1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xét xử tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh kon tum thực trạng và giải pháp

33 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐHĐN TẠI KON TUM CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÉT XỬ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Kon Tum, tháng năm 2017 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐHĐN TẠI KON TUM CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÉT XỬ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GVHD : ĐÀO THỊ NHUNG SVTH : NGUYỄN THỊ LAN PHƢƠNG LỚP : K713 LHV.KT Kon Tum, tháng năm 2017 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Tình hình nghiên cứu Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Phương pháp nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu 5 Cấu trúc đề tài CHƢƠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ XÉT XỬ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM 1.1 KHÁI NIỆM "TRẺ EM" TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.2 KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM 1.3 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM 1.4 KHÁI NIỆM, DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM 1.4.1 Khái niệm tội “Hiếp dâm trẻ em” 1.4.2 Dấu hiệu pháp lý 1.5 PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM 1.6 Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM .9 1.7 LÝ DO CỦA VIỆC BAN HÀNH BLHS NĂM 2015 CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM NÓI CHUNG VÀ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM NÓI RIÊNG .10 KẾT LUẬN CHƢƠNG 13 CHƢƠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM HIẾP DÂM TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 14 2.1 DIỄN BIẾN CỦA TÌNH HÌNH HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TỪ NĂM 2011- 2016 .14 2.2 THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 16 2.2.1 Thực tiễn xét xử công tác xét xử tội hiếp dâm trẻ em 17 2.2.2 Khó khăn, vướng mắc 23 2.2.3 Nguyên nhân 25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 26 CHƢƠNG MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 27 3.1 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 27 3.2 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ .28 KẾT LUẬN 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 LỜI MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Tại khoản Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm thân thể, pháp luật bảo hộ sức khoẻ, danh dự nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” hay khoản Điều 37 Hiến pháp 2013 có quy định sau: “Trẻ em Nhà nước, gia đình xã hội bảo vệ, chăm sóc giáo dục; tham gia v o vấn đề trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” Bảo vệ nhân phẩm, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm công dân nhiệm vụ toàn Đảng, toàn dân, tổ chức xã hội nhiều ngành luật điều chỉnh, có luật hình Trẻ em cơng dân nhỏ tuổi, tương lai đất nước nên phải bảo vệ có quan tâm đặc biệt Bởi lứa tuổi này, phát triển chưa đầy đủ chất, tâm, sinh lí, chưa có khả nhận thức đầy đủ khả tự bảo vệ nên em dễ bị tổn thương mặt Trong năm trở lại đây, với gia tăng tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, mà cộm hiếp dâm trẻ em việc bảo vệ trẻ em khỏi loại tội quan tâm nay, địa bàn tỉnh Kon Tum nơi em sống Tội phạm hiếp dâm trẻ em gia tăng mức báo động; để nghiên cứu sâu nhóm tội n y góc độ lý luận thực tiễn công tác xét xử vụ án hiếp dâm trẻ em, từ hạn chế, vướng mắc việc áp dụng pháp luật trình xét xử, phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu xét xử tội hiếp dâm trẻ em Vì vậy, tơi chọn đề tài “Xét xử tội Hiếp dâm trẻ em địa bàn tỉnh Kon Tum- Thực trạng giải pháp” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu nước ta có nhiều cơng trình nghiên cứu tội phạm lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm xâm hại trẻ em cụ thể như: Luận văn thạc sĩ: Thực trạng giải pháp góp phần nâng cao hiệu công tác đấu tranh chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nước ta nay, Đặng Thị Thanh, năm 2001; Những hậu tâm lý nạn nhân tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em giải pháp khắc phục, Dương Tuyết Miên, Tạp chí Luật học, số Đặc san bình đẳng giới, năm 2005 Trên sở kết nghiên cứu, khảo sát cho thấy chưa có cơng trình sâu nghiên cứu tổng thể, chuyên sâu mức độ đặc thù tội xâm phạm tình dục trẻ em, đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum để từ đưa đề xuất sửa đổi hồn thiện biện pháp phịng ngừa loại tội phạm Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Trên sở lý luận thực tiễn, chun đề nghiên cứu nhằm tìm mặt tích cực hạn chế xét xử Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Kon Tum vấn đề hiếp dâm trẻ em Từ đưa kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng xét xử Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Kon Tum Với mục đích chun đề có nhiệm vụ: - Làm rõ sở lý luận quy định pháp luật tội hiếp dâm trẻ em quy định BLHS 1999 để thấy vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung - Đánh giá thực trạng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum - Kiến nghị số giải pháp đổi nâng cao chất lượng xét xử áp dụng thực tiễn Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Kon Tum Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, chứng minh, kết hợp với phương pháp so sánh, tổng hợp… Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Thực tiễn xét xử Tội xâm phạm tình dục nói chung tội hiếp dâm trẻ em địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quy định BLHS 1999 xét xử Tội hiếp dâm trẻ em Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Kon Tum 05 năm trở lại đây, từ năm 2011- 2016 Cấu trúc đề tài Ngồi lời nói đầu, phần nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo gồm ba chương đề tài trình bày sau: Chương Cơ sở pháp lý xét xử tội hiếp dâm trẻ em 1.1 Khái niệm "trẻ em" pháp luật Việt Nam 1.2 Khái niệm tội xâm phạm tình dục trẻ em 1.3 Quy định Bộ luật Hình hành tội xâm phạm tình dục trẻ em 1.4 Khái niệm, dấu hiệu pháp lý tội hiếp dâm trẻ em 1.5 Phân loại nguyên nhân điều kiện tình hình tội hiếp dâm trẻ em 1.6 Ý nghĩa việc quy định tội phạm xâm hại tình dục trẻ em 1.7 Lý việc ban hành BLHS năm 2015 tội xâm phạm tình dục trẻ em nói chung tội Hiếp dâm trẻ em nói riêng Chương Tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em thực tiễn xét xử địa bàn tỉnh Kon Tum 2.1 Diễn biến tình hình hiếp dâm trẻ em địa bàn tỉnh Kon Tum từ năm 2011- 2016 2.2 Thực tiễn xét xử tội hiếp dâm trẻ em địa bàn tỉnh Kon Tum Chương Một số kiến nghị, đề xuất 3.1 Dự báo tình hình tội Hiếp dâm trẻ em địa bàn tỉnh Kon Tum 3.2 Hệ thống giải pháp kiến nghị CHƢƠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ XÉT XỬ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM 1.1 KHÁI NIỆM "TRẺ EM" TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam qui định: "Trẻ em công dân Việt Nam 16 tuổi" Công ước Liên hợp quốc quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam phê chuẩn quy định: "Trẻ em có nghĩa người 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng trẻ em qui định tuổi thành niên sớm hơn" Để xác định người có phải trẻ em hay khơng cịn phụ thuộc vào luật áp dụng quốc gia quy định độ tuổi trẻ em Có thể nói, quốc gia có luật áp dụng khác có quy định độ tuổi xác định trẻ em khác Khái niệm "trẻ em" pháp luật Việt Nam coi người chưa đủ 16 tuổi, đối tượng pháp luật bảo vệ Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật mà trẻ em tham gia, độ tuổi chịu trách nhiệm trẻ em có khác nhau, pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền trẻ em từ hành vi xâm phạm 1.2 KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM Qua phân tích, khái niệm tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em khái quát sau: tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em hành vi nguy hiểm cho xã hội, người có đủ lực trách nhiệm hình đạt độ tuổi theo luật định thực với lỗi cố ý, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm phát triển bình thường mặt tâm sinh lý trẻ em (người 16 tuổi) 1.3 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM Theo Nghị 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 kể từ ng y 01 tháng 01 năm 2018, luật, luật sau có hiệu lực thi hành: a) Bộ luật Hình số 100/2015/QH13 sửa đổi, bổ sung số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau gọi Bộ luật Hình năm 2015); b) Bộ luật Tố tụng hình số 101/2015/QH13; c) Luật Tổ chức quan điều tra hình số 99/2015/QH13; d) Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 Do vậy, BLHS 2015 chưa có hiệu lực thi hành, tinh thần BLHS 1999 (còn gọi BLHS hành- áp dụng), tơi đưa v phân tích nội dung tội xâm phạm tình dục nói chung tội Hiếp dâm trẻ em nói riêng Kế thừa phát triển Bộ luật Hình năm 1985, Bộ luật Hình h nh cụ thể hóa Điều 112 - Tội hiếp dâm trẻ em, Điều 114 - Tội cưỡng dâm trẻ em, Điều 115 - Tội giao cấu với trẻ em, Điều 116 - Tội dâm ô với trẻ em v Điều 256 - Tội mua dâm người chưa th nh niên Căn vào thủ đoạn phạm tội v thái độ nạn nhân phân hóa th nh ba trường hợp tương ứng với ba thái độ tiếp nhận đối tượng quan hệ tình dục là: Trái ý muốn (tội hiếp dâm trẻ em); miễn cưỡng (tội Cưỡng dâm trẻ em) thuận tình (tội giao cấu với trẻ em, tội mua dâm người chưa th nh niên v tội dâm ô người chưa th nh niên) 1.4 KHÁI NIỆM, DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM 1.4.1 Khái niệm tội “Hiếp dâm trẻ em” Hành vi người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ nạn nhân thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn với nạn nhân trẻ em từ đủ 13 tuổi đến 16 tuổi Trẻ em đối tượng cần chăm sóc v bảo vệ gia đình, Nh nước xã hội thơng qua nhiều biện pháp có pháp luật Dưới góc độ Bộ luật Hình sự, hành vi xâm phạm tới trẻ em coi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình Đặc biệt, số tội danh hành vi xâm phạm với trẻ em yếu tố để định tội 1.4.2 Dấu hiệu pháp lý Trước hết, phải thỏa mãn số điều kiện cấu thành tội hiếp dâm quy định Điều 111, Bộ luật Hình Một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ nạn nhân thủ đoạn khác giao cấu trái ý muốn với nạn nhân Về chủ thể: Mặc dù quy định pháp luật không rõ chủ thể người thực hành vi nam hay nữ dựa thực tế hồn cảnh q trình xét xử Tịa án chủ thể nam thực nạn nhân trẻ em nữ Còn chủ thể nữ bị truy cứu tội với tư cách l người đồng phạm Về mặt khách quan: Người phạm tội thực hành vi - Dùng vũ lực dùng sức mạnh thể chất vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, giằng xé quần áo nạn nhân nhằm làm hạn chế khả phòng vệ, tự vệ, chống trả nạn nhân - Đe dọa dùng vũ lực h nh vi đe dọa nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự nạn nhân kề súng, kề dao v o người nạn nhân, - Lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ nạn nhân nạn nhân: bị say, bị ốm bị tâm thần, Trường hợp: quan hệ tình dục người nam đủ lực truy cứu trách nhiệm hình với nạn nhân trẻ em nữ bị tâm thần h nh vi n y coi hiếp dâm dù nạn nhân đồng ý hay khơng đồng ý người tâm thần khơng thể nhận thức hành vi - Các thủ đoạn khác h nh vi đánh thuốc mê nạn nhân, lừa nạn nhân, dùng chất kích thích: rượu bia, chất kích dục, Hậu quả: Tội hiếp dâm trẻ em có cấu thành hình thức: tội phạm hồn thành kể từ thời điểm người phạm tội có h nh vi (như trên) nhằm giao cấu với nạn nhân trái ý muốn họ, không phụ thuộc vào việc giao cấu hay chưa: - Trường hợp chưa kịp giao cấu ngun nhân ngồi ý muốn người phạm tội như: bị người khác phát hiện, ngăn chặn kịp; nạn nhân chống cự giải thoát cho mình, phải chịu trách nhiệm hình tội hiếp dâm hình thức phạm tội chưa đạt - Trường hợp chưa giao cấu nguyên nhân người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm họ khơng bị truy cứu trách nhiệm hình tội hiếp dâm, bị truy cứu trách nhiệm hình tội khác l m nhục người khác… tùy thuộc trường hợp cụ thể Đối tượng hành vi hiếp dâm trẻ em hay nạn nhân bị dâm: Hành vi hiếp dâm trẻ em cấu thành có hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân trẻ em có độ tuổi từ đủ 13 tới 16 tuổi Trong trường giao cấu (trái ý muốn không trái ý muốn/ tự nguyện) với trẻ em 13 tuổi bị truy cứu trách nhiệm tội hiếp dâm trẻ em Độ tuổi nạn nhân yếu tố định tội hiếp dâm trẻ em đồng thời dấu hiệu để phân biệt tội hiếp dâm tội hiếp dâm trẻ em Bộ luật Hình 1.5 PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM Tình trạng hiếp dâm phụ nữ trẻ em gái năm gần xảy nhiều mức độ đáng báo động phạm vi nước Không vậy, tính chất, mức độ nghiêm trọng vụ án xậm hại tình dục phụ nữ trẻ em có xu hướng ng y c ng tăng lên Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Căn Thơng tin từ Phịng Xây dựng văn bản, Vụ Thống kê tổng hợp, TAND tối cao cho thấy, qua thực tiễn xét xử vụ án xâm hại tình dục phụ nữ trẻ em, thấy tội phạm xuất phát từ số nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ quyền trẻ em hạn chế, chưa thường xuyên, dẫn đến nhận thức phận người dân quyền phụ nữ, trẻ em đặc biệt trẻ em gái hạn chế Điều dẫn đến tình trạng cịn khơng người thiếu hiểu biết pháp luật Thứ hai, xuống cấp đạo đức số khơng người l ngun nhân chính, thường xun gây tình trạng xâm hại tình dục phụ nữ trẻ em Những người gây bạo lực tình dục thường không nhận thức trách nhiệm bổn phận thành viên khác xã hội Nhiều trường hợp coi thường pháp luật; coi thường tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác dùng chất kích thích ma túy, rượu bia ảnh hưởng văn hóa phẩm kích động, bạo lực; phim, ảnh khiêu dâm, kích dục internet,… m bị kích thích, kiểm soát hành