Quyền miễn trừ trong lĩnh vực tư pháp của quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng của Tư pháp quốc tế do sự tham gia ngày càng nhiều vào các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài của quốc gia với tư cách là một bên chủ thể. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia ban hành Luật về quyền miễn trừ trong lĩnh vực tư pháp của quốc gia để bảo vệ lợi ích của các chủ thể nước mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự với quốc gia nước ngoài. Trong khi đó tại Việt Nam vấn đề quyền miễn trừ trong lĩnh vực tư pháp của quốc gia vẫn còn nhiều tranh cãi về mặt lý luận cũng như chưa quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp. Do đó, em xin chọn đề tài: “Vấn đề miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế: căn cứ pháp lý quốc tế, căn cứ pháp lý quốc gia, thực tiễn áp dụng.”
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 2
1 Quốc gia và quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế 2
2 Căn cứ pháp lý quốc tế 3
3 Căn cứ pháp lý quốc gia 7
II THỰC TIỄN ÁP DỤNG 10
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 2MỞ ĐẦU
Quyền miễn trừ trong lĩnh vực tư pháp của quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng của Tư pháp quốc tế do sự tham gia ngày càng nhiều vào các mối quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài của quốc gia với tư cách là một bên chủ thể Trên thế giới đã có nhiều quốc gia ban hành Luật về quyền miễn trừ trong lĩnh vực tư pháp của quốc gia để bảo vệ lợi ích của các chủ thể nước mình khi tham gia vào các quan hệ dân sự với quốc gia nước ngoài Trong khi đó tại Việt Nam vấn đề quyền miễn trừ trong lĩnh vực tư pháp của quốc gia vẫn còn nhiều tranh cãi về mặt lý luận cũng như chưa quy định pháp luật
điều chỉnh trực tiếp Do đó, em xin chọn đề tài: “Vấn đề miễn trừ tư pháp của quốc gia
trong tư pháp quốc tế: căn cứ pháp lý quốc tế, căn cứ pháp lý quốc gia, thực tiễn áp dụng.”
NỘI DUNG
I QUYỀN MIỄN TRỪ TƯ PHÁP CỦA QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1 Quốc gia và quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế
Không chỉ có cá nhân, pháp nhân mà cả quốc gia cũng là chủ thể tham gia vào các quan
hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Khi tham gia vào các quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài, trong một số trường hợp, quốc gia sẽ được hưởng quyền miễn trừ
tư pháp, theo đó, quốc gia không bị mang ra xét xử tại tòa án; không bị áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ; không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án; tài sản của quốc gia là bất khả xâm phạm
Tính chất đặc biệt này xuất phát từ đặc điểm khi tham gia vào các quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói riêng, quốc gia vẫn giữ nguyên thuộc tính chủ quyền của quốc gia và có toàn quyền quyết định các vấn đề
Trang 3đối nội và đối ngoại liên quan đến các hoạt động của quốc gia Mặt khác, các quốc gia luôn bình đẳng với nhau về chủ quyền và nguyên tắc tôn trọng ngủ quyền quốc gia là nền tảng trong quan hệ quốc tế Điều này dẫn đến hệ quả là trong quan hệ quốc tế, bao gồm cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các quốc gia không có quyền xét xử lẫn nhau, tranh chấp, bất đồng giữa các quốc gia sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải theo các nguyên tắc của luật quốc tế
Từ đó, có thể định nghĩa quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế là đặc
quyền của quốc gia với tư cách là chủ thể có chủ quyền, khi tham gia vào các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài với các thể nhân, cơ quan, tổ chức, theo
đó, quốc gia sẽ không chịu sự tài phán của các cơ quan tư pháp của quốc gia khác (mà chủ yếu là Tòa án quốc gia) trong quá trình giải quyết vụ việc phát sinh từ quan hệ có yếu tố nước ngoài trên nếu không được sự chấp thuận của quốc gia 1
2 Căn cứ pháp lý quốc tế
Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương như Công ước Brussels về thống nhất các quy định về quyền miễn trừ tàu thuyền nhà nước ngày 14/14/1926; Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao; Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự… Đặc biệt, các quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đã được quy định cụ thể tại Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ của quốc gia năm 2004 Đây được coi là một trong các cơ sở pháp lí quan trọng, đầy đủ và toàn diện khi nghiên cứu về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong quan hệ quốc tế Cụ thể:
“Quốc gia” bao gồm các đơn vị sau2:
- Quốc gia và các cơ quan của chính phủ
- Các đơn vị hợp thành một quốc gia liên bang hoặc các đặc khu chính trị của quốc gia để thực hiện chủ quyền quốc gia
