Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chi nhánh Thanh Hoá Chất lượng tín dụng tốt giúp nâng cao uy tín của ngân hàng trong hệ thống tài chính, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng xâm nhập và chinh phục thị trường mới một cách dễ dàng hơn. Chất lượng tín dụng là một công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước: Nhà Nước có thể điều chỉnh kinh tế giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực khác nhau thông qua tín dụng ngân hàng để có thể phát huy mọi tiềm năng của ngành, của vùng đó nhằm phát triển mạnh lên và có điều kiện như những ngành và vùng khác Với nhu cầu ngày càng đa dạng và không ngừng tăng cao về tín dụng từ phía khách hàng và để thực hiện tốt mục tiêu gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu tổn thất của ngân hàng thì việc nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ mang tính chiến lược và cần được thực hiện thường xuyên liên tục tại mỗi NHTM Các yếu tố cấu thành chất lượng tín dụng • Sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ tín dụng Xuất phát từ nhu cầu sử dụng tín dụng của khách hàng là để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục vay đơn giản, thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. • Sự thỏa mãn nhu cầu của ngân hàng về dịch vụ tín dụng Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi, ngoài ra còn đảm bảo tính an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 1.3.3.1. Một số chỉ tiêu định tính • Tính tuân thủ quy trình tín dụng Cán bộ tín dụng (CBTD) cần phải tuân thủ một số nguyên tắc tín dụng để nhìn nhận khách hàng một cách đầy đủ và khái quát nhất từ đó có thể đánh giá nên cho khách hàng nào vay và vay bao nhiêu, thời hạn tín dụng như thế nào. Mặc dù, đánh giá chất lượng quản lý của một khách hàng là rất khó, nhưng lại rất quan trọng. Việc chấp hành quy trình tín dụng sẽ nâng cao an toàn các khoản cho vay. Quy trình tín dụng là quy phạm nghiệp vụ bắt buộc thực hiện của các tổ chức tín dụng, quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định từ khi chuẩn bị hồ sơ đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng. Đây là một quá trình gồm nhiều giai đoạn có tính liên hoàn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau và phụ thuộc vào quy mô, cấu trúc các loại cho vay, mà quy trình tín dụng khác nhau đối với từng tổ chức tín dụng. • Mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ tín dụng Theo NHTM các chỉ tiêu đánh giá về mặt định tính được coi là tốt khi khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng. Nếu khách hàng vay vốn hài lòng với cách thức vay vốn, lãi suất, các mức phí dịch vụ và thời gian xử lý hồ sơ của CBTD thì chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá là cao. Mức độ hài lòng của khách hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu đó là uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp về quy mô, lãi suất, phí, thời gian phục vụ... Cùng với đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBTD, khả năng ứng dụng công nghệ và phối hợp tốt với các cơ quan chức năng như công chứng, trung tâm giao dịch đảm bảo… Các chỉ tiêu này rất khó lượng hoá và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và người quản lý cũng như các mối quan hệ của họ với khách hàng. • Tính đa dạng hoá của các loại tài sản và cơ cấu hợp lý giữa vốn huy động và vốn cho vay Trong danh mục đầu tư của ngân hàng thì phải đảm bảo nguyên tắc phân tán rủi ro đồng thời phải xây dựng một cơ cấu kỳ hạn hợp lý. Trên cơ sở đó tạo ra lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng. NHTM ngoài xây dựng cấu trúc hợp lý cho riêng mình còn phải thực hiện yêu cầu của NHNN đề ra như tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hay để hoạt động thì ngân hàng phải có một số vốn nhất định, mức cho vay tối đa của một ngân hàng đối với khách hàng đều được NHNN đề ra để bảo đảm cho các ngân hàng hoạt động tốt. 1.3.3.2 Một số Chỉ tiêu định lượng • Dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dựa vào dư nợ tín dụng tại một thời điểm nhất định có thể biết được tại thời điểm đó ngân hàng đang cung ứng bao nhiêu vốn vào trong nền kinh tế. Dư nợ tín dụng là tiêu chí phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, bởi vì nếu dư nợ tín dụng tăng mà phần dư nợ tăng thêm đảm bảo khả năng hoàn trả thì khả năng sinh lời của ngân hàng tăng, mức độ an toàn về vốn được đảm bảo, chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt. Nếu dư nợ tín dụng tăng, nhưng phần dư nợ tăng thêm đó không đảm bảo khả năng hoàn trả thì khả năng sinh lời của ngân hàng là không có, mức độ an toàn về vốn thấp, chất lượng tín dụng