vi thân dẫn đến phạm tội xâm hại tình dục phụ nữ trẻ em gái Thứ ba, nhiều vụ án xâm hại tình dục xảy xuất phát từ việc gia đình khơng quan tâm việc quản lý, chăm sóc em sống hàng ngày; Không thế, hiếp dâm h nh động đáp ứng nhu cầu m chúng thiếu thốn: Đó nhu cầu quyền lực, khơng có cảm giác thỏa mãn chứng kiến đau đớn, van xin, giãy dụa trước kẻ mà làm chủ tình Vì ngồi thời điểm lúc kẻ tội phạm khơng thể n o có cảm giác sống thường ngày mình, đơi tầm thường, tẻ nhạt, chí cịn bị đè nén sống Thế nhưng, dù nhu cầu quyền lực không thỏa mãn động lực mạnh mẽ khơng có tác động mơi trường sống hay bối cảnh gia đình chưa đủ sức thúc đẩy tội ác hình thành Thứ tư, vụ án xâm phạm tình dục xảy địa bàn tỉnh Kon Tum năm gần đối tượng phạm tội chủ yếu lợi dụng vào yếu tố nhân thân nạn nhận để gây án nhân l người bị mắc số bệnh làm cho khả nhận thức v điều khiển hành vi thân bị hạn chế, lợi dụng nạn nhân l người cịn tuổi nhận thức chưa rõ ràng, dễ lừa gạt khiến cho nạn nhân tin, qua dễ dàng xâm phạm tình dục Thứ năm, nhiều vụ án kẻ phạm tội lợi dụng thiếu tính kiên khơng dám tố cáo hành vi phạm tội, chúng lợi dụng để thực hành vi nhiều lần Lỗi nạn nhân việc khơng giám tố cáo để ngăn chặn hành vi xâm hại tình dục chúng dẫn đến việc chúng nghĩ h nh vi thực cách dễ dàng cố ý thực hành vi thực nhiều lần, có chủ ý Đây l vấn đề thực tế dẫn đến việc phát tội phạm khó khăn v chúng thường tồn dạng tội phạm ẩn Thứ sáu, khơng vụ án xảy kẻ phạm tội lợi dụng lệ thuộc mặt quan hệ (trong quan hệ gia đình, quan hệ cơng tác,….), m chủ yếu vụ án xảy địa bàn tỉnh Kon Tum có mối quan hệ lệ thuộc mặt gia đình người phạm tội nạn nhân mà chủ yếu mối quan hệ chăm sóc, giáo dục, vụ án có yếu tố loạn luân chủ yếu Thứ bảy, l ý thức người bị hại, thông thường kể phạm tội thường lợi dụng sơ hở, thiếu cẩn thận nạn nhân để gây án nạn nhân ăn mặc hở hang coi l nguyên nhân điều kiện để kích thích người có sẵn ý định phạm tội gây án; người bị hại trời tối; chơi với kẻ phạm tội đêm tối mà khơng có cảnh giác tự bảo vệ mình… 1.6 Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Đảm bảo tuyệt đối sách hình Đảng v Nh nước ta bảo vệ trẻ em v người chưa th nh niên khỏi hành vi xâm phạm tình dục nói chung hành vi hiếp dâm trẻ em nói riêng Mọi hành vi hiếp dâm trẻ em phải bị trừng trị nghiêm khắc Về mặt hình thức, Tội hiếp dâm trẻ em tách thành điều luật riêng, độc lập với Tội hiếp dâm, thể quan tâm mức nhà làm luật tội phạm Xuất phát từ mục đích hình phạt bổ sung l ngăn ngừa, triệt tiêu môi trường phạm tội để người bị kết án khơng có hội tái phạm nên thời điểm áp dụng hình phạt bổ sung kể từ ngày mãn hạn chấp hành hình phạt tù từ ngày án có hiệu lực pháp luật hưởng án treo Khoản Điều 112 BLHS quy định thời hạn cấm đảm b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Tái phạm nguy hiểm 3.Phạm tội thuộc trường hợp sau đây, bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân tử hình: a) Có tổ chức; b) Nhiều người hiếp người; c) Phạm tội nhiều lần; d) Đối với nhiều người; đ) Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; e) Biết bị nhiễm HIV mà phạm tội; g) Làm nạn nhân chết tự sát Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ mười ba tuổi phạm tội hiếp dâm trẻ em người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân tử hình Người phạm tội cịn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề làm công việc định từ năm đến năm năm” Quy định Điều 112 vừa nêu l cách quy định không độc lập, hành vi khách quan không mô tả Điều luật Vì thế, h nh vi “hiếp dâm” phải hiểu thông qua quy định Điều 111 Cụ thể, h nh vi “hiếp dâm” hiểu l : “Người n o dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ nạn nhân thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn họ… ” Từ thực tiễn áp dụng qua trình nghiên cứu quy định tội Hiếp dâm trẻ em Bộ luật hình sửa đổi, bổ sung 2009, chúng tơi nhận thấy cịn tồn số vướng mắc, hạn chế sau: Thứ nhất, khái niệm thuật ngữ “Giao cấu” hiểu theo hướng dẫn Bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 Tòa án nhân dân tốicao (TANDTC) “sự cọ sát dương vật vào phận sinh dục người phụ nữ……” Tức là, chủ thể phạm tội hiếp dâm thuộc giới tính nam nạn nhân thuộc giới tính nữ Điều n y thực tiễn nên cần có phạm vi rộng Bởi, thực tế xã hội phát triển, đại hôm nay, xuất tràn lan “sex toys” (đồ chơi tình dục: với cơng cụ, thiết bị, đồ vật sản xuất có kết cấu giống phận sinh dục nam nữ nhằm kích thích khối cảm tình dục), thuốc kích dục, quan hệ đồng giới (đồng giới nam đồng giới nữ),… Chẳng hạn, sử dụng cơng cụ tình dục để đạt mục đích giao cấu (thỏa mãn nhu cầu sinh lý) mà khơng có cưỡng hay dùng bạo lực có bị xem phạm tội Hiếp dâm trẻ em (đối với trẻ 13 tuổi) hay không? 18 Thứ hai, việc xác định ý thức chủ quan người phạm tội nạn nhân trẻ em Mặt chủ quan tội Hiếp dâm trẻ em thể qua việc thực hành vi phạm tội với lỗi cố ý ho n to n Người thực hành vi nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội thông qua h nh vi khách quan v đối tượng tác động Thực tế, để xác định ý thức chủ quan người phạm tội trẻ em phức tạp Với phát triển xã hội nay, trẻ em chăm sóc điều kiện tốt nên thể chất phát triển tốt, vóc dáng cao, lớn, bề ngồi nhìn giống người lớn Mặt khác, với trình độ khoa học cơng nghệ thơng tin bùng nổ nay, trẻ em tuổi nhỏ hay có h nh vi bắt chước người lớn tị mị giới tính lại khơng hướng dẫn cách Một số trường hợp nạn nhân nói sai độ tuổi cố ý nói sai để người phạm tội có hội thực hành vi giao cấu Trong tình này, việc xác định tội danh nhiều quan điểm nên thực tiễn quan tiến hành tố tụng có không thống tội danh người phạm tội - Quan điểm thứ cho cần xác định độ tuổi thực trẻ em l độ tuổi 16 tuổi mà không cần chủ thể nhận biết đối tượng giao cấu có phải trẻ em hay không - Quan điểm thứ cho cần xác định độ tuổi thực trẻ em ý thức chủ thể tội phạm nhận thức đối tượng giao cấu trẻ em Thực tiễn đa số ủng hộ xử lý theo quan điểm thứ đảm bảo ngun tắc có lỗi luật hình sự, thể quy kết tội cách khách quan, công minh, đảm bảo tính nghiêm minh pháp luật nói chung Đó l lý thuyết, mặt thực tế, số trường hợp người phạm tội không quan tâm đến việc nạn nhân có trẻ em hay khơng mà thực h nh vi để cố đạt thỏa mãn dục vọng truy cứu trách nhiệm hình theo quan điểm thứ hai lại không thỏa mãn dấu hiệu ý thức việc giao cấu với trẻ em (tức không thỏa mãn lỗi cố ý trực tiếp) nên định tội hiếp dâm trẻ em Trong trường hợp truy cứu tội nhẹ khơng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi gây ra, mà hậu giống vụ án hiếp dâm trẻ em khác m người phạm tội biết rõ nạn nhân trẻ em Trường hợp khác, người phạm tội nhầm lẫn bị nạn nhân cố ý che giấu tuổi thật (nói dối, dùng chứng minh nhân dân giả,….) người phạm tội hưởng mức phạt nhẹ trường hợp thông thường khác Thứ ba, việc xác định hành vi