1 Nguyễn Thị Thu Thủy, Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012
2 Theo điểm b khoản 1 Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ của quốc gia năm 2004.
Trang 4- Các cơ quan của quốc gia hoặc các chủ thể khác có quyền tiến hành hoặc đang tiến hành các hoạt động thực tế để thực hiện chủ quyền của quốc goa
- Các cơ quan đại diện cho quốc gia
Theo Công ước, quyền miễn trừ tư pháp gồm ba nội dung:
a) Quyền miễn trừ xét xử và miễn trừ về tài sản
Một trong các nội dung quan trọng của miễn trừ tư pháp của quốc gia là quyền miễn trừ
tư pháp của quốc gia là quyền miễn trừ xét xử Cụ thể, Điều 5 của Công ước đã quy định
rõ: “Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ xét xử đối với hoạt động của quốc gia cũng
như tài sản của quốc gia tại tòa án của quốc gia khác” Tương tự, Điều 6 của Công ước
cũng khẳng định: “Quốc gia cam kết không thực hiện quyền tài phán tại tòa án của
quốc gia mình để chống lại một quốc gia khác” Quyền miễn trừ xét xử của quốc gia
luôn đi liền với quyền miễn trừ về tài sản Theo đó, tài sản của quốc gia do quốc gia tự định đoạt, không một chủ thể nào được chiếm đoạt hoặc xâm phạm tài sản của quốc gia bằng bất cứ hình thức nào Tài sản của quốc gia không thể bị bắt giữ, tịch thu khi thông
có sự đồng ý của quốc gia Các quốc gia là thành viên của Công ước phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền miễn trừ xét xử và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia khác
b) Quyền miễn trừ về áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện liên quan đến quốc gia
Trong quá trình giải quyết các vụ kiện tụng, tranh chấp tại tòa án, để cho vụ việc được giải quyết nhanh chóng, khách quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự, tòa án thường áp dụng các biện pháp bảo đảm nhất định như kê biên, tịch thu tài sản đang tranh chấp, cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định như không được rời khởi nơi cư trú, không được tiến hành các hoạt động king doanh trong một thời gian nhất định Các biện pháp đó được gọi là biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện
Quyền miễn trừ về áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện liên quan đến quốc gia được hiểu là các cơ quan tư pháp không được phép áp dụng bất cứ một biện pháp
Trang 5đảm bảo sơ bộ nào cho vụ kiện liên quan đến quốc gia (như bắt giữ, kê biên tài sản của quốc gia) Các cơ quan Tư pháp chỉ được phép áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia đồng ý và cho phép Điều 18 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền miễn trừ
quốc gia cũng đã quy định rõ: “Không có biện pháp cưỡng chế nào trước khi xét xử
được thực hiện như tịch thu chiếm giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài”
c) Quyền miễn trừ về thi hành án
Quyền này được hiểu là quốc gia được quyền miễn trừ đối với biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định của tòa án Đây cũng là một nội dung đã được quy định rõ tại Điều
19 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền miễn trừ quốc gia: “Không có biện pháp
cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của tòa án được áp dụng được phép áp dụng đối với quốc gia, như tịch thu bắt giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia ”
Mặc dù quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đều được các quốc gia thừa nhận, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp đều đặt ra quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia Xuất phát từ tính chất của các quan hệ dân sự là thỏa thuận và bình đẳng, và để tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế phát triển, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều quy định một số trường hợp nhất định khi quốc gia tham gia các quan
hệ tư pháp quốc tế quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp Tương tự như vậy, tại phần 3, Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền miễn trừ quốc gia đã quy định
rõ một số lĩnh vực nhất định mà quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia sẽ không thể được
viện dẫn Cụ thể Điều 10 của công ước quy định: “Nếu quốc gia tham gia giao dịch
thương mại với một cá nhân, pháp nhân nước ngoài theo các nguyên tắc của tư pháp quốc tế, thuộc thẩm quyền của tòa án một quốc gia khác thì quốc gia không được viện dẫn quyền miễn trừ đối với các vụ kiện phát sinh từ các giao dịch đó” Tuy nhiên công
ước cũng quy định rõ trường hợp này không áp dụng với các giao dịch thương mại giữa các quốc gia với nhau hoặc khi tham gia giao dịch thương mại đó các bên đã có thỏa
Trang 6thuận khác Ngoài ra tại khoản 3 Điều 10 của công ước đã quy định rõ, đối với các doanh nghiệp nhà nước khi mua, sở hữu hoặc định đoạt tài sản bao gồm cả tài sản mà nhà nước cho phép doanh nghiệp sử dụng và quản lý thì quyền miễn trừ được hưởng từ nhà nước không được áp dụng Các quy định trên đây của Công ước đã thể hiện một xu hướng phát triển tất yếu của tư pháp quốc tế hiện đại trong giai đoạn hiện nay