được đánh giá là kém. Dư nợ tín dụng đã chỉ rõ đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đinh hay cá nhân và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác, hiện chủ yếu được phân loại theo tiêu thức thời hạn tín dụng, theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và theo tài sản đảm bảo. Việc phân loại dư nợ tín dụng giúp ngân hàng kiểm soát được cơ cấu dư nợ tín dụng để có những chính sách tạo lập nguồn vốn phù hợp. • Tỷ lệ nợ quá hạn Hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro có thể gây tổn thất về vốn của ngân hàng, việc tồn tại các khoản tín dụng có vấn đề là một thực tế không thể tránh khỏi. Thông thường điều này có nghĩa là người đi vay đã không thực hiện thanh toán đúng như kế hoạch hay giá trị tài sản thế chấp của người vay đã sụt giảm đáng kể. Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phản ánh chất lượng tín dụng vì nó thể hiện tính thiếu hiệu quả của ngân hàng trong quá trình quản lý và thu hồi nợ và đồng thời cho biết tình hình tài chính không khả quan của khách hàng. Khách hàng sẽ phải chịu phạt với mức lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất thông thường cho khoản nợ quá hạn. Khi đó, chất lượng tín dụng của ngân hàng không đảm bảo, ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn và thu nhập giảm sút. Tùy từng giai đoạn của nền kinh tế, NHNN quy định cụ thể về tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM và các NHTM sẽ quy định riêng cho từng phòng tín dụng về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100% Tổng dư nợ Chỉ số này phản ánh trực quan về chất lượng hoạt động tín dụng của các phòng tín dụng của một NHTM. Mặc dù nợ quá hạn do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong nhiều trường hợp là nguyên nhân bất khả kháng tuy nhiên nếu một NH có tỷ lệ nợ quá hạn thấp sẽ đảm bảo an toàn cho lượng vốn đã được sử dụng để tín dụng tức là nguồn lợi thu được từ các khoản tín dụng này cũng ít rủi ro hơn đối với NH và ngược lại nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao. Nếu NH có tỷ lệ nợ quá hạn quá cao sẽ gây ứ đọng nguồn vốn, khó khăn trong việc phân bổ nguồn vốn, NH sẽ phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán. • Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu được tính theo công thức: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu × 100% Tổng dư nợ tín dụng Tỷ lệ nợ xấu cho biết tại thời điểm hiện tại, nợ xấu chiếm bao nhiều phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu là một tiêu chí đánh giá CLTD của ngân hàng, bởi vì Tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Khi nợ xấu là nhiều thì khả năng thu hồi vốn và lãi là thấp, khả năng sinh lời và mức độ an toàn về vốn là thấp. Do vậy, CLTD của ngân hàng được đánh giá là kém, ngược lại nếu tỷ lệ nợ xấu thấp chứng tỏ nợ xấu tại ngân hàng ít, khả năng thu hồi vốn và lãi cao, khả năng sinh lời và mức độ an toàn là cao, nên CLTD của ngân hàng được đánh giá là tốt. Tỷ lệ nợ xấu được phân thành hai loại là tỷ lệ nợ xấu của các khoản cho vay trong hệ thống và tỷ lệ nợ xấu của các khoản cho vay ngoài hệ thống. Một chỉ tiêu quan trọng để tính toán tỷ lệ nợ xấu đó là nợ xấu. Theo quy định của NHNN Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Các nhóm nợ được phân loại cụ thể như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 (theo quy định tại Khoản 2, Điều 10, Thông tư số 02 ngày 21012013 của NHNN). b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 (theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 10, Thông tư số 02 ngày 21012013 của NHNN). c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 3 (theo quy định tại Điểm b Khoản này); các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Nợ xấu được phân loại theo các tiêu thức phân loại tín dụng, theo đó nợ xấu được phân loại dựa trên hai tiêu thức chính là theo thời hạn tín dụng và theo đối tượng khách hàng: Thứ nhất, theo thời hạn tín dụng, nợ xấu được phân thành hai loại: Nợ xấu trong khoản mục cho vay ngắn hạn và nợ xấu trong khoản mục cho vay trung và dài hạn. Thứ hai, theo đối tượng khách hàng, nợ xấu được phân thành hai loại: Nợ xấu trong khoản mục cho vay ngoài hệ thống và nợ xấu trong khoản mục cho vay trong hệ thống. • Chỉ số lãi treo + Tổng số lãi treo ngoại bảng cuối kỳ Chỉ số này cho biết số lãi chưa thu được phải hạch toán ngoại bảng. Thực tế, trong hoạt động kinh doanh có những rủi ro xảy ra mà ngân hàng không thể tránh khỏi do chúng xuất phát từ những nguyên nhân khách quan. Vì thế, khả năng khách hàng không thể trả được nợ lãi cho ngân hàng luôn tiềm ẩn. Tổng lãi treo ngoại bảng cuối kỳ = lãi treo ngoại bảng đầu kỳ + lãi treo ngoại bảng mới phát sinh trong kỳ lãi treo ngoại bảng đã thu được trong kỳ. Như vậy, khi xem xét chỉ tiêu trên đồng thời phải xem xét đến các chỉ tiêu như lãi treo ngoại bảng mới phát sinh, từ đó mới có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng. + Tỷ lệ lãi treo ngoại bảng phát sinh Tổng lãi cho vay phải thu Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số lãi phải thu trong kỳ, số lãi treo ngoại bảng phát sinh là bao nhiêu. Nếu trong kỳ, số lãi phát sinh ngoại bảng lớn điều đó hàm nghĩa chất lượng tín dụng đang có xu hướng suy giảm. Vì vậy, đối với bất kỳ ngân hàng nào đều mong muốn thu hồi hết số lãi phát sinh, hạn chế ở mức thấp nhất số lãi ngoại bảng phát sinh. • Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu tài chính rất quan trọng trong đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh 2 vấn đề chính đó là (1) hoạt động quản lý nợ của ngân hàng và (2) quy mô tín dụng hàng năm mà ngân hàng đạt được. Ý nghĩa của chỉ tiêu này là đánh giá khả năng thu hồi vốn của ngân hàng nhanh hay chậm sau khi đưa lượng vốn huy động vào lưu thông. Chỉ tiêu này càng cao tức là tốc độ luân chuyển dòng vốn của ngân hàng càng nhanh, mức sinh lời của 1 đồng vốn bỏ ra càng cao. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau: Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợnăm Dư nợ bình quânnăm 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trong các ngân hàng thương mại 1.3.4.1. Các nhân tố bên ngoài Thứ nhất, môi trường pháp lý: Hoạt động của hệ thống các ngân hàng, hệ thống tài chính tín dụng trên thị trường đều được thực hiện trong khuôn khổ hành lang pháp lý của Ngân hàng nhà nước (NHNN) và Chính phủ. Do vậy, các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuộc vào hệ thống các văn bản, chính sách ban hành ra có đồng bộ, phù hợp hay không. Chất lượng tín dụng doanh nghiệp của hệ thống NHTM cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ hệ thống các văn bản, chính sách đó. Vậy để đảm bảo chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng Chính phủ và NHNN cần tránh việc sửa đổi liên tục các văn bản, chính sách mới được ban hành, các văn bản, chính sách trước khi được ban hành cần được xem xét, đánh giá cụ thể, sự tác động của nó tới nền kinh tế. Thứ hai, môi trường kinh tế: Nền kinh tế của một quốc gia là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế có mối quan hệ biện chứng, liên quan tới nhau và đồng thời có ràng buộc lẫn nhau. Mọi sự thay đổi, tác động tới hoạt động kinh tế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế. Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch của nền kinh tế, nó có tác dụng vận chuyển vốn từ lĩnh vực dư thừa vốn sang lĩnh vực thiếu hụt, từ đó đảm bảo sự cân bằng về vốn giữa các lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, mọi sự thay đổi trong nền kinh tế đều làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó chất lượng TDDN của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Nền kinh tế của một quốc gia được đánh giá thông qua nhiều biến số kinh tế khác nhau như tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng CPI, tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ thất nghiệp…. Các chỉ số này có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, hành động của các khách hàng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nền kinh tế phát triển nhanh và nóng cũng đồng nghĩa với việc các khách hàng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), mở rộng quy mô, nhu cầu vay vốn tăng lên, các ngân hàng cho vay được nhiều hơn, khả năng sinh lời gia tăng. Khi nền kinh tế phát triển nóng dẫn đến mặt bằng lãi suất cao hơn từ đó làm tăng chi phí trả lãi vay của KH. Khi doanh thu của KH lớn hơn tổng chi phí thì KH mới quyết định vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, khi đó hoạt động tín dụng của ngân hàng mới đạt hiệu quả. Tóm lại, sự biến động, thay đổi của nền kinh tế (được thể hiện rõ qua các chỉ số kinh tế) tác động mạnh tới hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Để hoạt động tín dụng được hiệu quả, chất lượng tín dụng được đảm bảo thì ngân hàng cần đánh giá cụ thể và chính xác tình hình nền kinh tế hiện tại, và tương lai để đưa ra những chính sách phù hợp. Thứ ba, môi trường cạnh tranh: Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng: Một là, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuếch trương uy tín và thế mạnh của ngân hàng. Hai là hướng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áp lực của cạnh tranh gay gắt các ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng. Thứ tư, khách hàng: Khách hàng là những