thuộc mặt khách quan người phạm tội Đối với tội phạm Hiếp dâm trẻ em m đối tượng trẻ em chưa đủ 13 tuổi, người phạm tội lúc n o thực hành vi giao cấu đạt mục đích giao cấu lần thực tội phạm nạn nhân Tại khoản Điều 112 BLHS quy định “Trong trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi phạm tội hiếp dâm trẻ em……” l trường hợp m người phạm tội có h nh vi “giao cấu” với nạn nhân, trường hợp có lần người phạm tội không thực hành vi “giao cấu” m thực hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm tội danh độc lập khác việc định tội danh xử lý nào? Có nhiều hướng quan điểm sau: - Quan điểm thứ cho rằng, hành vi người phạm tội cho dù đạt việc “giao cấu” hay không trẻ chưa đủ 13 tuổi thỏa mãn quy định khoản 19 Điều 112 BLHS, tức l người phạm tội cho dù thực nhiều lần phạm tội, có lần giao cấu được, có lần khơng phạm tội với trẻ chưa đủ 13 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình theo khoản Điều 112 BLHS tội Hiêp dâm trẻ em Quan điểm cho rằng, hành vi tội phạm có mối quan hệ hữu với nhau, việc đạt giao cấu hay không không quan trọng, không dấu hiệu bắt buộc để xem xét định tội Và phạm tội với trẻ chưa đủ 13 tuổi khung hình phạt rộng: từ mười hai năm đến hai mươi năm tù giam, tù chung thân tử hình Nên tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi xem hành vi khác tình tiết tăng nặng mà định mức hình phạt tương xứng - Quan điểm thứ hai cho rằng, hành vi người phạm tội trẻ chưa đủ 13 tuổi, lần đạt mục đích giao cấu định tội Hiếp dâm trẻ em, lần không đạt giao cấu mà hành vi thỏa mãn tội danh độc lập khác định thêm tội danh độc lập đó, chẳng hạn tội Dâm ô với trẻ em Theo lý luận chung giáo trình trường đại học tội Dâm trẻ em có đối tượng tác động trẻ em từ đủ 13 đến 16 tuổi Theo tài liệu nghiên cứu, sách chuyên khảo phân tích đối tượng tác động tội Dâm ô trẻ em trẻ em chưa đủ 16 tuổi, tức bao gồm trẻ 13 tuổi Điều luật 116 BLHS quy định chung chung l “Người n o th nh niên m có h nh vi dâm trẻ em bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm….” Thực tiễn định tội danh quan tiến hành tố tụng ủng hộ quan điểm thứ hai thường xử lý theo luồng quan điểm n y định thành tội người phạm tội Vì có nhiều quan điểm khác nên hướng xử lý quan có thẩm quyền khác Việc định tội danh khác quan có thẩm quyền khác dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm hình người phạm tội khác nhau, làm hạn chế tính nghiêm minh pháp luật thông qua chế tài áp dụng tội phạm Thứ tư, xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình v độ tuổi nạn nhân Thực tiễn cho thấy, loại tội phạm ngày trẻ hóa đối tượng bị xâm hại tình dục v người phạm tội trẻ chưa th nh niên ng y c ng gia tăng, trở thành vấn đề đáng báo động xã hội Trong vụ án hình xâm phạm tình dục, việc xác định tuổi quan trọng, đóng vai trị l tình tiết định tội, định khung tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình Trong nhiều trường hợp, việc xác định tuổi sở để định tội, ví dụ tội phạm quy định Điều 112 BLHS (tội hiếp dâm trẻ em); Điều 114 BLHS (tội cưỡng dâm trẻ em); Điều 115 BLHS (tội giao cấu với trẻ em);… Hậu vụ án hiếp dâm trẻ em l khôn lường, đo lường cho yếu tố tổn thất tinh thần, nên việc tội phạm tuổi chưa đến mức chịu trách nhiệm hình (dưới 14 tuổi) phạm tội cách đặc biệt nghiêm trọng mà chịu chế t i tương xứng với hành vi phạm tội có bảo đảm tính nghiêm minh tối thượng luật pháp hình sự? Thực tiễn cơng tác xét xử cho thấy số bị can phạm tội nhiều lần chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình nên không bị khởi tố xử lý mà đưa địa phương giáo dục, quản lý Bên cạnh đó, độ tuổi trẻ em nhỏ trách nhiệm hình người phạm tội cao Mức hình phạt l khác lứa tuổi khác quy định khoản 1, 2, 3, Điều 112 BLHS Việc xác định tuổi bị hại xác việc ấn định khung hình phạt việc lượng hình Hội đồng xét xử xác 20 v tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội Tại quận, huyện vùng ven thành phố, l nơi có số lượng dân nhập cư sinh sống nhiều, việc làm giấy khai sinh không đầy đủ, có nhiều trường hợp đến chưa có giấy khai sinh làm giấy khai sinh sau sinh đến năm (thậm chí nhiều hơn) nên ng y tháng năm sinh giấy khai sinh không xác, có trường hợp người bị hại khơng biết ng y tháng năm sinh nên quan tiến hành tố tụng đến hỏi bố mẹ bị hại, nhu cầu cơm áo gạo tiền nên bố mẹ bị hại đơi khơng nhớ xác; vậy, quan tiến hành tố tụng đoán chừng ng y, tháng, năm sinh trẻ bị xâm hại theo lời khai mà phải tuân thủ nguyên tắc thống vấn đề Đó l mặt nhận thức lý luận, mặt quy định pháp luật hình có số bất cập sau: - Điều 47 BLHS quy định việc định hình phạt nhẹ quy định Bộ luật: “Khi có hai tình tiết giảm nhẹ quy định khoản Điều 46 Bộ luật này, Tồ án định hình phạt mức thấp khung hình phạt mà điều luật quy định phải khung hình phạt liền kề nhẹ điều luật; trường hợp điều luật có khung hình phạt khung hình phạt khung hình phạt nhẹ điều luật, Tồ án định hình phạt mức thấp khung chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn…” Khi áp dụng quy định Điều 47 BLHS vào vụ án cụ thể gặp vướng mắc Việc nhà làm luật quy định cấu trúc khung hình phạt Điều 112 có chỗ chưa phù hợp cho việc áp dụng Điều 47 BLHS Theo đó, quy định Điều 112 khung hình phạt liền kề khoản khoản 3, khung hình phạt liền kề khoản khoản 2, khung hình phạt liền kề khoản khoản Nhưng khung hình phạt quy định khoản điều luật mức hình phạt khởi điểm lại thấp mức hình phạt khởi điểm quy định khoản (mười hai năm so với hai mươi năm) v với mức hình phạt khởi điểm quy định khoản điều n y (cũng l mười hai năm tù) Vì vậy, trường hợp bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xứng đáng áp dụng quy định Điều 47 BLHS việc xác định mức án khung hình phạt liền kề nhẹ l bất hợp lý Nếu áp dụng khung hình phạt liền kề khoản mức khởi điểm lại cao khoản 4; áp dụng theo mức hình phạt khởi điểm khoản lại có mức hình phạt khởi điểm v việc áp dụng quy định Điều 47 BLHS khơng có ý nghĩa; coi khoản khung hình phạt liền kề nhẹ để áp dụng lại khơng tinh thần Điều 47 BLHS - Thực tiễn xét xử tội Hiếp dâm trẻ em cho thấy có nhiều trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ tình tiết tăng nặng TNHS, khơng có hướng dẫn cụ thể nên định mức hình phạt cụ thể bị cáo, Hội đồng xét xử thường cân nhắc đến tình tiết giảm nhẹ mà bỏ qua tình tiết tăng nặng TNHS thấy có nhiều tình tiết giảm nhẹ tình tiết tăng nặng nhằm mục đích xem xét theo hướng có lợi cho bị cáo Hoặc có trường hợp, cân nhắc đến tình tiết tăng nặng tình tiết định khung hình phạt, khơng cân nhắc tình tiết giảm nhẹ m người phạm tội đáng xem xét, Hội đồng xét xử định hình phạt thiếu khách quan, sai sót việc áp dụng 21 đường lối xử lý hình sự, khơng thực ngun tắc nhân đạo XHCN mà tuyên mức phạt cao người phạm tội - Việc thiếu hướng dẫn cụ thể áp dụng quy định khoản Điều 46 