Bên cạnh các nội dung trên khi nói đến quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong các quan hệ tư pháp quốc tế thì cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là quyền chứ không phải nghĩa vụ của
quốc gia Vì vậy tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể quốc gia có thể từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của mình để bình đẳng như thể nhân và pháp nhân trong các quan hệ dân sự Tuy nhiên do nội dung các quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là độc lập với nhau nên quốc gia có quyền từ bỏ một hoặc tất cả quyền miễn trừ tư pháp của mình tùy thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể Quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ này nhưng không có nghĩa là đương nhiên từ bỏ quyền miễn trừ khác Về nguyên tắc, việc từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia quốc gia (một phần hoặc tất cả) phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch Cụ thể theo quy định tại Điều 7, Điều 18, Điều 19 Công ước của Liên Hợp Quốc
về quyền miễn trừ quốc gia, quốc gia không thể viện dẫn quyền miễn trừ xét xử, miễn trừ về áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc sau khi xét xử, nếu quốc gia đã có sự đồng ý rõ ràng là tham gia vào quá trình xét xử và thực hiện các biện pháp chế tài đó Sự đồng ý rõ ràng này được thể hiện bằng các hình thức sau:
- Quy định rõ trong điều ước quốc tế mà quốc gia đó thành viên
- Thỏa thuận rõ trong hợp đồng bằng văn bản
- Tuyên bố trước tòa án hoặc thể hiện rõ bằng văn bản
Thứ hai, việc quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp không có nghĩa là không có
các biện pháp khác để yêu cầu quốc gia thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với các giao dịch nói chung hoặc giao dịch dân sự nói riêng mà quốc gia đã tham gia Ngoài việc được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, trên thực tế có nhiều biện pháp khác nhau có thể được các chủ thể thực hiện để gây sức ép, đòi hỏi quốc gia phải
Trang 7thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm mà quốc gia đã cam kết Ví dụ khi một quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế, tuyên bố vỡ nợ, để đòi lại khoản đầu tư của mình, các chủ đầu
tư dù không khởi kiện quốc gia đó ra các cơ quan tài phán, nhưng có thể đòi lại khoản đầu tư của mình bằng những cách thức riêng như thông qua chính phủ nước mình để tham gia vào các chương trình đàm phán nợ hoặc thông qua chính phủ của mình để phong tỏa hay tịch thu tài sản của quốc gia đó đang có tại nước ngoài Tuy nhiên, trên thực tế, việc một quốc gia từ chối không thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình
đã cam kết (như tuyên bố vỡ nợ trong trường hợp trên) là không phổ biến Bởi lẽ điều đó không những làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của quốc gia trong quan hệ quốc tế mà lợi ích kinh tế của quốc gia còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng Cụ thể, quốc gia đó sẽ mất
đi khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mất khả năng thâm nhập thị trường vốn quốc
tế và mất đi rất nhiều lợi ích khác trong quan hệ quốc tế
3 Căn cứ pháp lý quốc gia
Hiện nay phần lớn các quốc gia đều thừa nhận quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế Tuy nhiên do sự khác biệt về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, mức độ và phạm vi của quyền miễn trừ tư pháp cũng như cách thức thực hiện quyền miễn trừ tư pháp ở các quốc gia là có sự khác nhau
Khác với một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam chưa có văn bản quy phạm riêng quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài, tuy nhiên nguyên tắc chung được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam là: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì vụ việc dân sự có liên quan đến cơ quan tổ chức cá nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao” (khoản 4 Điều 2 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) Đây là quy định được kế thừa từ Bộ luật tố tụng dân sự 2004, với quy định này cho thấy tại Việt Nam quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài luôn được Pháp luật Việt Nam ghi nhận Đối với nhân viên ngoại giao và nhân viên lãnh sự,
Trang 8quyền miễn trừ của họ được thực hiện theo các quy định của Công ước Vienna 1961,
1963 mà Việt Nam là thành viên
Một vấn đề khác luôn được các đối tác nước ngoài quan tâm đó là tư cách pháp lý của nhà nước Việt Nam trong các quan hệ tư pháp quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nước ngoài khi tham gia các quan hệ đó Bộ luật dân sự năm 2015 đã có các quy định khá cụ thể về vấn đề này
Điều 97 Bộ luật dân sự 2015 khi quy định địa vị pháp lý của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương trong quan hệ
dân sự đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà
nước ở trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại điều 99và điều 100 của Bộ luật này.”