chủ thể có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng theo nhiều mục đích khách nhau nhưng chủ yếu là mua sắm tài sản lưu động, mở rộng SXKD... họ là chủ thể sử dụng vốn của ngân hàng nên hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc khách hàng có hoàn trả được nợ hay không. Chính vì vậy, Khách hàng chính là yếu tố tác động và ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Dưới đây là một số đặc điểm của KH tác động tới chất lượng TD của ngân hàng: Một là tài sản đảm bảo của KH: Tài sản đảm bảo là tài sản mà KH phải cam kết rằng ngân hàng được quyền phát mại tài sản đó trên thị trường để thu hồi nợ khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đầy đủ cho ngân hàng. Có tài sản đảm bảo thì rủi ro mất vốn của ngân hàng là thấp. Chính vì vậy, tài sản đảm bảo càng có giá trị lớn, tính thanh khoản càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng thấp và khi đó chất lượng TD của ngân hàng càng tốt. Hai là lĩnh vực mà KH đang hoạt động: Đây là một trong những yếu tố đầu tiên mà ngân hàng cần xem xét, đánh giá KH. Xem lĩnh vực hoạt động có phát triển, mang lại lợi nhuận cao để hoàn trả nợ cho ngân hàng được không. Đối với các lĩnh vực nhận được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước thì hoạt động của các KH trong lĩnh vực đó thuận lợi hơn, khi đó chất lượng TD của ngân hàng tốt hơn. Ba là năng lực, khả năng của KH: Ở đây chính là tình hình tài chính, sự am hiểu về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, khả năng dự báo các biến động của thị trường và thay đổi chiến lược sao cho phù hợp hay khả năng marketing... của KH. Nếu năng lực, khả năng của KH tốt thì hoạt động kinh doanh thuận lợi, sử dụng vốn hiệu quả, lợi nhuận cao từ đó ảnh hướng tích cực đến chất lượng TD của ngân hàng và ngược lại. Bốn là đạo đức khách hàng: Đạo đức là một yếu tố không thể thiếu khi đánh giá về khách hàng. Đạo đức ở đây được hiểu là sự trung thực, thiện chí hợp tác và trả nợ của khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng TD. Thứ năm, các yếu tố bên ngoài khác như môi trường xã hội, môi trường tự nhiên...: Trong cuộc sống ngày nay, các hiện tượng thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra và hậu quả của nó ảnh hưởng ít nhiều đến các KH từ đó và chất lượng TD của ngân hàng bị ảnh hưởng.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ HÀ ĐÌNH CHIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ HỮU NGHỊ HÀ ĐÌNH CHIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS PHAN HUY ĐƯỜNG HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu kết nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hố” cơng trình nghiên cứu độc lập riêng Các số liệu kết nghiên cứu luận văn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng phép công bố Các tài liệu tham khảo trích dẫn đầy đủ danh mục tài liệu tham khảo Luận văn TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hà Đình Chiến LỜI CẢM ƠN Trong suốt trình học tập thực luận văn này, nhận giúp đỡ cộng tác nhiều tập thể cá nhân Trước hết, xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Phòng Đào tạo Sau đại học Quý Thầy giáo, Cô giáo CBNV Trường Đại Công Nghệ Quản Lý Hữu Nghị truyền đạt kiến thức, giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho hai năm học tập, trình nghiên cứu Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng biết ơn đến Thầy giáo hướng dẫn khoa học – GS.TS Phan Huy Đường, tận tình hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn Trong trình học tập, thực luận văn nhận động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi Ban Giám đốc anh chị đồng nghiệp Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá việc thu thập thơng tin, số liệu để hồn thành luận văn Tôi xin cảm ơn trân trọng giúp đỡ quý báu Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, tập thể lớp Cao học Quản lý kinh tế khoá bạn bè chia sẻ tơi khó khăn, động viên tạo điều kiện cho tơi học tập, nghiên cứu Tuy có nhiều cố gắng luận văn không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót Kính mong Q Thầy, Cơ giáo bạn bè, đồng nghiệp tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài hồn thiện Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn! Thanh Hóa, tháng 09 năm 2017 TÁC GIẢ Hà Đình Chiến MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iv ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tính cấp thiết đề tài .1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung 2.2 Mục tiêu cụ thê Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu .2 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu .3 4.1 Phương pháp thu thập số liệu 4.3 Công cụ xử lý số liệu