BLHS xem “những tình tiết khác tình tiết giảm nhẹ” dễ dẫn đến việc tùy nghi xét xử áp dụng tình tiết giảm nhẹ vào việc lượng hình người phạm tội Thực tiễn khách quan vụ án xảy nhân thân người phạm tội không trường hợp giống trường hợp n o, có trường hợp nhiều tình tiết giảm nhẹ tình tiết tăng nặng TNHS… Nhưng luật quy định có từ hai tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định khoản Điều 46 m chưa quy định bao hàm việc có từ hai tình tiết giảm nhẹ mà tình tiết khoản Điều 46 BLHS có xem xét giảm nhẹ hình phạt? Mặt khác, trường hợp bị cáo có từ hai tình tiết giảm nhẹ quy định khoản điều 46 trở lên lại có thêm nhiều tình tiết tăng nặng quy định Điều 48 BLHSthì chưa có hướng dẫn cụ thể đường lối xử lý hình phạt cụ thể bị cáo Điều có ảnh hưởng nhiều đến loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có mức án cao tử hình nói chung tội Hiếp dâm trẻ em nói riêng Để chứng minh tội phạm l thực h nh vi “giao cấu” với nạn nhân Tuy nhiên, n o coi l “giao cấu” ? chưa giải thích hướng dẫn cụ thể Theo Tổng kết v hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm số tội phạm khác tình dục số 329-HS ngày 15/5/1967 Tòa án nhân dân tối cao qua thực tiễn nhiều năm áp dụng pháp luật quan tiến hành tố tụng quan niệm truyền thống người dân Việt Nam h nh vi “giao cấu” hiểu theo nghĩa truyền thống Nhưng thực tiễn cách thức giao cấu đa dạng v đặc biệt xuất tình trạng ép buộc cưỡng quan hệ tình dục người giới tính Do vậy, để đảm bảo phản ánh yêu cầu thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm xâm hại tình dục, bên cạnh việc thực hành vi giao cấu, Điều 141, 142, 143, 144, 145 BLHS năm 2015 bổ sung thêm trường hợp người phạm tội “thực hành vi quan hệ tình dục khác m không đồng ý nạn nhân” bị coi thực tội phạm Trong điều 142 Tội hiếp dâm người 16 tuổi BLHS năm 2015, có sửa đổi sách hình hành vi giao cấu với trẻ em 13 tuổi Theo quy định BLHS năm 1999 khoản điều 112 có quy định hành vi giao cấu với trẻ em 13 tuổi phạm tội hiếp dâm phải chịu khung hình phạt cao tội này, phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân tử hình.Tuy nhiên, qua tổng kết thực tiễn thi h nh BLHS 1999 qua khảo sát số địa phương cho thấy, nhiều trường hợp giao cấu với trẻ em 13 tuổi, với phát triển thể chất số em em trưởng th nh so với độ tuổi việc giao cấu thuận tình Do vậy, việc quy định hành vi giao cấu với trẻ em 13 tuổi phải chịu khung hình phạt cao điều luật nghiêm khắc Do vậy, để phân hóa sách xử lý hình hành vi giao cấu với trẻ em 13 tuổi, Tại điểm b khoản Điều 142 BLHS năm 2015 khẳng định hành vi giao cấu với trẻ em 13 tuổi phạm tội hiếp dâm trẻ em, tùy v o tính chất, mức độ nguy hiểm trường hợp cụ thể mà cân nhắc xử lý theo khung hình phạt tương ứng, từ khoản đến khoản Điều 142 BLHS năm 2015 22 Thêm nữa, số điều luật BLHS năm 2015 cụ thể Điều 122, 144, 145, 146 147, nạn nhân phải có chứng đầy đủ h nh vi bị xâm hại, bị tổn hại tinh thần thể xác giám định mức cao 31% đến 60% l điều vô lý Có khung hình phạt u cầu trẻ phải bị xâm hại từ lần trở lên, kẻ phạm tội phải xâm hại từ trẻ trở lên hay trẻ bị ảnh hưởng mức độ 60% thử hỏi em cịn ạ? Có phải đặt nặng vào chứng tỷ lệ thương tật để định tội cho hành vi mà đứa trẻ nạn nhân mức độ n o thật đáng ghê tởm hay không? Nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại, người nhà mệt mỏi với việc đưa đến quan tố cáo em bị hỏi nhiều, phải giám định nhiều lần, chí khơng trường hợp quan điều tra không “mặn m ” điều tra Điều khiến em bị ảnh hưởng tâm lý lớn Trong đó, với khung hình phạt nay, cần phải thắt chặt để xử nghiêm đối tượng xấu xã hội Nhiều điều luật sử dụng từ ngữ “có thể”, tức kẻ phạm tội bị phán khơng, vây nên có chuyện luật Việt Nam có nhiều xử chưa trúng 2.2.2 Khó khăn, vƣớng mắc Thứ nhất, xảy hành vi xâm phạm tình dục trẻ em, để có khởi tố, truy tố xét xử bị cáo tội danh cần phải có kết luận giám định pháp y vật chứng có liên quan để l m cứ, khẳng định l người thực hành vi phạm tội bị khởi tố, truy tố, xét xử tội Hiếp dâm trẻ em quy định Điều 112 Bộ luật Hình Trên thực tế có nhiều vụ Hiếp dâm trẻ em không đủ sở để đưa người phạm tội trước pháp luật Có nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại, gia đình biết lưỡng lự cách giải dẫn đến khai báo muộn, cách thu giữ vật chứng cần thiết để giao nộp cho quan chức nên vô hình chung tạo điều kiện để người thực hành vi phạm tội có đủ thời gian xóa hết dấu vết Có trường hợp sau bị xâm hại thời gian d i, người bị hại tố cáo hành vi người phạm tội sợ danh dự, nhân phẩm thân v gia đình bị ảnh hưởng Do đó, việc thu thập chứng đầy đủ, xác gặp nhiều khó khăn (vùng kín bị hóa sẹo, khơng thu tinh dịch…) nên khó để xác định người bị hại có bị hiếp dâm hay không v l người thực h nh vi Do đó, việc điều tra, truy tố xét xử Tòa án trường hợp khó khăn Trong nhiều vụ án Tịa án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm, vụ án đưa xét xử, bị cáo tư vấn luật sư, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp lý n o không đồng ý với kết luận giám định pháp y nhận trước nên đề nghị với Hội đồng xét xử cho giám định pháp y lại, dẫn đến kéo dài thời gian v gây khó khăn cho q trình giải vụ án Tịa án Thứ hai l khó khăn phát sinh từ phía người bị hại Trong nhiều vụ án, quan điều tra hồ sơ vụ án thể quan điểm rõ ràng khẳng định hành vi bị cáo xâm hại họ, trình chờ xét xử, gia đình bị cáo v gia đình người bị hại thỏa thuận, thống với chí tác động n o (có thể bị đe dọa hứa hẹn) nên phiên tòa người bị hại lại thay đổi 23 lời khai, phủ nhận lời khai trước v mực bảo vệ bị cáo, cho bị cáo không thực h nh vi họ hồ sơ vụ án thể hiện,…qua gây nhiều khó khăn cho Hội đồng xét xử trình giải quyết, xét xử vụ án Trong vụ án, người bị hại v gia đình người bị hại thường có tâm lý e ngại, lo sợ ảnh hưởng đến danh dự, sống gia đình nên nhiều người chưa dám lên tiếng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp thân họ người thân bị xâm hại Khi xảy vụ việc, họ thường không trình báo với quan có thẩm quyền mà giấu diếm, bỏ qua tự thỏa thuận với người có hành vi phạm tội v gia đình người phạm tội gây khó khăn cho cơng tác điều tra, truy tố, xét xử Trong trình giải vụ án, thời gian xảy lâu, hợp tác không chặt chẽ người phạm tội, người bị hại nên việc giám định quan có thẩm quyền gặp khó khăn, ảnh hưởng đến kết giải vụ án Bên cạnh đó, số loại tội phạm liên quan đến bạo lực tình dục xảy nội gia đình nên việc phát hiện, tố giác xử lý gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân nhận thức người bị xâm hại cịn hạn chế, không tố giác kịp thời hành vi xâm hại tình dục Trong trường hợp n y, người bị bạo hành tình dục gia đình phụ nữ, trẻ em, có thái độ cam chịu khơng dám tố cáo với quyền địa phương, tổ chức đo n thể để có biện pháp can thiệp kịp thời mà âm thầm chịu đựng chịu đựng gửi đơn tố cáo hành vi xâm hại tình dục Khi Tịa án u cầu cung cấp chứng khơng cung cấp chứng chứng minh có hành vi xâm hại, gây khó khăn cho Tịa án việc giải quyết, xét xử vụ án Thứ ba, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm tội phạm xâm hại tình dục phụ nữ trẻ em Tuy nhiên, vụ án Hiếp dâm trẻ em vụ án nhạy cảm (đặc biệt vụ án m người bị hại trẻ em gái vụ án mang tính chất loạn luân người quan hệ huyết thống họ hàng thân thiết) người bị hại thường có có tâm lý e ngại, khơng muốn vụ việc đưa xét xử công khai vấn đề tâm lý sợ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm Do vậy, vụ án hiếp dâm trẻ em đưa xét xử lưu động cơng khai, có nhiều vụ việc cần đưa xét xử lưu động công khai nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật v răn đe, ngăn chặn hạn chế hành vi vi phạm tội phạm tương tự xảy Thứ tư, nhận thức pháp luật số người dân, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hạn chế Nhiều người chưa nhận thức hành vi họ thực vi phạm pháp luật danh dự, nhân phẩm họ bị xâm hại, phổ biến hành vi giao cấu với trẻ em Thông thường bị cáo v người bị hại có quan hệ tình cảm, chí có trường hợp gia đình bị cáo v người bị hại tổ chức đám cưới cho hai người, tạo điều kiện cho bị cáo thực hành giao cấu với người bị hại Do việc phát hiện, xử lý hành vi phạm tội chưa triệt để, số trường hợp hai bên cịn che giấu, khơng hợp tác trình giải vụ án Thứ năm, số vụ án, việc xác định tuổi người bị hại gặp nhiều khó khăn, quan tiến hành tố tụng áp dụng nhiều biện pháp khơng xác định xác tuổi người bị hại để xác định người bị hại có phải trẻ em hay khơng Có trường hợp bị hại khơng có giấy khai sinh gốc, có giấy khai sinh 24 ng y, tháng, năm sinh khơng xác giấy khai sinh ghi năm sinh Có vụ án cha, mẹ người bị hại nhớ nhầm ngày sinh người bị hại (ngày âm lịch, dương lịch) nên cấp phúc thẩm phải hủy án cấp sơ thẩm Cũng có trường hợp lời khai bố, mẹ bị hại giấy tờ, lý lịch hồ sơ ng y, tháng, năm sinh giống quan tiến hành tố tụng lại thu chứng khác với tài liệu kể Có trường hợp không xác định năm sinh người bị hại, quan tiến hành tố tụng l m thủ tục để tiến h nh giám định tuổi họ kết giám định quan chun mơn lại khác nhau, chí mâu thuẫn với tài liệu điều tra khác nên gây khó khăn cho quan tiến hành tố tụng, có Tòa án việc đánh giá, sử dụng tài liệu chứng 2.2.3 Nguyên nhân Trước hết tâm lý xấu hổ, e ngại, không muốn đứng tố cáo việc bị phát gia đình bị hại Hay có gia đình bị đe dọa khơng dám tố cáo Tâm lý ngại động chạm vấn đề tế nhị, ngại đối đầu ngại đ m tiếu từ dư luận xã hội đặt nặng vấn đề trinh tiết trách nhiệm người phụ nữ việc gìn giữ tiết hạnh… làm ảnh hưởng tới tương lai gia đình v nạn nhân, l r o cản lớn khiến nhiều người vượt qua để tố giác vụ việc Trên thực tế, nhiều trường hợp chia sẻ, nhiều người phải chấp nhận nhìn kẻ liên quan nhởn nhơ ngo i vịng pháp luật, chí có h nh động thách thức Họ cho l cách tốt để bảo vệ danh dự, tương lai cho người thân ” Đây l lý khiến vụ xâm hại trẻ em khó bị phát Quy định luật chứng để chứng minh tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em không rõ ràng Sự việc xảy sau thời gian m không phát tố cáo khó để thu thập chứng (giám định, truy nguyên mẫu tinh dịch…) Đôi việc dựa vào lời khai nạn nhân khiến quan tiến hành tố tụng cho khơng có để xử lý vụ việc Các quy định luật người tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp bị hại vụ án xâm hại tình dục cịn q nhiều bất cập Cụ thể, BLTTHS h nh không quy định rõ thời điểm tham gia luật sư l người bảo vệ quyền lợi cho bị hại thủ tục tham gia bảo vệ khiến cho quyền người bảo vệ quyền lợi cho bị hại hạn chế nhiều, có việc khơng tiếp xúc với bị can, bị cáo, không tham gia từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can Đặc biệt, vụ án, bị hại l người chưa th nh niên khơng định để bảo vệ quyền lợi Trong bị cáo l người chưa th nh niên trợ giúp pháp lý v định luật sư Việc xâm hại tình dục trẻ em để lại hậu lâu d i, gia đình v bị hại cảm nhận V khơng có bù đắp vết thương thể chất tinh thần mà bị hại v người thân họ phải gánh chịu Việc quy định bồi thường thỏa đáng cho bị hại v người thân họ cần thiết, góp phần xoa dịu nỗi đau họ Tuy nhiên, quy định luật bồi thường thiệt hại cho sức khỏe, danh dự, nhân phẩm tổn thất tinh thần nạn nhân bị xâm hại thấp, chưa kể 25 khơng có quy định bồi thường tổn thất tinh thần cho gia đình, người thân nạn nhân – người bị ảnh hưởng nghiêm trọng tội phạm xâm hại tình dục KẾT LUẬN CHƢƠNG Nhiều vụ án xảy có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thể suy đồi đạo lý nghiêm trọng, coi thường tính mạng, sức khỏe nhân phẩm phụ nữ trẻ em, gây xúc dư luận xã hội, bố đẻ hiếp dâm gái ruột, anh trai hiếp dâm em gái, chồng hiếp dâm riêng vợ, ông ngoại hiếp dâm cháu, nhiều người hiếp dâm người, người bị hại vụ hiếp dâm nhỏ tuổi, XHTD l m người bị xâm hại mang thai sinh con, hiếp dâm giết người nhằm trốn tránh tố giác người bị hại, trốn tránh phát hiện, trừng trị pháp luật Xác định vụ XHTD để lại hậu nặng nề, người bị hại khơng bị tổn thương thể chất mà cịn sống sợ hãi ám ảnh; đồng thời người bị hại, đặc biệt em gái nhỏ tuổi khó hịa nhập lại với cộng đồng, sống biệt lập giới riêng Do vậy, để góp phần ngăn chặn tệ nạn XHTD, từ sớm Tòa án nhân dân tối cao ban h nh văn (Công văn số 73-TK ngày 2/3/1995 đường lối xét xử loại tội phạm XHTD trẻ em) hướng dẫn tồn hệ thống Tịa án chủ động làm việc với quan Công an v Viện kiểm sát cấp nắm tình hình có kế hoạch phối hợp từ giai đoạn điều tra để nhanh chóng đưa truy tố, xét xử người có hành vi XHTD phụ nữ trẻ em; xử phạt thật nghiêm khắc với hình phạt cao khung hình phạt điều luật áp dụng; đồng thời phải áp dụng thêm hình phạt bổ sung theo quy định Bộ luật Hình cần tổ chức phiên tòa địa bàn xảy tội phạm v đưa tin công khai phương tiện đại chúng để phát huy kết phiên tòa nhằm ngăn chặn tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em 26 CHƢƠNG MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 3.1 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM Trong năm gần Việt Nam, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng ng y c ng gia tăng Đáng nói hơn, khơng trẻ em nữ mà trẻ em nam bị xâm hại tình dục Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em nam l người Việt Nam người nước Thủ đoạn kẻ phạm tội sử dụng dịch vụ du lịch, dùng tên nặc danh để lôi kéo, xâm hại trẻ em nam lang thang có hồn cảnh khó khăn, trẻ dễ bị tổn thương Đáng ý l nh trường, gia đình v thân em chưa biết kỹ tự bảo vệ trẻ em môi trường mạng Do thiếu kiến thức kỹ m nhiều h nh động bố mẹ, thầy cơ, v em vơ hình chung đẩy em đến nguy bị xâm hại môi trường mạng Việc trẻ em bị lạm dụng, bóc lột qua mạng internet để lại hậu nghiêm trọng tâm lý, sức khỏe, học tập trẻ em, chí dẫn đến tự tử Các loại