Về trách nhiệm dân sự của nhà nước khi tham gia các quan hệ dân sự, Điều 99 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rõ Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm và nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản của mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân Đối với loại tài sản mà Nhà nước đã chuyển giao cho pháp nhân, pháp nhân sẽ phải tự chịu trách nhiệm Các pháp nhân do Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương thành lập không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương Tương tự như vậy Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân do mình thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước), trừ trường hợp Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân này theo quy định của pháp luật Quy định này của pháp luật Việt Nam đã phân biệt một cách rạch ròi trách nhiệm
Trang 9của nhà nước và các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ dân sự, tạo ra sự yên tâm, chủ động cho cách của chủ thể khi xác lập các giao dịch dân sự đối với nhà nước
Về nguyên tắc quyền miễn trừ tài sản của nhà nước chỉ đặt ra đối với tài sản do Nhà nước là chủ sở hữu và quản lý trực tiếp Cụ thể tài sản do Nhà nước Việt Nam đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo Điều 197 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:
“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý” Theo nghị định số
23/2010/NĐ-CP ngày 12/3/2010 của Chính phủ quy định về việc quản lý sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, tài sản thuộc quyền quản lý của nhà nước Việt Nam ở nước ngoài bao gồm: Tài sản là đất đai, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện trao đổi theo hiệp định giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước sở tại, bất động sản thuê theo hiệp định hoặc do cơ quan đại diện, cơ quan khác ký hợp đồng thuê là tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của nhà nước Việt Nam trong thời gian hiệp định hoặc hợp đồng có hiệu lực Ngoài ra, tài sản của nhà nước còn bao gồm cả các tài sản và Nhà nước Việt Nam được thừa kế ở nước ngoài tài sản mà nhà nước Việt Nam được tài trợ viện trợ được tặng cho từ các chính phủ nước ngoài, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân tổ chức khác
Quyền miễn trừ tài sản của nhà nước không đặt ra đối với tài sản của các doanh nghiệp
kể cả doanh nghiệp nhà nước Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các giao dịch dân sự với các chủ thể nước ngoài bên cạnh việc phải nắm vững các quy định của pháp luật Việt Nam còn phải nắm vững các quy định và thông lệ của quốc tế để bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp
Để khẳng định trách nhiệm dân sự của nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, khoản 1 Điều 100 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rõ Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm và nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau đây: Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ; Các bên trong quan hệ dân
Trang 10sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn từ; Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ
Thực tiễn hiện nay cho thấy hầu hết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực dân sự, kinh tế thương mại mà Việt Nam tham gia ký kết, chính phủ Việt Nam đã tự nguyện khước từ quyền miễn trừ tư pháp bằng việc cam kết sẽ giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh giữa chính phủ các cơ quan của chính phủ với các đối tác nước ngoài
Trường hợp khước từ quyền miễn trừ tư pháp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương sẽ bình đẳng như các chủ thể khác
và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài
Nhìn chung, các quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia theo quy định của pháp luật Việt Nam là phù hợp với xu thế chung của thế giới và tinh thần của Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia
II THỰC TIỄN ÁP DỤNG
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang ký kết hàng loạt cam kết
mở cửa thị trường đối với các đối tấc thương mại trên toàn cầu Sự phát triển không ngừng của các quan hệ thương mại, đầu tư giữa các cá nhân, pháp nhân Việt Nam với nhà nước nước ngoài cũng như giữa nhà nước Việt Nam với các cá nhân, pháp nhân nước ngoài đã làm gia tăng số lượng các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ này
Về mặt lý luận, các nhà nghiên cứu của Việt Nam vẫn thừa nhận quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là tuyệt đối trên cơ sở nguyên tắc chủ quyền và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia Điều đó có nghĩa rằng, quốc gia nước ngoài sẽ được hưởng quyền miễn trừ
tư pháp tuyệt đối tại các tòa án của Việt Nam và ngược lại, Việt Nam cũng sẽ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp tuyệt đối tại tòa án của quốc gia nước ngoài
Tuy nhiên, trong bối cảnh các quốc gia hầu hết đã thừa nhận học thuyết miễn trừ tương đối, khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhà nước đã bị các cá nhân, pháp nhân nước ngoài khởi