong quá trình học tập của mình có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn, không chỉ với bản thân em mà còn rất có ý nghĩa với công tác quản lý và đào tạo Bản thân là sinh viên em cảm thấy rằng một vấn đề vô cùng rõ ràng:Thực tế trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta đã mắc phải sai lầm trong tư duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn Việc chạy theo bệnh thành tích chính là thực tế đáng báo động của ngành giáo dục bởi vì mặc dù sự tích lũy về “lượng” của học sinh là chưa đủ nhưng vẫn được tạo điều kiện để thực hiện thành công “ bước nhảy” , tức là không học mà vẫn đỗ, không học nhưng vẫn có bằng ra trường Kết quả là trong nhiều năm liền, giáo dục nước ta đã cho ra lò những lớp người không “lượng” mà cũng chẳng có “chất” 31 Xuất phát từ việc nhận thức một cách đúng đắn quy luật lượng chất qua bài giảng của giảng viên cao cấp Phương Kỳ Sơn, em có những nhận thức mới trong phương pháp giáo dục và học tập Đặc biệt là việc bản thân em không quá coi trọng bệnh thành tích, căn bệnh trong giáo dục tồn tại hàng thập kỉ qua Bên cạnh đó việc thay đổi phương pháp học của bản thân, không chỉ học lý thuyết suông mà cần phải đi đôi với thực hành Bởi vậy, việc thay đổi chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ của trường Đại học Thương Mại đã giúp em học vượt tiến độ chính là việc áp dụng đúng đắn nhất quy luật lượng chất trong tư duy 32 ... hồn thành tiểu luận với đề tài thảo luận ? ?Quy luật lượng chất, trình bày nội dung quy luật vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập người? ?? Do trình độ hạn chế thời gian nghiên cứu ngắn... phá vỡ chất mà cũ kìm hãm Cứ trình tác động biện chứng hai mặt lượng chất tạo lên cách thức, trạng thái vận động phát triển vật 12 B VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA BẢN... 19D107176 Vận dụng học quy luật từ thay đổi lượng dẫn đến thay đổi chất vào trình học tập thân Quy luật từ thay đổi lượng dẫn đến thay đổi chất cách thức chung vận động phát triển, cho thấy thay đổi chất

Ngày đăng: 29/08/2021, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w