tội phạm truyền thống có xu hướng chuyển sang hoạt động cơng nghệ cao, đặc biệt tội phạm xâm hại tình dục trẻ em Đối tượng sử dụng mạng xã hội, diễn đ n internet, nhắn tin trực tuyến để phạm tội ngày tinh vi Với cách này, tội phạm không cần lộ diện, không tốn nhiều công sức mà đạt mục đích Đặc biệt, với 31% dân số Việt Nam dùng mạng xã hội Facebook nguy trẻ bị xâm hại từ hình ảnh người thân phát tán thực trạng đáng báo động Tại tỉnh Kon Tum, theo số liệu phân tích thấy rằng, môi trường xã hội ngày tiềm ẩn nhiều nguy dẫn đến trẻ em bị xâm hại tình dục Những ấn phẩm đồi trụy, internet, phim ảnh ngồi luồng có tính chất bạo lực, khiêu dâm… tượng tiêu cực khác xã hội tác động mạnh đến tư tưởng, lối sống phận lớp trẻ Ngoài ra, hệ thống bảo vệ trẻ em nước ta chưa nước khác giới, bên cạnh việc pháp luật xử lý nghiêm minh đối tượng phạm tội việc phịng ngừa, phát sớm, can thiệp kịp thời để giảm thiểu loại bỏ nguy trẻ bị xâm hại tình dục việc phải đặt giải pháp cấp bách trước để xảy vụ án đau lịng Nhìn nhận lại vụ án xâm hại tình dục cho thấy, đối tượng thực h nh vi đa số có mối quan hệ quen biết với gia đình nạn nhân Đó l h ng xóm, bạn bè bố mẹ, anh em, chí bố đẻ, bố dượng Chính mà khơng gia đình cảnh giác, đề phòng trước đối tượng Nạn nhân thường cháu nhỏ khơng có đầy đủ khả để tự bảo vệ mình, trước xâm hại đối tượng, trước pháp luật Nhiều cháu bị đối tượng đe dọa nên giấu gia đình trở thành nạn nhân hành vi xâm phạm tình dục thời gian dài Thêm v o đó, vụ án, gia đình có quan tâm đến mình, biểu khơng bình thường Nhiều vụ việc diễn thời gian d i gia đình khơng hay biết, đến gái mang thai gần đến ngày sinh, cha mẹ tá hỏa mang đến sở y tế muộn Bởi khả nhận thức tự bảo vệ trẻ em 27 nhiều hạn chế nên em l đối tượng có nguy bị lạm dụng, xâm hại tình dục cao Do vậy, với tốc độ tăng trưởng nề kinh tế thị trường, giao thoa chọn lọc phần người xã hội làm cho tình hình tội phạm, tội hiếp dâm trẻ em ngày có chiều hướng khơng thể thun giảm m cịn tăng với tốc độ chóng mặt Vì vậy, địi hỏi cần phải có hệ thống giải pháp hữu hiệu chế t i đủ mạnh, đủ sức răn đe, tuyên truyền, giáo dục để giảm bớt tình trạng gia tăng tội phạm 3.2 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ng y c ng gia tăng số lượng v để lại hậu nặng nề Nạn nhân không bị tổn thương thể chất mà cịn ln sống sợ hãi ám ảnh Các chuyên gia pháp lý cho ngăn ngừa loại tội phạm đường pháp lý l chưa đủ Qua nghiên cứu lý luận thực tiễn xét xử TAND tỉnh Kon Tum, với nhận thức cịn nhiệu hạn chế, thiếu sót, học viên xin đưa giải pháp, cụ thể: - Từ phân tích thực tế trên, học viên mạnh dạn kiến nghị bổ sung sửa đổi Luật Hình số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 tội xâm hại tình dục trẻ em Cụ thể kiến nghị sửa đổi điều khoản 122, 144, 145, 146 147 - Cần có hướng dẫn định nghĩa thuật ngữ “giao cấu”, thay đổi nhận thức định nghĩa thuật ngữ n y có ý nghĩa việc xác định chủ thể rộng tội Hiếp dâm Hiếp dâm trẻ em Nó giúp quan có thẩm quyền xác định tội danh theo luật định, đảm bảo hợp pháp việc định tội Điều phù hợp với chủ thể phạm tội nữ, thực tiễn xuất vài tình chủ thể phạm tội nữ tạo tình trạng khơng thể tự vệ để giao cấu trái ý muốn với nạn nhân nam nạn nhân hồn tồn khơng có ý muốn mà khơng bị định tội hiếp dâm Bổ sung hoàn thiện quy định lý luận phù hợp với thực tiễn học tập kinh nghiệm số nước có pháp luật tiến giới - Để định tội “Hiếp dâm trẻ em” cần thiết lưu ý đến ý thức chủ quan người phạm tội Các quan tiến hành tố tụng v quan có thẩm quyền khác cần xây dựng hướng dẫn sở để kết luận người phạm tội biết buộc phải biết đối tượng giao cấu trẻ em Trong trường hợp, người phạm tội bị nạn nhân lừa dối chủ quan nạn nhân không rõ tuổi thật cân nhắc tình tiết xem xét giảm nhẹ mức hình phạt Xem xét mức độ nhận thức trẻ em dù nam hay nữ có khiếm khuyết mặt nhận thức độ tuổi 16 Cần xem xét thêm “đồng thuận giao cấu” với người khác trẻ 16 tuổi, độ tuổi n y chưa ho n to n phát triển toàn diện mặt thể chất tư duy, nhận thức nhằm để tiến đến bảo vệ tốt quyền bất khả xâm phạm tình dục trẻ em độ tuổi Hiện tình trạng trẻ em nam nữ quan hệ với cịn học sinh có độ tuổi 16 trở nên phổ biến, phát triển tâm sinh lý, dậy sớm…Do đề xuất nhà lập pháp nghiên cứu thêm để có định hướng sửa đổi v nên xem xét hai trẻ em tuổi 28 trẻ em nữ lớn tuổi trẻ em nam đồng thuận giao cấu với trẻ em nam khơng phạm tội hiếp dâm trẻ em nữ - Hành vi khách quan tội Hiếp dâm trẻ em có sử dụng vũ lực, so sánh với tội danh khác tội Giết người, Cố ý gây thương tích,… nên cần thiết quy định thêm số tình tiết định khung khác khoản 2, khoản điều luật 112 BLHS 1999 nhằm đảm bảo thống phân hóa trách nhiệm hình loại tội phạm, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm truy cứu trách nhiệm hình với tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi gây - Xem xét quy định mức phạt cần có nối tiếp nhau, khơng chồng lấn mức hình phạt khoản điều luật nhằm đạt mức độ xác cao định hình phạt Mức hình phạt quy định đa số điều luật có “chồng lấn” khoản khơng riêng Điều luật 112 BLHS 1999 Điều nầy, mặt lý luận, khơng bảo đảm việc đo lường hình phạt dành cho loại tội phạm theo tinh thần luật hình quy định Điều BLHS Chằng hạn: mức phạt khoản từ năm đến 12 năm; khoản từ 12 năm đến 18 năm, khoản từ 18 năm đến chung thân, tử hình,… Bên cạnh đó, khẳng định cần thiết giữ nguyên hình phạt tử hình cho loại tội tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm so với nạn nhân nhỏ tuổi, hậu khơng thể đo lường ảnh hưởng nặng nề thể lực tâm lực, ảnh hưởng tinh thần nạn nhân, gia đình, họ h ng v mơi trường lành mạnh xung quanh Mặc dù, áp dụng thực tiễn, song lại có tính chất răn đe cao ý thức pháp luật người dân - Cần quy định rõ r ng, hướng dẫn cụ thể “tình tiết khác tình tiết giảm nhẹ” quy định khoản Điều 46 BLHS 1999 Đại đa số án năm gần hay sử dụng quy định n y để áp dụng lượng hình bị cáo Có thể tổng hợp, chọn lọc “tình tiết khác” nêu án n y để xây dựng sở hướng dẫn cụ thể trường hợp n o xem “tình tiết khác tình tiết giảm nhẹ” hướng đến việc áp dụng pháp luật thống nhất, quy định, tránh việc tùy tiện “hiểu được”, tạo khoảng trống tùy nghi xử lý định hình phạt Bổ sung vào khoản Điều 46 BLHS số tình tiết mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như: Người phạm tội l thương binh, có người thân thích vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột liệt sĩ; Người phạm tội người bị tàn tật bị tai nạn lao động cơng tác có tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên; Người bị hại có lỗi; Gia đình người phạm tội sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho người phạm tội… - Xây dựng chế nâng cao trách nhiệm, trình độ đội ngũ cán Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thông qua lớp tập huấn, đ o đạo - bồi dưỡng chuyên môn Bảo