Kết cấu đề tài .4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .5 1.1 Ngân hàng thương mại (NHTM) 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Các hoạt động Ngân hàng thương mại 1.2 Tín dụng 1.2.1 Khái niệm tín dụng 1.2.2 Phân loại tín dụng 1.2.3 Các hình thức tín dụng 12 1.3 Chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại 13 1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng thương mại 13 1.3.2 Vai trò nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại 14 1.3.3 Các tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 16 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại 22 1.4 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng ở số ngân hàng nước 27 1.4.1 Khái quát tình hình hoạt động Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam .27 1.4.2 Kinh nghiệm Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triên Việt Nam 29 1.4.3 Kinh nghiệm Ngân hàng Công thương Việt Nam (ViettinBank) 30 1.4.5 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng HTX- Chi nhánh Thanh Hóa .32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA 34 2.1 Tổng quan Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá .34 2.1.1 Quá trình hình thành phát triên .34 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cấu tổ chức 35 2.1.3 Về kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng HTX- Chi nhánh Thanh Hóa 38 2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá 45 2.2.1 Đánh giá sở pháp lý hoạt động tín dụng .45 2.2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa 46 2.3 Đánh giá đối tượng điều tra chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá 65 2.3.1 Ý kiến đánh giá Cán ngân hàng Chất lượng tín doanh nghiệp .65 2.3.2 Ý kiến đánh giá KH Chất lượng tín dụng Ngân hàng HTX VN – Chi nhánh Thanh Hóa 69 2.4 Đánh giá chung chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá 71 2.4.1 Những kết đạt 71 2.4.2 Những tồn tại, hạn chế 73 2.4.3 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế 73 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA 78 3.1 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá 78 3.1.1 Định hướng phát triên Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa 78 3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá 79 3.1.3 Định hướng mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá 80 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá 82 3.2.1 Áp dụng sách tín dụng linh hoạt, phù hợp 82 3.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng phương thức tín dụng vốn 83 3.2.3 Xây dựng hồn thiện sách khách hàng 84 3.2.4 Cải tiến quy trình tín dụng 85 3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cán tín dụng Chi nhánh 86 3.2.6 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn đối với khách hàng 88 3.2.7 Tăng cường kiêm tra, kiêm soát khách hàng sau vay vốn .89 3.2.8 Mở rộng hoàn thiện hoạt động marketing hoạt động tín dụng .90 3.2.9 Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng .91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .94 Kết luận .94 Kiến nghị 96 2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ, Bộ, ngành 96 2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 96 2.3 Kiến nghị với Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBTD CLTD CN KH NH NHNN NHTM NHTƯ QTDND TCTD TD TDNH TMCP Cán tín dụng Chất lượng tín dụng Chi nhánh Khách hàng Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng trung ương Quỹ tín dụng nhân dân Tổ chức tín dụng Tín dụng Tín dụng ngân hàng Thương mại cổ phần DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết huy động vốn Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hoá, giai đoạn 2013-2016 39 Bảng 2.2: Thị phần huy động vốn số ngân hàng địa bàn tỉnh Thanh i Hoá, giai đoạn 2013 – 2016 40 Bảng 2.3: Thị phần tín dụng số ngân hàng địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013-2016 .42 Bảng 2.4: Kết hoạt động toán dịch vụ Ngân hàng HTXVN - Chi nhánh Thanh Hoá, giai đoạn 2013-2016 43 Bảng 2.5: Kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2013-2016 45 Bảng 2.6: Tổng dư nợ Ngân hàng HTXVN- CN Thanh Hóa, 2013-2016 .47 Bảng 2.7: Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn Chi nhánh Ngân hàng HTX Thanh Hoá, giai đoạn 2013-2016 49 Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng khách hàng theo ngành nghề Ngân hàng HTX - Chi nhánh Thanh Hoá, giai đoạn 2013-2016 51 Bảng 2.9: Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng Ngân hàng HTXVN-Chi nhánh Thanh Hóa, giai đoạn 2013-2016 53 Bảng 2.10: Tỷ số lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Ngân hàng HTX Chi nhánh Thanh Hóa, giai đoạn 2013 - 2016 55 Bảng 2.11 Tình hình nợ hạn tin dụng Ngân hàng HTXVN - Chi nhánh Thanh Hóa, giai đoạn 2013-2016 56 Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ hạn ngắn hạn Ngân hàng HTXVN Chi nhánh Thanh Hóa, giai đoạn 2013-2016 .58 Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ hạn trung-dài hạn Ngân hàng HTXVN- Chi nhánh Thanh Hóa, giai đoạn 2013-2016 59 Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ hạn Ngân hàng HTXVN - Chi nhánh Thanh Hóa, giai đoạn 2013-2016 .59 Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu nội bảng Ngân hàng HTXVN - Chi nhánh Thanh Hóa, giai đoạn 2013-2016 60 Bảng 2.16: Tình hình nợ xấu số ngân hàng Thanh Hoá 61 Bảng 2.17: Tình hình nợ xấu ngoại bảng Ngân hàng HTXVN Chi nhánh Thanh ii + Cung cấp thơng tin phải nhanh chóng; + Nguồn thơng tin phải cập nhật, xác; + Ngồi thơng tin tài còn phải bao gồm thơng tin phi tài 2.3 Kiến nghị với Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam Về hoàn thiện văn pháp lý quy trình xử lý tài sản đảm bảo Công tác xử lý, phát mại tài sản bảo đảm đê thu hồi nợ tồn đọng phức tạp liên quan đến nhiều luật, nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế, vậy, Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam cần sớm ban hành quy trình xử lý tài sản bảo đảm đê thu hồi nợ vay áp dụng toàn hệ thống Về công tác đào tạo Thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán nghiệp vụ Chi nhánh đặc biệt nghiệp vụ hoạt động tín dụng Tổ chức buổi hội thảo chuyên đề tín dụng, tổ chức cho cán tham quan, học tập chi nhánh hệ thống, tham quan học hỏi mơ hình ngân hàng nước ngồi tiên tiến, đại có tính tương đồng với điều kiện hoạt động nước Đầu tư phát triên hệ thống sở liệu thơng tin Trong cơng tác tín dụng, thơng tin yếu tố đóng vai trò định giúp cho ngân hàng định có đầu tư hay không Ngân hàng không thê dựa vào luồng thông tin khách hàng cung cấp dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý thông tin vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập thông tin khách hàng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thơng tin chấm điêm xếp hạng tín dụng khách hàng…dựa việc áp dụng phần mềm tin học Đây đê đánh giá xác khách hàng vay vốn nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, định tín dụng đầu tư Do vậy, Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam cần xây dựng thêm kênh thông tin ngân hàng khách hàng nhằm nhanh chóng thu thập phản hồi từ phía khách hàng đê khơng ngừng hoàn thiện, nâng cấp dịch vụ ngân hàng; Hồn thiện chương trình quản lý giới hạn tín dụng hệ thống; bổ sung chỉnh sửa chương trình báo cáo có đê hỗ trợ lập báo cáo tín dụng theo quy định cung cấp thơng tin đê quản lý tín dụng.” 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng – Ngân hàng, Nhà xuất Thống kê DIS 9000:2000 tổ chức Quốc tế Tiêu chuẩn hóa ISO Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trình hội nhập, luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo trình sách kinh tế, Nhà xuất khoa học kỹ thuật Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất đại học Kinh tế quốc dân Đinh Xuân Hạng (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất Tài Trần Huy Hồng (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Hải Hà (2012), Giáo trình quản lý học, Nhà xuất Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà 98 xuất Tài 10 Luật số 47/2010/QH12 - Luật tổ chức tín dụng ngày 16/06/2010 Quốc Hội khóa XII 11 Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2014, 2015, 2016 12 Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa, Báo cáo tín dụng năm 2013, 2014, 2015, 2016 13 Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013,2014,2015,2016 14 Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro việc sử dụng dự phòng đê xử lý rủi ro hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi 15 Ngô Thanh Phúc (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Nơng nghiệp Phát triển Nông thôn chi nhánh Tây Đô, luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 16 Nguyễn Hữu Tài (2014), Giáo trình Lý thuyết tài tiền tệ, Nhà xuất đại học Kinh tế quốc dân 17 Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng, nhà xuất Thống Kê, Hà Nội 18 Một số Luận án, Luận văn có liên quan đến chủ đề tín dụng chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại Tiếng Anh 19 Kaoru Ishikawa (1989), Introduction to quality controll, JUSE Press Ltd Softcover 20 Philip B.Crosby (1979), Quality is free, McGraw – Hill Book Company Website - http://www.co-opbank.vn - http://www.sbv.gov.vn/ - http://luathoc.cafeluat.com 99 100 PHỤ LỤC 01 CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH HỐ Hoạt động tín dụng chi nhánh Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa thực sở quy định pháp luật Quy chế tín dụng Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam cụ thê hóa nhiều văn quy định cơng tác tín dụng, bảo đảm tiền vay, phân loại nợ trích lập dự phòng quy định tín dụng đối với khách hàng hệ thống Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam Cụ thê: - Quyết định 152/213/QĐ-NHHT ngày 01 tháng 07 năm 2013 Tổng Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam “Ban hành quy chế tín dụng Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam đối với khách hàng” - Quyết định 11/2015/QĐ-NHHT ngày 29 tháng 01 năm 2015 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam “Ban hành quy định giới hạn, thẩm quyền phán cấp tín dụng cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng” - Văn số 177/QC/HĐQT-NHHT ngày 28 tháng 03 năm 2014 Chủ tịch Hội đồng quản trị Quy chế điều hoà vốn Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam đối với Quỹ tín dụng Nhân dân - Quyết định 150/2013/QĐ-NHHT ngày 01 tháng 07 năm 2013 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam “ Ban hành quy định thực giao dịch đảm bảo hệ thống Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam” - Quyết định 145/2013/QĐ-NHHT ngày 01 tháng 07 năm 2013 Chủ tịch Hộp đồng Quản trị Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam ‘‘Quy định phân loại nợ trích lập DPRR” - Cơng văn số 33/CV-NHHT ngày 01/07/2013 Tổng Giám đốc việc "Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tín dụng" - Cơng văn số 25/CV-NHHT ngày 01/07/2013 Tổng Giám đốc việc "Hướng dẫn quy trình thực kiêm tra, giám sát q trình tín dụng, sử dụng vốn vay trả nợ khách hàng" PHỤ LỤC 02 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN (Dành cho cán Ngân hàng) Kính chào Quý Anh/Chị! Hiện tại, thực nghiên cứu chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hố Đê cung cấp thêm thơng tin cho việc thực nghiên cứu này, mong Quý Anh/Chị vui lòng dành chút thời gian đê trả lời câu hỏi Phiếu khảo sát giúp Xin Quý Anh/Chị vui lòng đánh dấu (√) vào ý kiến lựa chọn Chúng tơi xin cam đoan thông tin mà Quý Anh/Chị cung cấp phục vụ cho mục đích nghiên cứu bảo mật Chúng xin trân trọng cám ơn giúp đỡ Quý Anh/chị! Câu 1: Chất lượng BCTC, thông tin khách hàng cung cấp cho Ngân hàng Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 2: Thái độ phục vụ cán Ngân hàng khách hàng Tốt Trung bình Không tốt Câu 3: Năng lực thẩm định phương án vay vốn ngân hàng khách hàng Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 4: Năng lực hỗ trợ phương án đầu tư SXKD cho khách hàng Ngân hàng Tốt Trung bình Không tốt Câu 5: Chất lượng công tác đánh giá tài sản đảm bảo Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 6: Trình độ cán nhân viên ngân hàng HTX đáp ứng yêu cầu làm việc Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 7: Chất lượng quy chế cho vay, quy trình tín dụng Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 8: Tính độc lập, khách quan phận Ngân hàng định cho vay Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 9: Chất lượng markettinh tín dụng khách hàng Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 10: Mức độ đơn giản, gọn nhẹ hồ sơ vay vốn Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 11: Mức độ đáp ứng yêu cầu khách hàng thời gian cấp tín dụng Tốt Trung bình Không tốt Câu 12: Mức độ hợp lý, hiệu số tiền Ngân hàng duyệt cho khách hàng vay Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 13: Mức độ linh hoạt sách lãi suất Ngân hàng Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 14: Mức độ cạnh tranh lãi suất cho vay Ngân hàng Tốt Trung bình Không tốt Câu 15: Việc chấp hành quy chế cho vay, quy trình tín dụng Ngân hàng Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 16: Chất lượng công tác kiểm tra sau giải ngân, đôn đốc khách hàng trả nợ Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 17: Chất lượng công tác tra giám sát nội Ngân hàng Tốt Trung bình Không tốt Câu 18: Khả thực trả nợ cam kết khách hàng Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 19: Biện pháp xử lý thu hồi chi nhánh Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 20: Hoạt động quản trị rủi ro, phân lọai nợ, trích lập sử dụng dự phòng xử lý rủi ro Tốt Trung bình Khơng tốt -Hết - PHỤ LỤC 03 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN (Dành cho khách hàng vay vốn ) Kính chào Quý vị! Hiện tại, thực nghiên cứu chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hố Đê cung cấp thêm thơng tin cho việc thực nghiên cứu này, mong Quý vị vui lòng dành chút thời gian đê trả lời câu hỏi Phiếu khảo sát giúp