đảm để đội ngũ điều tra, truy tố, xét xử đ o tạo, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ, n tâm cơng tác, phát huy tinh thần công tâm, trách nhiệm tinh thần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền người, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Ban h nh qui chế phối hợp, tổ chức họp rút kinh nghiệm kỹ chuyên môn quan tiến hành tố tụng việc giải vụ án hiếp dâm trẻ em Thường xuyên tổng kết, đánh giá việc áp dụng pháp luật trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hiếp dâm trẻ em, thông qua Hội nghị chuyên đề, tham luận nghiên cứu khoa học, từ có ý kiến, kiến nghị với quan hữu quan khác quy định bổ sung, sửa đổi quy định luật hình nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn 29 Hiện nay, sách khen thưởng, bồi dưỡng cán công tác ng nh tư pháp hình chưa coi trọng mức, chế độ tiền lương, chế độ thưởng chế độ phụ cấp khác cịn thấp nên dẫn đến tiêu cực trình giải vụ án, khơng đảm bảo tính nghiêm minh, cơng bằng, khách quan vụ án - Trẻ bị XHTD chịu tổn thương nặng nề thể xác, mà phải gánh chịu bất ổn tâm lý, khó trở lại sống bình thường trước Sự im lặng người khiến trẻ nhận thức lệch lạc vấn đề trên, chí tự buộc tội thân chuyện xấu xảy kẻ phạm tội chịu trách nhiệm gì, có nguy tiếp tục gây án Do vậy, cần có vào quan, ban, ng nh liên quan nhằm giúp nâng cao nhận thức cho người chăm sóc, bảo vệ trẻ, đẩy lùi rào cản việc lên tiếng địi hỏi cơng cho người bị hại Cần tăng cường thông tin hướng dẫn biện pháp bảo vệ trẻ để người chăm sóc, bảo vệ trẻ chủ động phòng, chống nguy bị XHTD; hướng dẫn trẻ kỹ tự bảo vệ việc đưa nội dung quyền nhân thân, bất khả xâm phạm… v o chương trình giáo dục học đường” Hiện nay, nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em đưa ánh sáng, kẻ phạm tội bị trừng trị Tuy nhiên để ngăn ngừa tình trạng loại tội phạm nguy hiểm khơng có biện pháp mang tính pháp lý mà cần quan tâm vào bậc phụ huynh, gia đình v xã hội Tích cực nâng cao biện pháp quản lý nâng cao nhận thức tự bảo vệ trẻ Các gia đình có trẻ em gái, cần có biện pháp quản lý, bảo vệ em cách an to n, thường xuyên quan tâm, chăm sóc để trẻ em ln sống môi trường lành mạnh Đồng thời cần trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ sống cần thiết để tự bảo vệ tránh xa kẻ xấu Mặt khác, cần tố giác phát có xâm hại tình dục trẻ em, phổ biến sâu rộng quyền trẻ em để trẻ nhận thức tầm quan trọng cấp thiết vấn đề bảo vệ thân trước xấu, độc hại Đồng thời, gia đình v xã hội cần trang bị kiến thức trẻ em, khuyến khích trẻ tố cáo kẻ xâm hại Tránh trường hợp trẻ em bị lạm dụng nhiều lần, nhiều năm m không bị phát giác Đồng thời tổ chức xã hội cần làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tránh tình trạng nhiều gia đình biết bị xâm hại khơng tố cáo tội phạm sợ chuyện riêng tư gia đình bị nhiều người biết, sợ xấu hổ, sợ rắc rối nên họ im lặng cho êm chuyện Những suy nghĩ thiếu đắn vơ hình trở thành chắn che đậy tội ác tên yêu râu xanh đội lốt bậc làm cha, làm Gia đình cần quản lý chặt chẽ hơn, đặc biệt l người mẹ Trong gia đình, người mẹ vừa mẹ vừa bạn với con, việc quan tâm, gần gũi, quản lý chặt chẽ mẹ giúp tạo hàng rào bảo vệ từ xa 30 KẾT LUẬN Các tội xâm hại tình dục quy định BLHS Việt Nam 1999 tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao xâm hại nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm người mà cịn gây dư luận xã hội khơng tốt, biểu suy đồi đạo đức cách nghiêm trọng số người giai đoạn Không mà làm giá trị truyền thống quý báu dân tộc gìn giữ, phát huy bao đời đối tượng dễ bị xâm hại tình dục lứa tuổi thiếu niên hệ tương lai, kế cận nước cần xã hội có quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến Hành vi xâm hại tình dục khơng Việt Nam m cịn l vấn đề mang tính tồn cầu Chính vậy, Cơng ước quốc tế quyền trẻ em qui định nghiêm cấm hành vi xâm hại tình dục trẻ em Luật pháp Việt Nam giới qui định cụ thể hành vi xâm hại tình dục trẻ em coi tội phạm xử lý nghiêm minh theo qui định quốc gia phê chuẩn Công ước quyền trẻ em 1989 Hành vi phạm lạm dụng tình dục khơng phụ thuộc vào giới tính cháu bé Trẻ em cháu trai cháu gái Tùy theo pháp luật quốc gia giới có phân chia tội liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em khác Để hạn chế tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ng y c ng gia tăng với hậu khôn lường cần tiến hành xây dựng hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát sớm, tự phòng ngừa hoạt động xâm hại tình dục hỗ trợ tư vấn pháp lý cần thiết biện pháp cần làm Khi bị xâm hại tình dục, nạn nhân v gia đình phải trình báo cho quan cơng an để hỗ trợ tư vấn, giải tránh để lọt tội phạm Vì thế, giai đoạn cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm cần phải quan tâm hoàn thiện, nâng cao Với nhiều lý khác tác giả chọn đề tài Trên vấn đề lý luận chung v số liệu tình hình tội phạm địa bàn tỉnh Kon Tum năm qua Từ đó, tác giả so sánh, đánh giá để rút ta kết luận có tình chất quan trọng nguyên nhân, điều kiện phạm tội xâm hại tình dục để giúp cho quan có chức cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm tham khảo để áp dụng vào cơng tác phịng ngừa tội xâm hại tình dục thời gian tới Tác giả đưa ta nhận định, dự báo riêng tình hình tội xâm hại tình dục xảy địa bàn tỉnh sở chuyển biến tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội đồng thời đề giải pháp cụ thể nhằm nâng cao cho công tác đấu tranh, phịng chống tội phạm xâm hại tình dục đưa giải pháp đóng góp mặt pháp luật, đưa giải pháp đóng góp việc hoàn thiện lĩnh vực đời sống xã hội 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Luật hình năm 1999 Hiến pháp 2013 Bộ Luật hình năm 2015 Giáo trình Luật Hình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006 Tạp chí Tịa án nhân dân số 10/2012 Tạp chí Tịa án nhân dân số 09/2014 Các Báo cáo thống kê TAND tỉnh Kon Tum năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 Tài liệu học tập mơn Luật Hình tội phạm cụ thể trường Đại học Luật Huế Tạp chí nghiên cứu, lý luận, nghiên cứu khoa học học viện cảnh sát nhân dân 10 B i Báo động trẻ em bị xâm hại tình dục, ngày 16/4/2017 Báo Kon Tum Online 32 ... dục trẻ em nói chung tội Hiếp dâm trẻ em nói riêng Chương Tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em thực tiễn xét xử địa bàn tỉnh Kon Tum 2.1 Diễn biến tình hình hiếp dâm trẻ em địa bàn tỉnh Kon Tum. .. trình xét xử, phương hướng, giải pháp hồn thiện pháp luật để nâng cao hiệu xét xử tội hiếp dâm trẻ em Vì vậy, tơi chọn đề tài ? ?Xét xử tội Hiếp dâm trẻ em địa bàn tỉnh Kon Tum- Thực trạng giải pháp? ??... TỈNH KON TUM 14 2.1 DIỄN BIẾN CỦA TÌNH HÌNH HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TỪ NĂM 2011- 2016 .14 2.2 THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Ngày đăng: 28/08/2021, 11:44

Xem thêm:

w