Xin Quý vị vui lòng đánh dấu (√) vào ý kiến lựa chọn Chúng tơi xin cam đoan thơng tin mà Quý vị cung cấp phục vụ cho mục đích nghiên cứu bảo mật Chúng tơi xin trân trọng cám ơn giúp đỡ Quý vị! Câu 1: Thái độ phục vụ cán Ngân hàng khách hàng Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 2: Chất lượng sản phẩm tín dụng NH cung cấp Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 3: Đánh giá lãi suất cho vay NH Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 4: Đánh giá mức độ đơn giản, gọn nhẹ hồ sơ vay vốn Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 5: Đánh giá thời gian xét duyệt cho vay NH Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 6: Đánh giá mức cho vay NH Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 7: Cho biết khả trả nợ hạn cam kết khách hàng Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 8: Năng lực hỗ trợ NH cho phương án đầu tư SXKD khách hàng Tốt Trung bình Khơng tốt Câu 9: Cách thức tổ chức thẩm định, kiểm tra sau giải ngân xử lý nợ Ngân hàng khách hàng Tốt Trung bình Khơng tốt -Hết PHỤ LỤC 04 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ NGÂN HÀNG Câu 1: Chất lượng BCTC, thông tin khách hàng cung cấp cho Ngân hàng Tốt 16,7% Trung bình 60,0% Khơng tốt 23,3% Câu 2: Thái độ phục vụ cán Ngân hàng khách hàng Tốt 40,0% Trung bình 50,0% Không tốt 10,0% Câu 3: Năng lực thẩm định phương án vay vốn ngân hàng khách hàng Tốt 33,3% Trung bình 43,3% Khơng tốt 23,3% Câu 4: Năng lực hỗ trợ phương án đầu tư SXKD cho khách hàng Ngân hàng Tốt 16,7% Trung bình 60,0% Khơng tốt 23,3% Câu 5: Chất lượng công tác đánh giá tài sản đảm bảo Tốt 76,7% Trung bình 16,7% Khơng tốt 6,7% Câu 6: Trình độ cán nhân viên ngân hàng HTX đáp ứng yêu cầu làm việc Tốt 60,0% Trung bình 33,3% Khơng tốt 6,7% Câu 7: Chất lượng quy chế cho vay, quy trình tín dụng Tốt 33,3% Trung bình 53,3% Khơng tốt 13,3% Câu 8: Tính độc lập, khách quan phận Ngân hàng định cho vay Tốt 40,0% Trung bình 40,0% Không tốt 20,0% Câu 9: Chất lượng markettinh tín dụng khách hàng Tốt 40,0% Trung bình 50,0% Khơng tốt 10,0% Câu 10: Mức độ đơn giản, gọn nhẹ hồ sơ vay vốn Tốt 53,3% Trung bình 40,0% Khơng tốt 6,7% Câu 11: Mức độ đáp ứng yêu cầu khách hàng thời gian cấp tín dụng Tốt 50,0% Trung bình 33,3% Khơng tốt 16,7% Câu 12: Mức độ hợp lý, hiệu số tiền Ngân hàng duyệt cho khách hàng vay Tốt 40,0% Trung bình 30,0% Khơng tốt 30,0% Câu 13: Mức độ linh hoạt sách lãi suất Ngân hàng Tốt 30,0% Trung bình 50,0% Không tốt 20,0% Câu 14: Mức độ cạnh tranh lãi suất cho vay Ngân hàng Tốt 43,3% Trung bình 43,3% Khơng tốt 13,3% Câu 15: Việc chấp hành quy chế cho vay, quy trình tín dụng Ngân hàng Tốt 66,7% Trung bình 30,0% Khơng tốt 3,3% Câu 16: Chất lượng công tác kiểm tra sau giải ngân, đôn đốc khách hàng trả nợ Tốt 30,0% Trung bình 53,3% Không tốt 16,7% Câu 17: Chất lượng công tác tra giám sát nội Ngân hàng Tốt 50,0% Trung bình 36,7% Khơng tốt 13,3% Câu 18: Khả thực trả nợ cam kết khách hàng Tốt 76,7% Trung bình 20,0% Không tốt 3,3% Câu 19: Biện pháp xử lý thu hồi chi nhánh Tốt 33,3% Trung bình 53,3% Khơng tốt 13,3% Câu 20: Hoạt động quản trị rủi ro, phân lọai nợ, trích lập sử dụng dự phòng xử lý rủi ro Tốt 43,3% Trung bình 43,3% Khơng tốt 13,3% PHỤ LỤC 05 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG Câu 1: Thái độ phục vụ cán Ngân hàng khách hàng Tốt 30,0% Trung bình 63,3% Khơng tốt 6,7% Câu 2: Chất lượng sản phẩm tín dụng NH cung cấp Tốt 30,0% Trung bình 30,0% Khơng tốt 40,0% Câu 3: Đánh giá lãi suất cho vay NH Tốt 43,3% Trung bình 41,7% Không tốt 15,0% Câu 4: Đánh giá mức độ đơn giản, gọn nhẹ hồ sơ vay vốn Tốt 60,0% Trung bình 33,3% Khơng tốt 6,7% Câu 5: Đánh giá thời gian xét duyệt cho vay NH Tốt 20,0% Trung bình 33,3% Không tốt 46,7% Câu 6: Đánh giá mức cho vay NH Tốt 38,3% Trung bình 25,0% Không tốt 36,7% Câu 7: Cho biết khả trả nợ hạn cam kết khách hàng Tốt 96,7% Trung bình 3,3% Khơng tốt 0,0% Câu 8: Năng lực hỗ trợ NH cho phương án đầu tư SXKD khách hàng Tốt 20,0% Trung bình 38,3% Khơng tốt 41,7% Câu 9: Cách thức tổ chức thẩm định, kiểm tra sau giải ngân xử lý nợ Ngân hàng khách hàng Tốt 60,0% Trung bình 35,0% Không tốt 5,0% ... PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA 78 3.1 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh. .. DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1 Tổng quan Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá 2.1.1 Quá trình hình thành phát triên Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam. .. quan đến chất lượng tín dụng Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Ngân hàng HTXVN)- Chi nhánh Thanh Hoá 3.2 Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa